-Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm
mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu
xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống
ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc
tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình
chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần
gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy
nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở
và lông bài tiết tinh dầu.
Mùa hoa quả vào tháng 7 -10.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học bạc hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
BẠC HÀ
Xuất xứ:
Lôi Công Bào Chích Luận.
-Tên khác:
Anh sinh, Bà hà, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà
(Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), Liên tiền
thảo (Thiên Thật Đan Phương), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo),
Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái, Ngô bạc khá
(Thiên Kim Phương - Thực Trị), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Thăng
dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh,
Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết
Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa),
-Tên khoa học:
Mentha Arvensis Lin.
-Họ khoa học:
Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
-Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm
mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu
xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống
ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc
tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình
chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần
gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy
nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở
và lông bài tiết tinh dầu.
Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.
Phân biệt:
Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại;
(1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như vừa mô tả ở trên.
(2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo
sống lâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục
nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành.
Có hai thứ:
a. Metha piperita var. offcinalis forma pallescens: Thân và lá, xanh
nhạt, hoa trắng mùi nhẹ
b. Mentha piprita var. offcinalis forma rubescens: Thân và lá tía, hoa
nâu đỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn. Vò lá của cây Bạc hà nam có
mùi thơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá Bạc hà Âu châu có mùi thơm mát, vị
cay tê mát.
Địa lý:
Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.
Thu hái và sơ chế: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc
cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng toàn bộ phận ở trên mặt đất.
Mô tả dược liệu: Thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có
nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu
hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm
mãnh liệt, tính chạy suốt, không dùng lá úa có sâu.
-Bào chế:
+ Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm,
cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ
Điển).
+ Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô
(Dược Liệu Việt Nam).
Thành phần hóa học:
· Trong Bạc hà có: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate,
Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid,
d-Neomenthol, Ethyl - n - Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone
(Trung Dược Học).
· Hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà là tinh dầu Bạc hà. Tỉ lệ tinh
dầu trong Bạc hà thường từ 0,5-1% có khi lên đến 1,3-1,5%. Thành phần
chủ yếu trong tinh dầu gồm: Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỉ lệ
40-50% (Trung quốc) hoặc 70-90% (Nhật Bản). Menton C19H18O chừng
10-20% trong tinh dầu Bạc hà Trung quốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc
Việt Nam).
· Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondavi cho hàm lượng tinh dầu
là 1,82% (1980), 3% (1981 - 1982), bao gồm 23 thành phần trong đó đã xác
định được: a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, Myrcen 0,47%, Limonen 4,5%,
P.Cymol 0,09%, Oetanol 3 - 3,2%, Menthol 5,8%, (-) Menthol 10,1%,
Menthyl Acetat 1,6%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton 4%, Piperiton Oxyd
16%, Piperitenon Oxyd 21,5% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Tinh dầu Mentha Arvensis di thực vào Việt Nam chứa Sabinen,
Myrcen, - a Pinen, Limonen, Cineol, Methylheptenon, Menthol, Isomenthol,
Menthyl Acetat, Neomenthol, Isomenthol, Pulegon (Tài Nguyên Cây Thuốc
Việt Nam).
-Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với
virus ECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế
trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
+ Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm
giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên
Cây Thuốc Việt Nam).
+ Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh
ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và
Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới
ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số
trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc
mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh
dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên
Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc
Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của
tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt
Nam).
+ Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và
ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt
Nam).
+ Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối
với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio
Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác
dụng chủ yếu của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột
non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa
từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt
Nam).
Tính vị:
+ Vị cay, the, tính mát (Trung Dược Học).
+ Vị cay the, tính mát, có mùi thơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).
Qui kinh:
+ Vào kinh Phế, Can (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
-Tính vị, quy kinh:
+ Vị cay, tính mát (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị cay, tính lạnh (Y Lâm Toản Yếu).
+ Vào kinh thủ thái âm Phế, thủ quyết âm Tâm bào (Thang Dịch Bản
Thảo).
+ Vào kinh thủ thiếu âm Tâm, thủ thái âm Phế và túc quyết âm Can
(Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh Phế và Tâm bào lạc, Can, Đởm (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vị cay, tính ấm (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Vị cay, hơi thơm, tính ấm, không độc, vào kinh Phế, Tâm (Dược
Phẩm Vậng Yếu).
+ Vị cay tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, the, tính mát, có mùi thơm, vào kinh Phế, Can (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng
Hòa Quốc Dược Điển).
+ Vị cay, tính ấm (tuy ấm mà dùng mát), vào kinh Phế, Can (Đông
Dược Học Thiết Yếu).
-Tác dụng, chủ trị:
+ Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết
(Dược Tính Luận).
+ Chủ tặc phong, phát hãn. Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn,
ăn không tiêu, hạ khí (Đường Bản Thảo).
+ Dẫn thuốc vào doanh, vệ. Trị âm dương độc, thương hàn đầu đau
(Thực tính bản thảo).
+ Trừ tặc phong, kích thích tiêu hóa. Trị trúng phong mất tiếng, nôn ra
đờm, ngực, bụng đầy, hạ khí, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm
(Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát
hãn (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Thanh lợi đầu mặt (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Sơ Can khí. Trị Phế thịnh, vai lưng đau, cảm phong hàn ra mồ hôi
(Thang Dịch Bản Thảo).
+ Uống vào có tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt ở tạng Tâm (Thực
Liệu Bản Thảo).
+ Trị trung phong, điên giản, thương táo, uất nhiệt (Bản Thảo Thuật).
+ Giải uất thử. Trị răng đau, ho nhiệt, chỉ huyết lỵ, thông tiểu tiện (Y
Lâm Toản Yếu).
+ Tiêu mục ế [trừ mắt có màng mộng] (Bản Thảo Tái Tân).
+ Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa (Trấn
Nam Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu tích thực. Trị đầu đau do phong tà, các
bệnh nóng âm ỉ
(Nam Dược Thần Hiệu).
+ Phá huyết, chỉ lỵ, tiêu thực, hạ khí, thanh đầu, thanh mắt, thông
quan, khai khiếu. Trị phong nhiệt ngoài da, hư lao, nóng trong xương, trẻ
nhỏ bị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoắc loạn. Rắn cắn, mèo cắn, ong
chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng Bạc hà hòa mật mà xát vào
(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Phát nhiệt, giải biểu, khu phong, giảm đau, tuyên độc, thấu chẩn
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm
phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay
phong ngứa, ngực sườn đầy tức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc
Dược Điển).
+ Phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can.
Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng
đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được (Đông Dược Học
Thiết Yếu).
-Liều dùng:
+ Uống trong: 4-8g dưới dạng thuốc hãm.
+ Gĩa ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi.
+ Tinh dầu và Menthol, mỗi lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,6ml.
-Kiêng kỵ:
+ Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng
(Dược Tính Luận).
+ Uống nhiều hoặc uống lau ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt,
ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế,
thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm
khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi
gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh
nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm
Vậng Yếu).
+ Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em
dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột.
Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh
Nghiệm Phương).
+ Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà,
tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1
hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).
+ Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to
(20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng
cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm,
sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước
bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều (Bạc Hà Hoàn - Thánh Huệ Phương).
+ Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau,
mỗi lần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương).
+ Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc
Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự
Phương).
+ Trị ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu
Phương).
+ Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2
bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết).
+ Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần Bản
Thảo).
+ Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng: Bạc hà 8g,
Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh
Giải Thang - Trung dược học).
+ Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt,
đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi
lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát
cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc
uống (Tổng Phương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
+ Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà
4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc
ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang
diệp 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g, Bạch chỉ
6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo
Lương Phương).
+ Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần
dùng 4g, uống với nước và rượu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương
Phương).
+ Trị ong chích (đốt): Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi (Trung Quốc Dân
Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị tai đau: Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt
(Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
-Tham khảo:
+ ”Bạc hà, vị cay, năng phát tán; tính mát, năng thanh lợi, dùng tiêu
phong, tán nhiệt. Vì vậy nó là thuốc chủ yếu chữa đầu đau, đầu phong, các
bệnh về mắt, họng, miệng, răng, trẻ nhỏ sốt cao co giật cũng như lao hạch,
lở ngứa (Bản Thảo Cương Mục).
+ ”Bạc hà cay, thơm, hay sơ thông khí kết trệ, vì cay thì giải mát, sưu
tập Can khí và ức chế Phế khí đang thịnh, tiêu phong nhiệt để làm mát đầu,
mắt. Đối với trẻ con bị kinh phong, sốt cao, Bạc hà lại cần thiết, vả lại tính
nó thăng lên, có thể phát hãn, dẫn các vị thuốc vào phần doanh vệ” (Dược
Phẩm Vậng Yếu).
+ ”Trẻ nhỏ sốt cao co giật, cần dùng Bạc hà để dẫn nhiệt. Lại có thể
trị nóng âm ỉ trong xương. Dùng nước cốt và các thuốc khác sắc thành cao
dùng. Khi dùng Bạc hà không được dùng với thịt mèo (Bản Thảo Diễn
Nghĩa).
+ ”Bạc hà có thể dẫn các thuốc nhập vào phần doanh, vệ, vì vậy có thể
phát tấn được phong hàn (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ ”Khi có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao để bỏ vị cay, làm giảm bớt
sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều. Bạc hà ngạnh (cành) thiên về lý
khí và thông kinh lạc. Bạc hà thán (sao thành than) đi vào phần huyết, phần
âm để thanh phong nhiệt và hư nhiệt ở phần huyết và phần âm. Bạc hà long
não còn gọi là Kê tô, sức tán nhiệt, giải độc mạnh hơn Bạc hà (Đông Dược
Học Thiết Yếu).
+ ”Theo tài liệu ghi chép thì tính vị của Kinh giới và Bạc hà đều cay,
ấm nhưng áp dụng vào lâm sàng thì Bạc hà thiên về trị các bệnh phong
nhiệt, có hiệu quả đặc biệt về tán phong nhiệt” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ”Kinh giới và Bạc hà đều là thuốc có vị cay, thơm, dùng để phát tán,
sơ biểu, thanh lợi ở đầu, mắt. Các bệnh ban sởi, ngứa, họng sưng đau thường
dùng phối hợp cả 2 vị này. Tuy nhiên, Kinh giới tính ấm, chủ yếu trị phong
hàn ở biểu và trị phù, ngứa, cầm máu, kinh phong. Còn Bạc hà tính mát, chủ
yếu sơ tán phong nhiệt tà ở biểu, thông khí, giải uất, giải độc, tẩy uế, trị lỵ
(Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_9625.pdf