Nhằm dự báo xu hướng biến động giá cà phê trong tương lai cũng như đưa ra các giải
pháp phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê một cách hữu hiệu nhất, các tác giả đã tiến
hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mô hình GARCH với dữ liệu về giá cà phê được
thu thập trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 04/01/2010 – 31/12/2013. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum biến động khá nhiều qua các năm và bị
tác động mạnh nhất bởi sự biến động về diễn biến giá cà phê trong quá khứ, kế tiếp là bởi
những biến đổi bất thường (những cú sốc) về giá cà phê trong quá khứ. Trên cơ sở đó,
các tác giả đã dự báo xu hướng biến động giá cà phê trong tương lai và đưa ra giải pháp
ứng dụng mô hình quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon
Tum.
15 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dự báo biến động giá cà phê – giải pháp ứng dụng mô hình quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ICE (New York),. Nếu
giá bán cà phê trên thị trường hàng thực tăng cao hơn giá thực hiện trên hợp đồng, nông
dân và các thành phần kinh tế mua quyền không thực hiện quyền. Nếu giá bán cà phê trên
thị trường hàng thực thấp hơn giá thực hiện trên hợp đồng, nông dân và các thành phần
kinh tế mua quyền thực hiện quyền chọn bán, lúc đó Trung tâm giao dịch quyền chọn bán
cà phê Kon Tum phải mua hàng theo số lượng và chất lượng đã cam kết, đồng thời thực
hiện quyền chọn bán trên sàn giao dịch quốc tế.
- Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá và
các công cụ phái sinh cũng như hợp đồng quyền chọn để chuẩn bị hình thành và vận hành
thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.
- Thứ ba, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để chuẩn bị hình thành và vận
hành thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.
- Thứ tư, tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các công cụ phái
sinh cũng như hợp đồng quyền chọn, lợi ích của việc sử dụng công cụ này trong việc
phòng ngừa rủi ro về giá cho nông dân, các doanh nghiệp cũng như toàn thể các thành
phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Thứ năm, chuẩn bị đội ngũ nguồn nhân lực để vận hành thị trường phòng ngừa rủi ro
biến động giá.
11
4.2. Giai đoạn 2: Phát triển Sở giao dịch quyền chọn và hình thành thị trường phòng
ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon Tum
- Thứ nhất, mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá phù hợp cho thị trường cà phê
trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn này là phát triển thị trường giao dịch quyền
chọn theo qui luật thị trường nhằm tạo điều kiện cho nông dân và các thành phần kinh tế
phòng ngừa rủi ro biến động giá một cách hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này, chúng ta
nên tập cho nông dân và các thành phần kinh tế chủ động sử dụng công cụ quyền chọn để
phòng ngừa rủi ro mà không cần sự hỗ trợ phí mua quyền chọn như ở giai đoạn 1.
Mô hình sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn tỉnh
Kon Tum trong giai đoạn này được minh họa như sau:
12
Hình 3: Mô hình giao dịch quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê
trên Sở giao dịch theo qui luật thị trường
Chủ thể có nhu cầu phòng ngừa
giá tăng:
- Doanh nghiệp xuất khẩu
- Doanh nghiệp chế biến
- Doanh nghiệp thu mua
SỞ GIAO DỊCH
QUYỀN CHỌN
KON TUM
KẾT QUẢ GIAO DỊCH
(Bảng Điện)
Chủ thể có nhu cầu
phòng ngừa giá giảm:
- Nông dân
- Trang trại
- Hợp tác xã
Chủ thể đầu tư:
- Các nhà đầu tư
- Công ty tài chính
- Ngân hàng
-
CÔNG TY
MÔI GIỚI
CÔNG TY
MÔI GIỚI
CÔNG TY
MÔI GIỚI
TRUNG TÂM THANH TOÁN BÙ TRỪ
1
a
2
a
1
b
2
b
1c2c
3
a
3
b
4c4
b
4
a
5
a 5b
5c
SỞ GIAO
DỊCH HÀNG
HÓA KON
TUM
6
13
(1a): Các chủ thể (như nông dân, các hợp tác xã, trang trại và các doanh nghiệp sản xuất
cà phê) có nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá cà phê có thể đến gặp các công ty môi giới để
mua quyền chọn bán cà phê. Trước hết, họ phải mở một tài khoản giao dịch quyền chọn
tại một công ty môi giới, một tài khoản thanh toán tại ngân hàng và trước khi giao dịch
họ phải nộp cho công ty môi giới chứng chỉ hàng hóa do Hiệp hội ngành hàng cấp, để
đảm bảo năng lực giao dịch, chất lượng và qui mô hàng hóa giao dịch. Sau đó, họ đặt
lệnh cho công ty môi giới tiến hành thực hiện mua quyền chọn bán với khối lượng hàng
hóa xác định và một mức giá thực hiện nhất định hoặc giá đang niêm yết trên sở.
(1b): Các chủ thể (doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thu
mua,) có nhu cầu phòng ngừa rủi ro do cà phê tăng giá vào thời điểm mua hàng. Họ
đến gặp các công ty môi giới để mua quyền chọn mua cà phê. Công ty môi giới yêu cầu
họ phải mở một tài khoản giao dịch quyền chọn, một tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
Sau đó, họ đặt lệnh cho công ty môi giới tiến hành thực hiện mua quyền chọn mua với
khối lượng hàng hóa xác định và một mức giá thực hiện nhất định hoặc giá đang niêm yết
trên sở.
(1c): Chủ thể đầu tư (gồm các nhà đầu tư, các công ty tài chính, ngân hàng, quỹ đầu
tư,) có nhu cầu tham gia bán quyền chọn mua hoặc chọn bán cà phê, nhà đầu phải mở
một tài khoản giao dịch quyền chọn tại một công ty môi giới, tài khoản thanh toán tại
ngân hàng và trước khi giao dịch nhà đầu tư phải ký quỹ tương ứng, sau đó ra đặt lệnh
cho công ty môi giới tiến hành thực hiện bán quyền chọn mua hoặc chọn bán với khối
lượng hàng hóa xác định và một mức giá thực hiện nhất định hoặc giá đang niêm yết trên
sở. Chủ thể đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách mua quyền chọn mua hoặc chọn
bán trên các Sở giao dịch kỳ hạn quốc tế.
(2a), (2b), (2c): Các công ty môi giới sau khi nhận được lệnh của các chủ thể phòng ngừa
rủi ro giá và các nhà đầu tư quyền chọn, sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với số dư tài
khoản của nhà đầu tư và nếu phù hợp với các điều kiện qui định thì nhập lệnh và chuyển
lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch quyền chọn Kon Tum. Các công ty môi giới
có thể tiến hành giao dịch trực tiếp tại quầy, qua điện thoại hoặc giao dịch qua internet
giống như giao dịch mua bán chứng khoán hiện nay.
(3a), (3b): Các lệnh mua bán quyền chọn được các công ty môi giới chuyển đến máy chủ
của Sở giao dịch quyền chọn Kon Tum sẽ được hiển thị trên bảng điện của Sở giao dịch.
Kết quả giao dịch sẽ được thông báo về Trung tâm thanh toán bù trừ.
(4a), (4b), (4c): Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thanh toán bù trừ tài khoản của các công
ty môi giới với nhau và chuyển kết quả này về cho các công ty môi giới.
(5a), (5b), (5c): Các công ty môi giới thông báo kết quả giao dịch cho khách hàng đặt
mua hoặc bán quyền chọn. Các công ty môi giới sẽ trừ phí mua quyền của các khách
14
hàng đặt lệnh mua quyền chọn, chuyển phí bán quyền cho các khách hàng đặt bán quyền
chọn, đồng thời thu phí môi giới mua bán quyền chọn.
(6): Đến ngày đáo hạn của hợp đồng quyền chọn, nếu người mua quyền quyết định thực
hiện hợp đồng sẽ thông báo cho công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ thông báo ngay
cho Sở giao dịch quyền chọn Kon Tum. Sở giao dịch quyền chọn Kon Tum kết hợp với
Sở giao dịch hàng hóa Kon Tum để tiến hành các thủ tục cần thiết như nộp tiền và giao
nhận hàng hóa tương ứng với số lượng và giá cả trong hợp đồng quyền chọn.
- Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phòng ngừa rủi ro biến động
giá với hợp đồng quyền chọn để vận hành thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cà
phê.
- Thứ ba, tiếp tục xây dựng, kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để vận
hành thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.
- Thứ tư, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hợp đồng quyền chọn, lợi ích của
việc sử dụng hợp đồng quyền chọn trong việc phòng ngừa rủi ro biến động về giá cho
nông dân, các doanh nghiệp cũng như toàn thể các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh
Kon Tum.
- Thứ năm, củng cố đội ngũ nguồn nhân lực để vận hành thị trường phòng ngừa rủi ro
biến động giá.
Kết luận
Bài nghiên cứu đã đạt được mục tiêu phân tích, dự báo được xu hướng biến động giá cà
phê trong tương lai thông qua mô hình GARCH và đưa ra giải pháp ứng dụng mô hình
quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon Tum một cách hiệu
quả nhất. Hy vọng rằng, giải pháp trên sẽ góp phần hạn chế rủi ro biến động giá cà phê tại
tỉnh Kon Tum. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa đề xuất được việc ứng dụng một số
công cụ khác (ngoại trừ hợp đồng quyền chọn) có sử dụng tại các nước phát triển vào
phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê, đây cũng là hướng gợi ý cho các nghiên cứu tiếp
theo.
Tài liệu tham khảo
1. Anderson, R. W., & Danthine, J. P. (1983). The time pattern of hedging and the
volatility of futures prices. Review of economics , 50, 249-266.
2. CBOT. (1998). An introduction to futures and options. Student manual.
3. Chính phủ (2011), Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011, phê duyệt Qui hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020.
4. Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đắk Hà (2014), Diễn biến giá cà phê tại Kon Tum
giai đoạn 2007 - 2013.
15
5. Edwards, F. R., & Ma, C. W. (1992). Futures and options. Oxford: McGraw-Hill
series in Finance.
6. Frederic S. Mishkin and Stanley G. Eakins (2012), Financial markets & institutions.
The Prentice Hall series in finance
7. Fontenay, Patrick de và Leung, Suiwah (2001), Managing Commodity Price
Fluctuations in Vietnam’s Coffee Industry, National Centrefor Development Studies,
Australian National University.
8. Hà Ban (2008), UBND tỉnh Kon tum, Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Kon tum:
triển vọng và thách thức, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4 (27)
2008.
9. John C Hull (2006), Options, Futures and Other Derivatives, New Jersey: Prentice
Hall.
10. Patwari D.C. and Bhargava A.(2006), Options and Futures An IndianPerspective,
Jaico Publishing, Mumbai.
11. UBND tỉnh Kon Tum (2013), Báo cáo số 868/BC - SCT về "Tình hình thực hiện Nghị
quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/7/2011 của tỉnh ủy Khóa XIV về xây dựng, phát triển các
ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực", ngày 08/09/2013.
12. UBND tỉnh Kon Tum (2010), Đề án “Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020”.
13. UBND tỉnh Kon Tum (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công thương tỉnh
Kon tum giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2025.
14. UNCTAD (2002), Farmers and farmers’ associations in developing countries and
their use of modern financial instruments, UNCTAD/ITCD/COM/35.
15. UNCTAD (2009), Development Impacts of Commodity Exchanges in Emerging
Markets, UNCTAD/DITC/COM/2008/9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_bao_so_03_0957.pdf