Dự trữ quốc tế

Dự trữ quốc

tế là Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý và Dự trữ ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.( trích khoản1 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN Việt Nam số 10/2003/QH11) • Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của NHNN Việt Nam (theo điều 4 Pháp lệnh ngoại hối) • Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước: ( điều 32- pháp lệnh ngoại hối) - ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài. - chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do chính phủ tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành. - quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại quỹ quốc tế. - vàng - các loại ngoại hối khác. • Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối Nhà nước ( điều 33 pháp lệnh ngoại hối) - Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối - Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. - Ngoại hối từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng. - Ngoại hối từ các nguồn khác. • Quỹ ngoại hối được hình thành từ 2 nguồn - Từ các hoạt động xuất khẩu, khi xuất khẩu tăng, có thặng dư trong cán cân thương mại thì nguồn thu bằng ngoại tệ đã hình thành nên dự trữ ngoại hối - Do luồng tư bản di chuyển vào trong nước dưới dạng kiều hối, đầu tư, vay nợ để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Các nguồn này phải được bán lại cho ngân hang trung ương (có thế thông qua các tổ chức tín dụng như ngân hang thương mại) thì mới được coi là nguồn hình thành ngoại hối. Nếu các tổ chức cá nhân đem gửi tại các tổ chức tín dụng hoặc găm giữ thì cũng ko phải là nguồn hình thành dự trữ ngoại hối. 2. Vai trò của dự trữ ngoại hối: Việc duy trì một mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này là phù hợp đối với mọi nền kinh tế, nhưng sẽ đặc biệt quan trọng hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu thực hiện mở cửa, tự do hoá các giao dịch vốn quốc tế 2.1 tài trợ cho các giao dịch ngoại hối: Dự trữ ngoại hối có thể đươc duy trì cho mục tiêu sẵn sàng tài trợ cho các nhu cầu ngoại hối trong tương lai. Việc duy trì dự trữ ngoại hối này thương được coi là không quan trọng đối với các nước công nghiệp phát triển, có khả năng truy cập thị trường vốn quôc tế một cách dễ

dàng. Tuy nhiên lại có tầm quan trong đặc biệt đối với các nước đang phát triển, thường ít khả năng truy cập vốn vay bên ngoài. Việc dự trữ ngoại hối nhằm duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế khủng hoảng tài chinh, dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm hoạ mang tính quốc gia. Việc dự trữ ngoại hối với động cơ tài trợ cho các giao dịch cho các giao dịch là có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nước có chính sách quản lý ngoại hối có phạm vi kiểm soát rộng và quản lý tập trung tất cả các luồng ngoại tệ quốc gia qua kênh NHTW. 2.2 can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều tiết tỷ giá: Hầu hết các quốc gia coi mục đích can thiệp vào thị trường là nhu cầu quan trọng nhất của việc dự trữ ngoại hối, đặc biệt là thị trường hàng hoá và thị trường vốn mở của hoạt động hiệu quả và duy trì chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi có điều tiết của nhà nước. Mục đích can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo đảm mục tiêu về quản lý tỷ giá cả về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 2.3 Tích trữ tài sản: Tiêu thức này thường được NHTW xem xét để có quyết định về lượng dự trữ ngoại hối của mình. Đối với các nước đi vay nợ , dự trữ ngoại hối là một chỉ số tín nhiệm quan trọng, duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ. Trong quan hệ tín dụng quốc tế, nước có dự trữ ngoại hối cao sẽ có mức tín nhiệm quốc tế cao hay mức rủi ro quốc gia thấp và dễ dàng huy động được các nguồn vốn nước ngoài hơn. 3.Quy mô dự trữ ngoại hối 3.1 Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ Có 3 tiêu chí chính : a. tỷ lệ dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo: quy mô dự trữ ngoại hối được tình bằng số tuần nhập khẩu. tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quôc tế của dự trữ ngoại hối. theo đánh giá của IMF dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 – 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia đó đc coi là đủ dự trữ ngoại hối. b. tỷ lệ dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài c. tỷ lệ dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. 3.2 tại sao cần có 1 quy mô dự trữ ngoại hối hợp lý • Nếu một quốc gia dự trữ quá ít:

Nếu nguồn dự trữ không bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng rất nguy hiểm, vì dự trữ ngoại hối là sự phương tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc gia, nhằm mục đích phòng vệ khi an ninh tài chính bị đe doạ, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra. (Vậy phải chăng dự trữ càng lớn là càng tốt?) • Nếu dự trữ quá nhiều: Việc nắm dự trữ ngoại hối làm phát sinh những khoản chi phí không nhỏ. Do phải đảm bảo tính thanh khoan cao đòi hỏi NHTW phải duy trì một số lượng tài sản dự trữ nhất định dưới dạng tiền mặt hoặc các công cụ tài chính có tính thanh khanh khoản cao, trong khi đó những tài khoản này thường không sinh lời hoặc có mức lợi nhuận thấp. Chi phí cơ hội này cần phải được tính đến khi dự trữ ngoại hối được dử dụng để trả nợ nước ngoài Nếu so sánh chi phí lãi suất của khoản nợ với mức lợi nhuận thu được từ tài sản thanh khoản cao cho thấy chi phí của việc nắm giữ dự trữ ngoại hối là rất cao, nhất là đối với các nước đang phát triển, việc đánh đổi ( lãng phí) các nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế do phải tích lũy ngoại hối chỉ chịu được ở mức có giới hạn. Việc NHTW tăng cường mua ngoại tệ vào (để theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá hoặc tăng dự trữ ngoại hối) sẽ làm cung đồng nội tệ tăng lên gây ra áp lực lạm phát cho nền kinh tế. • Một mức dự trữ thích hợp là điều kiện tiên quyết đối với hầu hết các nước khác đang tìm cách tận dụng nguồn tiết kiệm của các quốc gia khác( thông qua vay nợ hoặc đầu tư nước ngoài) để phát triển kinh tế nước mình, mức dự trữ này cũng cần đủ lớn để tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định dự trữ: Việc duy trì mức dự trữ ngoại hối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi quốc gia. Dự trữ ngoại hối có thể chịu tác động của những nhân tố như: _Thâm hụt và thặng dư của cán cân vãng lai: cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt trong khi nguồn đầu tư tài chính không khả quan thì nguồn dự trữ ngoại hối rất cần thiết cho việc tài trợ cho các hoạt động thanh toán. cán cân thanh toán càng biến động thì cần mức độ dự trữ ngoại hối càng lớn. _ nợ nước ngoài: đối với các nước đang phát triển cần nhiều vốn để tiếp tục CNH- HĐH, do đó thu hút vốn đầu tư rất nhiều và vay nợ của nước ngoài để tác động lên các chính sách phát triển. Vì vậy cần một mức dự trữ ngoại hối nhất đinh để tạo niềm tin cho chủ nợ về khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ. với những nước đi vay thì một nguồn dự trữ ngoại hối lớn có mức tín nhiệm cao dễ dàng huy động được nguồn vốn mới. _ những cú sốc, biến động kinh tế trong và ngoài nước với mức độ đô la hoá tương đối cao, dự trữ ngoại hối của một nước cũng phải gia tăng để đảm bảo can thiệp khi có hiện tượng rút ngoại tệ ồ ạt tại các ngân hàng thương mại.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dự trữ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Lý thuyết chung 1. khái niệm,thành phần, nguồn hình thành • Dự trữ quốc tế là Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý và Dự trữ ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.( trích khoản1 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN Việt Nam số 10/2003/QH11) • Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của NHNN Việt Nam (theo điều 4 Pháp lệnh ngoại hối) • Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước: ( điều 32- pháp lệnh ngoại hối) - ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài. - chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do chính phủ tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành. - quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại quỹ quốc tế. - vàng - các loại ngoại hối khác. • Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối Nhà nước ( điều 33 pháp lệnh ngoại hối) - Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối - Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. - Ngoại hối từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng. - Ngoại hối từ các nguồn khác. • Quỹ ngoại hối được hình thành từ 2 nguồn - Từ các hoạt động xuất khẩu, khi xuất khẩu tăng, có thặng dư trong cán cân thương mại thì nguồn thu bằng ngoại tệ đã hình thành nên dự trữ ngoại hối - Do luồng tư bản di chuyển vào trong nước dưới dạng kiều hối, đầu tư, vay nợ để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Các nguồn này phải được bán lại cho ngân hang trung ương (có thế thông qua các tổ chức tín dụng như ngân hang thương mại) thì mới được coi là nguồn hình thành ngoại hối. Nếu các tổ chức cá nhân đem gửi tại các tổ chức tín dụng hoặc găm giữ thì cũng ko phải là nguồn hình thành dự trữ ngoại hối. 2. Vai trò của dự trữ ngoại hối: Việc duy trì một mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này là phù hợp đối với mọi nền kinh tế, nhưng sẽ đặc biệt quan trọng hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu thực hiện mở cửa, tự do hoá các giao dịch vốn quốc tế 2.1 tài trợ cho các giao dịch ngoại hối: Dự trữ ngoại hối có thể đươc duy trì cho mục tiêu sẵn sàng tài trợ cho các nhu cầu ngoại hối trong tương lai. Việc duy trì dự trữ ngoại hối này thương được coi là không quan trọng đối với các nước công nghiệp phát triển, có khả năng truy cập thị trường vốn quôc tế một cách dễ dàng. Tuy nhiên lại có tầm quan trong đặc biệt đối với các nước đang phát triển, thường ít khả năng truy cập vốn vay bên ngoài. Việc dự trữ ngoại hối nhằm duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế khủng hoảng tài chinh, dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm hoạ mang tính quốc gia. Việc dự trữ ngoại hối với động cơ tài trợ cho các giao dịch cho các giao dịch là có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nước có chính sách quản lý ngoại hối có phạm vi kiểm soát rộng và quản lý tập trung tất cả các luồng ngoại tệ quốc gia qua kênh NHTW. 2.2 can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều tiết tỷ giá: Hầu hết các quốc gia coi mục đích can thiệp vào thị trường là nhu cầu quan trọng nhất của việc dự trữ ngoại hối, đặc biệt là thị trường hàng hoá và thị trường vốn mở của hoạt động hiệu quả và duy trì chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi có điều tiết của nhà nước. Mục đích can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo đảm mục tiêu về quản lý tỷ giá cả về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 2.3 Tích trữ tài sản: Tiêu thức này thường được NHTW xem xét để có quyết định về lượng dự trữ ngoại hối của mình. Đối với các nước đi vay nợ , dự trữ ngoại hối là một chỉ số tín nhiệm quan trọng, duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ. Trong quan hệ tín dụng quốc tế, nước có dự trữ ngoại hối cao sẽ có mức tín nhiệm quốc tế cao hay mức rủi ro quốc gia thấp và dễ dàng huy động được các nguồn vốn nước ngoài hơn. 3.Quy mô dự trữ ngoại hối 3.1 Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ Có 3 tiêu chí chính : a. tỷ lệ dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo: quy mô dự trữ ngoại hối được tình bằng số tuần nhập khẩu. tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quôc tế của dự trữ ngoại hối. theo đánh giá của IMF dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 – 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia đó đc coi là đủ dự trữ ngoại hối. b. tỷ lệ dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài c. tỷ lệ dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. 3.2 tại sao cần có 1 quy mô dự trữ ngoại hối hợp lý • Nếu một quốc gia dự trữ quá ít: Nếu nguồn dự trữ không bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng rất nguy hiểm, vì dự trữ ngoại hối là sự phương tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc gia, nhằm mục đích phòng vệ khi an ninh tài chính bị đe doạ, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra. (Vậy phải chăng dự trữ càng lớn là càng tốt?) • Nếu dự trữ quá nhiều: Việc nắm dự trữ ngoại hối làm phát sinh những khoản chi phí không nhỏ. Do phải đảm bảo tính thanh khoan cao đòi hỏi NHTW phải duy trì một số lượng tài sản dự trữ nhất định dưới dạng tiền mặt hoặc các công cụ tài chính có tính thanh khanh khoản cao, trong khi đó những tài khoản này thường không sinh lời hoặc có mức lợi nhuận thấp. Chi phí cơ hội này cần phải được tính đến khi dự trữ ngoại hối được dử dụng để trả nợ nước ngoài Nếu so sánh chi phí lãi suất của khoản nợ với mức lợi nhuận thu được từ tài sản thanh khoản cao cho thấy chi phí của việc nắm giữ dự trữ ngoại hối là rất cao, nhất là đối với các nước đang phát triển, việc đánh đổi ( lãng phí) các nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế do phải tích lũy ngoại hối chỉ chịu được ở mức có giới hạn. Việc NHTW tăng cường mua ngoại tệ vào (để theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá hoặc tăng dự trữ ngoại hối) sẽ làm cung đồng nội tệ tăng lên gây ra áp lực lạm phát cho nền kinh tế. • Một mức dự trữ thích hợp là điều kiện tiên quyết đối với hầu hết các nước khác đang tìm cách tận dụng nguồn tiết kiệm của các quốc gia khác( thông qua vay nợ hoặc đầu tư nước ngoài) để phát triển kinh tế nước mình, mức dự trữ này cũng cần đủ lớn để tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định dự trữ: Việc duy trì mức dự trữ ngoại hối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi quốc gia. Dự trữ ngoại hối có thể chịu tác động của những nhân tố như: _Thâm hụt và thặng dư của cán cân vãng lai: cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt trong khi nguồn đầu tư tài chính không khả quan thì nguồn dự trữ ngoại hối rất cần thiết cho việc tài trợ cho các hoạt động thanh toán. cán cân thanh toán càng biến động thì cần mức độ dự trữ ngoại hối càng lớn. _ nợ nước ngoài: đối với các nước đang phát triển cần nhiều vốn để tiếp tục CNH- HĐH, do đó thu hút vốn đầu tư rất nhiều và vay nợ của nước ngoài để tác động lên các chính sách phát triển. Vì vậy cần một mức dự trữ ngoại hối nhất đinh để tạo niềm tin cho chủ nợ về khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ. với những nước đi vay thì một nguồn dự trữ ngoại hối lớn có mức tín nhiệm cao dễ dàng huy động được nguồn vốn mới. _ những cú sốc, biến động kinh tế trong và ngoài nước với mức độ đô la hoá tương đối cao, dự trữ ngoại hối của một nước cũng phải gia tăng để đảm bảo can thiệp khi có hiện tượng rút ngoại tệ ồ ạt tại các ngân hàng thương mại. Hiện nay, cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư gián tiếp chưa thực sự bền vững nên thị trường ngoại hối cũng tạo nên sự bất ổn định về cung cầu ngoại tệ trên thị trường Với các nước tự do hoá tài khoản vốn, thường thì NHTW phải can thiệp mua ngoại tệ tăng dự trữ đi đôi với việc thực hiện các nghiệp vụ của thị trường mở để hút bớt lượng tiền đã bơm vào lưu thông để vừa duy trì khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và kiềm chế nguy cơ lạm phát khi luồng vốn đổ vào với khối lượng lớn. Bên cạnh đó, NHTW cũng phải sẵn sàng bán ngoại tệ ra để can thiệp khi có sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư để ổn định thị trường ngoại hối. Để làm được điều này, NHTW các nước phải dự trữ một lượng ngoại tệ không nhỏ ngoài mức đủ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu theo thông lệ quốc tế. _ biến động tỷ giá, giữ tỷ giá cố định: các NHTW thường phải dự tính hoặc dự báo về thời gian và phạm vi ảnh hưởng của các biện động của thị trường do các yếu tố trong nước và ngoài nước. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới giá trị đồng tiền của quôc gia đó so với đồng tiền mạnh, do đó để giữ được giá trị đồng tiền thì NHTW cần có một nguồn dự trữ ngoại tệ để có thể can thiệp vào thị trường đảm bảo đồng nội tệ không bị giảm giá. _ do chính sách của mỗi quôc gia : . II/ Thực trạng: 1.Tình hình dự trữ ngoại hối Việt Nam 2005-2009 - Thống kê từ ADB: Năm 2005 2006 13591,02 4 5,43 206,92 2007 23747,74 5 5,07 268,34 2008 … … … … 2009 … … … … Dự trữ quốc tế (đơn vị: triệu 9216,47 USD) Dự trữ quốc tế tính theo tháng 3 nhập khẩu Dự trữ quốc tế chia cho dư nợ 3,58 ngắn hạn (đơn vị: lần) Vàng 165,91 Ngoại hối(nghĩa hẹp: ngoại tệ và Thành 9049,68 phần (đơn giấy tờ có giá bằng vị: triệu ngoại tệ) Trạng thái dự trữ tại USD) 0,01 IMF SDR 0,88 13382,50 23471,80 … … 0,01 1,58 0,01 7,60 0,01 8,20 … … - Theo bản tin nợ nước ngoài của Bộ Tài chính tháng 12/2009 Năm 2005 2006 6380 2007 10177 2008 2808 2009 … Dự trữ quốc tế so với tổng dư 4075 nợ ngắn hạn (%) - Thống kê từ WB: Thời điểm 12/2005 12/2006 13384,07 12/2007 23479,39 12/2008 23890,25 8/2009 18801,52 Dự trữ quốc tế (đơn vị: triệu 9050,56 USD) - Theo báo cáo của CIA : dự trữ ngoại hối của Việt Nam tháng 12/2009 là 21.63 tỷ USD đứng thứ 36/135 nc đc thống kê (tại thời điểm tháng 12/2008 là 24.18 tỷ USD) Phân tích sự thay đổi dự trữ quốc tế qua các năm từ 2005-2007 • Giai đoạn 2005-2007 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2007, kết quả của thặng dư cán cân tổng thể. 2005 A. Cán cân vãng lai 1. cán cân thương mại 2. cán cân dịch vụ 3. Thu nhập đầu tư ròng 4. chuyển giao ròng -497 -2439 -219 -1219 3380 2006 -164 -2.776 -8 -1.429 4049 2007 -6.992 -10.360 -894 -2.168 6.430 2008 -5287 -7050 -277 -510 2550 B. cán cân tài khoản vốn 3152 1. FDI 1889 2. các khoản vay trung và dai 921 hạn 46 3. các khoản vay ngắn hạn 865 4. đầu tư gián tiếp -634 3173 2315 1025 91 1313 -1535 18711 6.600 2.043 91 7414 2623 6841 1462 635 56 1366 3322 C. Lỗi và sai sót -459 1398 -1611 1214 D. Cán cân tổng thể (A+B+C) 2196 4407 10.168 2768 E. Thay đổi dự trữ ngoại hối -2196 -4407 -10.168 -2786 Giai đoạn này mặc dù cán cân thương mại liên tục thâm hụt nhưng do nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn kiều hối chảy vào lớn và liên tục tăng nên đã bù đắp được thâm hụt cán cân thương mại và tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Đặc biệt năm 2007 là năm lượng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối đổ vào Việt Nam đạt mức kỉ lục, làm cho nguồn dự trữ ngoại hối tăng mạnh. • Giai đoạn 2008-2009 Dự trữ ngoại hối năm 2008 tăng nhẹ so với năm 2007, tuy nhiên nhìn vào từng tháng thì dự trữ chỉ tăng trong 3 tháng đầu năm, còn lại nửa cuối năm có xu hướng giảm. Năm 2009 xu hướng giảm thể hiện rất rõ rệt, đến hết tháng 8/2009 dự trữ ngoại hối chỉ còn khoảng 18,8 tỷ USD và theo Ngân hàng thế giới thì đến tháng 11/2009 còn khoảng 16,5 tỷ USD. Nguyên nhân do nguồn cung ngoại tệ giảm và những khó khăn trong việc mua vào ngoại tệ của NHNN. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 nên từ nửa sau năm 2008 trở đi kim ngạch xuất khẩu, lượng vốn đầu tư nước ngoài và lượng kiều hối vào Việt Nam đều giảm, làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm. Theo tổng cục thống kê : kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 Mặc dù kim ngạch nhập khẩu hàng hoá có tốc độ giảm nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu hàng hoá năm 2009 ước tính vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, tuy giảm 32,1% so với năm 2008 nhưng đã bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 5766 triệu USD, giảm 18,1% so với năm 2008, Nhập siêu dịch vụ cả năm là 1071 triệu USD, tăng 17% so với năm 2008 và bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009. Vốn thực hiện khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 181,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7% và giảm 5,8%. Một nguyên nhân khiến cho NHNN gặp khó khăn trong việc huy động ngoại hối cho dự trữ ngoại hối quốc gia đó là tâm lý găm giữ ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp với kì vọng tỷ giá sẽ tăng. Để tăng cường huy động ngoại tệ, NHNN đã có nhiều biện pháp trong thời gian qua. Ngày 31/12/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định số 3281/QĐ-NHNN về lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với tổ chức tín dụng (TCTD) và lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại NHNN. Theo Quyết định này, kể từ ngày 01/01/2009, NHNN áp dụng mức lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ gửi tại NHNN của các TCTD là 0,5%/năm; đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại NHNN cũng được áp dụng mức lãi suất 0,5%/năm. Với việc tiền gửi bằng ngoại tệ tại các NHTM tăng mạnh nhưng người dân và doanh nghiệp không bán lại ngoại tệ cho NHTM mà giữ trong tài khoản hưởng lãi suất (khoảng 3,5%/năm),ngày 10/2, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định về mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng. Theo đó, mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại tổ chức tín dụng tối đa là 1%/năm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/2. Việc áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng USD ở mức trên, NHNN kỳ vọng cung ngoại tệ sẽ được gia tăng, vì doanh nghiệp sẽ bán lại cho ngân hàng sau khi có nguồn thu. Cùng ngày 10/2, NHNN quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD. Tuy nhiên nhiều cá nhân tổ chức vẫn kì vọng tỷ giá sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng nên vẫn giữ ngoại tệ ở lại trong tài khoản chịu lãi suất thấp. • Đánh giá chung Theo dự báo, thâm hụt tài khoản vãng lai của VN trong thời gian tới dao động trong khoản 1% đến 3% GDP, đó là chưa tính đến những cú sốc do những biến động kinh tế quốc tế và trong nước làm cho thâm hụt mậu dịch có khả năng trở nên nặng nề hơn. Những nghiên cứu của IMF cho thấy rằng có một mối tương quan rất cao giữa cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối trên nợ ngắn hạn. Bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu ở 20 quốc gia cho thấy hệ số tương quan giữa hai đại lượng này là 0,85. Điều này có nghĩa là cán cân thanh toán càng biến động, dự trữ ngoại hối nói chung và dự trữ ngoại hối trên nợ ngắn hạn phải càng cao. Theo dự báo, thâm hụt tài khoản vãng lai của VN trong thời gian tới dao động trong khoản 1% đến 3% GDP, đó là chưa tính đến những cú sốc do những biến động kinh tế quốc tế và trong nước làm cho thâm hụt mậu dịch có khả năng trở nên nặng nề hơn. Trong bối cảnh đó, hoặc là chúng ta phải tính đến các giải pháp để tăng thêm dự trữ ngoại hối – trong đó có giải pháp mở rộng biên độ tỷ giá để tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu – hoặc là tiến hành kiểm soát vốn chặt chẽ các giao dịch ngoại hối ngắn hạn, hoặc là tiến hành đồng thời cả hai giải pháp trên. Giải pháp hai ngã có thể là hữu ích cho chúng ta trong giai đoạn hội nhập. Không chỉ là các biện pháp kiểm soát vốn trên các giao dịch ngắn hạn mà chúng ta còn phải tính đến mở rộng biên độ tỷ giá. Những nghiên cứu trên cho thấy chế độ tỷ giá cố định cần một dự trữ ngoại hối cao hơn so với chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý. Đây chính là một thách thức cho chúng ta trong việc chuyển sang cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn để giảm bớt sức ép lên dự trữ ngoại hối. Mặc dù vậy, theo kinh nghiệm ở các nước đang phát triển, nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp về kiểm soát vốn nước ngoài ngắn hạn và điều hành tỷ giá linh hoạt thì những thách thức từ chế độ tỷ giá linh hoạt là không đáng ngại. Cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế Thị trường ngoại tệ VN trong thời gian qua luôn tồn tại song song hai thị trường: thị trường chính thức, bao gồm hoạt động giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và hoạt động mua bán giữa hệ thống ngân hàng với các khách hàng và thị trường chợ đen. Sự tồn tại của thị trường chợ đen đã có những tác động tiêu cực tới cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, thâm hụt cán cân vãng lai đã được thu hẹp đáng kể bởi có sự gia tăng trong hạng mục chuyển giao đơn phương mà chủ yếu là lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng. Mặt khác dòng vốn đầu tư chảy vào VN ngày càng tăng từ nhiều kênh khác nhau đã phần nào tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại và do vậy dự trữ ngoại hối tăng lên. Trong nhiều năm qua, diễn biến trên đây phần nào cho thấy có khả năng lượng cung lớn hơn cầu ngoại tệ. Đáng lý ra khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá VND/USD sẽ có xu hướng giảm xuống, nghĩa là VND tăng giá. Tuy nhiên trên thực tế, liên tục trong nhiều thời điểm, VND phải chịu áp lực giảm giá. Nghịch lý này phản ảnh một tình trạng “dư cầu” trong nền kinh tế. Chúng tôi gọi các tình trạng dư cầu này là: dư cầu thực, dư cầu ảo và dư cầu cấu trúc. Tình trạng dư cầu thực thể hiện VND được định giá cao hơn giá trị thật của chúng do tỷ giá USD/VND chưa phản ảnh đúng các quan hệ mua bán ngoại tệ diễn ra trên cơ sở cạnh tranh bình thường, nhưng nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất là do chính sách tỷ giá và trong một chừng mực nào đó là lãi suất của VND và USD trong nhiều năm qua chưa phản ảnh đúng những diễn biến của thị trường. Dư cầu cấu trúc là do những thâm hụt trên cán cân tài khoản vãng lai đã tạo sức ép lên các nhu cầu tài trợ cho các hoạt động nhập khẩu. Dư cầu ảo là do tình trạng cung ứng ngoại tệ bị bóp méo, nói cách khác tình trạng dư cầu ảo xảy ra là do cơ chế quản lý ngoại tệ của VN hiện nay là có vấn đề. Trong ba xu hướng trên thì xu hướng thứ ba tức dư cầu ảo là đáng ngại hơn cả. Chúng ta hãy tiếp tục xem xét tại sao lại có ba tình trạng dư cầu như thế ở VN. Quản lý và phân bổ ngoại tệ giữa các khu vực của nền kinh tế Về phương diện pháp lý, tất cả nguồn thu chi ngoại tệ của các khu vực nền kinh tế đều phải bắt buộc luân chuyển thông qua hệ thống ngân hàng, khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ của các khu vực trong nền kinh tế thì lượng ngoại tệ của ngân hàng sẽ tăng lên. Số liệu thực tế trong những năm qua luôn cho thấy tài sản có nước ngoài (chủ yếu là tiền gởi ngoại tệ ở nước ngoài) của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh. Và hết sức nghịch lý khi hệ thống ngân hàng VN nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ, khoảng 9 tỷ USD ở nước ngoài, thì nền kinh tế VN lại thu hút một lượng vốn lớn nước ngoài khiến gánh nặng nợ nước ngoài của VN ngày càng tăng lên. Những diễn biến trên cho thấy, trong khi hệ thống ngân hàng của chúng ta hiện đang nắm giữ một số lượng khoảng 9 tỷ USD ngoại tệ, thì sự kiện Chính phủ lại phát hành 750 triệu USD trái phiếu quốc tế với lãi suất khá cao lại đặt nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, mặc dù chính phủ có giải thích rằng việc phát hành trái phiếu quốc tế lần này chỉ là bước thăm dò sự hội nhập của VN vào thị trường vốn quốc tế. Điều này cho thấy cơ chế quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia hiện nay nói riêng và điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn khá nhiều bất cập. Cung cầu ngoại tệ từ các NHTM Hệ thống NHTM hiện vẫn đang nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ thặng dư của nền kinh tế. Trong một số thời điểm, hệ thống các NHTM đã gửi một lượng lớn ngoại tệ ra nước ngoài mà không bán ngoại tệ cho NHNN để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Việc các hệ thống NHTM nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ ở nước ngoài mà không bán cho NHNN suy cho cùng là do chính sách tiền tệ vẫn chưa hoạt động hữu hiệu. Cung cầu ngoại tệ bị bóp méo do có sự tham gia từ Chính phủ Những diễn biến trong thời gian qua cho thấy mặc dù lượng tiền gởi ngoại tệ của NHNN tại nước ngoài tăng nhưng mức dự trữ quốc tế không tăng mạnh bằng mức tăng tiền gởi. Nguyên nhân là do trong số ngoại tệ NHNN gởi ở nước ngoài có một phần không nhỏ là lượng ngoại tệ của Chính phủ và của các NHTM gởi tại NHNN. Nguồn ngoại tệ mà Bộ tài chính có được phần lớn có được là từ các khoản thu xuất khẩu dầu thô, nguồn thu này đáng lý ra Bộ tài chính phải bán hết trở lại ngay tức thời cho NHNN. Trên thực tế, trong nhiều thời điểm số dư tiền gởi ngoại tệ của NSNN gởi tại NHNN rất lớn. Số dư của hai quỹ, quỹ ngoại tệ tập trung và quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài lên đến 1,5 tuần nhập khẩu, trong khi dự trữ ngoại hối chỉ tương đương với khoảng 10 tuần nhập khẩu. Cung cầu ngoại tệ từ khu vực dân cư Nguồn cung ngoại tệ của khu vực này chủ yếu là chuyển tiền kiều hối, lượng ngoại tệ thặng dư của các cá nhân hàng năm còn lớn hơn cả lượng vốn ròng vào VN. Số ngoại tệ thặng dư này được người dân nắm giữ dưới hai hình thức (gởi tại hệ thống ngân hàng và nắm giữ bằng tiền mặt). Việc người dân gởi tiền vào ngân hàng dưới dạng tiết kiệm bằng ngoại tệ đã hạn chế khả năng của các NHTM trong việc bán chúng ra trên thị trường ngoại hối hoặc bán cho NHNN. Như vậy chính sách quản lý ngoại hối của NHNN trong giai đoạn hội nhập cần phải được xem xét theo hướng làm thế nào để cho người dân gởi toàn bộ số ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng và khuyến khích người dân bán ngoại tệ hẳn cho hệ thống ngân hàng để đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ của các khu vực khác trong nền kinh tế. Hiện nay người dân vẫn lưu hành ngoại tệ tiền mặt trong lưu thông và sử dụng cho các giao dịch trong nước. Chỉ khi người dân không thể sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho các giao dịch thường ngày thì họ có thể gửi toàn bộ số ngoại tệ của họ vào hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, chính sách tiền tệ và tỷ giá phải thực hiện theo hướng ngang bằng lãi suất giữa việc nắm giữ USD và VND thì mới có thể khuyến khích người dân bán thẳng ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng. 2. quản lý dự trữ ngoại hối 1. mục đích của việc quản lý dự trữ ngoại hối 3.1 Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Như đã nói ở trên,NHNN trực tiếp điều hành và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm mục đích ngăn ngừa ngắn hạn quá lớn về tỷ giá,do hậu quả của một số biến động thị trường.Vì vậy mục đích của việc quản lý dự trữ ngoại hối là để đảm bảo cho một quốc gia luôn luôn trong trạng thái có thể thanh toàn các khoản nợ đúng hạn và có thể giải quyết những dao động về tỷ giá ngoại hối trong ngắn hạn.Đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách tiền tệ,thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết,nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền. 3.2 Bảo tồn dự trữ ngoại hối Nhà nước Là cơ quan quản lý tài sản quốc gia,NHNN phải quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhưng không chỉ bảo quản và cất giữ mà còn biết dử dụng để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế,luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế.Vì thế NHNN cần phải mua,bán,chuyển đổi để phát triển,chống thất thoát,xói mòn quỹ dự trữ ngoại hối của nhà nước,bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ. 3.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện thu-chi của một nước với nước ngoài.Khi cán cân thanh toàn quốc tế bội thu,lượng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến khả năng cung ứng về ngoại tệ cao hơn nhu cầu.Ngược lại,khi cán cân thanh toàn quốc tế bội chi,tăng lượng ngoại tệ chạy ra nước ngoài dẫn đến nhu cầu ngoại tệ cao hơn khả năng cung ứng. Vì thế mục đích của quản lý dự trữ ngoại hối để đảm bảo cho một quốc gia luôn luôn trong trạng thái có thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn và có thể giải quyết những giao động về tỷ giá ngoại hối trong ngắn hạn. thực trang về quản lý dự trữ ngoại hối a. Về mặt pháp luật Các văn bản quản lý - Pháp lệnh ngoại tế Chính sách quản lý DTNH hiện nay được thực hiện theo Nghị định số 86/1999/NĐ-CP, ngày 30/8/1999, về quản lý DTNH nhà nước và Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ quản lý ngoại hối nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN, ngày 17/5/2001, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). đạt được một số kết quả như: + Quản lý DTNH phối hợp với điều hành chính sách tiền tệ, cán cân thanh toán. + Quản lý DTNH đảm bảo tính thanh khoản bằng việc chia nguồn DTNH nhà nước thành hai quỹ: Quỹ DTNH và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng. • Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng có tính thanh khoản cao. • Phân cấp quản lý DTNH tại NHNN đã được hình thành: Cấp cao nhất là Thống đốc, cấp trung gian là Ban Điều hành quản lý DTNH nhà nước gồm 5 thành viên: 1 Lãnh đạo NHNN làm Trưởng Ban, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Giám đốc Sở Giao dịch và 1 Thư ký Ban. Ban điều hành có chức năng: Tham mưu cho Thống đốc NHNN về các nội dung liên quan; Điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý DTNH nhà nước theo qui định của Thống đốc NHNN. Cấp thấp nhất là hoạt động điều hành và tác nghiệp tại các Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch và các vụ, cục liên quan. Hạn chế - Các quy định còn chồng chéo,mâu thuẫn, gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện và cấp trên quản lý. Ví dụ là Điều 6 của Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý DTNH nhà nước về xây dựng tiêu chuẩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdutruquocte.doc