Đúng -Sai về kinh nghiệm thai kì

Bụng cao hay thấp không liên quan đến giới tính của con

đâu mẹ nhé! (google image)

Ngay khi chiếc bụng bầu tròn xoe của mẹ nổi rõ sau lớp áo,

cả những người xa lạ nhất cũng muốn chia sẻ niềm vui và

đưa ra lời khuyên hay phỏng đoán về thai kỳ cho mẹ.Đôi

khi, những “kinh nghiệm dân gian” này lại khiến mẹ rất rối

trí, vậy mẹ nên tin vào điều gì đây?

Không phải mọi quan niệm xưa cũ từ thời các cụ đều sai,

dù rõ ràng là thời đó chưa có một chứng cứ khoa học nào

chứng thực cho những phỏng đoán này. Thật may là đến

nay, y học và khoa học hiện đại đã giúp xác thực chúng,

sau đây là những kinh nghiệm phổ biến nhất và lời giải cho

chún

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đúng -Sai về kinh nghiệm thai kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đúng - sai về kinh nghiệm thai kì Đôi khi, những “kinh nghiệm dân gian” này lại khiến mẹ rất rối trí, vậy mẹ nên tin vào điều gì đây? Bụng cao hay thấp không liên quan đến giới tính của con đâu mẹ nhé! (google image) Ngay khi chiếc bụng bầu tròn xoe của mẹ nổi rõ sau lớp áo, cả những người xa lạ nhất cũng muốn chia sẻ niềm vui và đưa ra lời khuyên hay phỏng đoán về thai kỳ cho mẹ. Đôi khi, những “kinh nghiệm dân gian” này lại khiến mẹ rất rối trí, vậy mẹ nên tin vào điều gì đây? Không phải mọi quan niệm xưa cũ từ thời các cụ đều sai, dù rõ ràng là thời đó chưa có một chứng cứ khoa học nào chứng thực cho những phỏng đoán này. Thật may là đến nay, y học và khoa học hiện đại đã giúp xác thực chúng, sau đây là những kinh nghiệm phổ biến nhất và lời giải cho chúng: Nếu mẹ bị ợ nóng trong thai kỳ, em bé sinh ra sẽ có nhiều tóc Điều này hóa ra lại đúng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins thực ra đã có ý muốn bác bỏ điều này nhưng kết quả thực nghiệm của nghiên cứu lại cho thấy những chứng cớ đáng ngạc nhiên ủng hộ cho quan niệm có vẻ hơi kỳ cục này. Có đến 82% thai phụ gặp vấn đề ợ nóng nghiêm trọng trong thai kỳ sinh ra những đứa bé nhiều tóc, trong khi đó, các bà mẹ ít hoặc không ợ nóng lại có những em bé với mái tóc thưa mỏng. Điều này dẫn đến một manh mối, đó là hormone gây ợ nóng ở thai phụ cũng kích hoạt mọc tóc ở bào thai. Nếu mẹ với tay cao qua đầu, em bé trong bụng sẽ bị dây rốn quấn cổ. Thật sai lầm! Mặc dù lời đồn đại này có thể giải thoát mẹ khỏi việc giặt giũ phơi phóng nhưng sự thực là nó chẳng liên quan gì đến thai kỳ và em bé của mẹ cả. Mẹ có thể vận động tay khá thoải mái (tất nhiên là là không quá sức) mà không làm ảnh hưởng xấu đến em bé. Vị trí dây rốn phụ thuộc vào chuyển động của thai nhi chứ không phải của mẹ. Tóm lại là, tay mẹ chẳng liên quan gì đến tử cung của mẹ cả! Mẹ mang thai không nên tiếp xúc với mèo. Chính xác! Ký sinh trùng toxoplasma trong phân mèo có thể gây hại cho em bé trong bụng mẹ, vì vậy mẹ nên tránh tiếp xúc với ổ mèo và đặc biệt là “hộp ị” của mèo. Nếu nhà mình có cả mèo cưng và một vườn rau tự trồng, tốt nhất nên rửa thật sạch rau củ quả hữu cơ từ vườn rau này để loại bỏ tác nhân có hại, bởi vì chú mèo tinh nghịch cũng có thể chạy nhảy vấy bẩn lên rau quả sau khi “đi vệ sinh” lắm chứ. Và hẳn một người yêu mèo như mẹ khó có thể cưỡng lại được việc nựng nịu hay vuốt ve chú miu một cái, vậy thì cho đến khi mẹ tự cách ly tạm thời được với mèo, hãy nhớ rửa tay sạch sẽ ngay sau khi chạm vào chú. Mẹ mang thai không nên tắm. Sai! Thật may là điều này sai, mẹ nhỉ? Tắm táp là liệu pháp dễ thương để xoa dịu các cơ bắp mệt mỏi của mẹ khi mang thai, nhưng lưu ý không nên tắm nước nóng mẹ nhé! Bởi vì khi nước tắm quá nóng, thân nhiệt của mẹ tăng và theo đó nhịp tim cũng tăng lên, điều này khiến lưu lượng máu đổ đến thai nhi cũng tăng theo và gây căng thẳng cho bé cưng. Vì vậy, hãy điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức vừa đủ dễ chịu (ấm nhưng không quá nóng), và kiểm tra nước trước khi tắm. Nếu mẹ thích ngâm bồn, nên để nhiệt độ nước mát hơn so với tắm vòi sen, do nhiệt độ nước bồn giải phóng nhiệt ra ngoài ít hơn so với nước phun từ vòi sen do vậy nhiệt độ tác động vào cơ thể mẹ sẽ cao hơn. Mẹ mang bầu bụng thấp sẽ đẻ con trai, và bụng cao sẽ sinh con gái. Không đúng đâu mẹ ạ! Chuyện mẹ mang bụng bầu thế nào phụ thuộc vào vóc người, trương lực cơ và tử cung của mẹ, cùng với vị trí của em bé bên trong chứ không liên quan gì đến giới tính của bé. Nếu mẹ có vóc dáng cao gầy, nhiều khả năng mẹ sẽ mang thai bụng cao; ngược lại nếu mẹ thấp và đậm người hơn, mẹ dễ mang thai bụng thấp hơn. Ngoài ra, nếu mẹ mang thai bé thứ hai hoặc đã qua nhiều lần sinh hơn, cơ bụng của mẹ đã giãn hơn và bụng bầu của mẹ cũng sẽ thấp hơn. Quan hệ tình dục ở cuối thai kỳ có thể thúc sinh. Điều này là có thể! Đó là lời khuyên chung cho những thai phụ cận kề ngày sinh hoặc những ai phải có biện pháp y tế để sinh nở muốn thử trợ sinh bằng cách kích thích tình dục. Điều này cũng phù hợp với một giả thiết khoa học khác: prostaglandin – một chất có trong tinh dịch khi kết hợp với hormone nữ sinh ra trong quá trình hưng phấn có thể dẫn đến co thắt mạnh. Đây có thể là một “trò bịp” nhỏ để thúc đẩy cơn chuyển dạ khi sinh nở và nó hầu như không gây hại đến em bé hay rủi ro cho thai kỳ. Vì vậy, mặc dù không phải bác sĩ nào cũng đồng tình về mối liên hệ giữa “chuyện ấy” và sinh nở, nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu đã đến ngày dự sinh, “chiêu” dỗ con ra đời này cũng thú vị đấy chứ? Theo Eva

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_6566.pdf
Tài liệu liên quan