Dùng thuốc an thần chậm điều trị tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần rất nặng, được đặc trưng bởi

các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi.

Não sản xuất quá nhiều dopamin dễ dẫn tới bệnh tâm thần phân liệt.

Ngày nay người ta đã hiểu cơ chế của bệnh tâm thần phân liệt là do não

bệnh nhân sản xuất quá nhiều chất dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh. Do

vậy, tín hiệu thần kinh sẽ bị sai lệch khi truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào

thần kinh khác, từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh. Khi điều trị, thầy thuốc phải

dùng thuốc an thần để ức chế bớt lượng dopamin thừa. Khi liều thuốc an thầnđủ

để ức chế trên 65% số thụ cảm thể dopamin thì thuốc bắt đầu có tác dụng, các triệu

chứng của bệnh sẽ giảm dần. Nhưng nếu ngừng thuốc điều trị thì lượng dopamin

lại tăng lên, bệnh lại tái phát. Đó là lý do tại sao bệnh nhân tâm thần phân liệt

thường phải uống thuốc an thần suốt đời để điều trị.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dùng thuốc an thần chậm điều trị tâm thần phân liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dùng thuốc an thần chậm điều trị tâm thần phân liệt Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần rất nặng, được đặc trưng bởi các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi... Não sản xuất quá nhiều dopamin dễ dẫn tới bệnh tâm thần phân liệt. Ngày nay người ta đã hiểu cơ chế của bệnh tâm thần phân liệt là do não bệnh nhân sản xuất quá nhiều chất dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh. Do vậy, tín hiệu thần kinh sẽ bị sai lệch khi truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh. Khi điều trị, thầy thuốc phải dùng thuốc an thần để ức chế bớt lượng dopamin thừa. Khi liều thuốc an thần đủ để ức chế trên 65% số thụ cảm thể dopamin thì thuốc bắt đầu có tác dụng, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần. Nhưng nếu ngừng thuốc điều trị thì lượng dopamin lại tăng lên, bệnh lại tái phát. Đó là lý do tại sao bệnh nhân tâm thần phân liệt thường phải uống thuốc an thần suốt đời để điều trị. Nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt sau khi ra viện không chịu uống thuốc điều trị củng cố, nguyên nhân là: Phủ định bệnh: 97% số bệnh nhân tâm thần phân liệt không thừa nhận bệnh của mình. Nhiều bệnh nhân sau khi đã điều trị ổn định vẫn phủ định bệnh và không chịu uống thuốc. Cho rằng bệnh đã khỏi: đây là nguyên nhân phổ biến, bệnh nhân và gia đình họ cho rằng bệnh đã khỏi vì thế không cần phải uống thuốc điều trị củng cố nữa. Ở đây bác sĩ cũng có lỗi vì không phải ai cũng nói thẳng với bệnh nhân rằng họ cần uống thuốc suốt đời. Cho rằng thuốc độc hại, có nhiều tác dụng phụ, phác đồ điều trị quá phức tạp, tốn kém... Thật ra thuốc an thần không nhất thiết phải dùng loại đắt tiền mà vẫn đạt hiệu quả cao, an toàn và rất ít tác dụng phụ, có thể điều chỉnh tác dụng phụ của thuốc dễ dàng. Để chống tình trạng bỏ thuốc và tái phát bệnh, người ta thường sử dụng thuốc an thần chậm. Chỉ cần tiêm 2 - 4 tuần một lần, sau thời gian trên, cần tiêm lặp lại. Một số thuốc an thần chậm thường dùng. Haloperidol decanoat ống 1 ml có 50 mg thuốc dạng dầu. Cần lưu ý rằng trong những lần tiêm thuốc đầu tiên, bệnh nhân có thể có tác dụng ngoại tháp do thuốc gây ra. Để khắc phục tình trạng này nên cho bệnh nhân uống thêm trihex trong 10 ngày. Thường đến lần tiêm thứ 3 bệnh nhân đã quen thuốc thì không cần dùng thêm trihex nữa. Fluphenazin decanoat ống dạng dầu 1 ml chứa 25mg. Thuốc này được sử dụng tương tự haloperidol decanoat, nhưng liều dùng thường thấp hơn. Thuốc này có nhiều tác dụng ngoại tháp hơn haloperidol decanoat nên cần uống trihex trong 10 ngày mỗi lần tiêm. Sau khoảng 3 tháng dùng thuốc thì bệnh nhân cũng dung nạp tốt và không cần dùng trihex nữa. Nói chung, dù cho bệnh nhân uống thuốc an thần hay dùng thuốc tiêm tác dụng kéo dài thì bệnh nhân tâm thần phân liệt vẫn cần được điều trị củng cố bằng thuốc an thần suốt đời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdung_thuoc_an_than_.pdf
Tài liệu liên quan