Mất dung dịch là một trong những sựcốtrầm trọng và tốn kém chi phí để khắc phục nhất trong công tác khoan. Mất dung dịch có thểxảy ra tại bất kì độsâu nào khi khoan bằng dung dịch thường hoặc dung dịch làm nặng.
Cần phân biệt hiện tượng mất dung dịch với hiện tượng thải nước.
Các thí nghiệm đã chứng minh rằng hiện tượng mất toàn bộdung dịch chỉ xảy ra khi có sựhiện diện của khe nứt, lỗhổng. Đối với đất đánguyên khối, độthấm tối thiểu đểxảy ra hiện tượng mất toàn bộdung dịch là 300 darcy.
Chất lượng trám ximăng kém cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng mất dung dịch.
22 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dung dịch khoan trong điều kiện phức tạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4
DUNG DỊCH KHOAN
TRONG ĐIỀU KIỆN PHỨC TẠP
4-2
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
NỘI DUNG
I. MẤT DUNG DỊCH
II. SẬP LỞ THÀNH LỖ KHOAN
III. DẦU, KHÍ, NƯỚC VÀO LỖ KHOAN
IV. KẸT DỤNG CỤ KHOAN
4-3
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Mất dung dịch là một trong những sự cố trầm trọng và tốn kém chi phí để
khắc phục nhất trong công tác khoan. Mất dung dịch có thể xảy ra tại bất kì
độ sâu nào khi khoan bằng dung dịch thường hoặc dung dịch làm nặng.
Cần phân biệt hiện tượng mất dung dịch với hiện tượng thải nước.
Các thí nghiệm đã chứng minh rằng hiện tượng mất toàn bộ dung dịch chỉ
xảy ra khi có sự hiện diện của khe nứt, lỗ hổng. Đối với đất đá nguyên khối,
độ thấm tối thiểu để xảy ra hiện tượng mất toàn bộ dung dịch là 300 darcy.
Chất lượng trám ximăng kém cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng
mất dung dịch.
4-4
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Trong quá trình khoan có sử dụng dung dịch, cột dung dịch trong lỗ khoan sẽ
tạo nên áp lực thủy tĩnh. Áp lực này hướng vào các lớp đất đá trên thành lỗ
khoan. Bản thân mỗi lớp đất đá khoan qua hay các vỉa dầu và khí lại có áp
lực vỉa tương ứng. Như vậy, trong hệ thống lỗ khoan và vỉa có hai loại áp lực
và tùy theo chênh lệch giữa chúng mà điều kiện khoan có thể bình thường
hay phức tạp.
Áp lực thủy tĩnh của cột dung dịch khoan có thể tính bằng công thức:
Ptt = 0.052γH
trong đó: Ptt – áp lực thủy tĩnh cột dung dịch, psi
γ – tỉ trọng dung dịch
H – chiều cao cột dung dịch, ft
4-5
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Nếu áp lực thủy tĩnh không cân bằng với áp lực vỉa thì sẽ gây nhiều khó khăn
cho công tác khoan. Có hai trường hợp:
- Áp lực thủy tĩnh > áp lực vỉa: dung dịch sẽ đi vào vỉa theo các khe nứt,
hang hốc của đất đá gây nên hiện tượng mất dung dịch. Mực dung dịch trong
lỗ khoan sẽ hạ xuống, áp lực thủy tĩnh giảm, kéo theo hiện tượng sập lở
thành lỗ khoan phía trên cột dung dịch.
- Áp lực thủy tĩnh < áp lực vỉa: các lớp đất đá liên kết yếu do có áp lực vỉa
lớn sẽ sập xuống dưới đáy lỗ khoan. Dầu, khí hay nước sẽ xâm nhập vào lỗ
khoan làm thay đổi dần tính chất của dung dịch, có khi đẩy dung dịch ra khỏi
lỗ khoan và phun lên bề mặt.
Trong thực tế, để đảm bảo an toàn cho công tác khoan, cần thiết kế để chênh
lệch áp suất trong khoảng 300 – 500 psi.
4-6
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Chênh lệch giữa áp lực vỉa và áp lực thủy tĩnh càng lớn thì sự phức tạp
trong quá trình khoan càng nhiều, đôi khi không thể tiến hành khoan.
Khi áp lực thủy tĩnh cân bằng với áp lực vỉa thì quá trình khoan tiến hành
bình thường, dung dịch chỉ bị giảm đi do chất lỏng bị lọc ra từ dung dịch
hay mất mát tự nhiên. Các ảnh hưởng xấu của hiện tượng dầu, khí hay
nước vào lỗ khoan cũng không xảy ra.
N.I.Sasov đã đề nghị đánh giá điều kiện khoan bằng trị số áp lực tương
đối trong hệ thống lỗ khoan – vỉa. Trị số này là tỉ số giữa áp lực vỉa và áp
lực thủy tĩnh của cột dung dịch trong lỗ khoan:
v
td
tt
PP
P
=
4-7
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
So sánh trị số áp lực tương đối Ptd với tỷ trọng γ của dung dịch, người ta
có một số kết luận thực tế sau:
9 Nếu γ >> Ptd : có thể xảy ra hiện tượng mất dung dịch hoàn toàn, dẫn tới sập
lở các lớp đất đá nằm trên.
9 Nếu γ > Ptd : có thể xảy ra hiện tượng mất dung dịch.
9 Nếu γ < Ptd : có thể xảy ra hiện tượng dầu, khí, nước vào lỗ khoan.
9 Nếu γ << Ptd : dầu, khí nước sẽ tràn ra miệng lỗ khoan và có thể phun lên bề
mặt. Trong trường hợp này hiện tượng sập lở xảy ra một cách dễ dàng nếu
các lớp đất đá kém bền vững.
9 Nếu γ ≈ Ptd : trong hầu hết các trường hợp, việc khoan tiến hành bình thường.
4-8
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
1.1. Nguyên nhân và phân loại hiện tượng mất dung dịch
a. Nguyên nhân
Bao gồm nguyên nhân địa chất và nguyên nhân về quy trình kỹ thuật.
Tùy từng trường hợp mà nguyên nhân của hiện tượng mất dung dịch có
thể khác nhau nhưng nói chung, hiện tượng mất dung dịch khi khoan xảy
ra do áp lực thủy tĩnh vượt quá áp suất vỉa, tức là:
Ptt > Pv
Khi ở trạng thái tĩnh, trong lỗ khoan có đầy dung dịch thì sự cân bằng tĩnh
của hệ thống lỗ khoan – vỉa được biểu diễn bằng đẳng thức:
Pv = Ptt
4-9
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Trong quá trình dung dịch tuần hoàn trong lỗ khoan, sự cân bằng động được
thiết lập và có thể biểu diễn như sau:
Ptt + Pct = Pv + Pcc
trong đó:
Pct – tổn thất thuỷ lực khi dung dịch đi lên trong vành xuyến
Pcc – tổn thất thủy lực khi dung dịch đi vào các tầng mất dung dịch
Trạng thái cân bằng động này bị phá vỡ, dung dịch đi vào các khe nứt, hang
hốc của đất đá khi áp lực của dung dịch lớn hơn áp lực vỉa, nghĩa là phải có
sự chênh lệch áp lực giữa lỗ khoan và tầng mất dung dịch.
Sự chênh lệch này có thể biểu diễn như sau:
∆P = Ptt + Pct – Pv – Pcc 4-10
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Tùy theo trị số của áp lực chênh lệch này mà quyết định mức độ mất dung
dịch nhiều hay ít. ∆P càng lớn khi Ptt càng lớn và Pv càng nhỏ. Vì vậy tất cả
các nguyên nhân làm tăng Ptt và làm giảm Pv sẽ đều dẫn đến mức độ mất
dung dịch tăng lên. Có hai nhóm nguyên nhân:
Nguyên nhân địa chất
- Là yếu tố chính gây ra hiện tượng mất dung dịch.
- Trong các lớp đất đá thường có các khe nứt, lỗ hổng hay các kênh rãnh có cấu
tạo và kích thước rất khác nhau. Mức độ mất dung dịch sẽ phụ thuộc vào các
tính chất cơ học của chúng.
- Đất đá có lỗ hổng càng nhiều, độ rỗng lớn thì mức độ mất dung dịch càng tăng.
- Đất đá cứng ít lỗ hổng hơn đất đá mềm, bở rời. Vì vậy khi khoan qua các lớp đất
đá macma, hiện tượng mất dung dịch ít xảy ra hơn khi khoan qua các lớp trầm
tích.
4-11
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Độ rỗng của một vài loại đất đá như sau:
7,7 – 37,2Đá phấn
4,8 – 28,28Cát kết
0,53 – 13,96Đá vôi, đá hoa, dolomit
1,32 – 3,96Thạch cao
0,84 – 1,13Diabaz, gabro, thạch anh
0,37 – 1,85Granit
0,63 – 1,28Bazan
Độ rỗng (%)Loại đá
4-12
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Biết được lỗ hổng của đất đá ở lỗ khoan người ta có thể xác định được mức
độ mất dung dịch, và trên cơ sở đó đề ra phương pháp khắc phục thích hợp.
Có 4 loại thành hệ dễ dẫn tới hiện tượng mất dung dịch:
– Thành hệ có hang động karstơ và khe nứt mở
– Thành hệ gần bề mặt, chứa nhiều hạt thô và có độ thấm cao
– Thành hệ có khe nứt tự nhiên
– Thành hệ dễ tạo khe nứt
4-13
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Thành hệ có hang động karstơ và khe nứt mở
- Hang động karstơ tạo thành do sự hòa tan của đá vôi, đá phấn, thạch cao,
dolomit, đá hoa… dưới tác dụng của nước. Đôi khi hang karstơ có kích thước
rất lớn, chứa nước, các vật liệu xốp hoặc rỗng hoàn toàn.
- Hang karstơ có thể dự đoán trước nhờ vào tài liệu địa chất khu vực.
- Khi khoan vào hang karstơ, mất dung dịch xảy ra đột ngột và có thể kèm theo
hiện tượng “sụt” cần khoan.
- Mất dung dịch khi khoan vào hang karstơ có thể sẽ gây sập lở, kẹt cần khoan
và phun trào từ các thành hệ bên trên.
Khắc phục
- Ngừng bơm dung dịch khỏi vành xuyến, bổ sung liên tục lưu lượng nhỏ dung
dịch vào vành xuyến – chế độ khoan không tuần hoàn dung dịch (khoan mù).
- Bơm nước vào cần khoan để làm mát choòng và đẩy hạt cắt vào lỗ hổng.
- Khi khoan tới đá cứng, tiến hành chống ống và trám ximăng chân đế.
Sau đó trám ximăng bên trên vùng mất dung dịch.
4-14
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Thành hệ gần bề mặt, chứa nhiều hạt thô và có độ thấm cao
- Thường có dị thường áp suất, độ thấm thay đổi đáng kể.
- Theo kinh nghiệm, để dung dịch đi qua, độ mở của thành hệ phải lớn hơn 3
lần đường kính hạt lớn nhất chiếm đa số trong dung dịch.
Khắc phục
- Giảm tỷ trọng của dung dịch tới mức tối thiểu, có thể dùng dầu.
- Dùng lưới rây cỡ nhỏ để giảm lượng hạt rắn kích thước lớn trong dung dịch.
- Nếu tỷ trọng dung dịch không thể giảm được nữa mà hiện tượng mất dung
dịch vẫn tiếp diễn, có thể tăng độ nhớt của dung dịch bằng vôi hoặc ximăng.
4-15
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Thành hệ có khe nứt tự nhiên
- Trong một số trường hợp, các khe nứt tự nhiên không có tính thấm ở điều
kiện thường. Tuy nhiên, khi áp suất đạt giới hạn, khe nứt sẽ mở và gây mất
dung dịch.
- Khi khe nứt đã mở, dung dịch vào khe nứt với lưu lượng lớn có thể làm rộng
thêm khe nứt. Mặc dù sau đó áp suất giảm, khe nứt có thể không đóng lại
hoàn toàn và vẫn tiếp tục gây mất dung dịch.
Khắc phục
- Duy trì tỷ trọng dung dịch ở mức tối thiểu.
- Trong một vài trường hợp, dùng phụ gia tăng độ nhớt hoặc nước có thể giảm
thiểu hiện tượng mất dung dịch.
- Có thể giảm chi phí khắc phục bằng cách dùng các dung dịch rẻ tiền.
4-16
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Thành hệ dễ tạo khe nứt
- Nguyên nhân chủ yếu do gia tăng áp suất đột ngột ở đáy giếng.
- Các mảnh cắt tích tụ hoặc sét trương nở có thể bịt kín hoặc thu nhỏ khoảng
không vành xuyến, gây gia áp tại đáy giếng.
Khắc phục
- Kiểm soát thao tác khoan chặt chẽ để tránh gia áp khi nâng hạ bộ khoan cụ.
- Khi đã xuất hiện mất dung dịch, ngừng khoan và tiến hành chờ (6-12 giờ).
- Sau đó tiến hành khoan lại cẩn thận.
Trong nhiều trường hợp, thành hệ dễ tạo khe nứt sau khi đã “no” dung
dịch sẽ trở nên vững chắc hơn, có thể dùng dung dịch tỷ trọng lớn mà
không bị mất dung dịch nữa.
4-17
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Nguyên nhân về quy trình kỹ thuật
Các nguyên nhân về quy trình kỹ thuật là tất cả các hiện tượng có thể dẫn
đến sự tăng áp lực đối với các lớp đất đá khoan qua. Khác với các nguyên
nhân về địa chất, nguyên nhân về quy trình kỹ thuật có thế tránh được bằng
cách kiểm tra, quan sát chế độ kỹ thuật khoan.
Các yếu tố chính của nguyên nhân về quy trình kỹ thuật là:
– Khối lượng và chất lượng dung dịch không thích hợp.
– Chế độ khoan không hợp lý.
– Sai sót trong nâng thả dụng cụ khoan.
– Áp lực máy bơm tăng do tiết diện cần khoan hoặc vành xuyến bị thu hẹp.
4-18
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Khối lượng và chất lượng dung dịch không thích hợp
– Lượng dung dịch ít quá sẽ không đưa hết được mùn khoan lên mặt đất, tỷ
trọng của dung dịch tăng lên do lẫn nhiều mùn khoan, làm tăng P, nghĩa là
càng tăng khả năng xảy ra hiện tượng mất dung dịch.
– Chất lượng dung dịch không thích hợp sẽ dẫn đến hiện tượng mất dung dịch.
Các thông số của dung dịch như tỷ trọng, độ nhớt và ứng suất trượt tĩnh nếu
không phù hợp sẽ làm tăng P và dẫn đến mất dung dịch.
Chế độ khoan không hợp lý
- Nếu tăng tốc độ quay của dụng cụ phá đá thì mùn khoan trong dung dịch càng
nhiều, đồng thời chúng phải được đưa lên mặt đất nhanh hơn.
- Để đưa mùn khoan lên bề mặt, phải tăng lưu lượng dung dịch bằng các tăng
công suất bơm. Áp lực gia tăng từ máy bơm sẽ truyền xuống lỗ khoan, tạo áp
suất dư gây mất dung dịch.
4-19
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Sai sót trong nâng thả dụng cụ khoan
– Hạ bộ dụng cụ khoan quá nhanh sẽ gây gia áp tại đáy giếng. Cột dung dịch
trong lỗ khoan dâng lên cũng làm tăng áp lực thủy tĩnh, gây mất dung dịch.
– Nâng bộ dụng cụ khoan lên đột ngột gây sụt áp tại đáy giếng. Chênh lệch áp
suất cục bộ gây sụp lở, tạo điều kiện cho hiện tượng mất dung dịch.
Áp lực máy bơm tăng do tiết diện cần khoan hoặc vành xuyến bị thu hẹp
– Mất dung dịch cũng có thể xảy ra do tạo thành các “nút” trong dụng cụ khoan
hay tiết diện khoảng không vành xuyến bị thu hẹp, làm tăng áp lực máy bơm.
Có thể phòng tránh hiện tượng mất dung dịch bằng cách sử dụng các biện
pháp ngăn ngừa, tăng cường giám sát và theo dõi trong quá trình khoan.
4-20
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
b. Phân loại
– Chưa có một chỉ tiêu thống nhất về phân loại mức độ mất dung dịch.
– Mức độ mất dung dịch phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thấm qua của
vỉa, điều kiện thế nằm, cấu tạo và áp lực của vỉa.
– Mức độ mất dung dịch cũng phụ thuộc vào các yếu tố làm tăng áp lực
thủy tĩnh của cột dung dịch.
– Tùy theo mức độ yêu cầu chính xác của việc xác định mức độ mất
dung dịch mà người ta có thể căn cứ vào lượng dung dịch tràn ra
miệng lỗ khoan hay đo mực dung dịch trong lỗ khoan, tính toán hệ số
mất dung dịch… Theo các dấu hiệu, chỉ tiêu đó mà một vài tác giả đã
phân cấp mức độ mất dung dịch.
4-21
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Theo X. Yu. Giukhovitski, mức độ mất dung dịch có thể chia làm 3 nhóm:
9 Mất dung dịch yếu: lượng dung dịch tràn ra miệng lỗ khoan ít hơn
lượng dung dịch bơm vào lỗ khoan.
9 Mất dung dịch trung bình: mực dung dịch thấp hơn miệng lỗ khoan
trong khi máy bơm vẫn làm việc, nghĩa là không có sự tuần hoàn dung
dịch.
9 Mất dung dịch mạnh, hoàn toàn: dung dịch hầu như đi hết vào vỉa,
mực dung dịch ở gần sát đáy lỗ khoan.
4-22
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Theo A.A.Gaivoronxki và B.M.Saiderov, lượng dung dịch bị mất đi có thể tính
theo công thức:
trong đó:
Q – lượng dung dịch bị mất (m3/h)
g – gia tốc rơi tự do, g = 9.81 m/s2
d – đường kính của các kênh, rãnh thoát nước
λ – hệ số cản thuỷ lực
l – chiều dài cột cần khoan, m
H – hiệu số giữa mực nước tĩnh và động trong lỗ khoan, m
H = Ht – Hd
2 5
8
gd HQ
l
π
λ=
4-23
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Đặt
suy ra
K gọi là hệ số khả năng mất nước, đặc trưng cho khả năng thấm qua vùng
mất dung dịch.
Tuỳ theo hệ số này, chia hiện tượng mất nước thành 6 cấp: K = 1; K = 1 –3;
K = 3 –5; K = 5 –15; K = 15 –25; K > 25.
Nhược điểm của phương pháp xác định K này là trị số Q và H liên hệ với
nhau theo tỉ lệ bình phương, nghĩa là xem chế độ chảy của dung dịch là chảy
rối. Điều này chỉ có được khi vùng mất dung dịch có các kênh rãnh, khe nứt
khá lớn, và mực thủy động nhỏ hơn mực thủy tĩnh trong lỗ khoan.
2 5
2
8
gd K
l
π
λ =
t d
Q QK
H H H
= = −
4-24
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Ngoài ra còn có phương pháp phân loại hiện tượng mất dung dịch dựa trên
sự xác định lưu lượng dung dịch mất đi tại bất kỳ phần nào của lỗ khoan
trong một đơn vị thời gian.
Biết đường kính lỗ khoan, lượng dung dịch mất đi có thể tính được theo sự
hạ thấp của mực thủy động sau một khoảng thời gian, theo công thức:
trong đó:
Q – mức độ mất dung dịch, m3/h
Dtb – đường kính trung bình của lỗ khoan, m
L – khoảng hạ thấp mực thuỷ động sau thời gian T, m
T – thời gian đo mực thủy động, h
2
4
tbD LQ
T
π=
4-25
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Trên cơ sở thí nghiệm các vùng mất dung dịch trong lỗ khoan thăm dò,
người ta chia mức độ mất dung dịch làm 4 nhóm:
- Nhóm I, mất dung dịch từng phần: Q = 1 – 5 m3/h
- Nhóm II, mất dung dịch mạnh: Q = 5 – 10 m3/h
- Nhóm III, mất dung dịch hoàn toàn: Q = 10 – 15 m3/h
- Nhóm IV, mất dung dịch tai nạn: Q > 15 m3/h
4-26
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
1.2. Xác định chiều sâu vùng mất dung dịch
và mực dung dịch trong lỗ khoan
a. Xác định chiều sâu vùng mất dung dịch
Có thể xác định chiều sâu vùng mất dung dịch bằng cách quan sát mực
dung dịch trong bể hút, ở miệng lỗ khoan. Tuy nhiên phương pháp này
không cho kết quả tin cậy nếu sự mất dung dịch xảy ra khi khoan phá các
tầng trước kia đã trám xi măng hay ở chân ống chống.
Để xác định được chiều sâu vùng mất dung dịch một cách chính xác hơn,
người ta phải dùng các phương pháp khác như dùng điện nhiệt kế, máy
biến năng hoặc máy đo xoay, các chất phóng xạ…
4-27
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Phương pháp dùng điện nhiệt kế
Phương pháp dùng điện nhiệt kế chỉ có hiệu quả khi gradien nhiệt độ lớn hơn
1,80C/100m. Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành được ngay trong
các loại dung dịch có chứa các chất lấp đầy, không cần nhiều dung dịch.
Khi bị mất dung dịch, bơm vào lỗ khoan một loại dung dịch khác có nhiệt độ
thấp hơn nhiệt độ của dung dịch trong lỗ khoan. Dung dịch mới này khi đi vào
các vùng mất nước sẽ làm giảm nhiệt độ cục bộ tại vùng đó. Nhiệt độ ở dưới
vùng mất dung dịch vẫn như cũ hoặc hơi tăng lên do chưa thiết lập được sự
cân bằng về nhiệt độ.
So sánh gradient nhiệt độ trước và sau khi bơm dung dịch mới vào, sẽ xác
định được vị trí của vùng mất dung dịch.
4-28
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Tại hiện trường, người ta đo nhiệt độ của lỗ khoan bằng cách thả dụng cụ đo
từ trên xuống dưới hay kéo từ dưới lên trên. Sau đó, bơm dung dịch khác có
nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của dung dịch ở trong lỗ khoan rồi lại đo nhiệt độ
của lỗ khoan.
Quan sát 2 đường biểu diễn gradient nhiệt độ của lỗ khoan, ta xác định được
vùng mất dung dịch.
Sự chênh lệch về nhiệt độ của dung dịch trong lỗ khoan và dung dịch bơm
vào càng lớn thì vùng mất dung dịch thể hiện càng rõ trên đồ thị.
4-29
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Hình 4.1. Xác định chiều sâu vùng mất nước rửa bằng điện nhiệt kế
-
100 -
-
250 -
-
400 -
-
550 -
-
700 -
-
850 -
-
1000 -
-
1150 -
-
1300 –
H, m
26 30 34 38 42 46 50 54 58 62 t, oC
Đo lần 2
Đo lần 1
Vùng mất nước rửa
4-30
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Phương pháp dùng máy biến năng hoặc máy đo xoay
Thả máy biến năng (transducer) vào trong giếng. Máy biến năng là thiết bị
thăm dò dòng chảy của dung dịch. Chênh lệch áp suất do dòng chảy xuống
của dung dịch sẽ được máy biến năng ghi lại và truyền qua cáp lên bề mặt,
giúp xác định vùng mất dung dịch.
Máy đo xoay (spinner) được thả vào giếng khoan bằng cáp sao cho các cánh
quạt của nó quay khi xuất hiện dòng chảy dung dịch theo phương thẳng
đứng. Vận tốc quay của cánh quạt được ghi lại theo độ sâu và từ đó xác định
vùng mất dung dịch.
Phương pháp dùng máy đo xoay cần lượng dung dịch lớn và sẽ không hiệu
quả nếu dung dịch có chứa nhiều chất bít nhét lỗ rỗng.
4-31
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Phương pháp dùng chất phóng xạ
Phương pháp dùng các chất phóng xạ chỉ áp dụng khi vùng mất dung dịch là
đất đá có lỗ hổng hay khe nứt nhỏ và có bề mặt hấp thụ lớn. Các chất phóng
xạ dùng phổ biến là zircon (Zr95), antimoan (Sb124), sắt (Fe59) và đặc biệt là
iot (I131) có chu kỳ bán rã là 8 ngày.
Phương pháp này được tiến hành như sau:
- Tiến hành đo gamma giếng khoan lần 1 để làm cơ sở so sánh.
- Bơm dung dịch khoan có chứa chất phóng xạ vào giếng, dung dịch này sẽ đi
vào vùng mất dung dịch.
- Tiến hành đo gamma giếng khoan lần 2 để xác định vùng mất dung dịch.
Phương pháp dùng chất phóng xạ rất chính xác nhưng cần thiết bị chuyên
dùng, chi phí cao.
4-32
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
b. Xác định mực dung dịch trong lỗ khoan
Để xác định mực dung dịch trong lỗ khoan người ta dùng dụng cụ đo mực
nước bằng điện, có độ chính xác khoảng 5 cm.
Theo phương pháp này, sự thay đổi mực nước được báo hiệu bằng bóng
điện hay volt kế. Thả dụng cụ đo xuống lỗ khoan, khi dụng cụ tiếp xúc với
dung dịch qua “cửa sổ” thì mạch điện xem như được khép kín, bóng điện sẽ
sáng lên hay kim volt kế sẽ chuyển động.
Nhìn trên bảng ghi của thiết bị thả dụng cụ, ta đọc được chiều sâu mực dung
dịch trong lỗ khoan.
4-33
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Hình 4.2. Sơ đồ và dụng cụ xác định mực dung dịch trong lỗ khoan
Cáp treo chứa dây dẫn
Vỏ kim loại
Cửa sổ
4-34
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
1.3. Các biện pháp để chống hiện tượng mất dung dịch
Tùy theo điều kiện cụ thể mà người ta đề ra các biện pháp chống mất
dung dịch khác nhau. Nguyên tắc chung là giảm áp lực đối với vỉa mất
nước, bịt kín các khe nứt, kênh rãnh và dùng phương pháp tổng hợp.
a. Chống mất dung dịch bằng dung dịch sét
Dung dịch sét chỉ dùng để chống mất dung dịch trong trường hợp khoan
qua đất đá có độ lỗ hổng và khe nứt nhỏ, có thể xảy ra hiện tượng mất
nước yếu, từng phần (cấp 1).
Trong trường hợp này, dung dịch phải có các thông số thích hợp.
4-35
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Thông thường, muốn chống hiện tượng mất dung dịch phải làm giảm tỷ trọng
của dung dịch để giảm áp lực thủy tĩnh của cột dung dịch. Biện pháp này
được dùng cho đến khi tạo được sự cân bằng giữa áp lực vỉa và áp lực của
cột dung dịch trong lỗ khoan.
Giả sử ở một lỗ khoan, có hiện tượng mất dung dịch tại chiều sâu H1. Mực
dung dịch trong lỗ khoan sẽ hạ xuống và dừng lại ở chiều sâu H2. Khi áp lực
vỉa cân bằng với áp lực của cột dung dịch còn lại trong lỗ khoan, áp lực vỉa ở
vùng mất dung dịch là:
Pv = γ1(H1 – H2)
trong đó γ1 là tỷ trọng của dung dịch đang sử dụng.
4-36
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Để không xảy ra hiện tượng mất dung dịch, ta dùng loại dung dịch có tỷ trọng
là γ2 sao cho khi trong lỗ khoan đầy dung dịch, áp lực thủy tĩnh vẫn cân bằng
với áp lực của vỉa mất dung dịch, tức là:
Pv = γ2H1
Từ đó suy ra: γ1(H1 – H2) = γ2H1
γ2 = γ1(1 – H2/H1)
Trong thực tế, người ta sử dụng dung dịch có tỷ trọng nhỏ hơn giá trị tính
toán một chút do tác dụng cản trở của lỗ khoan đối với sự chuyển động của
dung dịch và bản thân tính cơ học, cấu trúc của dung dịch.
4-37
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Nếu chỉ xét về mặt chênh lệch áp lực thì chưa đủ vì khi chuyển động vào vỉa
mất dung dịch, tốc độ chảy của dung dịch không những phụ thuộc vào áp lực
chênh lệch, mà còn phụ thuộc vào độ nhớt của dung dịch.
Độ nhớt của dung dịch càng lớn thì sức cản sự chuyển động của dung dịch
càng tăng, tốc độ chảy của chúng vào khe nứt càng chậm, mạng lưới cấu
trúc của dung dịch càng bền chắc. Dung dịch bị đặc lại và tạo thành các
“nút”, bịt kín các khe nứt, không cho dung dịch tiếp tục đi vào vỉa, chống
được hiện tượng mất dung dịch.
Như vậy dùng dung dịch sét có ứng suất trượt tĩnh và độ nhớt lớn với tỷ
trọng phù hợp sẽ có khả năng chống được hiện tượng mất dung dịch.
4-38
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Ngoài các chất hoá học để gia công dung dịch, người ta còn dùng các chất
chỉ để làm giảm kích thước của các khe nứt gọi là các chất lấp đầy.
Chất lấp đầy cho vào dung dịch sét và cả các hỗn hợp đông nhanh để chống
hiện tượng mất nước hoàn toàn và mạnh (cấp II – IV). Các chất này phải có
độ bền nén > 350KG/cm2, độ cứng thấp, chịu được nhiệt tới 500C.
Qua nghiên cứu, người ta thấy là các chất lấp đầy có thể bịt kín được các
khe nứt có kích thước < 6 mm. Khi kích thước khe nứt càng lớn thì chất lấp
đầy cũng càng phải lớn. Tốt nhất là trong cùng một vùng mất dung dịch, nên
dùng hai loại chất lấp đầy có kích thước khác nhau.
Chất lấp đầy thường dùng là mạt cưa, trấu cỏ, mica, canxit…
4-39
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
Tỉ lệ chất lấp đầy phụ thuộc vào phương pháp khoan, tính chất của dung dịch
và đặc tính vỉa. Khi khoan turbin, lượng chất lấp đầy khoảng 0,1 – 1% theo
khối lượng của dung dịch. Khi khoan roto thì tỉ lệ này có thể từ 5 – 7%.
Với những dung dịch có độ thoát nước cao, độ nhớt thấp thì sử dụng chất
lấp đầy rất tốt, vì chúng ít có khả năng tạo thành những nút trong vòi phun
của choòng hay thành lỗ khoan. Khi dung dịch đã khá nhớt thì lượng chất lấp
đầy không nên cho vào nhiều vì có thể làm khả năng mất dung dịch tăng lên
do áp lực thủy tĩnh quá lớn. Khi mức độ mất nước nghiêm trọng thì lượng
chất lấp đầy cho vào có thể ≥ 10%.
Chất lấp đầy có thể trực tiếp cho xuống lỗ khoan hoặc trộn với dung dịch rồi
bơm xuống lỗ khoan với áp lực lớn để ép vào các khe nứt, kênh rãnh mất
dung dịch. 4-40
GEOPET
Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
I. MẤT DUNG DỊCH
b. Chống mất dung dịch bằng gel-ximăng
Khi gặp hiện tượng mất dung dịch trung bình thì dung dịch sét thường hay
đặc biệt cũng không thể khắc phục được. Cần phải dùng một loại dung dịch
nào đó có thể bịt kín khe nứt sau khi đi qua. Dung dịch thích hợp là dung dịch
ximăng.
Tuy nhiên, dung dịch ximăng lại không có cấu trúc và khi đi vào vỉa mất dung
dịch, chúng không dừng lại, hiện tượng mất dung dịch vẫn tiếp tục xảy ra.
Do đó, cần chế biến dung dịch thỏa mãn 2 yêu cầu:
– Có cấu trúc, có độ chảy toả để bịt kín các khe nứt.
– Có thời gian ngưng kết ban đầu xác định. Nếu thời gian ngưng kết quá nhanh
thì có thể làm ximăng hóa dụng cụ khoan; quá chậm th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pages_from_dung_dich_khoan_xi_mang_4_6171.pdf