Dùng thuốc tâm thần cho nữ

Nữ bị stress, mất ngủ, trầm cảm, tâm thần phân liệt nhiều hơn nam

do não có một số kết cấu riêng làm tăng tính trực giác, do trải qua nhiều

biến đổi sinh lý (kinh nguyệt), có thai, sinh nở, mãn kinh), do chịu nhiều

áp lực (vất vả trong nội trợ, nuôi con cái, phụng dưỡng cha mẹ). Vì vậy,

nữ có yêu cầu dùng thuốc tâm thần nhiều hơn song cũng do đặc điểm

trên mà việc dùng thuốc tâm thần cũng khó hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dùng thuốc tâm thần cho nữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dùng thuốc tâm thần cho nữ Nữ bị stress, mất ngủ, trầm cảm, tâm thần phân liệt… nhiều hơn nam do não có một số kết cấu riêng làm tăng tính trực giác, do trải qua nhiều biến đổi sinh lý (kinh nguyệt), có thai, sinh nở, mãn kinh), do chịu nhiều áp lực (vất vả trong nội trợ, nuôi con cái, phụng dưỡng cha mẹ). Vì vậy, nữ có yêu cầu dùng thuốc tâm thần nhiều hơn song cũng do đặc điểm trên mà việc dùng thuốc tâm thần cũng khó hơn. Thuốc tâm thần với nữ trong tuổi sinh đẻ Các loại thuốc tâm thần phải dùng theo đơn của bác sĩ Thuốc benzodiazepin: Gồm thuốc ngủ (estazolam, temazepam,fluazepam,triazoam, nitrtzepam, oxaepam, midazolam), thuốc giải lo âu lo âu hoảng sợ (alprazoam, bromazepam, clorazepat, chlordiazepoxid), thuốc trung gian (loraepam, diazepam). Chúng đều đi qua nhau thai, dùng kéo dài sẽ gây hạ huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, gây hạ thân nhiệt gây “hội chứng cai thuốc” ở trẻ sơ sinh, có thể gây dị tật cho thai (sứt môi, khuyết tật hệ thần kinh trung ương). Thuốc ngủ gây các tác dụng phụ này mạnh hơn các thuốc giải lo âu hoảng sợ. Ngay thuốc trung gian diazepam (seduxen) cũng có đủ các tác dụng phụ này. Cần hạn chế dùng khi có thai. Nếu vì không có thuốc thay thì chỉ dùng liều vừa đủ trong thời gian ngắn. Thuốc trầm cảm: Bệnh có nhiều dạng (trầm cảm, hưng trầm cảm, rối loạn ưu tư lan rộng, ám ảnh - bức bách) mức nặng nhẹ khác nhau ở từng người, ngay ở một người cũng thay đổi theo thời kỳ hay thời điểm trong ngày. Các chuyển biến sinh lý làm thay đổi dạng, mức bệnh. Dùng thuốc có khi dùng suốt đời, có khi từng đợt, cũng có khi khỏi hẳn sau một số đợt dùng. Ba nhóm thuốc trầm cảm đều có ảnh hưởng đến thai, đến trẻ bú mẹ. Nhóm trầm cảm 3 vòng: gồm rất nhiều chất, thường dùng amitriptylin, doxepin, imipramin. Chưa thấy gây dị tật thai song gây cho mẹ các triệu chứng kháng cholinergic (khô miệng, buồn nôn, táo bón, nhịp tim nhanh, hạ hay tăng huyết áp, tăng tiết mồ hôi phát ban nhức dầu chống mặt lú lẫn, nhìn mỡ, tăng áp lực nội nhãn,thay đổi đường huyết). Các tác dụng phụ này gây hại cho trẻ bú mẹ. Nhóm IMAO: thuốc tăng dẫn truyền thần kinh do ức chế MAO (monoamino- oxydase) nên chống được trầm cảm. Nhưng MAO lại nằm trong nhiều bộ phân nên việc ức chế MAO đến một mức nào đó sẽ có hại cho cơ thể. Ví dụ ức chế MAO sẽ làm giải phóng ra tyramin, chất này gây tăng huyết áp, nhức dầu dữ dội, thường sau 14 ngày mới có thể phục hồi. Những tác dộng này không lợi cho bà mẹ và thai. Nhóm ức chế thu hồi chọn lọc serotonin (SSRI): gồm các thuốc thường dùng (fluoxeti, parocetin, sertralin). Chưa thấy SSRI gây dị tật thai. Từ năm 2005 trở về trước, nhóm SSRI bao gồm cả paroxetin được cho là tương đối an toàn với thai. Cuối năm 2005 một nghiên cứu hậu mại của hãng sản xuất GSK và một nghiên cứu của Thụy Điển (Kallen BA) cho biết, nhiễm paroxetin (ví dụ: seroxat) liên quan với dị tật trong đó có dị tật tim mạch, thể tương đối nhẹ (khoảng 2%). Nhưng hai nghiên cứu cùng vào năm 2010 cũng của các tác giả Thụy Điển (Reis M Kalein B) và Hà Lan (Backker MA) thấy parocetin chỉ làm gia tăng không đáng kể dị tật tim mạch. Bình thường tỷ lệ dị tật trong cư dân không liên quan đến phơi nhiễm cũng đã từ 1 - 3% cho nên khó cho rằng peroxetin là nguyên nhân gây dị tật. Với những nghiên cứu mới này rõ ràng là việc dùng SSRI cho người mang thai có phần thuận lợi hơn. Tuy nhiên, paroxetin có gây nên hiện tượng quen thuốc (khi sinh ra trẻ dễ bị kích động, rối loan trương lực cơ, khó khăn khi bú sữa, rối loạn giấc ngủ, nôn mửa, có khi bị co giật, suy hô hấp); sertralin (ví dụ: Zoloft) có mối liên hệ với dị tật thoát vị rốn, thông vách tim; tất cả các SSRI còn còn gây một số tác dụng phụ như nhóm trầm cảm 3 vòng, có hại cho mẹ và trẻ bú mẹ. Cho nên, việc dùng SSRI cho người có thai vẫn cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ. Về nguyên tắc, “không dùng thuốc trầm cảm cho người có thai”. Người trầm cảm cũng có thể có thai và sinh con song chỉ vào thời điểm thích hợp (khi bệnh ổn định, tạm ngừng thuốc, thời gian tạm ngừng đủ dài để làm việc này). Nếu lỡ có thai khi trầm cảm thì thường dùng tâm lý liệu pháp, chỉ khi thất bại mới dùng thuốc, khi dùng thuốc cần chọn lựa cẩn thận (chọn thuốc ít hại thai, dùng với liều thời gian hạn chế ở mức vừa đủ hiệu lực). Thuốc tâm thần phân liệt: Thuốc tâm thần phân liêt phổ cập ở cộng đồng là chlopromazin. Khi dùng liều cao, kéo dài (nhất là trong đợt điều trị cấp ở bệnh viện), chlopromazin gây hiện tượng ngoại tháp (rối loạn vận động và phối hợp vận động, đi lại khó khăn, dễ bị té ngã, sờ vào vật gì cũng lóng ngóng, nhai chậm, nói chậm từng tiếng một không lưu loát...), thèm ăn, ăn nhiều, béo đến nứt da. Rất may, khi qua giai đoạn cấp, bệnh ổn định, dùng liều giảm dần, chỉ dùng liều cũng cố hay tạm ngừng thuốc thì các tác dụng phụ trên sẽ giảm, rồi mất hẳn. Nếu dùng vào 3 tháng cuối thai kỳ, thuốc gây hại thần kinh thai, gây ngoại tháp cho trẻ sơ sinh, các rối loạn này có khi được phục hồi nhưng có khi rất nặng. Thuốc tiết vào sữa gây hại cho trẻ. Người tâm thần phân liệt thường dùng thuốc điều trị và củng cố từng đợt rất dài. Người bị bệnh này cũng có thể có thai sinh đẻ nhưng chỉ khi thầy thuốc đã xác định bệnh ổn định, cho tạm ngừng thuốc. Thuốc chống động kinh: Động kinh liên quan đến nhiều chuyên khoa nhất là chuyên khoa khoa thần kinh, tâm thần. Tất cả các thuốc động kinh kể cả thuốc đang dùng phổ cập trong cộng đồng như carbamazepin đều gây hại thai, hại cho trẻ bú mẹ ở mức khác nhau. Tuy nhiên, khi đã bị động kinh thì nhất thiết phải dùng thuốc, nếu không cơn động kinh xẩy ra nhiều lần sẽ có hại về mặt tâm thần và thần kinh. Ngay cả khi lỡ có thai mà bệnh động kinh chưa ổn định, thầy thuốc vẫn chọn một thuốc thích hợp, cho dùng cẩn thận nhằm ngăn cơn động kinh vì nếu không như vậy, cơn động kinh xẩy ra sẽ hại cho mẹ và thai hơn. Người bị động kinh vẫn có thể có thai sinh ra con khỏe mạnh nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau: trước khi dùng thuốc động kinh phải kiểm tra chắc chắn là không có thai; trong thời gian dùng thuốc và sau khi tạm ngừng một tháng, phải dùng các biện pháp tránh thai hữu hiệu; chỉ nên có thai trong thời gian thầy thuốc xác định bệnh đã ổn định, cho tạm ngừng dùng thuốc; nếu lỡ có thai ngoài ý muốn thì thực hiện việc dùng thuốc có chọn lọc và hạn chế theo sự hướng dẫn theo dõi của thầy thuốc. Thuốc động kinh làm giảm hiệu lực thuốc ngừa thai uống (loại chứa estrogen + progesteron và loại chỉ có progesteron) nên khi chọn biện pháp ngừa thai hữu hiệu thì không chọn thuốc ngừa thai uống. Thuốc hướng tâm thần với nữ lớn tuổi Nữ vào thồi mãn kinh thường bị các “triệu chứng khó chịu” (cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm), giảm ham muốn tình dục, thay đổi về tâm lý, trầm cảm và các bệnh loãng xương, tim mạch. Những tác dụng phụ một số thuốc tâm thần ảnh hưởng không lợi đến các triệu chứng các bệnh này. Tỷ lệ bệnh tim mạch ở tuổi trưởng hành tuổi trung niên nữ thấp chỉ xấp xỉ bằng nam, nhưng đến tuổi mãn kinh lại cao hơn nam. Nếu người mãn kinh dùng liệu pháp thay thế hormon muộn (mãn kinh đã lâu, tuổi cao) kéo dài trên 5 năm thì nguy cơ bệnh tim mạch càng tăng. Thuốc trầm cảm (ba vòng, SSRI) gây một só triệu chứng kháng cholinergic (khô miệng, buồn nôn, táo bón, nhịp tim nhanh, hạ hay tăng huyết áp, tăng tiết mồ hôi phát ban nhức dầu chống mặt lú lẫn, nhìn mỡ, tăng áp lực nội nhãn, thay đổi đường huyết). Các tác dụng phụ này làm tăng các “triệu chứng khó chịu”, ảnh hưởng không lợi đến bệnh tim mạch. Do quá trình mang thai, sinh đẻ, nuôi con, nữ bị thiếu canxi (nguyên liệu tạo xương), do vào tuổi mãn kinh có sự sụt giảm estrogen (tác nhân giúp kiến tạo xương) nên nữ thường bị bệnh loãng xương cao hơn nam. Có khoảng 50- 60 % nữ bị bệnh loãng xương khi vào tuổi mãn kinh. Thuốc chống động kinh làm tăng enzym hydroxylase, oxylase ở gan, khiến cho vitamin D không chuyển thành dạng hoạt tính giúp cho việc hấp thu chuyển hóa canxi, nên gây hạ canxi - máu. Khi canxi - máu hạ, sẽ xảy ra quá trình tiêu hủy xương. Riêng phenobarbital còn ức chế quá trình lắng đọng canxi vào khung xương gây trở ngại cho việc tạo xương. Khi cần dùng thuốc chống động kinh lâu dài, phải chủ động bổ sung canxi, vitamin D dạng hoạt tính; định kỳ kiểm tra mức canxi, phospho, enzyme phophatase kiềm trong máu. Thuốc trầm cảm nhóm SSRI làm gảm mật độ xương (sau 3 năm dùng) là 0,82% cao gấp 2 lần thuốc trầm cảm 3 vòng là 0,47%. Cơ chế: chưa rõ. Nếu cần dùng thuốc trầm cảm thì chọn nhóm có tác dụng tương đương mà chưa chọn ngay nhóm SSRI. Khi cần phải dùng nhóm SSRI (trong trầm cảm ám ảnh bức bách) thì cần theo dõi cẩn thận, lúc bệnh ổn định có thể tạm ngừng thuốc (theo chỉ định của thầy thuốc). Do đặc điểm của nữ, yêu cầu dùng thuốc tâm thần nhiều hơn nhưng cũng khó hơn. Các thuốc tâm thần phải dùng theo đơn. Cần chấp hành đúng quy định này (kể cả với thuốc ngủ thuốc, giải lo âu hoảng sợ, có thể mua khá dễ dàng, do vấn đề quản lý chưa chặt).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdung_thuoc_tam_than_cho_nu_6536.pdf
Tài liệu liên quan