Mainboard: Bật công tắc, quạt nguồn lắc lưhoặc quay 1-2 vòng
rồi tắt Mosfet trên Mainboard có dòng DS rất lớn khoảng > 30A,
bạn có thểlấy các đèn ởvịtrí tương đương của Mainboard khác
thay sang
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dụng cụ thử Mainboard, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thử Mainboard
Mainboard: Bật công tắc, quạt nguồn lắc lư hoặc quay 1-2 vòng
rồi tắt Mosfet trên Mainboard có dòng DS rất lớn khoảng > 30A,
bạn có thể lấy các đèn ở vị trí tương đương của Mainboard khác
thay sang
Do chập các đường phụ tải 12V, 5V hoặc 3,3V trên
Mainboard
• Do chập các đèn Mosfet của mạch ổn áp VRM (sẽ gây ra chập đường tải 12V)
• Do chập Chipset nam (sẽ gây ra chập đường tải 5V hoặc 3,3V)
• Do chập IC- SIO (sẽ gây ra chập đường tải 5V hoặc 3,3V)
• Do chập ROM BIOS sẽ gây chập đường 5V hoặc 3,3V (tuỳ loại ROM)
• Do chập IC- Clock Gen sẽ gây chập đường 3,3V
Các bước kiểm tra & sửa chữa.
1. Đo trở kháng đường 12V cấp cho mạch VRM (mạch ổn áp cho CPU)
* Đặt que đen vào chân 12V (chân có dây mầu vàng đi vào), que đỏ vào Mass, quan sát đồng hồ.
Nếu trở kháng khoảng > = 3KΩ (tức kim lên không đáng kể) => Là trở kháng bình thường
Chỉnh đồng hồ ở thang X1 Ω. Đặt que đỏ vào Mass. que đen vào chân 12V của rắc 4 Pin (chân
có dây mầu vàng đi vào). Nếu kim chỉ lên một chút (khoảng 3 - 5KΩ) => Là trở kháng bình
thường.
Vẫn đo như trên nhưng nếu thấy kim lên hết thang đo tức là trở kháng ≈ 0 Ω => Là mạch VRM
bị chập (mạch ổn áp cho CPU bị chập) Nguyên nhân mạch VRM bị chập là do chập các đèn
Mosfet, bạn cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet của mạch ổn áp VRM xung quanh CPU.
Chỉnh đồng hồ ở thang X 1 Ω. Bạn đo trở kháng D-S của các đèn trong mạch VRM. Cả hai chiều
đo phải cho giá trị điện trở khoảng vài chục Ω đến vài trăm Ω, chỉ cần một chiều đo có trở kháng
≈ 0 Ω => Là đèn Mosfet bị chập. Nếu Mosfet bị chập, bạn cần thay Mosfet mới.
Lưu ý: Mosfet trên Mainboard có dòng DS rất lớn khoảng > 30A, bạn có thể lấy các đèn ở vị trí
tương đương của Mainboard khác thay sang
2 Đo trở kháng đường 12V cấp cho mạch dao động
Chỉnh đồng hồ ở thang X1 Ω. Đặt que đỏ vào Mass, que đen vào chân 12V (chân có dây mầu
vàng đi vào) của rắc 20 chân hoặc rắc 24 chân. Nếu kim đồng hồ chỉ nhích lên một chút, khoảng
1,5KΩ => Là trở kháng bình thường.
Vẫn đo tương tự như trên nhưng thấy kim đồng hồ lên hết thang đo, tức trở kháng ≈ 0 Ω => Là
bị chập đường phụ tải 12V. Đường 12V của rắc 20 chân hoặc 24 chân này thường chỉ cấp cho IC
dao động của mạch VRM, trong thực tế đường này ít khi bị chập. Nếu chập đường 12V này thì
bạn hãy tháo thử IC dao động của mạch VRM ra khỏi Mainboard
3. Đo trở kháng đường 5V (Dây 5V mầu đỏ)
Chỉnh đồng hồ ở thang X1 Ω. Đặt que đỏ vào Mass, que đen vào chân 5V (chân có các dây mầu
đỏ đi vào) của rắc 20 chân hoặc rắc 24 chân. Nếu kim đồng hồ nhích lên một chút, cho trở kháng
từ 500Ω đến 1KΩ => Là trở kháng bình thường.
Vẫn đo tương tự như trên nhưng thấy kim đồng hồ báo ≈ 0 Ω => Là bị chập đường 5V. Đường
5V thường cấp trực tiếp cho IC-SIO và Chipset nam, một số Main thì đường 5V cấp cho cả
ROM BIOS. Khi chập đường 5V có nghĩa là sẽ bị chập một trong các linh kiện:
• IC- SIO
• Chipset nam
• ROM BIOS
Phương pháp xác định linh kiện bị chập sẽ đề cập ở phần cuối trang
4. Đo trở kháng đường 3,3V (trên các dây mầu cam)
Chỉnh đồng hồ ở thang X1 Ω. Đặt que đỏ vào Mass, que đen vào chân 3,3V (chân có các dây
mầu cam đi vào) của rắc 20 chân hoặc rắc 24 chân. Nếu kim đồng lên khoảng nửa thang đo, hoặc
trở kháng khoảng 20 đến 30Ω => Là bình thường.
Vẫn đo tương tự như trên nhưng thấy kim đồng hồ báo ≈ 0 Ω => Là bị chập đường 3,3V. Đường
3,3V thường cấp trực tiếp cho IC-SIO, Chipset nam, ROM BIOS và IC- Clock Gen, IC- mạng
LAN. Khi chập đường 3,3V có nghĩa là sẽ bị chập một trong các linh kiện:
• IC- SIO
• Chipset nam
• ROM BIOS
• IC - Clock Gen
• LAN (Card Net onboard)
Phương pháp xác định linh kiện bị chập
Sau khi bạn kiểm tra qua bước 2 ở trên. Nếu bạn phát hiện đường 5V hoặc 3,3V bị chập thì bạn
chỉ biết rằng một trong các linh kiện sau có thể bị chập là:
• IC - SIO
• Chipset nam
• ROM BIOS
• IC- Clock Gen
• IC- Net onboard
Nhưng trong thực tế đòi hỏi bạn phải xác định chính xác linh kiện bị chập để không bị thay nhầm
linh kiện, hơn nữa việc xác định chính xác linh kiện chập khiến bạn sửa chữa được nhanh chóng
và đạt kết quả cao.
Để xác định linh kiện chập, bạn hãy làm như sau:
- Dùng đồng hồ đo dòng (của thợ sửa điện thoại)
- Ban đầu giảm điện áp của đồng hồ về 0V
- Đặt que đen xuống mass, que đỏ vào đường điện áp (đang bị chập)
- Chỉnh đồng hồ tăng dần cho đến khi dòng chập đạt 0,8 A
- Để cho dòng chập chạy qua Mainboard khoảng 30 giây đến 1 phút
- Lấy tay sờ vào các linh kiện IC-SIO, Chipset nam, ROM BIOS, Clock Gen và IC-Net Onboard
=> Linh kiện nào hơi nóng => thì đó là linh kiện bị chập.
Sau khi cho dòng chập chạy qua Mainboard khoảng 30 giây, sờ thấy linh kiện nào hơi nóng là
linh kiện đó bị chập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThuMainboard.pdf