Xuất Xứ:
Dược Phẩm Hóa Nghĩa Bản.
Tên Khác:
Bạch thược dược (Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải
thương (Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược (Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc
bản thảo, Tương ly (Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh (Biệt Lục), Ngưu
đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân
diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn (Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa
(Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân (Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch
thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược (Đông Dược
Học Thiết Yếu).
Tên Khoa Học:
Paeonia lactiflora Pall.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dược học bạch thược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
BẠCH THƯỢC
Xuất Xứ:
Dược Phẩm Hóa Nghĩa Bản.
Tên Khác:
Bạch thược dược (Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải
thương (Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược (Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc
bản thảo, Tương ly (Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh (Biệt Lục), Ngưu
đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân
diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn (Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa
(Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân (Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch
thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược (Đông Dược
Học Thiết Yếu).
Tên Khoa Học:
Paeonia lactiflora Pall.
Họ Khoa Học:
Thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).
Mô tả:
Thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc,
rễ có cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng
hoặc hồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, cây cao 0,5-
1m. Lá non giòn, dễ gãy, đến màu thu lá vàng và rụng. Lá mọc so le, lá kép
gồm 3-7 lá chế trứng nhọn, Lá màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa to mọc đơn
độc, thuộc loại hoa kép, cánh hoa màu trắng, hoặc hồng. Thược dược không
những là câu thuốc quý mà là cây kiểng đẹp. Mỗi hoa thường có vài chục
hạt, nhưng có nhiều hạt lép.
Địa lý:
Cây này mới di thực vào trồng ở Sa Pa bắc nước ta. Hiện nay còn phải
nhập của Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế: Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10
tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéo
dài cho tới cuối mùa hè thì xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vào
tiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lá
sau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ý để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch
đất, cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ
chính. Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi
được vùi rễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng
cho khô thứ chắc rắn là tốt.
Phần dùng làm thuốc:
Rễ khô hay sấy khô (Radix Paeoniae Alba).
Mô tả dược liệu: Bạch thược rễ khô hình viên chùy dài 15-20cm, thô
1,2-2cm, mặt ngoài có nứt dọc rõ ràng, màu nâu hoặc xám nâu nhạt, thường
thường có thể nhìn thấy gốc tích rễ phụ chất cứng khó bẻ gẫy mặt cắt màu
xám trắng rất mịn, vùng chất mọc tách rời thành khe nứt hơi có mùi thơm.
Thường dừng thứ lớn bằng đầu ngón tay hay đầu ngón chân cái, thịt trắng
hồng ít sơ. Thứ nhỏ, lõi màu đen sẫm là xấu.
Bào chế:
+ Lấy dao tre cạo thật sạch vỏ ngoài, tẩm nước mật loãng trong 3 giờ
rồi phơi khô (Lôi Công Bào Chế).
+ Rửa sạch ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày có thể đổ rồi bào hay xắt
mỏng, sao qua, có khi tẩm giấm sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu
sao qua (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Cách bào chế của Tứ xuyên: Dùng một nồi hoặc chảo to, đổ nước đã
đun sôi vào, bỏ rễ Bạch thược vào cho ngập hết Rễ, không được cho rễ vào
quá nhiều, nước không đủ ngập. Sau đó loại rễ to đun khoảng 10-15 phút,
nếu đun quá lâu sau này cạo bỏ vỏ sẽ hao phí nhiều, nhưng nếu đun rễ chưa
chín lượng dược liệu giảm. Thường người ta xác định độ chín khi luộc bằng
cách khi chưa luộc có mùi tanh của đất, vị đắng nhưng khi chín có mùi
thơm, bớt đắng. Có thể dùng móng tay bấm được là chín. Luộc xong vớt ra
ngay cho vào nước nguội để khỏi chín quá, sau dễ bóc vỏ.Cạo vỏ bằng cách
dùng thanh tre cật vót cạo hết lớp vỏ ngoài cho đến lớp vỏ trắng. Khi cạo vỏ
phát hiện có những chỗ sâu bệnh cần gọt vỏ, và phải cạo nhẹ tay để lớp vỏ
bỏ đi không bị hao hụt nhiều. Cạo vỏ xong, cắt bỏ đầu đuôi, cắt thành khúc
dài 10-13cm rồi xếp thẳng đem phơi (Trung Dược Đại Từ Điển).
Phơi rễ chia làm 3 giai đoạn:
- Phơi nhiều, ủ nhiều: rải Bạch thược ra chiếu, hoặc phân đan phơi
nắng cứ 20 phút trở một lần, đến giờ chiều đem vào xếp thành đống trên phủ
chiếu, ngày mai lại đem phơi, tối lại ủ, phơi ủ như vậy 4-5 ngày là xong, và
chuyển sang giai đoạn hai.
- Phơi ít, ủ nhiều: Hàng ngày đến 9 giờ mới đem phơi, 3 giờ chiều cất
vào ủ. Khi ủ đối với loại rễ to và trung bình thì phải ủ chiếu kín hoặc bao tải.
Khi phơi cứ 30-40 phút trở một lần và ủ thấy rễ mềm ra lại đem phơi, cứ như
vậy 8-10 ngày là xong và chuyển sang giai đoạn 3.
- Phơi ngắn ủ dài: Mỗi ngày chỉ phơi 2-4 giờ, cách 40 phút trở 1 lần,
còn ủ như trên nhưng phải ủ 3-4 lớp bao tải, ủ cho đến khi lớp vỏ ngoài của
rễ ướt lại, sau đó đem phơi cho đến khi lớp vỏ thật khô, bấm móng tay
không được nữa mới thôi. Theo cách chế biến này thì ngày mùa hè phơi ít ủ
nhiều, ngàu mùa thu phơi nhiều ủ nhiều, ủ cho rễ mềm ra lại phơi, phơi xong
rễ còn đang nóng ủ luôn, nếu chỉ phơi không ủ thì bên ngoài rễ khô, bên
trong còn ướt, để biến sang vị chua không dùng làm thuốc được, hoặc bên
ngoài vỏ biến thành đỏ chất lượng kém.
3) Cách bào chế của Sơn đông: Dùng dao tre cạo vỏ ngoài cho thật
trắng nhưng không rửa nước để rễ không biến thành màu nâu hoặc đen. Cạo
vỏ xong ngâm rễ ngập trong nước giếng nửa ngày rồi mới luộc, ngâm rễ
ngày nào thì luộc rễ ngày đó. Ở Tứ Xuyên có nơi ngâm nước giếng pha trộn
50% nược sông thêm loại rễ nhỏ Bạch thược đã gĩa nát, hoặc dùng bột ngô
hòa với nước để ngâm rễ Bạch thược, ngâm như vậy rễ giữ được màu (Danh
Từ Dược Vị Đông Y).
Luộc: Đun nước sôi đổ rễ Bạch thược vào, đun khoảng 15-20 phút,
khi thấy rễ mềm, vặn cong được hoặc lấy rễ thấy bốc hơi, khô nhanh thì vớt
ra. Mỗi chảo nước chỉ luộc 2-3 mẻ rồi phải thay nước mới. Sau đó cắt bỏ đầu
đuôi, chia thành loại to, nhỏ, cắt ra thành khúc đem phơi.
Phơi: Luộc xong rải ra chiếu phơi ngay, cách 5-10 phút đảo 1 lần sau
1-2 giờ lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải
ra phơi, phơi trong 3 ngày buổi trưa nắng gắt phủ chiếu lại cho mát. Phơi
cho đến khi gõ rễ nghe tiếng kêu thanh thanh, chất thành đống đem ủ 2-3
ngày lại phơi tiếp 1-2 ngày cho tới khi thật khô, phơi vậy vỏ không bị co lại
và không chuyển qua màu hồng (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Cách dùng:
Dùng chín: tùy theo đơn thuốc.
Tẩm giấm sao qua hoặc sao cháy cạnh.
Tẩm rượu sao qua.
Bảo quản:
Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế
rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.
-Thành Phần Hóa Học:
+ Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol (Trung
Dược Học).
+ Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid
Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11) (Trung
Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin (Vu Tân, Dược
Học Học Báo 1985, 20 (10): 782).
+ Albìlorin (Kanede M và cộng sự, Tetrahedron 1972, 28 (16): 4309).
+ Paeoniflorigenone (Shimizu Mineo và cộng sự, Tetra Lett 1981, 22
(23): 3069).
+ Galloylpaeoniflorin (Kan Sam Sik và cộng sự, C A 1989, 111:
160062k).
-Tác Dụng Dược Lý:
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh do đó
có tác dụng an thần, giảm đau (Trung Dược Học).
+ Gluczit Thược Dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ
dầy, ruột, ức chế sự tiết vị toan, phòng được loét ở chuột cống thực nghiệm
(Trung Dược Học).
+ Nước sắc Bạch Thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ
thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng,
liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da (Trung
Dược Học).
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt (Trung
Dược Học).
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối
do tiểu cầu tăng, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ
gan, làm hạ men Transaminaza (Trung Dược Học).
+ Bạch Thược có tác dụng gĩan mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ tác
dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học).
+ Bạch Thược có tác dụng cầm mồ hôi và lợi tiểu (Trung Dược Ứng
Dụng Lâm Sàng).
Tính Vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị chua mà đắng, khí hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Đồng Quân (Bạch thược) vị ngọt, không độc. Lý Thị: ít hàn; Lôi
Công: vị chua” (Ngô Phổ Bản Thảo).
+ Vị đắng, chua, tính mát (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, chua, hơi mát (Trung Dược Đại Tự Điển).
+ Vị đắng, chua, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+ Vào kinh thủ, túc Thái âm [Phế + Tỳ] (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Dẫn thuốc vào kinh Can + Tỳ, nhập vào Can, Tỳ huyết phần (Bản
Thảo Kinh Sơ).
+ Hành kinh thủ Thái âm (Tỳ), túc Thái âm [Tỳ) (Phẩm Hối Tinh
Nghĩa).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng:
. Trừ huyết tích, phá kiên tích (Bản Kinh).
. Thông thuận huyết mạch, hoãn trung, tán ác huyết, trục bại huyết,
khứ thủy khí, lợi bàng quang và đại tiểu trường, tiêu ung thủng (Biệt Lục).
. Cường ngũ tạng, bổ thận khí, tiêu huyết ứ, thông tuyên tạng phủ,
năng thực nùng (Dược Tính Luận).
. Ích nữ tử huyết (Đường Bản Thảo).
. Trị phong, bổ lao, thông âm thủy, thoái nhiệt, trừ phiền, ích khí,
minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
. Tả Tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, chỉ thủy tả, thu Can khí nghịc lên gây ra
đau, điều dưỡng Tâm Can Tỳ kinh huyết, thư kinh, giáng khí (Trấn Nam
Bản Thảo).
. Lý trung khí (Thang Dịch Bản Thảo)
. An Tỳ kinh, chỉ tả lỵ, hòa huyết, cố biểu lý, tả Can, bổ Tỳ Vị (Y Học
Khải Nguyên).
. Nhu Can, định thống, dưỡng huyết, thu liễm âm (Đông Dược Học
Thiết Yếu).
. Dưỡng huyết, nhu Can, hoãn trung, chỉ thống, liễm âm, thu hãn
(Trung Dược Đại Tự Điển).
Chủ Trị:
+ Trị sán khí, trưng hà thể hàn hoặc nhiệt (Bản Kinh).
+ Trị trúng ác khí, bụng đau, lưng đau (Biệt Lục).
+ Trị Phế có tà khí, giữa bụng đau quặn, huyết khí tích tụ, cốt chưng
(Dược Tính Luận).
+ Trị các chứng bệnh của phụ nữ, các bệnh trước và sau khi sinh,
vùng tim và bụng đầy cứng, trường phong hạ huyết, trĩ lũ, mụn nhọt, đầu
đau, mắt đỏ, hoại tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị Tỳ hư, bụng đầy, vùng dưới tim đầy cứng, hạ sườn đau, Phế cấp
trướng nghịc, hen suyễn, mắt dính, Can huyết bất túc, Dương duy mạch có
hàn nhiệt, Đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau (Thang Dịch Bản Thảo).
-Liều Dùng: 6 – 12g.
-Kiêng Kỵ:
+ Sợ Thạch hộc, Mang tiêu. Ghét Tiêu thạch, Miết giáp, Tiểu kế. Phản
Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Huyết hư hàn: không dùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu: không dùng (Bản Thảo Chính).
+ Mụn đậu: không dùng Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Tỳ khí hư hàn, hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu: không dùng (Đắc Phối
Bản Thảo).
+ Ngực đầy, vị hàn (Bao tử lạnh): cấm dùng. Sách ‘Bản Thảo Kinh
Sơ’ ghi: Bạch thược có tính chua vị lạnh, đau bụng do trúng hàn, trúng hàn
làm tiêu chảy, bụng đau do lạnh, cảm giác lạnh trong bụng thì cấm dùng
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh:
không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
-Trị cơ co giật: Bạch Thược + Cam Thảo mỗi thứ 16g, sắc uống
(Thược Dược Cam Thảo Thang - Thương Hàn Luận).
+ Trị can khí bất hòa sinh ra đau xóc bụng sườn, tay chân co rút và
các chứng tiêu chảy, bụng đau: Bạch thược (tẩm rượu) 12g, Chích thảo 4g,
sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang – Thương Hàn Luận).
-Trị lỵ tiêu ra máu mủ: Thược Dược 40g, Đương Quy 20g, Hoàng
Liên 20g, Binh Lang, Mộc Hương đều 8g, Chích Thảo 8g, Đại Hoàng 12g,
Hoàng Cầm 40g, Quan Quế 6g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 2 chén
nước, còn 1 chén, uống ấm (Thược Dược Thang - Tố Vấn Bệnh Cơ Khí
Nghi Bảo Mệnh Tập).
-Trị phụ nữ hông sườn đau: Bạch Thược Dược + Diên Hồ sách +
Nhục quế + Hương Phụ. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi (Thược
Dược Thang - Chu Thị Tập Nghiệm Y hương).
-Trị Can âm bất túc gây ra đầu váng, hoa mắt, tai ù, cơ run giật, chân
tay tê: Bạch thược 20g, Đương Qui, Thục Địa mỗi thứ 16g, Toan táo nhân
20g, Mạch Môn 12g, Xuyên khung, Mộc qua mỗi thứ 8g, Cam thảo 4g, Sắc
nước uống (Bổ Can Thang - Y Tông Kim Giám).
+ Trị bụng đau, tiêu chảy: Bạch truật sao khử thổ 12g, Bạch thược sao
8g, Trần bì 6gi, Phòng phong 8g, sắc uống (Thống Tả Yếu Phương – Đan
Khê Tâm Pháp).
+ Trị đầu đau, chóng mặt do can dương vượng thượng lên: Bạch
thược 12g, Câu đằng 12g, Phục thần 12g, Bối mẫu 12g, Cúc hoa 12g, Sinh
địa 16g, Cam thảo 4g, Linh dương giác 4g, Tang diệp 12g, Trúc nhự 12g,
sắc uống (Linh Dương Câu Đằng Thang – Thông Tục Thương Hàn Luận).
+ Trị bụng đau, kiết lỵ: Bạch thược, Hoàng cầm mỗi thứ 12g, Cam
thảo 6g, sắc uống (Thược Dược Hoàng Cầm Thang - Sổ Tay Lâm Sàng
Trung Dược).
+ Trị có thai đau bụng lâm râm: Đương qui, Xuyên khung mỗi thứ 6g,
Bạch Thược 20g, Phục linh, Bạch truật mỗi thứ 8g, Trạch tả 10g, tán bột
uống lần 8g ngày 3 lần với rượu hoặc sắc uống (Đương Qui Thược Dược
Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị băng lậu hạ huyết, rong kinh, ốm yếu gầy mòn: Bạch thược,
Thục địa, Can khương, Quế lâm, Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Lộc giác
giao, mỗi thứ 8g, tán bột, uống mỗi lần 8g ngày 3 lần với rượu nóng trước
khi ăn, hoặc uống với nước sôi (Bạch Thược Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng
Trung Dược).
+ Trị bụng đau lúc hành kinh: Bạch thược, Đương qui, Hương phụ,
mỗi thứ 8g, Thanh bì, Sài hồ, Xuyên khung, Sinh địa mỗi thứ 3,2g, Cam
thảo 2g. Sắc uống (Dưỡng Huyết Bình Can Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
-Trị táo bón kinh niên : Bạch Thược (sống) 24-40g + Cam Thảo
(sống) 10-15g, sắc nước uống. Thường dùng 2-4 thang thì khỏi. Trường hợp
táo bón kinh những,, mỗi tuần dùng 1 thang ( Vương Văn Sĩ, Nghiệm Chứng
Dùng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang’ Trị Táo Bón - Trung Y Tạp Chí
1983, 8: 79).
+ Trị dạ dầy loét: Bạch Thược 15-20g + Chích Cam Thảo 12-15g. Đã
trị 120 cas khỏi 83 cas, tiến bộ 33 cas, không kết quả 4 cas. Tỉ lệ kết quả
96,67%. Kết quả tốt đối với thể khí trệ, huyết ứ (Dư-Thụy-Tân, Trị 120
Trường Hợp Loét Dạ Dầy Bằng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Giảm’ -
Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1984, 2: 22).
-Trị cơ co giật: Thược Dược 30g + Quế Chi + Cam Thảo mỗi thứ 15g,
Mộc qua 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Đã trị 85 cas, sau khi uống 3-5 thang:
hết co rút. Một số ít tái phát nhẹ hơn: uống bài này vẫn có kết quả (Triệu-
Ngọc-Hải – ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ Trị 85 Trường Hợp Cơ
Sinh Đôi Cẳng Chân Co Rút - Trung Y Tạp Chí 1985, 6: 50).
-Trị xương tăng sinh: Bạh Thược 30-60g + Mộc Qua 12g + Kê Huyết
Đằng 15g + Uy Linh Tiên 15g + Cam Thảo 12g (tùy chứng gia giảm thêm).
Ngày uống 1 thang. Trị 160 cas, khỏi 109 cas, kết quả tốt 42 cas, tiến bộ 1
cas, tỉ lệ khỏi: 96,7% (Vương-Chi-Truật, Nhận Xét Về Chứng Xương Tăng
Sinh Trị Bằng ‘Thược Dược Mộc Qua Thang’ - Tân Trung Y Tạp Chí 1980,
1: 18).
-Trị ho gà: Bạch Thược 15g + Cam Thảo 3g (Tùy chứng gia vị thêm:
ho nhiều thêm Bách Bộ, Bách Hợp; Khí suyễn, đờm khò khè: thêm Địa
Long, Đình Lich, Ngô Công...). Sắc uống ngày 1 thang. Trị 33 cas đều khỏi
(Trương Tường Phúc, ‘Điều Trị 33 Trường Hợp Ho Gà Bằng Thược Dược
Cam Thảo Thang Gia Vị’ - Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1988, 1: 48).
-Trị hen suyễn: Bạch Thược 30g + Cam Thảo 15g. Tán bột. Mỗi lần
dùng 30g, thêm nước sôi 100-150ml, nấu sôi 3-5 phút, để lắng cặn, uống
nóng. Trị 35 cas, kết quả tốt 8 cas, có kết quả 23 cas, không kết qủa 4 cas, có
kết quả trong 3-5 phút: 26 cas, trong 1-2 giờ: 4 cas. có kết quả nhanh nhất là
sau 30 phút (Lý Phúc Sinh và cộng sự – ‘Thược Dược Cam Thảo Tán Trị
Hen Suyễn’ - Trung Y Tạp Chí 1987, 9: 66).
-Trị hội chứng rung đùi: Bạch Thược + Cam Thảo mmỗi thứ 15g,
thêm 600ml (3 chén) nước sắc còn 200ml. Chia 2 lần: sáng uống 1 lần, 2 giờ
sau uống 1 lần nữa. Trị 54 cas, khỏi 48 cas, có kết quả rõ nhưng tái diễn 6
cas. Tỉ lệ kết quả 100% (Đỗ Hạt Nhiên, ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Trị
54 Trường Hợp Hội Chứng Rung Đùi’ - Hà Bắc Trung Y Tạp Chí 1984, 3:
29).
-Trị tiểu đường: dùng Cam Thảo Giáng Đường Phiến, mỗi lần 4-8
viên (mỗi viên có Bạch Thược + Cam Thảo, chế thành cao khô 0,165g,
tương đương thuốc sống 4g. Lượng dùng mỗi ngày tương đương Cam Thảo
sống 8g, Bạch Thược sống 40g). Ngày uống 3 lần. Trị l08 cas, kết quả tốt 54
cas, có kết quả 67 cas, tiến bộ 12 cas, không kết quả 47 cas. Tỉ lệ kết quả
79,4% (Vương Tông Căn, ‘Kết Quả Điều Trị Tiểu Đường Bằng ‘Giáng
Đường Phiến’- Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 10:593).
-Tham Khảo:
+ Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho
khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng
Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công
dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương).
+ Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo
do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu
huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao
vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo
do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu
huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao
vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho
khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng
Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công
dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương).
+ Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược
có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
+ Liều thường dùng cho thuốc thang và cao đơn hoàn tán: 8-16g, cần
lợi tiểu thì dùng liều cao hơn, có thể dùng đến 40-60g nhưng không nên
dùng lâu ngày (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị Can dương thịnh, hư phong nội động hoặc hư nhiệt: nên dùng
Bạch Thược sống (Trung Dược Học).
+ Thược Dược có 2 loại: đỏ và trắng. Muốn ích âm, dưỡng huyết, hoạt
huyết, hành trệ, tư nhuận Can Tỳ thì dùng Bạch Thược. Muốn hoạt huyết,
hành trệ, tuyên thông, tiêu độc ung nhọt thì dùng Xích Thược. Bạch Thược
thiên về thanh bổ, có thể trị được đau do huyết hư. Xích Thược thiên về
hành ứ, có thể trị được đau do huyết kết tụ” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược
có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
(1) Không nên nhầm lẫn với Cây Thược dược trồng làm cảnh vào dịp
tết ở Việt Nam (Dahlia variabilis Desf.) họ Composirae hoặc còn gọi là
Dahlia pinnata Cav. Đó là cây thảo cao 0,8-1, có củ. Lá kép không có lông,
lá chét hình trứng, có khi lá đơn mặt trên màu lục, mặt dưới màu nhạt. Đầu
to và có cuống dài, thường có màu đỏ, song còn có nhiều màu đẹp khác.
Tổng bao gồm 2 hàng lá bắc, hàng trong to và mỏng, hàng ngoài nhỏ và dầy,
mào lông không có, hoặc có những vảy nhỏ. Cây có hoa vào mùa đông xuân
trồng làm cảnh.
(2) Có hai loài Thược dược, loại hoa trắng và loại hoa hồng, ở Tứ
xuyên trồng 3 loại.
- Loại Bạch thược trắng có hoa màu trắng, hoa đơn hoặc kép, hàng
năm cây nảy mầm chậm, rễ dài từ 15-30cm, có thể trồng được ở chỗ đất
tương đối xấu.
- Loại Bạch thược hồng có hoa màu hồng, thuộc hoa kép, hoa to màu
sắc rất đẹp. Hàng năm cây nảy mầm sớm, ít rễ nhưng to và dài từ 22-33cm
có thể trồng được ở chỗ đất tương đối xấu.
- Loại Bạch thược đỏ có hoa đơn, màu đỏ sẫm thường ra hoa sớm, rễ
nhiều nhưng ngắn, rễ dài từ 10-15cm. Trong 3 loài thược dược trên loài có
hoa màu hồng là loại tốt nhất, loài đỏ xấu nhấn. Trồng ở Hồ nam có loài hoa
trắng làm thuốc tốt hơn cả.
3) Ở Trung Quốc trữ lượng Bạch thược mọc hoang rất nhiều, 5 loài
Bạch thược mọc hoang:
- Thược dược lá nhiều lông (Paeonia willnattiae Stapf) khác với các
cây Thược dược khác là mặt sau có nhiều lông tơ màu trắng hoặc đỏ, cây
mọc hoang ở Tứ xuyên.
- Thược dược Mỹ lỵ (Paeonia mavei Lev). Cây rễ ngắn, lá mọc hai
vòng có 3 lá kép. Lá nhỏ hình tròn đuôi lá nhọn 2 mặt lá không có lông. Hoa
đơn mọa ở ngọn cây, có 7-9 nhánh hoa, hoa màu hồng quả hình trứng, hạt
màu đen sẫm mọc hoang ở Tứ Xuyên.
- Thược dược quả lông (Paeonia anomala L.) khác Xuyên thược dược
hoa đỏ ở chỗ rễ hình búa, chia nhiều nhánh hình sợi, vỏ gìa màu đen sẫm.
- Thảo thược dược, sơn thược dược, Thược dược lá hình thuôn
(Paeonia maxim).
- Và cây Xuyên thược dược hoa đỏ (Paeonia obovata veichu Lynch).
Trong số các loài mọc hoang chất lượng của loài Thược dược Nội
mông là tốt hơn cả, nhưng không thể dùng lẫn lộn với Bạch thược (Danh Từ
Dược Học Đông Y).
+ Bạch thược có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, nhu Can, an Tỳ, vì
vậy có thể dùng trị huyết hư, băng lậu, đới hạ, hư hãn. Nhu Can an Tỳ là có
thể làm cho Can khí đang mạnh trở nên nhu hòa khiến cho Tỳ Vị được yên,
vì vậy có thể dùng trong trường hợp Can Vị bất hòa, bụng đau co cứng, kiết
lỵ.
Bạch thược có tác dụng ức chế đau nhức ở trung khu và ở cung phản
xạ tủy sống, Cam thảo có tác dụng trấn tỉnh, ức chế mút thần kinh, vì thế, hai
vị cùng phối hợp dùng trị cơ nhục co rút do rối loạn trung khu thần kinh
hoặc đau rút các đầu chi hoặc co rút gây nên đau (Thực Dụng Trung Y Học).
Bạch thược trị lỵ và vị trường co bóp quá mạnh gây nên đau bụng có
kết quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34_7646.pdf