Đầu tiên, chúng ta hãy nói về cách mà các nhà quản lý và CEO của các
doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon – New York thể hiện thương hiệu
của họ trong và sau khi sự kiện 11-9 xảy ra.
Thị trưởng New York – Rudolph Giuliani đã có mặt khắp mọi nơi, ông
đã có măt tại Tòa Nhà Thương Mại Thế Giới từ khi chiếc máy bay đầu
tiên đâm vào, ẩn núp khi tòa nhà thứ hai đổ sụp và luôn thông báo đầy
đủ thông tin cho dân chúng biết, chuẩn bị dự báo thiệt hại sau đợt khủng
bố, gặp gỡ cảnh sát và lính cứu hỏa và an ủi những cá nhân và gia đình
gặp nạn. Sau một năm chịu áp lực không ngừng với công chúng và dư
luận, ông đã trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời trước mọi thử thách của
New York. Với tính nhân bản, quan tâm an ủi và luôn thông báo đầy đủ
thông tin đến công chúng, ông đã giành được sự tín nhiệm và cảm mến
của những người dân New York vốn không thích ông trước đây
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đừng mơ ước trở thành nhà quản lý tốt nếu bạn không tạo được thương hiệu cho chính mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đừng mơ ước trở thành nhà quản lý tốt nếu bạn
không tạo được thương hiệu cho chính mình…
Đầu tiên, chúng ta hãy nói về cách mà các nhà quản lý và CEO của các
doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon – New York thể hiện thương hiệu
của họ trong và sau khi sự kiện 11-9 xảy ra.
Thị trưởng New York – Rudolph Giuliani đã có mặt khắp mọi nơi, ông
đã có măt tại Tòa Nhà Thương Mại Thế Giới từ khi chiếc máy bay đầu
tiên đâm vào, ẩn núp khi tòa nhà thứ hai đổ sụp và luôn thông báo đầy
đủ thông tin cho dân chúng biết, chuẩn bị dự báo thiệt hại sau đợt khủng
bố, gặp gỡ cảnh sát và lính cứu hỏa và an ủi những cá nhân và gia đình
gặp nạn. Sau một năm chịu áp lực không ngừng với công chúng và dư
luận, ông đã trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời trước mọi thử thách của
New York. Với tính nhân bản, quan tâm an ủi và luôn thông báo đầy đủ
thông tin đến công chúng, ông đã giành được sự tín nhiệm và cảm mến
của những người dân New York vốn không thích ông trước đây.
Trong khi đó, theo như điểm tin của tạp chí Fortune, một Giám Đốc điều
hành của một doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon, sau khi chạy ra khỏi
văn phòng làm việc khi tai họa xảy ra, đã bặt tăm trong 2 ngày liền. Và
sau khi trở về đã làm một buổi diễn văn nhỏ về sự kiện ngày 11-9, với
lời biện hộ cho sự trốn tránh của ông ta rằng, ông ta “không muốn giả vờ
làm người cố vấn tinh thần cho ai cả”. Thật khó mà nghĩ rằng vị Giám
đốc này có thể giành được sự tín nhiệm và yêu mến của nhân viên ông
ta.
Vượt qua được những thời kỳ gian khó về kinh tế, quốc tế hoặc những
khủng hoảng, niềm tin sẽ được củng cố bằng tính kiên định, tính trung
thực được thể hiện qua lời nói và hành động. Đó là nguyên tắc quản lý
khủng hoảng số 1. Nhưng cũng cần đặt câu hỏi: nhà lãnh đạo cần xem
xét như thế nào là một khủng hoảng đích thực để ông ta khám phá, nhận
diện và hành động trung thực dựa trên những giá trị cốt lõi của ông ta?
Trải qua những thời điểm tốt và xấu, nhà lãnh đạo cần tạo dựng được
cho mình một thương hiệu mạnh cho bản thân. Trước hết hãy tự định
nghĩa mình và thể hiện trung thực điều đó bằng những hành động, và
điều này đã được các nhà lãnh đạo kinh doanh tốt nhất hiểu được, cho dù
họ có làm được hay không. Bên cạnh đó, khả năng xây dựng và chứng
minh cho người khác thấy một thương hiệu bản thân thật thuyết phục sẽ
trở thành một nhân tố thành công trong nghề nghiệp, cho dù bạn mới bắt
đầu hay đã trải nghiệm hoặc đã phát triển tốt nghề nghiệp của mình.
Vậy phải làm thế nào để một người có thể bắt đầu xây dựng cho mình
một thương hiệu. Những nguyên tắc dưới đây có thể giúp bạn – và cũng
là nguyên tắc đã sử dụng xây dựng thương hiệu các ngành nước uống, ô
tô hoặc dịch vụ công nghệ. Các nguyên tắc như sau: hãy nhận diện điểm
mạnh và năng khiếu của mình và nghĩ cách tốt nhất bạn có thể làm để
liên kết được với mọi người. Sau đó, hãy cân nhắc nhu cầu mong muốn
của khách hàng mục tiêu của bạn, nhận dạng những giá trị mà bạn có thể
đáp ứng cho những nhu cầu và mong muốn này, và rồi hãy chọn kênh
truyền thông mà bạn cho là có thể ảnh hưởng tốt nhất đến tâm trí của họ.
Điều quan trọng nhất là phải đo được khoảng cách giữa bạn và thương
hiệu của bạn, để rồi từ đó tập trung thời gian và nguồn lực để rút ngắn
khoảng cách đó lại.
Trước tiên, thương hiệu của bạn cần phải có một diện mạo lý tính, tức là
thương hiệu đó phải hứa hẹn bạn là người mang lại sự thành công và sẽ
đạt được những mục tiêu như: làm lợi nhuận tăng lên, tung một loạt sản
phẩm mới ra thị trường rất thành công, hoặc cắt giảm được nhiều chi
phí. Và thương hiệu của bạn cũng thể hiện được những điều khó nắm bắt
được, khó xây dựng được, chẳng hạn như tạo ra những giá trị vô hình
hay lợi ích cảm tính như: tạo ra một tầm nhìn gây cảm hứng, một nhà
truyền thông tài ba hay chỉ đơn giản là một nhà lãnh đạo có phong thái
tự tin và cuốn hút.
Nhưng cũng đừng nhầm lẫn. Đó là khi nói về lợi ích cảm tính được
mang đến từ thương hiệu của bạn, giúp bạn không đơn giản chỉ là một
người biết kinh doanh, mà chính là bạn được nhìn nhận như một nhà
lãnh đạo thực thụ
Một thương hiệu cá nhân sẽ thất bại nếu chủ nhân của nó chỉ muốn nhấn
mạnh bản chất cảm tính hay lý tính một cách riêng biệt. Chúng phải
được song hành. Uy tín của bạn được tạo dựng nên từ những kỹ năng
xuất chúng mang tính chất lý tính, và lợi ích cảm tính sẽ mở rộng thêm
giá trị mà bạn đã đem lại. Nếu chỉ xây dựng kỹ năng, thương hiệu của
bạn sẽ sớm rơi vào tình trạng giống như hàng hóa. Bạn có thể kê lên
bảng chấm điểm từng thuộc tính và sẽ trở nên chậm chạp kém linh hoạt
nếu thị trường hay ngành đi theo hướng chống lại bạn.
Chúng ta đã từng chứng kiến bao nhiêu trường hợp nan giải, đã loay
hoay trong 1 cái vòng lẩn quẩn khi đã lên được đến đỉnh, chỉ vì dựa vào
những kỹ năng lý tính, từ những ngành như tài chính đến tư vấn,
marketing? Tôi lấy một ví dụ, Douglas Ivester tại Coca Cola, khi còn là
trợ lý thứ hai của Tổng Giám Đốc Điều Hành Roberto Goizueta, anh đã
tạo được những thành quả hoạt động đáng nể. Thế nhưng chiếc ghế CEO
đối với anh ta còn nhiều dấu hỏi?? Anh ta đã làm việc hết mình, nhưng
không bao giờ nhận ra khoảng cách trong thương hiệu riêng của anh ta
và không bao giờ có thể xây dựng được cho mình một phong cách quản
lý riêng biệt. Trong thời gian tại nhiệm với vị trí CEO, với phong cách
quản lý của anh ta cộng với những khó khăn hiện tại của Coke đã làm
giảm giá trị của công ty đến hàng tỉ đô la. Với hàng loạt vấn đề về chủng
tộc xảy ra khi launching sản phẩm ở Bỉ đã làm cho Douglas mất những
phiếu tín nhiệm tại Coca Cola, và vì thế anh ta đã từ bỏ vị trí mà anh ta
hằng mong muốn. Từ góc nhìn của một nhà kinh doanh, thời gian thật là
kỳ diệu, theo thời gian doanh thu của Coca-Cola tăng lên. Thế nhưng với
góc nhìn về thương hiệu, cả công ty và Ivester nhận ra rằng thương hiệu
của anh ta đã không mang lại những giá trị cảm tính. Và Coca-Cola hiểu
rằng, khái niệm thương hiệu có thể áp dụng với những nhân viên của họ,
chứ không chỉ áp dụng được cho sản phẩm của họ.
Ngược lại, Warren Buffet lại đi theo con đường tạo ra thương hiệu lý
tính là một nhà đầu tư rất thành công đồng vốn của mình, ông đã tạo ra
được một chân dung rõ ràng và vững chắc về mình với những người
bình thường nhất (Đừng quan tâm đến việc ông ấy là một trong những
người giàu nhất thế giới). Ông nuôi dưỡng thương hiệu của mình bằng
sự hứa hẹn những thành quả của quá trình làm việc và thực hiện mức độ
tăng trưởng đáng thèm muốn của Berkshire Hathaway trong năm năm.
Không những thế, ông đã thực hiện những giá trị cảm tính thích hợp dựa
vào những hành động vững chắc và mức độ trung thành của những
người tín nhiệm ông. Trong những năm gần đây, Warren là người lên
tiếng chỉ trích mức lương quá cao đối với các CEO (lương của ông là
$100,000/năm), và ông cũng lên tiếng chỉ trích cách tính các giá trị thực
không ổn như giá trị đầu tư, chẳng hạn như cách tính chi phí bao bì tồn
quá rộng rãi. Mr. Buffet đã là một thương hiệu hòan chỉnh, và hơn thế
nữa, ông đã duy trì được nó qua nhiều thập kỷ một cách thật ấn tượng.
Về những hoạt động gần đây, ông đã thẳng thắn mô tả những đụng chạm
chính trong công việc kinh doanh, trong khi vẫn tự tin vạch ra một chiến
lược dài hạn rất logic cho mình.
Từ khóa cho cả bài này là : tính ổn định. Khi xây dựng một thương hiệu
cho bạn hoặc cho sản phẩm của bạn, hãy nhớ chứng minh cho cả những
quan hệ bên ngoài lẫn bên trong tính ổn định của bạn. Điều rất quan
trọng đối với một nhà lãnh đạo là: phải nhận ra những gì họ nói và
những gì họ làm là đồng nhất hay ngược lại với thương hiệu của họ. Với
những mặt hàng tiêu dùng, thương hiệu riêng là một chuỗi mong đợi và
kết hợp để phát triển và mang lại lợi ích theo thời gian. Nhà lãnh đạo
tuyệt vời phải ý thức điều này, và không chỉ chú ý phát triển thương hiệu
riêng, mà còn phải biết sử dụng nó đồng nhất trong từng mối quan hệ, và
hãy sử dụng điều này làm kim chỉ nam cho mình.
Theo marketingprofs.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dung_mo_uoc_tro_thanh_nha_quan_ly_tot_neu_ban_khong_tao_duoc_thuong_hieu_cho_chinh_minh_4943.pdf