Dùng Ðông dược mốc, rước bệnh trọng

Xét về nguồn gốc thì thuốc đông y là loại thuốc được

bào chế từ các bộ phận khác nhau của động -thực vật

dùng làm thuốc như rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, hạt. Vì

thế mà đa phần các loại đông dược này đều chứa các

chất hữu cơ nên đều là môi trường để nấm mốc sinh

tồn. Khi những đông dược này không được bảo quản

tốt thì sẽ làm xuất hiện những điều kiện tạo thuận lợi

cho nấm mốc hồi sinh từ bào tử như nhiệt độ cao, độ ẩm

lớn Nấm mốc ngay lập tức định cư và “mọc” thành

đám.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dùng Ðông dược mốc, rước bệnh trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dùng Ðông dược mốc, rước bệnh trọng Xét về nguồn gốc thì thuốc đông y là loại thuốc được bào chế từ các bộ phận khác nhau của động - thực vật dùng làm thuốc như rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, hạt. Vì thế mà đa phần các loại đông dược này đều chứa các chất hữu cơ nên đều là môi trường để nấm mốc sinh tồn. Khi những đông dược này không được bảo quản tốt thì sẽ làm xuất hiện những điều kiện tạo thuận lợi cho nấm mốc hồi sinh từ bào tử như nhiệt độ cao, độ ẩm lớn… Nấm mốc ngay lập tức định cư và “mọc” thành đám. Độc từ liều nhỏ nhất Loại nấm mốc thường gặp là nấm Acremonium và Aspergillus. Đây cũng là những loại nấm có thể gây bệnh. Đông dược mốc có hai tác hại: thứ nhất là bị giảm hoạt tính dược lý do thuốc bị nấm mốc phân huỷ. Thứ hai bị nhiễm thêm những độc tố khác do nấm mốc sinh ra. Một trong những độc tố đó là mycotoxin. Tác hại của những động dược mốc chính là những tác dụng độc học của những độc tố này do chúng tiết ra. Độc tố mycotoxin (độc tố nấm) độc đến mức chúng có thể gây tử vong. Ergot alkaloid do nấm Claviceps purpurea sản xuất. Chúng gây độc trên thần kinh, gây co giật cơ và gây co thắt các mạch máu. Chúng có thể gây ra co gấp các cơ chân tay, co rút co mặt, làm xuất hiện những cơn co giật trên toàn bộ cơ thể giống như động kinh. Các trichothecene thì lại gây độc trên hệ tiêu hoá, dẫn tới buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Chúng còn có khả năng gây ra biến đổi quá trình sinh học bên trong tế bào, làm rối loạn quá trình “chết tế bào theo chu trình”. Tế bào không bị chết theo kiểm soát của cơ thể mà cứ sinh sản vô độ, từ đó dẫn đến ung thư. Nhưng có lẽ độc nhất là các aflatoxin do nấm Aspergillus tạo ra. Có tất cả 6 loại aflatoxin, bao gồm B1, B2, G1, G2, M1 và M2. Bằng các thực nghiệm khoa học tỉ mỉ, người ta thấy aflatoxin có thể gây ra tử vong ở một liều độc cấp tính, là hoạt chất gây ra ung thư biểu mô trên động vật thực nghiệm và trên người. Đồng thời là tác nhân gây ra hàng loạt các bệnh không dễ chịu khác. Về nguy cơ gây ung thư thì aflatoxin là một độc chất có khả năng gây ung thư rõ rệt và điển hình. Thử nghiệm cho thấy chất này có thể gây ung thư gan, ung thư đường tiêu hoá. Nếu bị nhiễm aflatoxin qua đường tiêu hoá thì chỉ cần với nồng độ 50µg/kg, sau hơn 1 tháng bệnh ung thư sẽ xuất hiện. Ung thư ở đây là dạng ung thư biểu mô như ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày… Mặc dù có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng cơ chế được công nhận nhiều nhất là do aflatoxin gây đột biến AND và gây hoạt hoá những gen ung thư trong cơ thể. Cần bảo quản tốt đông dược tránh bị mốc. Chưa hết, aflatoxin còn gây ra các bệnh khác của cơ thể. Chúng gây tổn thương tế bào gan dạng hoại tử dẫn tới viêm gan, nặng sẽ phát triển thành xơ gan. Aflatoxin còn có thể gây giảm khối lượng gan, lách, tuyến ức. Đây là những cơ quan chứa nhiều tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch cho nên thường được gọi là những cơ quan miễn dịch. Vì thế mà aflatoxin có khả năng làm giảm sức miễn dịch của cơ thể. Trên chuyển hoá bilirubin, aflatoxin gây ức chế quá trình kết hợp của bilirubin tại gan dẫn đến chứng tăng bilirubin máu, vàng da vàng mắt. Điều cần lưu ý ở đây, sau khi đông dược bị nhiễm mốc, những độc tố do chúng tiết ra tồn tại rất lâu và ở cả những nhiệt độ rất cao (phải gần 300oC nó mới bị phân hủy). Vì thế nếu chỉ sử dụng phương pháp sắc uống thông thường thì chưa thể phá huỷ hoàn toàn những độc tố chết người này. Do vậy, một lời khuyên tốt nhất khi sử dụng đông dược trị bệnh là cần thận trọng. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Đông dược Khi sử dụng Đông dược điều trị, cả thầy thuốc và bệnh nhân cần sử dụng thuốc rõ nguồn gốc để đảm bảo chất lượng. Không vì giá rẻ mà chúng ta sử dụng những thuốc được chế biến sơ sài, không đúng quy trình. Xung quanh chúng ta, luôn có những sinh vật ký sinh như nấm mốc tồn tại. Dù chúng ta có đóng kín cửa thế nào thì cũng không thể tránh khỏi nhiễm nấm mốc vì những bào tử nấm rất nhỏ, rất nhẹ có thể di chuyển, bay lơ lửng trong không trung. Chúng luôn tồn tại bên chúng ta và trực Khi sử dụng những thuốc đông y được bào chế dưới dạng bao gói hộp, chúng ta phải chú ý các thông số về tiêu chuẩn chất lượng như hạn sử dụng, bao gói thủng hay không thủng, hộp thuốc phồng hay không phồng. Khi bao gói có dấu hiệu bị thủng, hộp thuốc đã bị phồng thì có nghĩa là đã có nấm mốc định cư. Chúng ta không nên sử dụng những loại thuốc này. Khi sử dụng đông dược dưới dạng thang thuốc thông thường chúng ta phải quan sát mầu sắc của thuốc. Không sử dụng thuốc có dấu hiệu biến đổi màu, có màu xanh màu xám hay mầu vàng thành từng đám không trùng màu với màu của thuốc, không sử dụng những thuốc ẩm, mềm hay có mùi khó chịu. Khi thuốc có mùi lạ, thuốc có màu bị biến đổi có nghĩa là đã có nguy cơ bị nhiễm nấm mốc. Dù chỉ một góc của thang thuốc “nhìn” thấy là nhiễm nấm mốc thì không thể khẳng định được những phần còn lại là an toàn. Do vậy, chúng ta cũng không nên sử dụng những loại thuốc này. chờ cơ hội để xâm nhập và phát triển. Chỉ cần có hợp chất hữu cơ cộng với những điều kiện thuận lợi thì ngay lập tức chúng tái sinh. BS. Cao Hồng Lâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15_1943.pdf
Tài liệu liên quan