Đột tử là cái chết tự nhiên do nguyên nhân tim mạch được báo trước bằng
mất tri giác trong vòng1 giờ. Có thể biết hoặc không biết bệnh tim trước đó và
không thể dự đoán trước cách thức và thời gian tử vong.
Theo ghi nhận của y văn, 46% nạn nhân đột tử có khám bác sĩ trong vòng 4
tuần trước đó nhưng 3/4 trong số đó đi khám bệnh không liên quan với bệnh tim.
Hầu hết các nạn nhân đột tử đều không có triệu chứng trước khi ngừng tim xảy ra
và nhiều người không được xem là nguy cơ cao đột tử. Thông thường diễn tiến đột
tử liên quan rõ rệt với loạn nhịp xảy ra. Người ta nhận thấy ở nạn nhân có loạn
nhịp rung thất thì 23% được cứu sống nhờ sốc điện kịp thời nhưng ở nạn nhân
xuất hiện loạn nhịp chậm (vô tâm thu) thì không có khả năng cứu sống
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đột tử tim mạch và các biện pháp phòng ngừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đột tử tim mạch và các biện
pháp phòng ngừa
Đột tử là cái chết tự nhiên do nguyên nhân tim mạch được báo trước bằng
mất tri giác trong vòng 1 giờ. Có thể biết hoặc không biết bệnh tim trước đó và
không thể dự đoán trước cách thức và thời gian tử vong.
Theo ghi nhận của y văn, 46% nạn nhân đột tử có khám bác sĩ trong vòng 4
tuần trước đó nhưng 3/4 trong số đó đi khám bệnh không liên quan với bệnh tim.
Hầu hết các nạn nhân đột tử đều không có triệu chứng trước khi ngừng tim xảy ra
và nhiều người không được xem là nguy cơ cao đột tử. Thông thường diễn tiến đột
tử liên quan rõ rệt với loạn nhịp xảy ra. Người ta nhận thấy ở nạn nhân có loạn
nhịp rung thất thì 23% được cứu sống nhờ sốc điện kịp thời nhưng ở nạn nhân
xuất hiện loạn nhịp chậm (vô tâm thu) thì không có khả năng cứu sống.
I. Những tiền triệu thường xảy ra trước khi đột tử
- Tiền triệu xảy ra trong vòng 1 giờ có thể là đau ngực, hồi hộp, khó thở,
mệt. Sau đó nạn nhân tiến triển mất tri giác và tử vong. Bởi vì những triệu chứng
báo hiệu trước đột tử cũng có thể gặp ở những bệnh lý khác cho nên không thể sử
dụng chúng để dự đoán ai sẽ là người dễ đột tử trong vài giờ tới.
- Do đó cách duy nhất đối với người bệnh khi có dấu hiệu tương tự nêu trên
(đặc biệt người có bệnh tim, tiền sử gia đình có người thân bị đột tử trước đây) nên
tham vấn bác sĩ và nhập viện ngay.
+ Loạn nhịp nặng (nhanh thất,rung thất thường tiến triển vô tâm thu) có
thể phát hiện nếu nhập viện sớm và là dấu hiệu bắt đầu diễn biến đột tử . Nạn nhân
chỉ sống khi xử trí kịp thời và có phương tiện hồi sức đầy đủ và chuyên nghiệp.
+ Suy tuần hoàn: cũng thường xảy ra khi bắt đầu diễn tiến đột tử, biểu
hiện thường tụt huyết áp, vả mồ hôi, da xanh tái, thở mệt.
II. Những đối tượng nào dễ có nguy cơ đột tử
Ở Mỹ, đột tử thường có nguyên nhân hàng đầu là bệnh mạch vành (thiếu
máu cơ tim và nhồi máu cơ tim cấp) và đột tử đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của
bệnh mạch vành.
III. Các nguyên nhân gây đột tử
1. Bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), những bệnh nhân tim mạch đặc biệt
có suy tim giai đoạn cuối do bệnh van tim (hẹp hở van hai lá và van động mạch
chủ) bệnh tim bẩm sinh (tứ chứng fallot, thông liên thất...).
Ngoài ra còn có bệnh cơ tim (dãn nở và phì đại) và loạn sản thất phải gây
loạn nhịp cũng thường gây đột tử .
2. Những người có Hội chứng QT kéo dài trên điện tâm đồ, Hội chứng
Brugada (blốc nhánh phải kèm ST chênh lên trên điện tâm đồ). Những bệnh lý này
thường liên quan với tiền sử gia đình (có người thân trong gia đình bị đột tử). Rối
loạn điện giải cũng là nguyên nhân loạn nhịp nặng…
3. Các bệnh vỡ phình động mạch chủ, thuyên tắc phổi, xuất huyết não ồ ạt
cũng có thể là nguyên nhân gây đột tử…
Ngoài ra một số nạn nhân sức khoẻ trước đó hoàn toàn bình thường đột
nhiên sau giấc ngủ đến sáng người nhà mới phát hiện đã chết .trường hợp này nếu
gặp ở người già thường là do cao huyết áp gây xuất huyết não, nhồi máu cơ tim
gây loạn nhịp mà trước đó triệu chứng nhẹ ít quan tâm đến sức khoẻ nên không
được chẩn đoán. Nếu là người trẻ thường rơi vào bệnh lý cơ tim phì đại , loạn sản
thất phải, hội chứng QT kéo dài, hội chứng Brugada, nhồi máu cơ tim...
IV. Các xét nghiệm nào có thể dự đoán khả năng đột tử?
- ECG lúc nghỉ: là xét nghiệm thường quy rất ích lợi để xác định nguy cơ
đối với các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, hội chứng QT dài, hội chứng
Brugada...
- Siêu âm tim: nhằm xác định chức năng tâm thất trái, nhiều nghiên cứu
chứng minh khi phân suất tống máu giảm(EF) thì dễ nguy cơ đột tử
- Điện tâm đồ nhật ký: Đo ECG liên tục 24 giờ (Holter ECG) sẽ giúp xác
định những bệnh nhân ngất do loạn nhịp tim nguy hiểm( nhanh thất, rung thất,
xoắn đỉnh ) do đó sẽ có biện pháp điều trị thích hợp nhằm ngăn ngừa đột tử.
- Điện tâm đồ trung bình điện thế: là xét nghiệm nhằm dự đoán nguy cơ
đột tử thông qua phát hiện điện thế trễ là dấu hiệu quan trong loạn nhịp thất.
- Điện sinh lý trong buồng tim: nhằm kích thích thất bằng xung điện để
tạo ra các loạn nhịp quan trọng (nếu có) đề có điều trị phù hợp. Đây là xét nghiệm
khá quan trọng trong dự đoán tử vong do loạn nhịp.
V. Các biện pháp điều trị dự phòng nhằm hạn chế đột tử
Sử dụng thuốc
a. Thuốc ức chế bêta (metoprolol và
bisoprolol): nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn cho thấy thuốc ức chế bêta sử dụng
cho người nhồi máu cơ tim làm giảm tỉ lệ tử vong chung và đột tử.
b. Thuốc chống loạn nhịp (amiodarone,flecainide,sotalol): Mặc dù bệnh
nhân đột tử thường tử vong do loạn nhịp thất nặng nhưng các thử nghiệm lâm sàng
sử dụng thuốc chống loạn nhịp đề ngăn ngừa tử vong vẫn không chứng minh hiệu
quả.
c. Cấy máy khử rung : máy khử rung
được người ta cấy vào cơ ngực và nối dây điện cực vào trong buồng tim giúp phát
hiện loạn nhịp nguy hiểm (rung thất, nhanh thất) và sử dụng nguồn điện để phóng
điện xoá loạn nhịp. Một số máy đời mới có thể kết hợp kích thích điện để tạo nhịp
tim đập lại đều đặn khi tim chậm lại hoặc ngưng kéo dài(còn gọi là máy khử rung-
tạo nhịp). Đây là biện pháp tương đối hiệu quả làm giảm tỉ lệ đột tử ở người nguy
cơ đột tử.
BS. NGUYỄN HỮU TRÂM EM
Chuyên Khoa Tim Mạch - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dot_tu_tim_mach_va_cac_bien_phap_phong_ngua_5851.pdf
- sinh_ly_vat_nuoichuong30026_9302.pdf