-Xuất xứ:
Bản Thảo Cương Mục.
-Tên khác:
Nãng gìa kết (Bản thảo cương mục), Ngư đởm tử thảo (Trung quốc
cao đẳng thực vật đồ giám), Thiên bà la Vưu chu huyện (Trung quốc thụ
mộc phân loại học), Thụ bà la (Quảng châu thực vật chí).
-Tên khoa học:
Artocarpus Heterophyllus Lam.
-Họ khoa học:
Moraceae.
-Mô tả: l
Loại cây to, cao có thể đến 30m, với cành non rất nhiều lông ở ngọn.
Lá đơn, nguyên, dầy, dài 9-22cm, rộng 4-9cm, cuống 1-1,5cm. Hoa tự cái
mọc ngay trên thân hoặc trên cành, dài 5-8cm, dầy 2-5cm. Hoa tự đực hình
chùy. Quả phức to, dài 30-60cm, mặt tua tủa gai ngắn. Khi chín vỏ vẫn giữ
mầu xanh lục hoặc hơi ngả vàng. Thịt quả chín, mầu vàng nhạt, vị ngọt, rất
thơm, nhiều hạt.
-Thành phần hoa học:
Trong toàn cây và lá, có chấtnhựa mủ mầu trắng, khô, rất dính. Trong
múi mít khô có 11-15% đường (Fructoza và Glucoza), một ít tinh dầu thơm,
1,60% Protid, 1-2% muối khoáng bao gồm Calci (18mg%), Phospho
(25mg%), Sắt (0,4mg%), Caroten (0,4mg%), Vitamin B2 (0,04mg%),
Vitamin C (4mg%).Lá mít có chứa chất Cycloheterophyllin. Trong hạt mít
có 70% tinh bột, 5,2% Protid, 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng. Ngoài ra,
trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột, vì vậy, ăn hạt mít
dễ bị đầy hơi, trung tiện.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dược học ba la mật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC
BA LA MẬT
-Xuất xứ:
Bản Thảo Cương Mục.
-Tên khác:
Nãng gìa kết (Bản thảo cương mục), Ngư đởm tử thảo (Trung quốc
cao đẳng thực vật đồ giám), Thiên bà la Vưu chu huyện (Trung quốc thụ
mộc phân loại học), Thụ bà la (Quảng châu thực vật chí).
-Tên khoa học:
Artocarpus Heterophyllus Lam.
-Họ khoa học:
Moraceae.
-Mô tả: l
Loại cây to, cao có thể đến 30m, với cành non rất nhiều lông ở ngọn.
Lá đơn, nguyên, dầy, dài 9-22cm, rộng 4-9cm, cuống 1-1,5cm. Hoa tự cái
mọc ngay trên thân hoặc trên cành, dài 5-8cm, dầy 2-5cm. Hoa tự đực hình
chùy. Quả phức to, dài 30-60cm, mặt tua tủa gai ngắn. Khi chín vỏ vẫn giữ
mầu xanh lục hoặc hơi ngả vàng. Thịt quả chín, mầu vàng nhạt, vị ngọt, rất
thơm, nhiều hạt.
-Thành phần hoa học:
Trong toàn cây và lá, có chất nhựa mủ mầu trắng, khô, rất dính. Trong
múi mít khô có 11-15% đường (Fructoza và Glucoza), một ít tinh dầu thơm,
1,60% Protid, 1-2% muối khoáng bao gồm Calci (18mg%), Phospho
(25mg%), Sắt (0,4mg%), Caroten (0,4mg%), Vitamin B2 (0,04mg%),
Vitamin C (4mg%). Lá mít có chứa chất Cycloheterophyllin. Trong hạt mít
có 70% tinh bột, 5,2% Protid, 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng. Ngoài ra,
trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột, vì vậy, ăn hạt mít
dễ bị đầy hơi, trung tiện.
-Tính vị, quy kinh:
+Vị ngọt, thơm, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương
Mục).
+Vị ngọt, khí thơm, không độc (Nam Dược Thần Hiệu).
+Vị ngọt, khí thơm, không độc (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+Hạt mít, vị ngọt, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương
Mục).
+Nhựa mít vị nhạt, sáp (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
-Tác dụng, chủ trị:
+Chỉ khát, giải phiền, giải độc rượu (tỉnh rượu), ích khí (Bản Thảo
Cương Mục).
+Chỉ khát, ích khí, trừ phiền, giải say rượu, ăn nhẹ mình, no bụng, đẹp
da mặt (Nam Dược Thần Hiệu).
+Chỉ khát, ích khí, trừ phiền, giải rượu,ăn vào cơ thể cảm thấy nhẹ
nhàng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sinh tân, chỉ khát, vận tiêu hóa ( Quảng Tây Dược Thực Danh Lục).
+Lá mít trị lở loét (Quảng Tây Dược Thực Danh Lục).
+Lá mít gĩa nát, chưng, đắp vào vết thương bị chém (Trung Quốc thụ
mộc phân loại học).
+Nhựa mít có tác dụng tán kết, tiêu thủng, chỉ thống. Đắp bên ngoài
trị mụn nhọt sưng đỏ, hoặc mụn nhọt sưng nổi hạch (Quảng Tây Trung Thảo
Dược).
+Chất rút từ vỏ cây mít dùng để trị lở loét (Trung Quốc Thụ Mộc
Phân Loại Học).
+Hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí ( Bản Thảo Cương Mục).
+Hạt mít có tác dụng ích khí, thông sữa, trị sinh xong ít sữa hoặc sữa
không thông
(Trung Dược Đại Từ Điển).
+Hạt mít trị khí suy, thông sữa (Lục Xuyên Bản Thảo).
-Tham khảo:
“Ăn nhiều hạt mít nấu chín làm đầy hơi, lâu đói và hay trung tiện”
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_8916.pdf