Xuất xứ:
Bản Kinh
Tên Hán Việt khác:
Xuân thảo (Bản Kinh), Vi thảo, Bạch mạc (Biệt Lục), Nhị cốt mỹ
(Bản Thảo Cương Mục).
Tên khoa học:
Cynanchum atratum bunge.
Họ khoa học:
Asclepiadacea.
Tên gọi:
Rễ hình vi tế mà màu trắng. Vilà nhỏ, gốc màu trắng nên gọi là Bạch
vi.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học bạch vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
BẠCH VI
Xuất xứ:
Bản Kinh
Tên Hán Việt khác:
Xuân thảo (Bản Kinh), Vi thảo, Bạch mạc (Biệt Lục), Nhị cốt mỹ
(Bản Thảo Cương Mục).
Tên khoa học:
Cynanchum atratum bunge.
Họ khoa học:
Asclepiadacea.
Tên gọi:
Rễ hình vi tế mà màu trắng. Vi là nhỏ, gốc màu trắng nên gọi là Bạch
vi.
Mô tả:
Loại cỏ đa niên cao 30-70cm, toàn cây chứa chất mủ trắng, mọc hình
hoa thị nhiều rễ sâu, Thân đứng thẳng thường không phân nhánh, có bao phủ
lông nhưng mềm màu trắng tro. Lá mọc đối có khi mọc cách, cuống ngắn
hình trứng rộng, dài 3-11cm, rộng 2-6cm, Mép lá nguyên hay lượn sóng
nhẵn, hai mặt phủ lông mềm nhỏ. Mọc hình hoa thì ở nách lá vùng thân trên
mài đen tím. Quả dại dài 4-6 cm, nhiều chủng tử.
Phân biệt:
Ngoài ra còn dùng cây Cynanchum versicolor Bunge làm cây Bạch vi.
Địa lý:
Ít thấy ở Việt Nam.
Thu hái sơ chế:
Khoảng tháng 3-8, chọn rễ phơi trong râm cho khô .
Phần dùng làm thuốc:
Dùng thân rễ và rễ.
Mô tả dược liệu:
Dùng thân rễ và rễ (Dùng rễ là chính). Thân rễ khô hình viên trụ, hơi
cong, thô nhỏ không đều, hướng mặt lên phủ khít đốt lồi là vết thân, mặt
ngoài màu cam vàng hoặc vàng nâu, mặt ngoài thô, chót đỉnh thường có vết
tàn của thân, phần tủy lõm sâu thành lỗ trống, chung quanh thân rễ mọc
nhiều rễ phụ, thô khoảng 1,5cm, dài khoảng 6-15cm, hơi cong chất cứng
giòn, rất rễ bẻ. Mặt bẻ ngang màu vàng nâu, phần trong đặc, phần chất mọc
màu vàng trắng, hình tròn, trường hợp lẫn lộn giữa Bạch vi và Bạch tiển rất
phổ biến, do tập quán của mỗi nơi khác nhau, còn chưa được hoàn toàn
thống nhất, như vùng Nam Kinh (Giang Tô), Tô Châu, lấy loại rễ phụ nhỏ
mịn bên trong đầy là Bạch tiển, lấy thân rễ thô hơn, trong thân rỗng làm
Bạch vi, mà vùng Thượng Hải thì ngược lại, dựa theo khảo chứng trên thực
vật, nay cho rằng theo Thượng Hải là chính xác, còn Nam Kinh thì dùng
lầm, lấy Bạch vi làm Bạch tiền. Nên phân biệt rễ Bạch vi màu nâu hơi mềm,
bẻ dòn hơn.
Bào chế:
Khi chọn được, lấy rễ ngâm với nước vo gạo 1 đêm lấy ra, để khô, bỏ
râu, tẩm rượu sao dùng.
Tính vị:
Vị đắng mặn, tính lạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Qui kinh:
Vào kinh, Can Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
Thanh nhiệt hương huyết và giải độc, đồng thời có tác dụng lợi tiểu
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị:
Trị sốt về chiều do âm hư, phát sốt trong bệnh ôn nhiệt (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
Liều dùng:
Dùng từ 3-9g.
Kiêng kỵ:
Ngoại cảm phong hàn và huyết hư không có nhiệt cấm dùng.
. Ghét Hoàng kỳ, Đại hoàng, Đại kích, Can khương, Đại táo, Can tất,
Sơn thù du (Bản Thảo Kinh Sơ).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nghẹt mũi do Phế thực, mất khứu giác: Bạch vi, Bối mẫu, Khoản
đông hoa, đều 30g, Bách bộ 60g, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước cơm
(Phổ Tế Phương).
+ Trị đàn bà bị huyết quyết, hễ khi bình thường khỏe mạnh vô bệnh,
đột nhiên như chết, người không động đậy, nhắm mắt, cấm khẩu hoặc biết
người lơ mơ, có nhức đầu chóng mặt một lúc, khi tỉnh dậy xoay xẩm, có khi
gọi là uất mạo vì ra mồ hôi quá nhiều: Bạch vi, Đương quy đều 30g, Nhân
sâm 15g, Cam thảo 20g, tán bột, mỗi lần dùng 15g, sắc với hai chén nước
còn 1 chén, uống nóng (Bạch Vi Thang - Bản Sự Phương).
+ Trị vết thương do dao búa đâm chém dùng Bạch vi tán bột rắc vào
(Nho Môn Sự Thân).
+ Trị phụ nữ tiểu són trước hoặc sau có thai: Bạch vi, Thược dược
mỗi thứ 30g, tán bột, uống 1 thìa với rượu, ngày 3 lần, có thể dùng để trị
huyết lâm, nhiệt lâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ttrị ra mồ hôi trộm nóng âm ỉ: Bạch Vi, Địa cốt bì, mỗi thứ 12g sắc
uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phát sốt do huyết hư sau khi sinh,, hôn quyết: Bạch vi, Đương
quy, Đảng đều 9g, sắc uống (Bạch Vi Thang - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm niệu đạo, tiểu đỏ sẻn, nóng sốt, tiểu tiện rít đau: Bạch vi,
Mộc thông đều 9g, Trúc diệp, Hoạt thạch đều 12g, sắc uống (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đinh nhọt ung sưng, sưng đau họng, thanh quản, đồng thời dùng
trong trường hợp rắn độc cắn: Dùng cả cây Bạch vi gĩa nát đắp lên nơi rắn
độc cắn, đinh nhọt, sưng vú, nơi đau nhức (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Bạch vi cốt chữa khí táo ở Phế, đưa âm khí từ trên xuống dưới để làm
cho khí nóng theo đường tiểu mà ra. Các bệnh kể trên phần nhiều vì khí
nóng sinh ra cả. Vị này các bài thuốc vì sau cũng ít dùng đến, những sách
nói lúc trước khi có thai, sau khi sinh đều dùng được cả, thì dùng là một loại
thuốc lành (Bách Hợp).
+ Bạch vi là thuốc của kinh dương minh Vị, không những có thể
thanh huyết nhiệt mà còn có thể trị chứng âm hư phát nhiệt. Bạch vi trị tiểu
đỏ, sít, nhiệt lâm, tiểu buốt có kết quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học).
+ Bạch vi dùng trị Thận viêm thời kỳ đầu và giữa có tác dụng cải
thiện được chứng trạng rõ (Thực Dụng Trung Y Học).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32_2152.pdf