Tên Việt Nam:
Phèn chua, phèn phi, khô phèn.
Tên Hán Việt khác:
Vũ nát (Bản kinh), Vũ trạch (Biệt lục), Mã xĩ phàn (Bản thảo tập chú),
Nát thạch (Cương mục), Minh thạch, Muôn thạch, Trấn phong thạch (Hòa
hán dược khảo), Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Phàn thạch.
Tên khoa học:
Alumen, Sulfas Alumino Potassicus.
Tên gọi:
(1) Phàn có nghĩa là nướng, vị này do một loại khoáng chất nướng ra
mà thành, nó có màu trong sáng nên gọi là Minh cho nên gọi là Minh phàn.
(2) Khi ranglên cho 1 vị xốp trắng nhẹ khô nên gọi là Khô phàn.
(3) Phàn là phèn, Minh là trong sáng, vị phèn có màu trong và sáng.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học bạch phàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
BẠCH PHÀN
Tên Việt Nam:
Phèn chua, phèn phi, khô phèn.
Tên Hán Việt khác:
Vũ nát (Bản kinh), Vũ trạch (Biệt lục), Mã xĩ phàn (Bản thảo tập chú),
Nát thạch (Cương mục), Minh thạch, Muôn thạch, Trấn phong thạch (Hòa
hán dược khảo), Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Phàn thạch.
Tên khoa học:
Alumen, Sulfas Alumino Potassicus.
Tên gọi:
(1) Phàn có nghĩa là nướng, vị này do một loại khoáng chất nướng ra
mà thành, nó có màu trong sáng nên gọi là Minh cho nên gọi là Minh phàn.
(2) Khi rang lên cho 1 vị xốp trắng nhẹ khô nên gọi là Khô phàn.
(3) Phàn là phèn, Minh là trong sáng, vị phèn có màu trong và sáng.
Mô tả:
Điều chế phèn chua từ nguyên liệu thiên nhiên là Minh phàn thạch,
công thức K2S0, Sulfataluminium A12 (S04)3, A14(OH)3 có lần ít sắt nung
Ming phàn thạch (Alunite) rồi hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh sẽ
được phèn chua, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, khi thì một
miếng to không màu hoặc trắng, có khi trong hay hơi đục, tan trong nước
không tan trong cồn, Rang ở nhiệt độ cao phèn chua mất dần hết nước để
thành Phèn phi, xốp nhẹ gọi là khô phàn (Alument Usium).
Sản địa:
Các nước đều có, Minh phàn thiên nhiên là một khối kết tinh hình 8
mặt màu trắng, vì lượng thiên nhiên ít nên phải cần nhân tạo mới đủ dùng.
Tác dụng:
Táo thấp, sát trùng, khử đàm, chỉ huyết, đồng thời lại còn có tác dụng
làm mửa mạnh nhiệt đàm.
Tính vị, qui kinh:
Vị chua chát, tính lạnh Nhập kinh Tỳ.
Chủ trị, liều dùng:
NGứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột xức hoặc sắc rửa). Cổ họng
sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh. Dùng từ 2-1 chỉ uống, ngoài dùng tùy
thích.
Kiêng kỵ:
Chứng ho âm hư cấm dùng. Không nên uống nhiều uống lâu.
Sơ chế:
Nung đá Minh phàn (ALUNITE) sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc
và kết tinh, ngoài ra có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác
dụng với ACID SULFURIC, rồi trộn với dung dịch KALI SULFAT rồi kết
tinh. Dùng thứ trắng trong là thứ tốt.
Bào chế:
(1) Phương pháp ngày xưa:
Cho phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn ngoài, lấy ra đậy
kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên mà đốt, cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng
tàng ong, đốt cháy hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc,
chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng (Lôi Công).
- Không nấu thì gọi là sinh phàn, nấu khô cho hết nước gọi là Khô
phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách (Lý Thời Trân).
(2) Phương pháp ngày nay dùng 1 chảo gang có thể tích chứa được
gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn trào ra. Cho vào chảo đốt nóng
đến khi chảy, nhiệt độ có tới 800-9000. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào
không thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen hoặc
vàng bám bên ngoài chỉ lấy thứ trắng. Tán mịn. Phèn phi tan ít và chậm tan
trong nước.
Bảo quản:
Cần tránh ẩm. Đựng kín trong lọ.
Đơn thuốc của tiền nhân:
(1) “Hoàng lạp hoàn” gồm Bạch phàn 1 lượng sống, luyện với sáp ong
nóng chảy viên to bằng hạt đậu đen, lần uống 10 viên đến 20 viên với nước
nóng, nếu nhọt chưa thành thì tan đi, nếu có mủ thì vỡ mủ, mau lành miệng
bài này trị đinh nhọt, phát bối (nhọt độc ở lưng), nhọt độc đầy người.
(2) Trúng phong cấm khẩu dùng Bạch phàn 1 lượng, Tạo giáp 5 chỉ
tất cả tán bột (từng vị 1) uống một lần 1 chỉ với nước sôi để nguội, dần dần
đờm sẽ ra thì bớt.
(3) Nhức đầu không muốn ăn do đờm kết, dùng Bạch phàn 1 lượng
sắc với 2 chén nước còn 1 chén trộn với 2 muỗng mật ong, uống sẽ nôn ra
đờm, nếu chưa uống thêm nước để dễ mửa.
(4) “Hóa đờm hoàn” dùng Bạch phàn 1 lượng, Tế trà (chè tàu) nhỏ
cánh, lâu năm càng tốt 5 chỉ, Tán bột luyện với mật ong bằng hạt đậu đen,
trẻ con lần uống 5-6 viên, người lớn lần 15 viên với nước nóng, uống đại
tiện ra nhiều đờm trị động kinh bởi phong đờm.
(5) Trẻ con mới sinh khóc mãi vì hàn khí ở bụng mẹ, dùng Bạch phàn
nung lửa 1 ngày tán bột viên bằng hạt ngô đồng, mài với sữa cho uống lần 2
viên cho đến khi hết.
(6) “Cô phượng tán” dùng Bạch phàn sống 1 chỉ tán bột trộn nước
lạnh cho uống 2-3 lần trị sản hậu bị cấm khẩu.
(7) Phèn chua phi 1 chỉ, tán bột dùng lông gà rà vào miệng để trị
chứng trẻ em miệng lưỡi trắng không bú được.
(8) Đại tiểu tiện không thông dùng Bạch phàn 5 chỉ tán bột, nằm ngửa
bỏ vào rốn làm khí lạnh vào bụng một lát thì đi được.
(9) Thổ tả dùng phèn phi 1 chỉ uống với nước đun sôi trị đau bụng thổ
tả.
(10) Rắn độc cắn để 1 cục Bạch phàn lên lưỡi dao đốt cho chảy ra, rồi
dùng nó nhỏ một giọt vào chỗ vết thương.
(11) Hôi nách dùng phèn phi tán bột bọc vào khăn lụa hoặc khăn tay
xát vào nách hàng ngày.
(12) Tai chảy nước chảy mủ, miệng lưỡi lở dùng phèn phi rắc tại chỗ
hoặc trộn nước lạnh để rửa.
Đơn thuốc phổ thông hiện nay:
1. Sát trùng chỉ ngứa: Dùng trong trường hợp lở ngứa, chảy nước, ký
sinh trùng trong ruột.
(1) Minh phàn 1 cân rưỡi (nung lửa thành Khô phàn tán bột). Tùng
hương 3 lượng (tán bột). Thư bản du tươi nửa cân. Đem tùng hương quậy
đều với trư bản rồi nấu dẻo khi nào lấy đũa lên nhỏ giọt hột là được, để
nguội trộn khô phàn (bột) vào khuấy đều, phết dán nơi đau, trị ngứa lở vảy ở
da đầu.
(2) Khô phàn: Lưu hoàng mỗi thứ 3 lượng, Thạch cao nung 1 cân,
Thanh đại 1 lượng, Băng phiến 5 cân, tán bột cát kín khi dùng với thái du
xức vào nơi đau ngày 2 lần liên tục 5-7 ngày, trị thấp chẩn,
(3) Khô phàn, Lưu hoàng, Xà sàng tử mỗi thứ 1 lượng tán bột trộn dầu
vừng (mè) xức trị ngứa lở.
2. Khử đàm khai bế: dùng trong trường hợp viêm rát cổ họng, động
kinh đờm dãi nhiều “Bạch kim hoàn” (Xem: uất kim) trị điên cuồng do đàm
nhiều.
3. Táo thấp thối hoàng: Dùng trong chứng vàng da do thấp nhiệt.
(1) “Tiêu thạch phàn thạch tán” gồm: Tiêu thạch, Phàn thạch 2 vị
bằng nhau tán bột uống với nước cháo Đại mạch lần 1 chỉ, ngày 3 lần trị
hoàng đản.
(2) Minh phàn, Thạch đai, các vị bằng nhau tán bột uống lần 5 phân -1
chỉ, ngày 3 lần trị hoàng đản.
4. Liễm huyết, chỉ huyết: Dùng trong nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra
máu, băng lậu xuất huyết do dao cắt “Chỉ huyết tán” Bạch phàn, Hài nhi trà,
tán bột các vị bằng nhau, mỗi lần 3-4 phân uống với nước nóng. Trị xuất
huyết ở phổi.
5. Giải độc y sang: Dùng trong trường hợp lở láy do thấp nhiệt, dưới
miệng lở chảy mủ trong tai.
(1) Khô phàn, Châu sa, các vị bằng nhau tán bột dùng dầu mè hoặc
dầu ăn dán lên, trị trẻ con bị nga khẩu sang.
(2) “Nhị vị bạt độc tán”: Minh phàn, Hùng hoàng, các vị bằnh nhau,
trộn sác trà đắp nơi đau. Trị đinh nhọt sưng đau thấp chẩn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35_0654.pdf