Dựán CARD 033/05 VIE nhằmxem xét đánh giá lại các khảo nghiệm hiện có và sinh trưởng
của một sốloài cây lá kim nhiệt đới ởViệt Nam, đặc biệt là thông caribê và xây dựng thêm các
khảo nghiệm mới, sửdụng các vật liệu đã được cải thiện di truyền, bao gồm giống Thông lai.
Dựán cũng sẽtăng cường năng lực cho các cơquan nghiên cứu lâmnghiệp Việt nam những vấn
đềliên quan đến cải thiện giống Thông và hệthống nhân giống sinh dưỡng thông qua các khoá
đào tạo tại Queensland và Việt Nam, xây dựng các vườn vật liệu và vườm ươm trình diễn quy
mô nhỏ, vàmột chuyến tham quan học tập ởAustralia cho các nhà quản lý/nghiên cứu lâm
nghiệp ởViệt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dự án nông nghiệp - Chương trình hợp tác nghiên cứu nông nghiệp và phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development
Chương trình hợp tác nghiên cứu nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Dự án 033/05 VIE
Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển các
rừng trồng Thông caribê và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam
Mốc 9
Tên báo cáo
Các mô hình rừng trồng Thông caribê ở Việt Nam
March 2008
Page 1 of 6
1.0 Giới thiệu
Dự án CARD 033/05 VIE nhằm xem xét đánh giá lại các khảo nghiệm hiện có và sinh trưởng
của một số loài cây lá kim nhiệt đới ở Việt Nam, đặc biệt là thông caribê và xây dựng thêm các
khảo nghiệm mới, sử dụng các vật liệu đã được cải thiện di truyền, bao gồm giống Thông lai.
Dự án cũng sẽ tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp Việt nam những vấn
đề liên quan đến cải thiện giống Thông và hệ thống nhân giống sinh dưỡng thông qua các khoá
đào tạo tại Queensland và Việt Nam, xây dựng các vườn vật liệu và vườm ươm trình diễn quy
mô nhỏ, và một chuyến tham quan học tập ở Australia cho các nhà quản lý/nghiên cứu lâm
nghiệp ở Việt Nam.
Cuối cùng, dự án sẽ tạo dựng mối quan tâm cho các nhà trồng rừng quy mô lớn và nhỏ bao gồm
các cộng đồng dân tộc thiểu số, thông qua việc xây dựng các điểm trồng rừng trình diễn cộng tác
ở các vùng ưu tiên cho việc mở rộng diện tích rừng trồng Thông dưới sự giúp đỡ kỹ thuật của
các khoá đào tạo.
Báo cáo mốc 8 đã tóm tắt các khảo nghiệm thông hiện có ở Việt nam và đã nhấn mạnh khả năng
thích ứng của Thông caribê trên nhiều vùng sinh thái.
Báo cáo mốc 4 đã cung cấp những thông tin liên quan đến việc xây dựng mới một số khảo
nghiệm của các loài thông khác nhau bao gồm cả Thông caribê và thông lai.
Báo cáo mốc 9 này liên quan đến sản phẩm 3.1 và 3.2 của dự án, xây dựng các mô hình rừng
trồng thông caribê liên quan đến các nhà trồng rừng kinh tế và các cộng đồng dân tộc thiểu số.
2.0 Lựa chọn địa điểm khảo nghiệm.
Lựa chọn địa điểm để trồng rừng phụ thuộc lớn vào mức độ hợp tác, nguồn tài nguyên thiên
nhiên và sự đồng ý của chủ rừng.
Các địa điểm được lựa chọn để trồng rừng như sau:
• Lạc Dương, Lâm Đồng
• Đắc Plao, Đắc Nông
• Nam Đàn, Nghệ An
• Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị
Hai vị trí sau cùng được trồng ngay sát với các khảo nghiệm di truyền (tham khảo báo cáo mốc
4).
Có 2 địa điểm khác đã được thảo luận với các đối tác dự án bao gồm Đắc Tô (Kon tum) và
Ngọc Lạc (Thanh Hoá), nhưng do không thể thương lượng được nên đã không thể xây dựng
được mô hình tại 2 địa điểm này. Trong thời gian sau này, hy vọng rằng các khảo nghiệm sẽ có
thể được xây dựng, sử dụng nguồn cây hom từ các vườn ươm sẵn có.
Những phần tiếp theo đây sẽ thông tin về 4 vị trí mô hình rừng trồng Thông.
3.0 Công ty Lâm nghiệp (Lâm Đồng)
Thông ba lá được tìm thấy tự nhiên ở vùng có độ cao khoảng 900 m ở miền Trung Cao nguyên
Việt Nam. Nó mọc tự nhiên rất nhiều trên các trục đường chính dẫn lên Đà Lạt, trung tâm của
tỉnh Lâm Đồng. (xem A1 và A2 trong file đi kèm A). Những khu rừng ở gần Đà Lạt và các khu
vực rừng trồng chất lượng cao khác của Thông ba lá, được bảo vệ nghiệm ngặt với mục đích bảo
vệ nguồn nước và bảo tồn. Bên cạnh các khu rừng tự nhiên, có thêm nhiều rừng trồng thông ba lá
ở khắp tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh miền Trung Cao nguyên khác, mặc dù sinh trưởng và hình
dáng của rừng trồng kém hơn so với rừng tự nhiên. (Ảnh A3 và A4). Thông ba lá ở cả rừng tự
Page 2 of 6
nhiên và rừng trồng đều là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho xây dựng. (Ảnh A5 đến A8). Tuy
nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của các diện tích trồng cà phê trong những năm gần đây đã
làm giảm diện tích rừng thông ba lá (cả rừng tự nhiên và rừng trồng). (Ảnh A9 và A10)
Trách nhiệm quản lý các diện tích rừng tự nhiên Thông ba lá của tỉnh Lâm Đồng đã được
bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam, mà đại diện là Cục Lâm nghiệp. Kế hoạch quản lý lâu dài
đối với các loại rừng như sau:
• Rừng tự nhiên chất lượng cao: bảo vệ nguồn nước và bảo tồn (không chặt hạ)
• Rừng có chất lượng trung bình: khai thác gỗ theo chu kỳ và trồng làm giàu rừng.
• Rừng kém chất lượng và đồng cỏ: trồng lại rừng, sử dụng loài có sản lượng cao.
• Các diện tích đã phát quang khác: nơi chăn thả gia súc.
• Các vị trí đặc biệt: dành cho du lịch sinh thái…
Bảng 1: Thông tin về địa điểm trồng rừng Thông.
Mục Đặc điểm
Huyện/tỉnh Lạc Dương, Lâm Đồng
Diện tích: 1,513 km2
Mật độ dân cư: 16 persons / km2
Địa điểm Khoảng 45 phút ô tô, theo hướng Đông Bắc Đà Lạt trên quốc lộ 417
(nối liền với đường cao tốc mới đi Nha Trang)
Các làng, xã
liền kề
Xã Da Chais và Da Nhim. Liền kề với làng Đông Mang, một phần của
xã Đa Chais, có sự ủng hộ của 23 hộ gia đình dân tộc thiểu số trong tổng
số 226 người của xã.
Chủ đất Công Ty TNHH Thiên Thai
Kinh độ 12° 10’ 00’’N
Thời gian cho
thuê
50 năm (từ năm 2007)
Vĩ độ 108° 28’00’’E
Độ cao (m) 1,500
Khí hậu Lượng mưa trung bình là 1.896 mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
Nhiệt độ trung bình năm: 18oC
Độ ẩm trung bình: 85%
Đất đai Đất feralit, tầng đất sâu, thoát nước tốt
Mô tả mô hình
rừng trồng
thông
Loài : Pinus caribaea var. hondurensis (PCH) – không chọn –
Queensland
Pinus kesiya
Area: khoảng 10 ha
Ngày trồng: tháng 10 năm 2007
Khoảng cách trồng: 3m x 3m (1.111 cây/ha)
4.0 SMALL SCALE COMMUNITY AND INDIVIDUAL FARMER TRIALS
Trong chuyến điều tra khảo sát ban đầu để xây dựng dự án, đã xác định được một làng gần Dak
Plao là lập địa thích hợp để xây dựng một số mô hình rừng trồng thông với sự tham gia của
người dân địa phương và các hộ nông dân nhỏ lẻ.
Page 3 of 6
Đac Plao thuộc huyện Đắc Nông, tỉnh Đắc Nông (trước kia thuộc tỉnh Đắc Lắc), chỉ cách đường
ranh giới với tỉnh Lâm Đồng khoảng 5 km về phía bắc quốc lộ 28. Huyện Đắc Nông có diện tích
trên 2.131 km2 và có mật độ dân số thấp trung bình khoảng 29 người/km2.
Dân cư ở đây có sự pha trộn giữa người dân bản địa và một bộ phận người di cư từ khu vực miền
núi phía bắc Việt Nam đến định cư ở khu vực này (Ảnh B1 đến B4). Cán bộ của Trung tâm
nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng làm việc rất gần gũi với người dân nơi đây thông
qua một dự án về Lâm nghiệp xã hội. Ảnh B5/5a là bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất
Lâm nghiệp. Đất Lâm nghiệp có diện tích 3.000 ha, bao gồm rừng mưa nguyên sinh và rừng
thông, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, rừng phục hồi, đất trống. (B6 đến B9)
Một rừng trồng thông PCH 3 tuổi gần thị trấn Đắc Plao có sinh trưởng rất tốt (Ảnh B10 và B11)
là động lực để tiếp tục trồng rừng thông ở khu vực này. Vào tháng 12 năm 2007, các cán bộ dự
án CARD đã đánh giá mô hình rừng trồng thông caribe (PCH) trên một khu vực dốc, đã được
phát dọn (ảnh B12 đến B14). Tỷ lệ sống của mô hình khá cao, tuy nhiên, cần tiếp tục hạn chế sự
xâm lấn của cỏ dại để đảm bảo cây sinh trưởng tốt.
Trong một phần của dự án Lâm nghiệp xã hội, một trạm Lâm nghiệp và một vườn ươm đã được
xây dựng (ảnh B15 đến B17). Sau khi hoàn thành, các nhà quản lý địa phương sẽ thử nghiệm
những kỹ thuật vườn ươm đã được phát triển bởi dự án CARD và sẽ mở rộng diện tích trồng
thông caribê (PCH) trên những diện tích đất dốc trong phạm vi quy hoạch sử dụng đất lâm
nghiệp có sự kết hợp của người dân địa phương và các hộ nông dân cá thể.
5.0 Các mô hình rừng trồng liền kề với các khảo nghiệm di truyền
Như đã đề cập trước đó, 2 khảo nghiệm mới được trồng thêm kết hợp với khảo nghiệm di truyền.
Bảng 2 cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến 2 mô hình rừng trồng. Attachment C và D là sơ
đồ của 2 khảo nghiệm tại Nghệ an và Quảng Trị. Thông nhựa là loài cây trồng có giá trị kinh tế ở
khu vực này.
Page 4 of 6
Table 2: Tóm tắt thông tin về mô hình rừng trồng thông ở Nghệ An và Quảng Trị
Nghe An Province site Quang Tri Province site
Địa điểm Van Dien, Nam Dan Cam Lo, Dong Ha
Đơn vị quản lý Ban quản lý rừng phòng hộ
đầu nguồn Nam Đàn
Trung tâm KHSX Lâm nghiệp
Bắc Trung Bộ
Kinh độ 18° 03’ 13’’N 16° 48’ 39’’N
Vĩ độ 105° 09’ 09’’E 107° 00’ 17’’E
Ngày trồng 18/12/07 15/12/07
Mật độ 3m x 3m 3m x 3m
Chuẩn bị hiện trường Làm sạch cỏ, loại bỏ gốc cây cũ, cày.
Phân bón (3 kg phân chuồng + 100g
NPK)/cây
200g NPK/cây
Diện tích 2.7 ha 1.5 ha (nhỏ hơn khảo nghiệm
di truyền)
Loài cây được trồng trong mô
hình
P. merkussii
PCH (Dai Lai)
PCH (Queensland)
PEE x PCH F2 hybrid (Qld)
P. merkussii
P.massoniana
PCH (Dai Lai)
PCH (Queensland)
PEE x PCH F2 hybrid (Qld)
PCH x PCB (Qld)
PCH x PCC (Qld)
Page 5 of 6
6.0 Liên lạc
Quản lý dự án phía Việt nam Quản lý dự án phía Australia
Mr Phi Hong Hai
Phó giám đốc
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Phi.hong.hai@fsiv.org.vn
Ph: 84 (0) 4 8389 813
Fax 84 (0) 4 836 2280
Mr Ian Last
Quản lý
Tổ chức trồng rừng bang Queensland
P O Box 1339,GYMPIE, Queensland, 4570
Ian.last@fpq.qld.gov.au
Ph: 61 (0) 754 820 891
Fax: 61 (0) 7 5482 3430
Địa điểm trồng mô hình
“Paradise” & Dak PLao, Lâm Đồng
Mr Hua Vinh Tung
Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng
9 Hùng Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng
Ph: 063 822 131 Fax: 063 829 852
Van Dien, Nam Đàn, Nghệ An
Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đàn
Mr Le Dinh Minh
Tel: 0380 822 106
Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị
Trung tâm KHSX Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ
Mr Hoang Minh Tam
Page 6 of 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_an_nong_nghiep_101__6935.pdf