Dược học anh túc xác

Xuất xứ:

Bản Thảo Phát Huy.

Tên khác:

Anh tử xác, Giới tử xác, Mễ nang, Mễ xác, Oanh túc xác, Túc xác

(Hoà Hán Dược Khảo), Mễ xác (Dị Giản Phương), Ngự mễ xác (Y Học

Khải Nguyên), Yên đầu đầu, Nha phiến yên quả quả (Trung Dược Chí).

Tên khoa học:

Fructus paraveris Deseminatus

Mô tả:

Anh túc xác là qủa ( trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nang

hình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám,

cuống qủa phình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong qủa chín có nhiều hạt nhỏ

hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng mầu xám trắng hoặc xám

đen. Khi hái để làm Anh túc xác thường thấy trên mặt qủa có các vết ngang

hoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3~4 đường.

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học anh túc xác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC ANH TÚC XÁC Xuất xứ: Bản Thảo Phát Huy. Tên khác: Anh tử xác, Giới tử xác, Mễ nang, Mễ xác, Oanh túc xác, Túc xác (Hoà Hán Dược Khảo), Mễ xác (Dị Giản Phương), Ngự mễ xác (Y Học Khải Nguyên), Yên đầu đầu, Nha phiến yên quả quả (Trung Dược Chí). Tên khoa học: Fructus paraveris Deseminatus Mô tả: Anh túc xác là qủa ( trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nang hình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám, cuống qủa phình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong qủa chín có nhiều hạt nhỏ hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng mầu xám trắng hoặc xám đen. Khi hái để làm Anh túc xác thường thấy trên mặt qủa có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3~4 đường. Thu hái: Vào tháng 4~5, lúc trời khô ráo. Bào chế: + Rửa sạch, loại bỏ hết hạt và gân màng , chỉ lấy vỏ ngoài, xắt mỏng, sấy khô hoặc tẩm mật ong (sao qua) hoặc sao với dấm cho hơi vàng, tán nhuyễn để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục). + Lấy nước rửa ướt rồi bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ màng ngoài, phơi trong râm, xắt nhỏ, tẩm dấm, sao hoặc tẩm mật sao (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). + Rửa sạch bụi, bỏ hết hột, bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ ngoài, xắt nhỏ, phơi trong râm cho khô để dùng hoặc tẩm mật sao qua hoặc tẩm giấm sao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Thành phần hóa học: +Trong Anh túc xác có Morphin, Codein, Thebain, Narcotin, Narcotolin, Cedoheptulose, DMannoheptulose, Myoinositol, Erythritol, Sanguinarin, Norsanguinarin, Cholin, Cryptopl, Protopine (Trung Dược Học). +Trong Anh túc xác có Narcotoline, Sedoheptulose, D- Mannoheptulose, Myoinositol, Erythritol, Sanguinarine, Norsanguinarine, Cryptoplne (Trung Dược Đại Từ Điển). + Tác dụng dược lý: Theo sách 'Trung Dược Học': - Tác dụng giảm đau: Morphin là 1 chất giảm đau rất mạnh. Nó nâng ngưỡng chịu đau và cũng làm dịu đau. Codein có gía trị giảm đau bằng 1/4 của Morphin. - Tác dụng thôi miên: Morphin và Codein đều có tác dụng thôi miên nhưng chỉ gây ngủ nhẹ mà thôi. - Đối với hệ hô hấp: Morphin là một chất ức chế mạnh và cao đối với hệ hô hấp. Liều có tác dụng đối với hệ hô hấp nhỏ hơn là liều giảm đau. Cơ chế của hậu qủa này là do sự cảm nhận thấp của hệ thần kinh hô hấp đối với mức độ của Carbon Dioxid. Dấu hiệu ức chế hô hấp bao gồm thở nhanh và thở dốc. Nếu dùng qúa liều hô hấp có thể trở nên khó khăn và có thể ngưng hô hấp. Tác dụng của Codein đối với hệ hô hấp yếu hơn là Morphin. Morphin cũng ức chế cơn ho với lều nhỏ hơn liều dùng để giảm đau. Codein có tác dụng long đờm yếu hơn nhưng thường được dùng nhiều hơn vì ít tác dụng phụ. - Đối với hệ tuầøn hoàn: Morphin gây ra gĩan mạch ngoại vi và giải phóng Histamin có thể dẫn đến huyết áp thấp. Vì thế phải dùng rất cẩn thận đối với bệnh nhân mệt lả do thiếu máu. - Đối với vết vị trường: Morphin dùng với liều rất thấp gây ra bón do nó làm tăng trương lực và giảm sự thúc đẩy co cơ trong thành ruột đồng thời làm giảm dịch nội tiết tiêu hóa. Ngoài ra, nó gia tăng sứs ép trong ống mật. Những hậu qủa này gây ra ói mửa, bụng đau cơn đau mật. Codein tác dụng yếu hơn đối với vết vị trường. - Đối với hệ sinh dục niệu: Morphin gia tăng trương lực nơi đường tiểu và cơ bàng quang. Tính vị: +Vị chua, tính sáp (Y Học Khải Nguyên). +Vị chua, tính sáp, hơi lạnh, không độc (Bản Thảo Cương Mục). +Vị chua, tính sáp, bình (Bản Thảo Tùng Tân). +Vị chua, tính sáp, hơi lạnh, có độc ( Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). +Vị chua, tính bình (Trung Dược Đại Tự Điển). Quy kinh: +Vào kinh túc quyết âm Can (Đắc Phối Bản Thảo). +Vào kinh Phế, Đại trường và Thận (Bản Thảo Cầu Chân). +Vào kinh Phế, Thận, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển). Tác dụng, chủ trị: + Cố thu chính khí (Y Học Khải Nguyên). + Thu liễm Phế khí, chỉ khái, chỉ thấu, cầm không cho đại trường ra máu, cầm tiêu chảy lâu ngày, cầm xích bạch lỵ (Trấn Nam Bản Thảo). + Cầm tiêu chảy, kiết lỵ, cầm không cho ruột hư thoát, liễm Phế, sáp trường. Trị di tinh, ho lâu ngày, tim đau, bụng đau, các khớp xương đau (Bản Thảo Cương Mục). + Nướng mật có tác dụng giảm ho; Nướng dấm có tác dụng trị lỵ (Bản Kinh Phùng Nguyên). + Cố thận. Trị di tinh (Bản Thảo Tùng Tân). + Trị lỵ lâu ngày mà suy yếu, ruột xuất huyết, thoát giang, bụng đau, lưng đau, đới hạ, ho mạn tính, lao phổi, ho ra máu, suyễn (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). Liều dùng: 3~6g dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột làm hoàn, viên. Cấm kỵ: + Mới bị lỵ hoặc mới ho: không dùng ( Trấn Nam Bản Thảo). + Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: không dùng. Người suy yếu, chân khí suy mà có thực tà, con gái tuổi dậy thì, người gìa gan và thận suy: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị ho lâu ngày: Anh túc xác, bỏ gân, nướng mật, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước pha mật (Thế Y Đắc Hiệu Phương). + Trị lao, suyễn, ho lâu năm, mồ hôi tự ra: Anh túc xác 100g, bỏ đế và màng, sao với giấm, lấy 1 nửa. Ô mai 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g khi đi ngủ (Tiểu Bách Lao Tán Tuyên Minh Phương). + Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 cái, Ô mai nhục, Đại táo nhục đều 10 cái, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống ấm (Kinh Nghiệm Phương). + Trị lỵ: Anh túc xác (bỏ núm trên và dưới, đập dập, nướng với mật cho hơi đỏ), Hậu phác (bỏ vỏ, ngâm nước cốt gừng 1 đêm, nướng). 2 vị tán thành bột. Mỗi lần dùng 8~12g với nước cơm (Bách Trung Tán - Bách Nhất Tuyển Phương). + Trị lỵ lâu ngày: 1- Anh túc xác, nướng với dấm, tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 6~8g với nước sắc gừng ấm (Bản Thảo Cương Mục). 2- Anh túc xác 400g, bỏ màng, chia làm 3 phần: 1 phần sao với dấm, 1 phần sao với mật, 1 phần để sống. Tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Y Học Nhập Môn). + Trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Anh túc xác 20g, sao với giấm, tán nhỏ, lấy chảo đồng sao qua. Binh lang,20g, sao đỏ, nghiền nhỏ. Xích lỵ uống với mật ong, bạch lỵ uống với nang đường (Toàn Ấu Tâm Giám Phương). + Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, không muốn ăn uống, bạch lỵ: Anh túc xác (sao), Trần bì (sao), Kha tử (nướng, bỏ hạt), đều 40g Sa nhân, Chích thảo đều 8g. Tán bột. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Anh Túc Tán - Phổ Tế Phương). Tham khảo: + “Anh túc xác có tính thu liễm nên khí đi vào thận, rất thích hợp chữa bệnh ở xương (Dụng Dược Pháp Tượng). + “ Người đời nay bị ho, ho lao thường dùng Anh túc xác để chữa, bệnh kiết lỵ dùng vị này để cầm lỵ.Công hiệu chữa của Anh túc xác tuy nhanh nhưng giết người như gươm, vì vậy, phải cẩn thận. Lại cho rằng chữa ho không nên ngần ngại dùng Anh túc xác nhưng cần phải chữa gốc bệnh trước hết, còn Anh túc xác dùng sau cùng. Chữa lỵ cùng vậy, trước hết phải tán tà, hành trệ, há có thể dùng các thuốc Long cốt, Anh túc xác gây bế tắc đường ruột, làm cho tà khí được bổ thì bệnh càng nặng hơn, biến chứng mà kéo dài vậy”(Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di). + “Vương Thạc [Đức Phu] trong sách ‘Giản Dị Phương’ cho rằng Anh túc xác chữa lỵ công hiệu như thần, nhưng tính nó sáp qúa khiến người ta bị ói, vì vậy người ta sợ không dám dùng. Nếu dùng dấm và thêm Ô mai vào thì đúng cách, hoặc dùng chung với bài ‘Tứ Quân Tử Thang’ thì đặc biệt là không làm tắc dạ dầy hoặc gây rối loạn việc ăn uống mà được công hiệu như thần” (Bản Thảo Cương Mục). + “Anh túc xác được Giấm, Ô mai và Trần bì thì tốt” (Bản Thảo Cương Mục).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_7965.pdf
Tài liệu liên quan