Xuất xứ:
Khai Bảo Bản Thảo.
Tên Hán Việt khác:
Hồ giới (Đường Bản Thảo), Thục giới (Bản Thảo Cương Mục), Thái
chi, Bạch lạt tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hạt cải trắng, Hạt cải
bẹ trắng (Việt Nam).
Tên khoa học:
Brassica alba Boissier.
Họ khoa học:
Họ Cải (Barassicaceae).
Mô tả:
Loại thảo sống hàng năm. Lá đơn mọc so le có cuống. Cụm hoa hình
trùm, hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài, 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập, Có 6
nhị (4 chiếc dài, 2 chiếc ngắn). Bộ nhụy gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do
một vách giả ngăn đôi. Quả loại cải có lông, mỏ dài, có 4-6 hạt nhỏ màu
vàng nâu có vân hình mạng rất nhỏ.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học bạch giới tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
BẠCH GIỚI TỬ
Xuất xứ:
Khai Bảo Bản Thảo.
Tên Hán Việt khác:
Hồ giới (Đường Bản Thảo), Thục giới (Bản Thảo Cương Mục), Thái
chi, Bạch lạt tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hạt cải trắng, Hạt cải
bẹ trắng (Việt Nam).
Tên khoa học:
Brassica alba Boissier.
Họ khoa học:
Họ Cải (Barassicaceae).
Mô tả:
Loại thảo sống hàng năm. Lá đơn mọc so le có cuống. Cụm hoa hình
trùm, hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài, 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập, Có 6
nhị (4 chiếc dài, 2 chiếc ngắn). Bộ nhụy gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do
một vách giả ngăn đôi. Quả loại cải có lông, mỏ dài, có 4-6 hạt nhỏ màu
vàng nâu có vân hình mạng rất nhỏ.
Địa lý:
Trồng khắp nơi bằng hạt, vào mùa thu đông để lấy rau nấu ăn.
Thu hoạch:
Khoảng tháng 3 – 5, hái quả gìa, lấy hạt phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt. Loại hạt to, mập, mầu trắng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Bạch giới tử hình cầu, đường kính khoảng 0,16cm. Vỏ ngoài mầu
trắng tro hoặc mầu trắng vàng, một bên có đường vân rãnh hoặc không rõ
ràng. Dùng kính soi phóng to lên thấy mặt ngoài có vân hình màng lưới rất
nhỏ, một đầu có 1 chấm nhỏ. Bẻ ra bên trong có nhân thành từng lớp mầu
trắng vàng, có dầu. Không mùi, vị cay, tê (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Lấy hạt cho vào nước, rửa sạch, vớt bỏ những hạt nổi lên trên, lấy
những hạt chìm đem phơi khô.
+ Lấy Bạch giới tử sạch cho vào chảo, để lửa nhỏ, sao cho đến khi có
mầu vàng sẫm và bốc ra mùi thơm là được (Dược Tài Học).
+ Có thể trộn với nước để đắp bên ngoài.
Bảo quản:
Đựng trong lọ kín, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
. Glucosinolate (Jens K N và cộng sự, Entomol Exp Apppl, 1979, 25
(3): 227 (C A 1979, 91: 87848h).
. Sinalbin (Ngải Mễ Đạt Phu, Tối Tân Sinh Dược Học (Nhật Bản)
1953: 205).
. Sinapine (Regenbrecht J và cộng sự, Phytochemistry 1985, 24 (3):
407).
. Lysine, Arginine, Histidine (Appelqvist L A và cộng sự, Qual Plant-
Plant Foods Rum Nutr 1977, 27 (3 - 4): 255 (C A 1978 88: 73221z).
Tác dụng dược lý:
. Men Meroxin thủy phân sinh ra dầu Giới tử, kích thích nhẹ niêm
mạc dạ dầy gây phản xạ tăng tiết dịch ở khí quản, có tác dụng hóa đờm
(Trung Dược Học).
. Có tác dụng kích thích tại chỗ ở da làm cho da đỏ, sung huyết, nặng
hơn thì gây phỏng rất nặng (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn, không độc (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+ Vị cay, tính ôn, hơi có độc (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Vị cay, tính nóng (Thực Vật Bản Thảo).
+ Vị cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị cay, tính ôn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Tâm bào (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Phế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng, chủ trị:
+ Lợi khí, hóa đờm. trừ hàn, ôn trung, tán thủng, chỉ thống. Trị suyễn,
ho, phản vị, cước khí, tê bại (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lợi khí, thông đờm, ôn trung, khai vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ôn hóa hàn đờm, hành trệ, chỉ thống, bạt độc, tiêu thủng (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hàn đờm ở ngực, ho suyễn do hàn đờm, đờm kết lại ở vùng dưới
da và giữa gân xương. Nếu trị nhọt độc: tán bột, trộn với giấm đắp (Đông
Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị ho suyễn do hàn đờm, căng đầy đau bụng, đau nhức tứ chi cả
người do đờm, giảm cơn đau, đinh nhọt thuộc âm tính (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
Dùng từ 1-12g. Tán bột trộn giấm đắp ngoài da, ở ngoài liều lượng
tùy ý.
Kiêng kỵ:
+ Phế kinh có nhiệt và phù dương hư hỏa bốc lên, ho sinh đờm: kiêng
dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế khí hư, trong Vị có nhiệt: kiêng dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Phế hư, có nhiệt, âm hư hỏa bốc lên sinh ra đờm, ho: không dùng
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Người khí hư có nhiệt, ho khan do khí phế hư cấm dùng, không có
phong hàn, đờm trệ, cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ăn vào mửa ra hay ợ lên dùng Bạch giới tử tán bột, uống 4 – 8g
với rượu (Phổ Tế Phương).
+ Trị bực bội, nóng nảy trong người, vị nhiệt, đờm: Bạch giới tử, Hắc
giới tử, Đại kích, Cam toại, Mang tiêu, Chu sa, mỗi vị liều lượng đều nhau
trộn hồ làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế
Phương).
+ Trị đầy tức do hàn đờm dùng Bạch giới tử, Đại kích, Cam toại, Hồ
tiêu, Quế tâm các vị bằng nhau tán bột viên hột bằng hạt ngô đồng, lần uống
10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
+ Trị hơi lạnh trong bụng đưa lên: Bạch giới tử 1 chén, sao qua, tán
bột, trộn với nước sôi làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 hạt
vơi nước Gừng (Tục Truyền Tín Phương).
+ Phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt: Bạch giới tử nghiền bột, trộn
nước gián dưới lòng bàn chân để kéo độc xuống (Toàn Ấu Tâm Giám
Phương).
+ Trị ngực sườn bị đờm ẩm: Bạch giới tử 20g, Bạch truật 80g, tán
bột. Nghiền nát Táo nhục, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt
ngô đồng. Uống 50 viên với nước (Trích Huyền Phương).
+ Trị hàn đờm ủng tắc ở phế, ho suyễn, đờm nhiều chất dãi trong,
sườn ngực đầy tức: Bạch giới tử 4g, Tử tô, Lai phúc tử, mỗi thứ 12g sắc
uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang).
+ Trị đờm ẩm lưu ở ngực, hoành cách mô, ho, suyễn, ngực sườn đầy
tức: Đại kích (bỏ vỏ), Cam toại (bỏ ruột), Bạch giới tử, lượng bằng nhau.
Tán bột. Trộn với nước cốt Gừng làm viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 2-4g
với nước Gừng tươi sắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau nhức các khớp do đờm trệ: Mộc miết tử 4g, Bạch giới tử,
Một dược, Quế tâm, Mộc hương mỗi thứ 12g, tán bột. Mỗi lần uống 4g,
ngày 2 lần, với rượu nóng (Bạch Giơi Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hạch lao ở cổ: Bạch giới tử, Thông bạch lượng bằng nhau. Đem
Bạch giới tử tán bột trộn với hành trắng đã gĩa nát. Đắp lên vùng hạch, ngày
một lần, cho đến khi khỏi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nhọt sưng độc mới phát: Bạch giới tử, tán bột, trộn giấm đắp vào
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ nhỏ phế quản viêm cấp hoặc mạn: Bạch giới tử 100g, tán bột.
Mỗi lần dùng 1/3, thêm bột mì trắng 90g, thêm nước vào làm thành bánh.
Trước lúc đi ngủ, đắp vào lưng trẻ. Sáng thức dậy, bỏ đi. Đắp 2 – 3 lần. Đã
trị 50 ca, kết quả tốt (Kỳ Tú Hoa và cộng sự, Hắc Long Giang Trung Y
Dược Học Báo 1988, 1: 29).
+ Trị trẻ nhỏ bị phổi viêm: Bạch giới tử tán bột, trộn với bột mì và
nước làm thành bánh, đắp ở ngực. Trị 100 ca phổi viêm nơi trẻ nhỏ, thuốc có
tác dụng tăng nhanh tác dụng tiêu viêm (Trần Nãi cần, Trung Tây Y Kết
Hợp tạp Chí 1986, 2: 24).
+ Trị liệt thần kinh mặt ngoại biên: Bạch giới tử hoặc Hoàng giới tử,
tán bột 5-10g, trộn với nước, gói vào miếng gạc đắp vào vùng liệt ở má, giữa
3 huyệt Địa thương, Hạ quan và Giáp xa. Dùng băng keo dính cố định lại. 3
– 12 giờ thì lấy ra. Cách 10 – 14 ngày đắp 1 lần. Thêm dùng phép Chích Lể.
Đã trị 1052 ca, trong đó 137 ca trị 1 lần bỏ dở, còn 915 ca tiếp tục theo dõi.
Tỉ lệ kết quả 97,7% (Trương Chính Quảng, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí
1986, 5: 25).
Tham khảo:
+ Bạch giới tử là một vị thuốc tiêu có khí ấm, vị cay có khí phát tán
mà đi xuống nên chữa được chứng đờm ở hai bên sườn và ngoài da, khác
với Trần bì chữa đờm cốt thông trị ở trung tiêu, Bán hạ chữa đờm cốt ở vị
(Bách Hợp).
+ Sách thuốc ghi Bạch giới tử có thể trị các chứng đờm ở cạnh sườn,
trong da, ngoài mô. Bài thuốc cổ phương ‘Khống Diên Đơn’ dùng Bạch giới
tử theo ý đó (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Bạch giới tử là thuốc chủ yếu để thông khí lợi đờm, ấm trung tiêu,
trừ trệ khí. Phong đờm ở trong da, ngoài màng, không có nó không đạt được.
Nhưng vì vị của nó rất cay, rất tán, đúng bệnh thì thôi ngay, đừng uống lâu
kẻo hao thương chân khí, làm cho mờ choáng, hại mắt. Chứng phế nhiệt âm
hư thì phải kiêng dùng nó (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Bạch giới tử và Lai phúc tử, Tô tử đều có tác dụng hóa đờm, chỉ
suyễn, còn Bạch giới tử thì ôn phế, nạo đờm để chỉ suyễn (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch giới tử, Lai phục tử, Tử tô tử, ba vị thuốc này đều có tác dụng
hóa đờm, lý khí, định suyễn, nhưng Lai phục tử có tác dụng tán phế khí, tiêu
đờm, Tử tô tử giáng Phế khí, trừ đờm; Bạch giới tử ôn Phế, long đờm. Công
dụng của 3 vị này đều có tác dụng trị bệnh chủ yếu riêng. Trong cái giống
nhau có cái khác, trong cái khác có cái giống nhau (Đông Dược Học Thiết
Yếu).
+ Thuốc không nên sắc lâu vì giảm tác dụng. Không nên dùng lượng
nhiều vì dễ gây tiêu chảy. Vì thuốc tiếp xúc với nước sinh ra Hydroxyt Lưu
huỳnh làm kích thích ruột, tăng nhu động ruột. Thuốc đắp ngoài gây phỏng,
vì vậy, không nên dùng đối với người dị ứng da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
Tham Khảo
1) Phân biệt với cây Giới tử (Brassica juncea (L) Crezm et Coss) còn
gọi là cải bẹ xanh, rau cải xanh. Cây này dùng để chữa ho, viêm khí quản ra
mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao gián gây đỏ và kích thích da tại chỗ, trị
đau nhức thần kinh, dùng lâu có thể gây da bỏng nước. Ngày uống 3-6g sắc
hoặc bột.
2) Cần phân biệt với vị Hắc giới tử là hạt phơi khô của cây Brassi
nigra Kocl., những cây này có thể trồng ở nước ta, nhưng vì chưa lưu ý nên
còn nhập ở Trung Quốc. Quả ngắn, cây mọc hàng năm, trong mỗi quả có 10-
12 hạt. Hạt nhỏ đưòng kính 1mm, mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đen, trên mặt
đôi khi có những mảnh mỏng, trắng do tế bào chứa chất nhầy bị khô mà
thành. Vỏ hạt mỏng, dòn có những vân hình mạng, tễ khá rõ. Thường phân
biệt thì Bạch giới tử có vỏ màu trắng hoặc hơi vàng, phần lớn đường kính
2mm, còn hạt giới tử màu vàng sẫm, đến vàng nâu, phần lớn đường kính
1mm, và hạt Hắc giới tử có màu đen hoặc đỏ nâu, đường kính phần lớn
1mm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39_3288.pdf