-Tên khác:
Ba thư, Bản tiêu, Đởm bình tiêu, Nha tiêu, Vô nhĩ văn tuyết (Hòa hán dược
khảo), Cam tiêu (Biệt lục), Thiên thư (Sử ký chú), Thiệt danh hương tiêu
(Cương mục thập di), Thủy tiêu ( Gia hựu bản thảo đồ kinh), Ưu đàm hoa
(Phạn ngữ), Chuối tiêu (Việt Nam).
-Tên khoa học:
Musa Basloo Sieb. Et Zucc.
-Họ khoa học:
Musaceae.
-Mô tả:
Cây thảo, cao 5-6m, sống lâu năm. Thân cây tròn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống
hình tròn có khuyết rãnh. Lá to, dài. Trái nằm trên buồng, có từ 6-8 nải, mỗi
nải khoảng 12 trái. Trái nhỏ, dái, m ùi thơm. Khi chín, vỏ vẫn mầu xanh nhưng
khi chín mùi thì mầu vàng
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học ba tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BA TIÊU
-Tên khác:
Ba thư, Bản tiêu, Đởm bình tiêu, Nha tiêu, Vô nhĩ văn tuyết (Hòa hán dược
khảo), Cam tiêu (Biệt lục), Thiên thư (Sử ký chú), Thiệt danh hương tiêu
(Cương mục thập di), Thủy tiêu ( Gia hựu bản thảo đồ kinh), Ưu đàm hoa
(Phạn ngữ), Chuối tiêu (Việt Nam).
-Tên khoa học:
Musa Basloo Sieb. Et Zucc.
-Họ khoa học:
Musaceae.
-Mô tả:
Cây thảo, cao 5-6m, sống lâu năm. Thân cây tròn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống
hình tròn có khuyết rãnh. Lá to, dài. Trái nằm trên buồng, có từ 6-8 nải, mỗi
nải khoảng 12 trái. Trái nhỏ, dái, mùi thơm. Khi chín, vỏ vẫn mầu xanh nhưng
khi chín mùi thì mầu vàng.
-Thành phần hóa học:
+Trong 100g phần ăn được, có bột đường (27,7g), chất đạm (1,1g), nước
(74,1g), sinh tố C (9mg), B1 (0,03mg), B2 (0,04mg), Caroten (359 Unit),
Calcium (11mg), Magnéium (42mg), Kalium (279mg), Sắt (0,56mong), 8,6%
Fructos, 4,7% Glucos, 13,7% Sacaros. Trong chuối có nhiều Pectin, là 1
Glucid không có giá trị về mặt năng lượng nhưng là chất gíup cho sự tiêu hóa
hấp thu tốt, chống nhiễm trùng đường ruột. Chuối cung cấp nhiều năng lượng
nhất (trên dưới 100 Calori/100g nạc chuối chín tươi) vì chuối chứa nhiều bột
đường nhất (Trái cây và sức khỏe).
-Tính vị:
Vị ngọt, tính rất lạnh, không độc.
-Tác dụng, chủ trị:
+Thanh Vị hỏa, giải nhiệt độc. Trị phù thũng, ho (TQDHĐT.Điển).
+Chuối chín làm tăng hồng cầu, huyết cầu tố, giúp giảm được tình trạng nhiễm
Acid cho chế độ ăn nhiều thịt, mỡ hoặc quá nhiều ngũ cốc. Chuối chín tươi
được coi là thuốc đối với người bị bệnh đường ruột kể cả tiêu chảy, lỵ; là thuốc
lợi tiểu cho ngày.2 bị thũng, tăng hấp thụ cho trẻ bị suy dinh dưỡng (Trái cây
và sức khỏe).
-Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị trẻ nhỏ gầy ốm, suy dinh dưỡng, cam tích, cam còm: Chuối ngự (dùng
loại thật chín) 12g, Thịt cóc (Cóc lột da, rửa sạch máu, mủ, bỏ hết tạng phủ, chỉ
lấy thịt - nhất là ở 2 đùi, sấy khô, tán bột) 10g, Trứng gà (luộc chín, chỉ lấy
tròng đỏ) 2g, ba thứ trộn chung, gĩa nhuyễn, làm thành viên 6g, sấy khô. Ngày
uống 6-12g. (Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).
+Thuốc bổ dùng cho người mới bệnh nặng dậy, sút cân, kém ăn, mất ngủ, thiếu
máu: Chuối tiêu bóc vỏ 15 quả, Lòng đỏ trứng gà luộc 15 cái, Gạo nếp 1kg,
Men rượu 10 miếng. Gạo nếp nấu được cơm, để nguội; Chuối tiêu và lòng đỏ
trứng gà nghiền nhỏ; Men rượu tán bột. Các thứ trộn đều, cho vào hũ sành ủ
thành rượu, sau 20 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày ăn nửa chén vào lúc đói
(Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).
+Trị hắc lào: lúc mới phát hiện, lấy quả chuối tiêu xanh, thái thành từng lát
mỏng, xát liên tục lên chỗ ngứa (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam).
+Trị bạch đới: Ba tiêu căn (tươi) 250g, thịt heo 120g. Hầm cho nhừ, lấy nước
uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị bị phỏng: Lá chuối tiêu, sấy khô, tán nhuyễn, trộn với trứng gà, đắp
(Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị ho, lao phổi: Hoa chuối (tươi) 60g, Phổi heo 250g, thêm nước, hầm cho
nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị ngực đau thắt (tâm giảo thống): Hoa chuối tiêu tươi 250g, Tim heo 1 cái.
Thêm nước, hầm cho thật nhừ, ăn (Trung quốc dân gian bách thảo lương
phương).
+Trị tai giữa viêm: dùng nõn chuối tiêu, 1 khúc, ép lấy nước côt, nhỏ vào tai.
Ngày 2-3 lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị chứng tiêu khát, họng khô, miệng khát khớp xương phiền nóng: Rễ chuối
tiêu tươi 1000g, ngày,2 nát, ép lấy nước. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày uống 2-3
lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị huyết áp cao, não xung huyết: Vỏ cây chuối hoặc quả chuối 30-60g, sắc
uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị bàng quang viêm, tiểu gắt: Rễ cây chuối 30g, Hạn liên thảo 30g. Sắc, chia
làm 3 lần uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị thai động không yên: Rễ cây chuối tươi 60g, thịt heo nạc 120g, thêm
nước, hầm thật nhừ, ăn (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị băng lậu: Ba tiêu căn 250g, Thịt heo nạc 100g. Nấu nhừ, ăn cả nước lẫn
cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
-Tham khảo:
+” Cây chuối tiêu cho nhựa gọi là Ba Tiêu Trấp. Khi lấy nhựa chuối, dùng ống
tre vót nhọn đầu, cắm vào thân cây chuối, nhựa chuối sẽ từ từ chảy ra, lấy chai
hứng lấy, để dành dùng dần. Nhựa chuối có vị hơi ngọt, tánh lạnh, không độc.
Có tác dụng trị chứng đầu phong, cuồng nhiệt, phiền khát, uống vào hễ nôn ra
được là khỏi. Nước trấp chuối trị phỏng lửa rất hay. Nhựa chuối bôi có tác
dụng làm đen râu, tóc và bớt rụng. Hoa chuối gọi là Ba Tiêu Hoa, vị ngọt, tính
lạnh, không độc, nấu hoặc luộc ăn cũng tốt. Trị chứng tê, tim đau: đốt tồn tính,
uống với nước muối. Rễ cây gọi là Ba Tiêu Căn, vị hơi ngọt, tính rất lạnh,
không độc. Trị các chứng cuồng nhiệt lúc trời nóng, người bệnh mê man hoặc
phiền nhiệt, phát cuồng, các chứng ung nhọt. Bị ung nhọt, đơn độc, sưng đau,
đào củ chuối thối đắp vào mụn nhọt đang sưng nóng đau rất hay. Lá chuối gọi
là Ba Tiêu Diệp, nghiền nát, trộn với nước Gừng, bôi, trị các chứng sưng độc
mới phát (Bảm thảo cương mục)”.
+” Ăn vài trái chuối chín và uống nửa lít sữa đậu nành hoặc sữa bò coi như 1
bữa ăn đầy đủ dưỡng chất - Chuối gìa, chuối chín chưa hoàn toàn chứa nhiều
tinh bột không tiêu hóa được, khó qua khỏi dạ dầy, có thể gây xót ruột non,
gây đau bụng và táo bón. Vậy phải ăn chuối chín mùi, vừa dễ tiêu hóa vừa bổ
dưỡng” (Trái cây và sức khỏe).
+” Có kinh nghiệm cho rằng chuối gìa có tính lạnh, khó tiêu, nếu người dạ dầy
và ruột có vấn đề thì không nên ăn. Người bình thường phổi yếu, nhiều đờm,
nhât là có bệnh suyễn, bệnh sốt rét chưa khỏi hẳn, đều không nên ăn chuối gìa.
Có người cho rằng dùng chuối gìa nấu với rượu có tác dụng bổ dưỡng rất tốt.
Tuy chuối gìa có tính lạnh và đầy nhưng khi nấu với rượu gạo thì rượu có thể
trừ được tính lạnh và đầy của chuối - Người bị bón kinh niên, huyết áp cao,
động mạch xơ cứng, nên ăn chuối thường xuyên để điều hòa ruột và dạ dầy,
làm mát rạng phủ. Nếu ăn chuối gìa, nên ăn sau bữa cơm. Đừng ăn nhiều, mỗi
bữa chỉ ăn 1 quả là đủ. Chuối có công dụng dự phòng hiện tượng xơ hóa động
mạch dẫn đến chứng chân tay tê dại” (Chữa bệnh bằng thức ăn kết hợp với
Trung y Trung dược).
+” Theo Giáo sư Khamian (Ấn Độ) thì những người bệnh bị loét dạ dầy được
điều trị bằng chuối xanh đã cho kết quả khả quan. Chuối xanh được phơi khô ở
nhiệt độ thấp kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy bên trong dạ dầy
bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy. không những nó làm cho
màng nhầy dầy lên đúng mức mà còn làm cho lớp màng dầy lên đến mức có
thể hàn gắn nhanh chóng bất cứ chỗ loét nào hiện có. Tuy nhiên, không phải tất
cả các loại chuối đều cho kết quả như vậy. Những chuối chín và chuối được
phơi ở nhiệt độ cao không thực sự kích thích sự tăng trưởng của lớp màng
nhầy. Mức độ hiệu quả của chuối cũng thay đổi tùy theo từng loại chuối. Vì
thế, số lượng hoạt chất có trong loại chuối phải tùy thuộc vào giai đoạn quả
chuối được hái, tùy thuộc nơi trồng và loại chuối được trồng. Các nhà nghiên
cứu tạm đưa ra ý kiến: Một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp tránh
được dạ dầy bị loét” (Thông tin khoa học kỹ thuật 424/1988).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ba_tieu_5339.pdf