Dự án Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS

Tên dự án: Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS

Tên chủ dự án: Công ty cổ phần Xây dựng (COTEC).

Địa chỉ: Khu công nghiệp Hòa Khánh (Cụm công nghiệp Thanh Vinh cũ), Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

Tên người đứng đầu doanh nghiệp Chủ dự án: Ông Trần Quang Tuấn

Phương tiện liên lạc với doanh nghiệp chủ dự án: 236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.35143255 Fax: 08.35142277

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dự án Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG Tên dự án: Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS Tên chủ dự án: Công ty cổ phần Xây dựng (COTEC). Địa chỉ: Khu công nghiệp Hòa Khánh (Cụm công nghiệp Thanh Vinh cũ), Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng Tên người đứng đầu doanh nghiệp Chủ dự án: Ông Trần Quang Tuấn Phương tiện liên lạc với doanh nghiệp chủ dự án: 236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.35143255 Fax: 08.35142277 CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 1.1. Đặc điểm vị trí Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS nằm trên đường 4 - 12, Cụm Công nghiệp Thanh Vinh, Khu CN Hoà Khánh, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Cách đường Tỉnh lộ Bà Nà Suối Mơ 800 mét rất thuận lợi về giao thông, cấp điện cho hoạt động sản xuất của Nhà máy. Ranh giới: Hướng Tiếp giáp với Khoảng cách (m) Đông Bắc Công ty Chế biến lâm sản Việt Lang Chung tường Tây Nam Đường giao thông 4-12 của cụm CN Thanh Vinh 5m Tây Bắc Doanh nghiệp tư nhân Toàn NI Chung tường Đông Nam Xí nghiệp may Quân Trang Chung tường 1.2. Diện tích mặt bằng: 3.574 m2 - Diện tích xây dựng nhà máy và các công trình phụ trợ : 3.274 m2 - Diện tích tiếp nhận và xử lý nước thải : 300 m2 1.3. Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác Vị trí nhà máy nằm cách khu dân cư trên 200 m về phía Tây Bắc của đường Tỉnh lộ đi Bà Nà Suối Mơ. Khu vực này hiện nay có mật độ dân số thưa, đa số làm nghề buôn bán nhỏ, mức sống trung bình. 1.4. Hiện trạng sử dụng khu đất: * Diện tích văn phòng : 150 m2 * Diện tích nhà xưởng : 864 m2 * Diện tích kho : 315 m2 * Diện tích bể nước thải hồi lưu : 15 m2 * Diện tích hệ thống xử lý nước thải : 150 m2 * Các công trình phụ khác : 300 m2 * Diện tích cây xanh : 1000 m2 * Diện tích sân bãi : 780 m2 Sơ đồ vị trí : Đi Bà Nà - Suối mơ Khu dân cư chuẩn bị di dời DNTN TOÀN NI Đường số 4-12 XN may Quân Trang COTECCONS Đi Chợ Hoà Khánh – QL1A Mỏ đá Thanh Vinh Công ty Lâm Sản Việt Lang 1.5. Nguồn cung cấp nước, nhu cầu nước/ngày đêm - Nước cung cấp cho dự án chủ yếu là nhu cầu của dự án là nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của công nhân trong quá trình sửa chữa, gia công sản phẩm sắt thép phục vụ cho nhu cầu xây dựng của Công ty Cổ phần (COTEC), nguồn nước này là nước ngầm được lấy từ giếng khoan trong khu vực nhà máy. Các công trình này đã được DNTN Phước Tường xây dựng trước đó. - Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt động của dự án vào khoảng 5,5 m3/ngày đêm, trong đó: + Nước cung cấp cho sinh hoạt của công nhân: 4 m3/ngày đêm + Nước dùng tưới chống bụi mặt sân, vệ sinh nhà xưởng: 1,0 m3/ngày đêm. Nước cấp: (Tính theo năm, bình quân 300 ngày làm việc /năm) TT Mục đích sử dụng Đ.vị tính Lượng sử dụng Nguồn cung cấp Nơi thải 1 Cấp cho sinh hoạt m3 1200 Nước máy Hố tự hoại 2 Vệ sinh mặt bằng, chống bụi m3 300 Nước máy Bể hồi lưu, ngấm vào đất 1.6. Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm Hệ thống giao thông trong cụm Công nghiệp Thanh Vinh Hiện nay đã hoàn chỉnh, hệ thống này liên thông với khu công nghiệp Hoà Khánh, trục tỉnh lộ Bà Nà Suối Mơ, vì thế rất thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm cho các hoạt động của dự án. 1.7. Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của nhà máy Nước sinh hoạt Nước thải của nhà máy chủ yếu là nước thải cung cấp cho sinh hoạt của công nhân làm việc trong nhà máy, nguồn nước thải này được thu gom vào hệ thống bể tự hoại 3 ngăn xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. Nước vệ sinh mặt bằng, chống bụi, tưới cây một phần ngấm vào đất, một phần bốc hơi vào không khí và phần còn lại gom vào hệ thống bể thu hồi. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua sân Nhà máy sẽ cuốn theo các chất khoáng vô cơ, dầu mỡ, các tạp chất hữu cơ,... Nồng độ các chất này trong nước mưa chảy tràn thực tế rất thấp. Vì vậy, có thể thải trực tiếp ra môi trường sau khi tách rác, dầu mỡ bằng các hố ga và chảy theo mương dẫn ra nguồn tiếp nhận chung của khu công nghiệp. 1.8. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn Chất thải rắn (lượng thải: Tổng 40,5 kg/ngày; 1053 kg/tháng) Loại chất thải rắn Đặc tính của chất thải rắn Khối lượng (kg/ngày ) Biện pháp thu gom Biện pháp xử lý Rác sinh hoạt Dễ tiêu 15 gom vào thùng rác Công ty môi trường đô thị thu gom vào nơi qui định Bao bì nilon Khó tiêu 1 gom vào thùng rác Thùng, chai nhựa, vụn sắt, hộp giấy Khó tiêu 25 Bãi thải Bán cho cơ sở thu gom phế liệu Xỉ sơn, bóng đèn, vỏ mực in… Độc hại 0,5 Thùng nhựa Công ty môi trường đô thị 1.9. Bụi, khí thải và tiếng ồn Trong hoạt động của dự án, lượng bụi, khí thải và tiếng ồn phát sinh ra trong giai đoạn xử lý bề mặt, giai đoạn chỉnh sửa, giai đoạn sơn và khí thải của phương tiện vận chuyển vật liệu đều thải vào môi trường không khí xung quanh. CHƯƠNG III QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1. Tổng vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư: 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) 2.2. Quy mô công suất của nhà máy Quy mô hoạt động: Tổng diện tích hoạt động : 3.600 m2 Đầu tư xây dựng: Nhà xưởng sản xuất chính: diện tích xây dựng 1.500 m2, kết cấu mái tôn khung thép, nền đổ bê tông, tường gạch bao che. Văn phòng: diện tích xây dựng 100 m2, kết cấu mái BTCT, nền gạch ceramic, tường bao che. Sân bãi: diện tích sân bãi 1.500 m2, kết cấu BTCT. Diện tích khác: bao gồm đường nội bộ, nhà bảo vệ, đường cống với diện tích 500 m2. Công suất nhà máy: Theo chứng nhận đầu tư số 32221000158 ngày 09 tháng 07 năm 2010 nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS hoạt động chủ yếu là gia công kết cấu thép vì kèo, bảo trì giàn giáo, gia công các kết cấu tạm với công suất hàng năm như sau: - Gia công kết cấu thép, vì kèo quy mô : 100 tấn/năm - Gia công sản xuất, bảo trì giàn giáo quy mô : 250 tấn/năm - Gia công các chi tiết kết cấu tạm, quy mô : 20 tấn/năm Lao động: Tổng số nhân viên: 50 người - Quản lý chung: 01 người - Kế toán: 02 người - Công nhân: 45 người - Bảo vệ: 02 người - Số giờ làm việc trong ngày: 8 giờ/ngày 2.3. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động nhà máy TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Công suất Xuất xứ Tình trạng sử dụng 1 Máy hàn 1 pha Hồng Ký cái 3 13 KVA-220V Việt Nam Mới 2 Máy hàn 3 pha Hồng Ký cái 2 13KW-380V Việt Nam Sử dụng 90% 4 Máy cắt bàn Hồng Ký cái 1 2,2KW-220V Việt Nam Sử dụng 90% 3 Máy cắt cầm tay cái 1 2,3 KW-220V Nhật Sử dụng 85% 4 Máy hàn mic cái 1 350A-380V Việt Nam Mới 5 Máy xịt áp lực cái 4 3,7KW-380V Đức Mới 6 Máy đánh chéo cái 1 3,7KW-380V Đài Loan Sử dụng 90% 7 Máy khoan lớn cái 1 0,5hp-220V Việt Nam Sử dụng 90% 8 Máy bắt vít cái 2 500W-220V T.Quốc Sử dụng 90% 9 Máy mài tay (BOSCH) cái 8 670W-220V T.Quốc Mới 10 Máy mài tay (MAKITA) cái 7 710W-220V T.Quốc Sử dụng 78% 11 Máy phun sơn trực tiếp cái 1 15hp-220V Đức Mới 12 Máy nén khí cái 1 22hp-220V Việt Nam Sử dụng 85% 13 Máy quạt công nghiệp cái 3 250W-220V Việt Nam Mới 14 Máy bơm nước cái 1 1.5hph-220V T.Quốc Mới 2.4. Danh mục nguyên nhiên liệu sử dụng hàng tháng cho hoạt động nhà máy TT Loại nguyên - nhiên liệu Đơn vị Số lượng nhập 1 Sắt hộp (các loại) tấn 5 2 Sắt V (các loại) tấn 8 3 Sắt ống (các loại) tấn 8 4 Đá mài viên 30 5 Đá cắt viên 30 6 Đũa hàn kg 13 7 Xăng pha sơn lít 65 8 Nước sơn lít 130 2.5. Phương pháp vận chuyển và cung cấp nguyên liệu Các nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được nhập từ các đại lý phân phối trên địa bàn Đà Nẵng. Vật liệu phục vụ cho hoạt động sửa chữa, gia công tại nhà máy được bảo quản tại kho chứa nguyên liệu. Sơn, xăng dầu được chứa vào kho riêng có trang bị các dụng cụ chữa cháy và thiết kế hệ thống chống sét được kiểm tra điện trở đúng quy định và cách ly với các vật dụng khác, đảm bảo độ thông thoáng khí. 2.6. Sơ đồ công nghệ, dây chuyền sản xuất Thép định hình Kết cấu thép, vì kèo, giàn giáo hỏng Đánh rỉ thủ công -Bụi -Tiếng ồn Gia công kết cấu, vì kèo, dàn giáo… Máy rỉ bằng máy -Bụi -Tiếng ồn Hàn, sửa chữa -Chất thải rắn -Khí thải -Tiếng ồn Phun sơn -Bụi sơn -Hơi dung môi Làm khô -Hơi dung môi Xếp vào kho và chuyển đi Thuyết minh công nghệ: Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS sử dụng thép định hình nhập từ các nhà máy sản xuất và thực hiện gia công các thiết bị cốt pha, giàn giáo, vì kèo, công dụng cụ phục vụ cho công trình của Công ty. Bên cạnh đó thực hiện sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị kết cấu thép, vì kèo, dàn giáo hư hỏng từ các công trình xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng (COTEC) trên địa bàn Đà Nẵng và các khu vực lân cận. Giai đoạn xử lý bề mặt: Công việc đầu tiên là đánh rỉ, làm sạch và tách màng sơn cũ sơ bộ bằng thủ công trước khi đưa lên máy đánh rỉ làm sạch toàn bộ bề mặt kim loại. Giai đoạn chủ yếu thực hiện bằng phương pháp cơ học, dùng cào bằng thép, chổi và một số vật liệu mài mòn để loại màng sơn bám vào bề mặt vật liệu. Nguồn ô nhiễm chủ yếu trong giai đoạn này là, bụi tiếng ồn do hoạt động bóc dỡ vật liệu, đập, mài, đánh rỉ. Giai đoạn chỉnh sửa: Kết thúc công đoạn đánh rỉ bằng máy, các vật liệu thép chuyển cho tổ sửa chữa kiểm tra, hàn, nắn lấy lại hình dạng sản phẩm. Công đoạn này nguồn ô chính là chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, khí thải do hoạt động hàn xì gây ra. Giai đoạn sơn: Những phần kết cấu từ công đoạn gia công thép định hình và kết cấu đã đánh rỉ, lấy lại hình dạng được lau chùi sạch sẽ và đưa vào buồn xịt sơn tạo lớp áo bảo vệ vật liệu thép. Nguyên tắc cơ bản của công đoạn này là phân tán sơn thành các dòng phun bụi nhỏ và phun thẳng vào vật cần sơn. Dùng một cốc hút kim loại chứa sơn vặn vào súng phun và sơn được hút vào súng phun bởi không khí chạy qua một lỗ trên một ống thông với cóc, sơn rời súng phun thông qua 1 van điều chỉnh lưu lượng sơn. Để phun sơn thì thể tích khí nén cũng cần phải đủ, áp suất tại súng phun thay đổi từ 30 - 70 Psi và các dòng phun phải được gối đầu nhau mỗi khí súng di chuyển lui tới trên vật liệu cần sơn để tạo lớp sơn đồng nhất về chiều dày. Sau khi sơn xong, các kết cấu được phơi khô, xếp kho và chuyển đi phục vụ các công trình xây dựng. Giai đoạn này nguồn ô nhiễm chính là bụi sơn, tiếng ồn do hoạt động máy nén khí sinh ra. CHƯƠNG IV CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Dự án tiếp nhận lại cơ sở vật chất từ Nhà máy sản xuất giấy tái sinh của Doanh nghiệp tư nhân Thiên Phước và đưa vào sử dụng. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải của dự án thải ra khi dự án đi vào hoạt động. Các tác động này bao gồm tiếng ồn, bụi các loại, khí thải do các phương tiện đi lại, khí hàn, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt... 3. 1 Các loại chất thải phát sinh 3.1.1 Nguồn ô nhiễm không khí Ô nhiễm do bụi: Nguồn bụi phát sinh trong quá trình nhà máy hoạt động do các hoạt động của xe vận chuyển vật liệu ra vào nhà máy, các hoạt động bóc dỡ vật liệu; bụi sơn, bụi kim loại trong công đoạn đánh rỉ làm sạch bề mặt, sữa chữa, gia công kết cấu thép, sơn phủ bề mặt. Bụi kim loại: Bụi kim loại phát sinh tại bộ phận sửa chữa và gia công kết cấu thép. Ô nhiễm bụi chủ yếu tại công đoạn cắt, mài, làm sạch bề mặt. Bụi kim loại có tỷ trọng lớn (d = 7 - 8) nên chỉ tồn tại xung quanh nguồn gây bụi, nhanh chống sa lắng, ít phát tán đi xa. Lượng bụi do quá trình làm sạch bề mặt kim loại thải ra môi trường phụ thuộc vào phương pháp làm sạch khác nhau và mức độ oxy hóa của kim loại. Các sản phẩm thép phục vụ công trình của nhà máy đều được sơn phủ bề mặt để chống rỉ và các tác động ăn mòn, oxy hóa của môi trường, trong quá trình thi công kết cấu thép bị rỉ, bóc sơn, hư hỏng đều được chuyển về nhà máy sữa chữa và sơn lại ngay do vậy lượng bụi rỉ kim loại thải ra không nhiều khi làm sạch bề mặt. Trong công đoạn làm sạch bề mặt bụi kim loại và bụi sơn củ thường đi kèm với nhau, ước tính lượng bụi sơn có lẫn bụi kim loại thu gom trung bình mỗi ngày tại nhà máy là 0,5 kg. Bên cạnh bụi kim loại do quá trình làm sạch bề mặt thải ra còn có bụi khói hàn là bụi keo nhỏ mịn được hình thành khi sắt nguyên chất hoặc hợp kim bị nung nóng. Thành phần khói hàn là γ.Fe2O3, đôi khi có Fe3O4, các hạt thường có kích thước từ 0,01 - 1 μm. Công nhân làm hàn và gia công cơ khí dễ bị nhiễm bụi phổi sắt, đặc biệt khi làm việc tại những nơi kín, chật hẹp, kém thông gió. Bụi sơn: Bụi sơn thường phát sinh ở khâu làm sạch lớp sơn cũ và các hạt sơn dạng sol phát sinh trong quá trình phun sơn. Trong thành phần bụi sơn phát sinh chủ yếu là oxit chì, oxit sắt. Ngoài ra còn có các khí thải khác như CO, NOx. Tuy nhiên tác động của loại ô nhiễm này thường không lớn, do được phân tán trong môi trường rộng, thoáng. Các tác động do bụi kim loại, bụi sơn gây ra khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, các kim loại nặng có khả năng tích lũy trong cơ thể gây rối loại đến chức năng của men, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Bụi phát sinh từ phương tiện vận chuyển, bóc xếp vật liệu: Đối với dự án, bụi sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển bốc xếp hàng hoá ít, dễ lắng, không thường xuyên. Do khu vực nhà máy nằm trong khu công nghiệp nên không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, xung quanh có nhiều cây cối nên bụi sinh ra do quá trình này chủ yếu phát tán trong phạm vi khu vực tiếp nhận nguyên liệu. Nên đối tượng chịu sự tác động chủ yếu là công nhân bốc xếp. - Đối với con người: Tác dụng của bụi chủ yếu là: tích lũy trong phổi và ở các cơ quan của đường hô hấp trên. Các hạt bụi kích thước >10μm được giữ lại bởi lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài. Khí ô nhiễm và các hạt bụi nhỏ tiếp tục đi vào sâu trong các cơ quan hô hấp và các hạt bụi có kích thước <10μm có thể bị giữ lại ở phổi (các hạt bụi kích thước <1μm được vận chuyển đi theo khí trong hệ thống hô hấp) hay vào máu gây độc. - Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp rồi mắt, da... sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể. Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót. Vào phổi, bụi gây kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, khí thũng phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi. - Đối với cây cối xung quanh khu vực dự án thì bụi có có tác động không lớn do phát sinh không thường xuyên và không nhiều. Ô nhiễm do khí thải: Trong quá trình hoạt động nguồn ô nhiễm khí thải do các hoạt động của phương tiện vận chuyển nguyên liệu, khí thải công đoạn hàn xì, hơi dung môi sơn. Khí thải phương tiện giao thông: Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm ra vào Nhà máy cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải thường là xăng và dầu Diesel, vì vậy trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và các khí độc SO2, NOx, CO, CO2, CxHy. Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải đã được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của tổ chức ECO thì thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau: Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (ppm) Chạy không tải 750 5,2 30 9,5 Chạy chậm 300 0,8 1500 12,5 Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 10,2 Chạy giảm tốc 4000 4,2 60 9,5 Theo Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993, thải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5 - 16 tấn, với xe chạy dầu Diezen (S ═ 1%), và tốc độ trung bình 8 - 10 km được xác định như sau: Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01 xe (kg/10km đường dài) Tải lượng từ 100 xe (kg/10km đường dài) Bụi 0,009 0,90 SO2 0,0429 4,29 NOx 0,118 11,80 CO 0,06 6,00 VOC 0,026 2,60 Trung bình mỗi ngày Nhà máy có 3 chuyến xe vào ra để bóc xếp nguyên liệu, áp dụng hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của WHO thì lượng chất ô nhiễm thải vào không khí với tải lượng như sau: Chất ô nhiễm Tải lượng từ 03 xe (kg/10 km đường dài) Bụi 0,027 SO2 0,1289 NOx 0,354 CO 0,18 VOC 0,078 Xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy lưu thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận, nên hoạt động giao thông vận tải của Nhà máy đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí, làm tăng thêm nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh. Tuy nhiên do lượng xe ra vào nhà máy ít, trung bình 3 chuyến/ngày và tần suất bé nên ảnh hưởng đến môi trường ở mức độ nhẹ. Nhà máy sẽ có các biện pháp kỹ thuật và quản lý thích hợp vấn đề này nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng sức khỏe nhân dân trong khu vực. Khí thải khói hàn: Công đoạn hàn kim loại để liên kết thép sẽ phát sinh ra các loại khí thải, cụ thể là khói hàn. Các loại khí thải từ công đoạn hàn chủ yếu là khói hàn CO, NOx, SO2, nhiệt lượng. Bên cạnh đó, công đoạn này thường phát sinh ánh sáng với cường độ vượt tiêu chuẩn cho phép. Dung môi sơn: Trong quá trình sơn dung môi sử dụng là xăng, hơi hydrocacbon từ xăng thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng như: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi... Khi hít thở khí hydrocacbon ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính, cơ thể xuất hiện các cơn co giật, rối loạn nhịp tim và hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong. Các công trình nghiên cứu còn chứng tỏ rằng một số hydrocacbon còn gây ung thư phổi. Hơi xăng, dầu trong không khí còn có thể gây cháy, nổ. Khi hỗn hợp với không khí tỷ lệ trong khoảng 1 - 7 % và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ. Ô nhiễm mùi hôi: Mùi hôi chủ yếu từ các hợp chất hữu cơ bay hơi là biểu hiện rõ ràng nhất của ô nhiễm do chất gây mùi. Nguồn phát sinh là khu vực phun sơn, khu vực lưu trữ dung môi xăng dầu. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động sơn thực hiện trong buồng phụ sơn riêng, hơn nữa lượng dung dịch sơn hằng ngày sử dụng không lớn (trung bình 10 lít/ngày) và hoạt động sơn diễn ra không liên tục nên mùi hôi không đáng kể. Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh do hoạt của phương tiện vận chuyển vào ra nhà máy, quá trình bốc dỡ vật liệu, đặc biệt là công đoạn gõ vữa, đánh rỉ, làm sạch bề mặt, phun sơn. Tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành máy móc thiết bị, gây mệt mỏi, mất ngủ, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn cao làm giảm khả năng tập trung tư tưởng khi làm việc, dễ dẫn đến tai nạn lao động, giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp. Đặc trưng của nhà máy gia công cơ khí là tiếng ồn cao, tuy nhiên đối với Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS nằm trông khu công nghiệp Thanh Vinh nên tiếng ồn không gây ảnh hưởng đến khu dân cư, hơn nữa công suất gia công của Nhà máy cũng không lớn nên mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn là không liên tục và chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đối với công nhân làm việc trong nhà máy. 3.1.2 Nước thải a. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, nhân viên làm việc tại Nhà máy. Nước thải này có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ dễ thối rữa, các chất dinh dưỡng N, P và các vi sinh vật gây bệnh, cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh. Nước thải từ bếp ăn: Lượng nước thải này chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, dầu mỡ động thực vật. Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày khi chưa được xử lý như sau: Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45-54 COD 72-102 SS 70-145 Dầu mỡ 10-30 Tổng nitơ 6-12 Amoni 2,4-4,8 Tổng photpho 0,8-4,0 Với số lượng công nhân và nhân viên của Nhà máy là 50 người, nếu tính trung bình mỗi người sử dụng 80 lít nước sinh hoạt/ngày thì lượng nước thải ra là 4 m3/ngày (giả sử lượng nước thải bằng lượng nước sử dụng), tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải chưa xử lý được tính như sau: Chất ô nhiễm Tải lượng (g/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2009/BTNMT BOD5 2250 - 2700 562,5- 675 50 COD 3600 - 5100 900 - 1275 - SS 3500 - 7250 875 - 1812 100 Dầu mỡ 500 - 1500 125 - 375 20 Tổng Nitơ 300 - 600 75 -150 - Amoni 120 - 240 30 - 60 10 Tổng Phốt pho 40 - 200 10 - 50 - So sánh với QCVN 14:2008 thì nồng độ các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt vượt nhiều lần đối với tiêu chuẩn cho phép thải loại B. Mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt này là rất cao và có tác động tiêu cực lớn đến môi trường xung quanh. Để khống chế tác động này, Nhà máy sẽ xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi xã vào hệ thống dẫn nước thải chung của khu công nghiệp. b. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy sẽ cuốn theo các chất cặn bã, đất, cát, nhiên liệu và vật liệu rơi vãi trên mặt bằng. So với nước thải sinh hoạt thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch, hơn nữa các nguồn ô nhiễm đã được cách ly hoàn toàn bằng mái che. Lượng mưa trung bình hàng năm của Đà Nẵng là 2.504 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23 - 40 mm/tháng. Như vậy, với diện tích 3.600 m2 vào các tháng cao điểm lượng mưa trung bình mỗi ngày khoảng 82,8 - 144 m3/ngày. Nước mưa chảy tràn có thể thải trực tiếp ra môi trường sau khi qua hệ thống song chắn rác và hố ga để lắng cặn và giữ rác. Nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn là hệ thống thoát nước mưa được xây dụng từ sau ra trước của Nhà máy và đổ vào cống thoát nước chung của cụm công nghiệp Thanh Vinh. c. Tác động của nước thải đến môi trường Nước thải nước thải sinh hoạt của Nhà máy khi đi vào hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm xung quanh khu vực Nhà máy. Thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường không khí do việc sinh ra các khí độc từ sự phân huỷ chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường do nước thải bao gồm: Chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật hô hấp hiếu khí. Việc ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ sẽ dẫn đến làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan trong nước để phân hủy các hợp chất hữu cơ, từ đó dẫn đến gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống của các loài thủy sinh. Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng (SS) là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (gây tăng độ đục của nước). Các chất dinh dưỡng (N.P): Các chất dinh dưỡng có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước dẫn đến ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng bồi lắng lòng sông. 3.1.3 Chất thải rắn a. Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nhà máy gồm có: - Chất thải rắn không nguy hại: Mảnh vụn kim loại, sắt vụn, vụn que hàn, giẻ lau, thùng đựng dung môi, sơn, hộp carton, bao bì … Tải lượng chất thải rắn không nguy hại ước tính khoảng 25 kg/ngày - Chất thải rắn nguy hại: Bụi sơn, hỗn hợp bụi thu được từ công đoạn làm sạch, cặn dung môi, các thiết bị sau khi sử dụng hư hỏng (bóng đèn, các thiết bị điện…), đây là chất thải nguy hại, nhà máy sẽ có biện pháp quản lý theo quy định hiện hành. Tải lượng chất thải rắn nguy hại ước tính trung bình khoảng 0,5 kg/ngày. b. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt của 50 công nhân trong nhà máy chủ yếu các sản phẩm thải như PE, plastic, các chất trơ, chất hữu cơ. Theo ước tính rác thải trung bình của một người là 0,3 kg/ngày thì tổng lượng rác thải sẽ là 0,3 x 50 = 15 kg rác/ngày. Chất thải rắn này được chia làm hai loại: - Rác dễ phân hủy bao gồm các loại rác hữu cơ như phần rau, củ, quả, thực phẩm dư thừa… - Rác khó phân hủy hoặc không phân hủy như chai lọ, túi nhựa các loại. 3.2 Các tác động môi trường khác 3.2.1 Sự cố cháy nổ, chập điện Đây là nguy cơ mà chủ cơ sở luôn luôn quan tâm đúng mức, sự cố này có thể xảy ra và ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện kinh tế của cơ sở cũng như sức khoẻ và tính mạng của thợ làm việc. Sự cố có thể xảy ra tại xưởng, nơi trực tiếp làm việc có nhiều thiết bị sử dụng điện; ngoài ra đường dây dẫn của khu vực lưới điện cũng có thể xảy ra tình trạng cháy nổ. 3.2.2 Tai nạn lao động Nguy cơ này cũng là nỗi lo của chủ cơ sở vì tính đặc thù của ngành nghề nay là người lao động phải làm việc trực tiếp với các thiết bị máy móc, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, khí, bụi phát sinh. Tai nạn lao động cũng có nguy cơ xảy ra đối với hoạt động bóc dỡ, chuyển vật liệu vào kho. Theo các chuyên gia, tất cả các loại bụi đều gây hại đối với đường hô hấp. Nếu thường xuyên hít thở nhiều bụi thì hệ thống phòng vệ của đường hô hấp bị quá tải. Bụi vô cơ, nhất là loại rắn và nhọn cạnh, có thể gây tổn thương đường hô hấp trên. Bụi có thể gây dị ứng ở phổi, gây hen suyễn, viêm thuỳ phổi… Đặc biệt với bụi sơn nếu hít thở nhiều, phải tính đến khả năng bị nhiễm độc chì, thủy ngân. Ngoài ra dầu mỡ từ các phương tiện vận tải, thiết bị máy móc có thể rò rĩ gây ô nhiễm. Do đó hoạt động của xưởng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới môi trường nếu không có biện pháp tích cực giảm thiểu ô nhiễm: khí thải, bụi, mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, làm mất vẻ mỹ quan môi trường, ảnh hưởng sức khỏe mọi người … CHƯƠNG V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH041.doc
Tài liệu liên quan