Dự án Tái thiết kế mặt bằng nhà máy của công ty TNHH Động Lực

Công ty TNHH Động Lực là một công ty trẻ, mới ra đời, chuyên sản xuất các thiết bị, xe chuyên dùng cho việc chữa cháy. Chính vì thế khi mới ra đời, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong việc bố trí mặt bằng.

Việc bố trí mặt bằng hiện tại của nhà máy chưa đi đúng theo dòng luân chuyển vật liệu, cũng như chi phí lắp đặt, gia công quá cao, dẫn đến giá thành sản phẩm rất mắc , không mang tính cạnh tranh cao.

Công ty TNHH Động Lực thường xuyên tham gia các cuộc đấu thầu với các sản phẩm xe chữa cháy chuyên dùng. Từ đó nảy sinh vấn đề mặt bằng nhà máy phải được thiết kế để sản xuất, gia công, lắp đặt các chi tiết sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh khi tham gia đấu thầu.

 

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dự án Tái thiết kế mặt bằng nhà máy của công ty TNHH Động Lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU Đặt vấn đề: Công ty TNHH Động Lực là một công ty trẻ, mới ra đời, chuyên sản xuất các thiết bị, xe chuyên dùng cho việc chữa cháy. Chính vì thế khi mới ra đời, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong việc bố trí mặt bằng. Việc bố trí mặt bằng hiện tại của nhà máy chưa đi đúng theo dòng luân chuyển vật liệu, cũng như chi phí lắp đặt, gia công quá cao, dẫn đến giá thành sản phẩm rất mắc , không mang tính cạnh tranh cao. Công ty TNHH Động Lực thường xuyên tham gia các cuộc đấu thầu với các sản phẩm xe chữa cháy chuyên dùng. Từ đó nảy sinh vấn đề mặt bằng nhà máy phải được thiết kế để sản xuất, gia công, lắp đặt các chi tiết sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Nhận thức được tính quan trọng của việc thiết kế mặt bằng nhà máy, nhóm đã quyết định chọn đề tài là TÁI THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ MÁY CỦA CÔNG TY TNHH ĐỘNG LỰC. Mục tiêu của đồ án: Tái thiết kế mặt bằng nhà máy của công ty TNHH Động Lực nhằm: Giảm chi phí luân chuyển dòng vật liệu, chi tiết khi sản xuất Giảm chiều dài đường đi của bán phẩm. Nâng cao hiệu quả sử dụng ở các tổ sản xuất. Nội dung nghiên cứu : Tìm hiểu lý thuyết thiết kế mặt bằng nhà máy theo quy trình SLP. Tìm hiểu mặt bằng và cách bố trí máy móc hiện tại trong phân xưởng. Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm. Thu thập và phân tích số liệu. Đề nghị các phương án tái thiết kế mặt bằng phân xưởng. Phân tích, so sánh và chọn lựa phương án. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu : Phạm vi: Tái thiết kế mặt bằng cho xưởng gia công lắp đặt công ty TNHH Động Lực Giới hạn: Mặt bằng được thiết kế ứng với quy trình sản xuất xe chữa cháy CC DOL – 4120CCHD/06 1.5 Các bước thực hiện : Thu thập số liệu Phân tích số liệu Xây dựng các phương án Đánh giá và chọn lựa phương án Trình bày Hình 1.1: Sơ đồ các bước thực hiện đồ án Giới thiệu sơ nét về công ty: Tên Cơng ty : CƠNG TY TNHH ĐỘNG LỰC Tên viết tắt : DOL CO., LTD Địa chỉ : 938A7, Đường A, KCN Cát Lái, Cụm II, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh -Việt Nam. Email : sales@firevietnam.com ; Website : Ngày thành lập : 30/06/1999 Số giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh: 072309 Vốn hoạt động : 14.000.000.000 VNĐ (Mười bốn tỷ đồng) Hình 1.1 Cảnh quan nhà máy Lĩnh vực hoạt động: (PCCC) - Thiết kế, sản xuất thiết bị chữa cháy; - Dịch vụ sửa chữa thiết bị chữa cháy; - Kinh doanh thiết bị chữa cháy; Quá trình hoạt động: - Là cơng ty trẻ cĩ sức vươn lên cao, ứng dụng nhiều cơng nghệ mới. - Cĩ quan hệ đối tác về thương mại và kỹ thuật với một số hãng sản xuất lớn tại Châu Âu và Mỹ. - Chất lượng sản phẩm được thiết kế theo các sản phẩm cùng loại của châu Âu, giá thành Việt Nam. - Quan hệ khách hàng trên cả nước và sản phẩm của chúng tơi luơn được khách hàng khen ngợi, tin dùng. - Bước đầu xuất khẩu tổng thành xe chữa cháy ra nước ngồi như: Thái Lan, Đức. . . . - Đến nay đã xây dựng được một đội ngũ cơng nhân lành nghề, các kỹ sư giỏi trong lĩnh vực liên quan. Các sản phẩm của công ty: Hình 1.2 Xe chữa cháy mini Hình 1.3 Máy bơm Hình 1.4 Xe cứu hỏa Hình 1.5 Xe chống bạo loạn CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này sẽ tóm tắt những lý thuyết được dùng và có liên quan đến đồ án gồm: Cơ sở lý thuyết về mặt bằng Khoảng cách dùng trong mặt bằng Quy trình SLP (Systematic Layout Planning) Phương pháp xây dựng và đánh giá mặt bằng Định nghĩa bài toán mặt bằng Là bài toán thiết kế, báo gồm sự kết hợp vị trí của nhiều hoạt động ( bộ phận, phòng sản xuất, xưởng…) cũng như kích cỡ, cấu hình của những phần này. Phụ thuộc vào việc tổng hợp và tuân theo việc sử dụng quá trình thiết kế kỹ thuật. Quá trình thiết kế Quá trình thiết kế bao gồm các bước sau : Hình thành bài toán thiết kế mặt bằng. Phân tích bài toán thiết kế Tìm các phương án thiết kế mặt bằng Đánh giá các phương án Chọn thiết kế vượt trội Chỉ rõ thiết kế với mặt bằng cần lắp đặt Một số mục tiêu nghiên cứu mặt bằng: Cực tiểu vốn đầu tư thiết bị. Cực tiểu thời gian sản xuất chung. Tận dụng hiệu quả không gian hiện có. Hỗ trợ cho nhân viên thuận lợi, an toàn và thoải mái. Giữ tính linh hoạt trong bố trí vận hành. Cực tiểu chi phí lưu hàng. Cực tiểu những sai biệt trong các loại thiết bị xử lý vật liệu. Hỗ trợ cho quát trình sản xuất. Hỗ trợ cho cấu trúc tổ chức. Các loại mặt bằng trong sản xuất Mặt bằng theo sản phẩm cố định Được dùng khi sản phẩm quá lớn, khó di chuyển qua từng bước xử lý. Vì vậy thay vì di chuyển sản phẩm cho từng quá trình, quá trình được di chuyển theo sản phẩm. Ví dụ như ngành đóng tàu, xây dựng. Sản Phẩm Khoan Phay Cưa Tiện Hàn Sơn Lắp ráp Mạ Kho nguyên liệu Nhà kho Hình 2.1: Mặt bằng theo sản phẩm cố định Mặt bằng theo sản phẩm Dùng khi các quá trình được tự xử lý sản phẩm. Nguyên vật liệu được di chuyển trực tiếp từ trạm này làm việc này đến trạm làm việc bên cạnh. Mô hình này dùng khi sản lượng sản xuất lớn. Trong mặt bằng sản phẩm không dùng chung máy móc cho các loại sản phẩm khác, sản lượng sản xuất phải đủ lớn để tận dụng máy móc. Kho nguyên liệu Cưa Tiện Phay Khoan Nhà kho Cưa Phay Khoan Sơn Mài Phay Khoan Sơn Hàn Mài Tiện Hình 2.2 : Mặt bằng theo sản phẩm Mặt bằng theo nhóm Được dùng khi sản lượng sản xuất từng sản phẩm riêng rẽ không đủ để điều chỉnh mặt bằng sản xuất, nhưng bằng cách nhóm các sản phẩm lại theo họ sản phẩm, mặt bằng sản phẩm có thể điều chỉnh theo họ sản phẩm. Các nhóm các quá trình được gọi là các phòng nhỏ, bởi vậy mô hình này còn được gọi là mặt bằng phòng. Đây là mô hình trung dung giữa mặt bằng sản phẩm và mặt bằng quá trình. Kho nguyên liệu Tiện Cưa Hàn Mài Phay Phay Tiện Khoan Khoan Sơn Sơn Lắp ráp Nhà Kho Hình 2.3: Mặt bằng theo nhóm Mặt bằng theo quá trình Gồm tập hợp các phòng ban xử lý. Tất cả các máy thực hiện những quá trình đặc biệt sẽ được nhóm vào một mặt bằng quá trình. Mô hình này được dùng khi sản xuất với sản lượng nhỏ, sản phẩm không giống nhau. Kho nguyên liệu Cưa Mài Hàn Tiện Tiện Khoan Phay Phay Khoan Sơn Lắp ráp Nhà Kho Hình 2.4: Mặt bằng theo quá trình 2.5 Tiêu chuẩn chọn lựa mặt bằng: Một số tiêu chuẩn được đưa ra: + Cực tiểu tổng khoảng cách di chuyển. + Cực tiểu quãng đường đi cực đại. + Cực đại quãng đường đi cực tiểu. + Cực tiểu chi phí tồn kho. + Cực tiểu chi phí nâng chuyển vật liệu. + Loại bỏ điểm nghẽn. Tuỳ vào mặt bằng cụ thể và yêu cầu đặt ra để lựa chọn tiêu chí dánh giá phù hợp. 2.6 Công cụ giải quyết bài toán mặt bằng : Layout.xla thực ra là một phần add-in trong phần mềm Excel của Microsolf Office. Phần này để hỗ trợ trong việc giải bài toán bố trí mặt bằng nhà máy. Những dữ liệu cần phải nhập vào trong phần mềm này là danh sách các bộ phận, phòng ban cần bố trí; kích thước của từng bộ phận, phòng ban; ma trận from-to thể hiện dòng luân chuyển vật liệu giữa các phòng ban, bộ phận; chi phí đơn vị khi lưu chuyển vật liệu giữa các phòng ban; và kích thước tổng thể của mặt bằng cần bố trí. Chương trình sẽ cố gắng tìm ra một mặt bằng thiết kế bên trong mặt bằng tổng thể sao cho cực tiểu tổng chi phí lưu chuyển vật liệu giữa các bộ phận, phòng ban. Chương trình này cung cấp 2 thuật toán để giải : Giải thuật Craft Giải thuậtt sắp xếp theo chuỗi Cả hai giải thuật kinh nghiệm này đều không bảo đảm giải ra được mặt bằng tối ưu. Tuy nhiên, chúng sẽ giúp ta tạo ra nhiều phương án mặt bằng với thang điểm đánh giá cho từng mặt bằng thiết kế. Cách sử dụng chi tiết chương trình này sẽ được giới thiệu ở phần phụ lục. Phụ Lục C1 2.7 Quy trình SLP Qua nhiều năm, phương pháp thông dụng nhất được sử dụng cho việc thiết lập mặt bằng nhà máy là phương pháp hoạch định mặt bằng hệ thống (SLP) của Muther. Phương pháp này thường được áp dụng nhiều trong sản xuất, giao thông, tồn kho, các dịch vụ hỗ trợ, vấn đề hành chánh…, quá trình hoạch định mặt bằng hệ thống được mô tả trong hình 2.5 Lựa chọn Thu thập thông tin 1. Dòng nguyên liệu 2. Mối quan hệ giữa các công việc 3. Biểu đồ quan hệ 4. Không gian yêu cầu 5. Không gian sẵn có 6. Biểu đồ mối quan hệ không gian 7. Xem xét các cân nhắc 8. Giới hạn thực tế 9. Phát triển các phương án 10. Đánh giá Tìm kiếm Hình 2.5: Quy trình hoạch định mặt bằng hệ thống ( SLP) Sau khi thu thập được thông tin phù hợp, kết hợp phân tích dòng di chuyển và phân tích công việc để xây dựng giản đồ quan hê. Kết hợp giản đồ quan hệ với việc xem xét thêm khoảng không gian để xây dựng giản đồ quan hệ không gian và dựa vào đó để thiết kế và đánh giá một số phương án mặt bằng ( có xét đến giới hạn thực tiễn). Năm bước đầu tiên của SLP liên quan đến quá trình phân tích bài toán. Từ bước 6 đến bước 9 bao gồm đưa ra các phương án mặt bằng, hình thành giai đoạn tìm kiếm của quá trình thiết kế. Giai đoạn chọn lựa của thiết kế trùng với bước 10 của SLP. Thu thập thông tin Để một người thiết kế mặt bằng nhà máy thực hiện công việc một mình một cách hiệu quả, anh ta cần có những thông tin có liên quan đến sản phẩm, số lượng máy móc, thiết bị sẵn có, quá trình và điều độ. Những thông tin liên quan tới sản phẩm mà người thiết kế cần quan tâm là: Danh sách các sản phẩm (Product list). Hình ảnh sản phẩm, chi tiết. Bảng vẽ kỹ thuật của từng chi tiết. Bảng thao tác (Route sheet). Khối lượng của sản phẩm hay chi tiết. Biểu đồ lắp ráp (assembly chart). Danh sách các chi tiết của sản phẩm (Part list). Hoá đơn vật tư BOM (Bill Of Material). Các ví dụ : Hình 2.6 : Biểu đồ lắp ráp (assembly chart) Parts Part No Material Body 001 Cast bonze Bushing 002 Cast bonze Sterm 003 3/8 in bar stock Fiber packing 004 Purchase Cap 005 3/4 in.hex bar stock Handle 006 Cast bonze Nut 007 Purchase Bảng 2.1 : Danh sách các chi tiết của sản phẩm (Part list). BILL OF MATERIALS Company: Saviwoodtech Prepared:______________ Product: Dion 60F Date :______________ Level Part No. Part Name Drawing Number No./ Unit Make Buy Comments 12, 8 3a Thanh hông dọc 4 Make 12, 8 3b Thanh hông ngang 6 Make 12, 8 3c Ván hông 2 Buy 12 6a Thanh trên hộc kéo 1 Make 12 6b Ván trên hộc kéo 1 Make 10 15 Ván ngăn hộc 1 Buy 9 13 Ván đỡ hộc 1 Make 9 9a Thanh đáy 1 Make 9 9b Ván đáy 1 Make Bảng 2.2 : Hoá đơn vật tư BOM (Bill Of Material). ROUTE SHEET Company: Saviwoodtech Prepared by: Product: Dion60F Date: Part Name: Thanh trang trí Part Number: 60F.2 Material: Gỗ ghép Production Quantity: 1 Op. No. Operation Description Machine Type Tooling and Supplies Setup Time (sec) Oper. Time Chà nhám WBS (W27) 5 92 Cắt thô Table Saw 660 3 Cắt chính xác Double Size ( D12) 590 5 Đánh biên dạng ngoài Toupi (T25) 360 30 Khoan lỗ bề mặt Khoan đứng 300 5 Bảng 2.3 : Thao tác (Route sheet). 2.7.3 Xây dựng các loại biểu đồ Từ những số liệu thu thập được, ta tiến hành xây dựng các biểu đồ như From – To theo khối lượng sản phẩm. From – To theo khoảng cách giữa các máy. From – To theo số lần di chuyển của sản phẩm. Ngoài ra cần xây dựng biểu đồ mối quan hệ giữa các máy (Rel chart), để xác định những mối quan hệ định tính cần thiết được thỏa mãn trong mặt bằng được bố trí. Mức độ quan hệ giữa 2 máy được xác định dựa vào sự phân tích hay quan điểm của người thực hiện. Thông thường trong mặt bằng có những mức quan hệ được phân chia như sau. A: Cực kỳ cần thiết (Absolutely Necessary) E: Rất quan trọng (Especially Important) I: Quan trọng (Important) O: Bình thường (Ordinary closeness OK) U: không quan trọng (Unimportant) X: Không mong muốn (Undesirable ) Xác định yêu cầu không gian và không gian sẵn có Xác định tốc độ sản xuất Một trong những yếu tố chính xác định không gian yêu cầu là tốc độ sản xuất mong muốn. Tốc độ sản xuất được dùng trong phân tích sản lượng - chủng loại, sẽ dẫn chúng ta lựa chọn mặt bằng theo sản phẩm hay mặt bằng theo quá trình. Yêu cầu về thiết bị Với tốc độ sản xuất yêu cầu ở mỗi giai đoạn sản xuất, chúng ta có thể xác định số máy cần thiết: = Tốc độ sản xuất mong muốn cho sản phẩm i trên máy j, đo bằng đơn vị sản phẩm trên thời đoạn thời gian. = Thời gian sản xuất sản phẩm i trên máy j, đo bằng giờ trên đơn vị sản phẩm. = Số giờ trong thời đoạn sản xuất để sản xuất sản phẩm i trên máy j. = Số máy loại j cần trong một thời đoạn sản xuất. n = số lượng sản phẩm Yêu cầu về lao động Trong trường hợp lắp ráp dây chuyền bằng tay, chúng ta có thể xác định số lao động cần thiết : = Số lao động cần cho một nguyên công lắp ráp j. = Sản lượng sản xuất mong muốn đối với sản phẩm i trên dây chuyền lắp ráp j. = Thời gian định mức để thực hiện nguyên công j trên sản phẩm i, phút trên đơn vị sản phẩm. = Số giờ mỗi ngày cho nguyên công lắp ráp j trên sản phẩm i. n = số lượng sản phẩm Xác định không gian Trước khi đi vào bước xây dựng và phát triển mặt bằng ta cần xác định không gian yêu cầu cho thiết bị, có thể dùng các phương pháp như sau: Phương pháp trung tâm sản xuất: gồm một máy đơn và các thiết bị có liên quan và không gian yêu cầu cho nguyên công của nó. Phương pháp biến đổi: chuyển yêu cầu không gian hiện thời thành yêu cầu không gian cho mặt bằng mới. Phương pháp mặt bằng thô: đặt mẫu hay mô hình vào mặt bằng để ước lượng không gian cần. Phương pháp không gian định mức: dựa vào những tiêu chuẩn của ngành để xác định không gian cần. Phương pháp xu hướng tỉ lệ và dự phòng: thiết lập tỉ lệ diện tích so với những yếu tố khác để đo và ước lượng trong mặt bằng. Khi đi vào phần xây dựng và phát triển mặt bằng, ta có thể sử dụng các phương pháp thuộc dạng giải thuật xây dựng hay cải thiện, kết nhóm. Thiết kế mặt bằng Thiết kế giản đồ quan hệ không gian, mặt bằng khối, mặt bằng chi tiết Nói tóm tắt mặt bằng tổng quan đầu tiên được thiết kế từ việc kết hợp không gian và giản đồ REL theo phương pháp SLP, tác động của các yêu cầu không gian được thể hiện trong thiết kế giản đồ quan hệ không gian. Duy trì những mối quan hệ không gian giống như giản đồ REL, người ta dựng giản đồ quan hệ không gian bằng cách thay thế đơn vị vuông bằng mẫu không gian. Đối với mỗi công việc, người ta dựng mẫu không gian để cân đối, trình bày kích thước và hình dạng của công việc. Bời vì những hình dạng khác nhau có thể có cùng diện tích, do đó ta có thể xây dựng những giản đồ không gian khác nhau từ một giản đồ REL Sơ đồ khối là cách trình bày bằng sơ đồ đã cân đối của công trình xây dựng và thông thường thể hiện vị trí của các phần bên trong. Trình bày thiết kế mặt bằng Có một số phương pháp trình bày mặt bằng Bản vẽ hay phác thảo. Mô hình hình tượng hai chiều. Mô hình hình tượng ba chiều. Chọn lựa, thiết kế chi tiết , thực hiện, theo dõi Lúc này chúng ta đã chuẩn bị được các phương án thiết kế mặt bằng, nhưng vẫn còn một vấn đề là chọn thiết kế nào trong những phương án trên có thể đáp ứng tốt nhất mục tiêu của chúng ta. Thiết kế được chọn phải được chi tiết hóa, tất cả những bên liên quan phải thuyết phục, thiết kế phải được lắp đặt, quan sát và đánh giá định kì trong môi trường hoạt động Các tiêu chí đánh giá : Cho điểm dựa vào độ gần kề: Cách đánh giá này dựa trên kế hoạch đánh giá sự gần kề của lược đồ Rel; sử dụng 6 mức độ gần kề ( dạng mô hình tổng quát sẽ sử dụng n lớp gần kề). Với một mặt bằng cho trước, Xi là độ gần kề trong lớp I và Wi là trọng số cho lớp i. Điểm của mặt bằng được tính như sau: Mặt bằng nào có điểm lớn hơn sẽ tốt hơn Tuy nhiên, mô hình này có một khiếm khuyết nghiêm trọng; đó là sự xếp hạng của hai mặt bằng có thể thay đổi bằng việc thay đổi các giá trị của trọng số; đôi khi sự thay đổi nhỏ của trọng số cũng có thể đưa đến những thay đổi trong việc xếp loại mặt bằng. Do đó, việc xác định chính xác trọng số là rất quan trọng cho người sử dụng mô hình này. Hệ số khoảng cách: Mô hình hệ số điểm cho m bộ phận: Mặt bằng nào có điểm lớn hơn sẽ tốt hơn Dij là ngang (dọc) (đo từ tâm bộ phận) giữa bộ phận i và j cij là chi phí trên mỗi khoảng cách đơn vị cho dòng luân chuyển giữa các bộ phận i và j. Mô hình này đòi hỏi sự đánh giá rõ ràng về các loại lưu lượng luân chuyển và chi phí Trong mô hình này, hệ thống luân chuyển vật liệu đã được xác định trước và chỉ còn xác định khoảng cách giữa các bộ phận. Cho điểm dựa vào độ gần kề và khoảng cách có trọng số: Dùng nhiều trong phần mềm CORELAP. Mô hình hệ số: Mặt bằng nào có điểm lớn hơn sẽ tốt hơn Xij là khoảng cách ngang dọc ngắn nhất giữa bộ phận i và j. Có 6 lớp độ gần kề, tương ứng với các lớp biểu đồ Rel. wij là trọng số lớp gần kề gán cho bộ phận (i, j) Đánh giá phương án Sử dụng các hàm mục tiêu thích hợp để đánh giá các phương án, xác định những phương án khả thi. Các bài toán bố trí thiết bị đơn vào mặt bằng: Bài toán cực tiểu tổng với khoảng cách rectilinear Bài toán này được đặt ra để giải quyết vấn đề đặt một thiết bị, dụng cụ mới vào trong nhà máy nhằm cực tiểu tổng khoảng cách từ nó đến các thiết bị sẵn có (khoảng cách được dùng trong trường hợp này là khoảng cách rectilinear). Hàm mục tiêu trong bài toán này là: Hay f(x,y) = f1(x) + f2(y) Với (x,y) là tọa độ thiết bị mới trong nhà máy và (ai,bi) là vị trí thiết bị sẵn có i trong nhà máy, wi là trọng số thể hiện mức độ liên hệ giữa thiết bị i và thiết bị mới. Bài toán hình tròn bao phủ ( minimax với euclide) Bài toán này được đặt ra để giải quyết vấn đề đặt một thiết bị, dụng cụ mới vào trong nhà máy nhằm cực tiểu tổng khoảng cách từ nó đến các thiết bị sẵn có (khoảng cách được dùng trong trường hợp này là khoảng cách euclide). Hàm mục tiêu trong bài toán này là: minimize g(x,y) Với cóthiết bị hiện hữu có tọa độ và là tọa độ thiết bị mới Bài toán hình thoi bao phủ ( minimax với rectilinear) Bài toán này được đặt ra để giải quyết vấn đề đặt một thiết bị, dụng cụ mới vào trong nhà máy nhằm cực tiểu tổng khoảng cách từ nó đến các thiết bị sẵn có (khoảng cách được dùng trong trường hợp này là khoảng cách rectilinear). Hàm mục tiêu trong bài toán là minimize g(x,y) Với thời gian cho một đơn vị vận chuyển. CHƯƠNG 3 : ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3.1 Đối tượng nghiên cứu : - Tổ cơ khí : Gia công các chi tiết ( tiện , phay, bào, mài …) - Tổ Sắt : thực hiện công việc cắt, gọt, hàn các chi tiết bồn, thùng , phụ… làm đồng cho nền xe. - Tổ máy chịu trách nhiệm đi dây dẫn điện, dời các bộ phận máy của xe nền nhằm tăng diện tích của cabin của xe. - Tổ sơn : chịu trách nhiệm sơn toàn bộ xe, có sự hỗ trợ từ bộ phận nhà sơn - Các phòng ban khác : như phòng điều hành, phòng giám đốc, phòng kế toán… - Các khu vực để thành phẩm, bán phẩm, phế phẩm, xe chữa cháy mini, khu công cụ - Kho vật tư, kho nhiên liệu. 3.2 Phương pháp luận: Cấu trúc phương pháp luận được thể hiện ở dưới đây: Xác định vấn đề cần giải quyết Cô lập vấn đề trong quan hệ với các vấn đề còn lại Mô hình hóa Phương pháp luận giải quyết vấn đề Xây dựng các giải thuật Nhu cầu giải quyết nhiều lần à Xây dựng nhiều lời giải cho mặt bằng Đánh giá các lời giải Hình 3.1 Cấu trúc của phương pháp luận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Các phòng ban Cửa ra Khu vệ sinh Tổ sơn Tổ máy Tổ sắt Kho công cụ Kho sắt thép Tổ chế tạo Phòng điều hành Kho vật tư Kho nhiên liệu Bán phẩm Phế phẩm Xe mới và lắp ráp, bảo dưỡng Xe chữa cháy mini 1 Các phòng ban U U U U U U U U U U U U U U U 2 Cửa ra U U U U U U U U U U U U U U U 3 Khu vệ sinh U U U U U U U U U U U U U U U 4 Tổ sơn U U U O O U U U U U O A U A U 5 Tổ máy U U U O U O U I U O U O U O U 6 Tổ sắt U U U O U A A U U O I A U U U 7 Kho công cụ U U U U O A U E U U U U U U U 8 Kho sắt thép U U U U U A U U U A U U U U U 9 Tổ chế tạo U U U U I U E U U E U I U O U 10 Phòng điều hành U U U U U U U U U U U U U U U 11 Kho vật tư U U U U O O U A E U U U U O U 12 Kho nhiên liệu U U U O U I U U U U U U U U U 13 Bán phẩm U U U A O A U U I U U U U I U 14 Phế phẩm U U U U U U U U U U U U U U U 15 Xe mới và lắp ráp, bảo dưỡng U U U A O U U U O U O U I U U 16 Xe chữa cháy mini U U U U U U U U U U U U U U U Hình 3.1 Biểu Rel thể hiện mối quan hệ giữa các phòng ban 3.2.1 Các phương pháp thiết kế mặt bằng : đều dựa trên Lựa chọn Thu thập thông tin 1. Dòng nguyên liệu 2. Mối quan hệ giữa các công việc 3. Biểu đồ quan hệ 4. Không gian yêu cầu 5. Không gian sẵn có 6. Biểu đồ mối quan hệ không gian 7. Xem xét các cân nhắc 8. Giới hạn thực tế 9. Phát triển các phương án 10. Đánh giá Tìm kiếm Hình 2.5: Quy trình hoạch định mặt bằng hệ thống ( SLP) A Giải thuật xây dựng Giả sử có n bộ phận cần được sắp xếp vào mặt bằng khối thì giải thuật xây dựng được mô tả như sau : PROCEDURE CONSTRUCT FOR i=1 to n SELECT một thiết bị chưa được xếp PLACE thiết bị được chọn vào mặt bằng END FOR END CONSTRUCT Các luật lựa chọn Nếu chúng ta quan sát sự vận hành ở giải thuật xây dựng, chúng ta có thể thấy thứ tự đặt bộ phận vào mặt bằng. Thứ tự sắp đặt là kết quả từ bước select, và có nhiều cách khác nhau để tạo ra thứ tự này. Dựa trên biểu đồ REL, giải thuật Corelap sử dụng kích thước của các bộ phận và tổng độ gần kề trong bước Select. TCR cho một bộ phận đơn giản là tổng trọng số cho các mối quan hệ giữa bộ phận đó và tất cả các bộ phận khác. Nó có thể dễ dàng tính toán từ biểu đồ REL. Bộ phận có TCR lớn nhất được chọn đầu tiên sau đó các bộ phận được chọn lần lượt tuỳ thuộc vào giá trị TCR cao nhất tương ứng với các bộ phận đã được đặt vào. Corelap không xét đến dòng luân chuyển giữa các bộ phận trong việc chọn lựa bộ phận kế tiếp để đặt vào. Các luật sắp đặt Luật gần kề : nếu một bộ phận được thể hiện bời nhiều đơn vị vuông, mỗi đơn vị vuông thể hiện phải có ít nhất một cạnh chung với một đơn vị vuông khác thể hiện bộ phận đó. Luật liên kết : chu vi của một bộ phận phải là một đường đơn liền nét. Luật bao quanh: không có hình dạng nào chứa một vòng bao quanh. Luật tỉ số hình dạng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdu_an_tai_bo_tri_mat_bang.doc
Tài liệu liên quan