Động học của các phản ứng sinh vật là nghiên cứu những cơchếvà các
qui luật tiến triển theo thời gian của các phản ứng hóa sinh diễn ra trong
cơthểsống.
Trong cơthểsống thường xuyên diễn ra các phản ứng của quá trình trao
đổi chất. Phản ứng diễn ra có thểlà phản ứng bậc không, bậc một, bậc 2.,
phản ứng tựxúc tác, phản ứng nối tiếp, phản ứng song song, phản ứng
vòng, phản ứng dây chuyền.Tùy điều kiện ban đầu và với sựtham gia
của chất xúc tác hay chất ức chếmà các phản ứng hóa sinh xảy ra với tốc
độkhác nhau và bằng các con đường khác nhau.
26 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu ĐỘNG HỌC CỦA CÁC PHẢN ỨNG SINH VẬT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương 2
ĐỘNG HỌC CỦA CÁC PHẢN ỨNG SINH VẬT
Động học của các phản ứng sinh vật là nghiên cứu những cơ chế và các
qui luật tiến triển theo thời gian của các phản ứng hóa sinh diễn ra trong
cơ thể sống.
Trong cơ thể sống thường xuyên diễn ra các phản ứng của quá trình trao
đổi chất. Phản ứng diễn ra có thể là phản ứng bậc không, bậc một, bậc 2...,
phản ứng tự xúc tác, phản ứng nối tiếp, phản ứng song song, phản ứng
vòng, phản ứng dây chuyền...Tùy điều kiện ban đầu và với sự tham gia
của chất xúc tác hay chất ức chế mà các phản ứng hóa sinh xảy ra với tốc
độ khác nhau và bằng các con đường khác nhau.
I. Bậc phản ứng và tốc độ phản ứng
Bậc phản ứng: Bậc của phản ứng bằng số lượng các loại phân tử (hay
nguyên tử) tham gia trong một đơn vị cơ bản của chuyển biến hoá học mà
nồng độ hay áp suất của chúng quyết định tốc độ phản ứng. Theo Gunberd
và Vaag thì tốc độc của phản ứng: A = M+ N
Được xác định bằng công thức:
dt
dCv −= = k . C
v: Tốc độ phản ứng
k: Hằng số tốc độ phản ứng
C: Nồng độ chất A
Dấu trừ thể hiện sự giảm nồng độ chất A theo thời gian diễn ra phản ứng.
Với phản ứng tổng quát: aA + bB = mM + nN
Tốc độ phản ứng được xác định theo công thức:
v = k. [A]aB]b (2.1)
[A] và [B] là nồng độ chất A và nồng độ chất B còn a và b là các hệ số
của chất A và của chất B còn k là hằng số tốc độ phản ứng.
Bậc của phản ứng (n) là tổng các số mũ của nồng độ các chất ở trong biểu
thức tính tốc độ phản ứng (2.1), tức là n = a + b
Dựa vào đó, người ta chia ra phản ứng bậc một, phản ứng bậc hai, phản
ứng bậc ba.
Ví dụ 1: Phản ứng:N2O = N2 + 1/2 O2 có v = k [N2O]là phản ứng bậc một.
2
Ví dụ 2: Phản ứng: 2HI=H2 + I2 có v = k [HI]2 là phản ứng bậc hai.
Ví dụ 3: Phản ứng: 2NO + H2 = N2O + H2O có v = k [NO]2 [H2] là phản
ứng bậc ba.
II. Phản ứng bậc một
Phản ứng bậc một là phản ứng: A P ⎯→⎯k
Tốc độ phản ứng được xác định theo công thức:
v =
dt
dC− = kC (2.2)
C: Nồng độ chất A
k: Hằng số tốc độ phản ứng
Giả thiết vào thời điểm ban đầu trước khi phản ứng diễn ra là to = 0, ứng
với nồng độ chất A là Co còn vào thời điểm t nồng độ chất A là C.
Phương trình (2.2) có thể viết dưới dạng sau:
kdt
C
dC −=
Lấy tích phân 2 vế ta có:
∫ ∫−=C
C
t
00
dt.k
C
dC
t
o
C
C t.kCln o −= → lnC - lnCo = - kt
ln
oC
C =-k.t →
oC
C =e-kt
C = Co e-kt (2.3)
t
Thời gian
C
O
Co
Nồng độ
Hình 2.1: Sự thay đổi nồng độ chất A
theo thời gian của phản ứng bậc 1.
Phương trình (2.3) biểu diễn
dưới dạng đồ thị: (hình 2.1)
Từ đồ thị thể hiện nồng độ
chất A giảm theo thời gian
sau khi phản ứng xảy ra và
giảm theo qui luật hàm số
mũ.
3
III. Phản ứng bậc hai
Phản ứng bậc hai là phản ứng: A+B P ⎯→⎯k
Theo định nghĩa, tốc độ phản ứng bậc 2 được xác định theo công thức:
dt
dP
dt
dCv =−= =k.Ca.Cb (2.4)
Giả thiết ở thời điểm ban đầu trước khi phản ứng diễn ra là to=0, ứng với
nồng độ chất A là a còn nồng độ chất B là b. Sau một thời gian là t, phản
ứng xảy ra, tạo thành sản phẩm có nồng độ là x, thì tốc độ phản ứng có thể
viết dưới dạng sau:
v =
dt
dx = k(a-x) (b-x) (2.5)
Suy ra: =−− )xb()xa(
dx k.dt
Để giải phương trình trên, lấy tích phân 2 vế:
∫∫ −−=
x
o
t
o )xb()xa(
dxdt.k
→ k.t = .
)ba(
1
− ln )xb(
)xa(
−
− + C (2.6)
Để tìm hằng số C, dựa vào điều kiện khi to=0 thì x = 0
Thay vào (2.6) sẽ được:
k.0 = .
)ba(
1
− ln b
a +C → C = -ln
b
a → C = ln
a
b
Thay hằng số C vào phương trình (2.6) sẽ xác định được hằng số tốc độ
phản ứng:
x)-a(b
x)-(abln.
t).ba(
1k −= (2.7)
IV. Phản ứng bậc ba
Phản ứng bậc 3 là phản ứng:
A + B + C P ⎯→⎯k
Theo định nghĩa, tốc độ phản ứng bậc 3 được xác định theo công thức:
==−=
dt
dP
dt
dCv k.Ca.Cb.Cc (2.8)
4
Giả thiết ở thời điểm ban đầu trước khi phản ứng diễn ra là to=0, ứng với
nồng độ chất A là a, nồng độ B là b, nồng độ chất C là c. Sau một thời
gian t phản ứng xảy ra, tạo thành sản phẩm có nồng độ là x, thì tốc độ
phản ứng có thể viết dưới dạng sau:
v =
dt
dx = k(a-x) (b-x) (c-x) (2.9)
hoặc:
)xc()xb()xa(
dx
−−− = k.dt
Để giải phương trình trên, xét trường hợp đơn giản: a = b = c
Phương trình khi đó sẽ có dạng:
k.dt = 3)xa(
dx
−
Lấy tích phân hai vế phương trình trên sẽ được:
∫∫ −=
x
o
3
t
o )xa(
dxdt.k
→ C
a
1
)xa(
1
2
1t.k 22 +⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ −−= (2.10)
Để tìm hằng số C, dựa vào điều kiện khi to=0 thì x=0
Thay vào (2.10):
C
a
1
a
1
2
10.k 22 +⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ −= → C = 0
Vậy hằng số tốc độ của phản ứng bậc 3 khi nồng độ các chất tham gia vào
phản ứng bằng nhau, được xác định theo công thức:
⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ −−= 22 a
1
)xa(
1
t.2
1k (2.11)
V. Phản ứng thuận nghịch
Phản ứng thuận nghịch đơn giản nhất có dạng: A
⎯→⎯ 1k
2k
P
k1: Hằng số tốc độ phản ứng thuận
k2: Hằng số tốc độ phản ứng nghịch
5
Giả thiết ở thời điểm bắt đầu xảy ra phản ứng to=0, chất A có nồng độ là a,
sau thời gian t phản ứng xảy ra, tạo sản phẩm P có nồng độ là x, khi đó
nồng độ chất A sẽ là (a-x).
Tốc độ phản ứng thuận nghịch được xác định theo phương trình:
2121 .)( vvxkxakdt
dx
dt
dCv −=−−==−= (2.12)
v1=k1(a-x) là tốc độ phản ứng thuận
v2=k2.x là tốc độ phản ứng nghịch
Khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch (v1=v2) thì tốc độ
của quá trình sẽ bằng không (v=0) và hệ ở trạng thái cân bằng. Khi hệ ở
trạng thái cân bằng, phương trình (2.12) được viết như sau:
k1(a*-x*)-k2x*=0 (2.13)
a*: Nồng độ chất A khi hệ ở trạng thái cân bằng
x*: Nồng độ chất P khi hệ ở trạng thái cân bằng
Từ (2.13) suy ra:
*
**
1
2 x
)xa(kk −= (2.14)
Thay k2 vào phương trình (2.12) sẽ được:
x
x
xakxak
dt
dx .)()( *
**
11
−−−=
*
**
x
)xaax(
dt
dx −= .k1 →
)xaax(
dxxdt.k **
*
1 −= (2.15)
Lấy tích phân hai vế phương trình (2.15) ta có:
)x-a*ax(
dxxdtk *
x
o
*
t
o
1 ∫∫ =
C)xaaxln(
a
xt.k x
o
**
*
*
1 +−−= →
k1.t [ ] C)xaaxln(axln
a
x ***
*
*
+−−= (2.16)
Để tìm hằng số C, dựa vào điều kiện khi to=0 thì x=0.
Thay vào phương trình (2.16) tính được C=0
6
Khi đó hằng số tốc độ phản ứng thuận được xác định theo công thức:
)xaax(
axln
ta
xk **
*
*
*
1 −= (2.17)
Thay k1 vào phương trình (2.14) sẽ tính được hằng số tốc độ của phản ứng
nghịch:
)(
ln.)( **
*
*
*
*
**
2 xaax
ax
ta
x
x
xak −
−=
)xaax(
axln
ta
)xa(k **
*
*
**
2 −
−= (2.18)
VI. Phản ứng song song
Trong cơ thể sống có nhiều chất tham gia vào các phản ứng song song.
Thí dụ như glucose có thể bị oxy hóa theo con đường oxy hóa khử của chu
trình Crebs hoặc theo chu trình hecxozamonophotphat. Phản ứng song
song đơn giản có dạng:
A
C
B
k2
k1
Giả thiết ở thời điểm bắt đầu xảy ra phản ứng to=0, chất A có nồng độ là
ao, sau thời gian t phản ứng xảy ra tạo ra sản phẩm B có nồng độ là b và
sản phẩm C có nồng độ là c còn nồng độ chất A khi đó là a. Tốc độ phản
ứng được xác định theo phương trình:
ak
dt
dbv 11 == và akdt
dcv 22 == (2.19)
v1: Tốc độ phản ứng chất A chuyển thành chất B
v2: Tốc độ phản ứng chất A chuyển thành chất C
Tốc độ của cả quá trình:
a).kk(a.ka.k
dt
dc
dt
db
dt
dav 2121 +=+=+=−= (2.20)
Lấy tích phân 2 vế ta có:
7
∫∫ +−= t
o
21
a
a
dt).kk(
a
da
o
t).kk(o21
o
21e.aat).kk(
a
aln +−=→+−= (2.21)
Thay a vào phương trình (2.19) ta được:
dt.e.a.k
dt
dbv t).kk(o11 21
+−==
db = k1. dt.e.a t).kk(o 21
+−
Lấy tích phân hai vế ta có:
→ ∫∫ −−=
t
o
t.)k(k
o1
b
o
dt.ea.kdb 21
[ t)kk(
21
o1 21e1.
)kk(
a.kb +−−+= ] (2.22)
Từ phương trình (2.19) suy ra:
a.k
a.k
dt
dc
dt
db
v
v
2
1
2
1 == →
2
1
k
k
dc
db = → k1.dc=k2.db (2.23)
Lấy tích phân 2 vế ta có:
b.
k
kcb.kckdbkdck
1
2
2
b
o
12
c
o
1 =→=→= ∫∫ (2.24)
Thay giá trị b từ phương trình (2.22) vào (2.24) tính được nồng độ chất C
[ ]t).kk(
21
o1
1
2
1
2 21e1.
)kk(
a.k.
k
kb.
k
kc +−−+==
[ t).kk(
21
o2 21e1.
)kk(
a.kc +−−+= ] (2.25)
Từ phương trình (2.23) cho biết trong phản ứng song song, nếu hai phản
ứng bậc 1 xảy ra cùng một lúc thì tỉ số hằng số tốc độ phản ứng sẽ bằng tỉ
số nồng độ sản phẩm được tạo nên. Trường hợp nếu có 1 trong 2 phản ứng
là phản ứng bậc không (là phản ứng có tốc độ phản ứng không phụ thuộc
vào nồng độ chất tham gia vào phản ứng) thì phản ứng bậc 1 sẽ có ý nghĩa
quyết định đến tốc độ giảm nồng độ chất A theo thời gian.
8
Trên cơ sở đó Hinshenvut rút ra một kết luận quan trọng: "Đối với cơ thể
sống khi nồng độ cơ chất có nồng độ thấp thì phản ứng do men xúc tác sẽ
xảy ra theo phản ứng bậc 1 còn khi nồng độ cơ chất bão hòa thì một số
phản ứng do men xúc tác tiến triển theo phản ứng bậc không còn một số
phản ứng do men xúc tác vẫn tiến triển theo phản ứng bậc 1 và chính phản
ứng bậc 1 sẽ xác định tốc độ của toàn bộ quá trình".
Thí dụ: Trong cơ thể thường xảy ra phản ứng song song.
Axit hipyric
Axit benzoic
Glucuronit
Glicocol
k1
k2
Glucuronic
Khi nồng độ axit benzoic nhỏ thì cả hai phản ứng đều tiến triển theo
phản ứng bậc một. Song trên thực tế k1>k2 nên phản ứng chủ yếu xảy ra
theo hướng axit benzoic kết hợp với glicocol để tạo thành axit hipuric, cho
nên trong nước tiểu chỉ phát hiện được axit hipuric. Khi nồng độ axit
hipuric lớn thì phản ứng chuyển axit benzoic thành axit hipuric là phản
ứng bậc không. Do vậy phần lớn axit benzoic kết hợp với axit glucuronic
để tạo thành glucuronit, nên xét nghiệm thấy nồng độ axit hipuric không
tăng còn nồng độ glucuronit tăng lên rất nhanh.
VII. Phản ứng nối tiếp
Phản ứng nối tiếp có dạng:
CBA 21 kk ⎯→⎯⎯→⎯
Tốc độ của phản ứng từ chất A tạo thành chất B được xác định theo
phương trình của phản ứng bậc nhất:
Cak
dt
dCav 1=−= (2.26)
Giải phương trình này đã thu được kết quả ở phần phương trình bậc nhất:
Ca = Co. (2.27) t.k1e−
Co: Nồng độ chất A tại thời điểm ban đầu (to=0)
Ca: Nồng độ chất A tại thời điểm t
Tốc độ sự tạo thành chất B sẽ bằng hiệu số giữa tốc độ hình thành chất B
từ chất A và tốc độ phân hủy chất B thành chất C, xác định theo phương
trình:
9
b2a1b C.kC.kdt
dCv −== (2.28)
Cb: Nồng độ chất B ở thời điểm t
Để giải phương trình trên cần dựa vào điều kiện biên:
Khi to=0 thì nồng độ chất A là Co còn chất B chưa được tạo thành nên
Cb=0. Nghiệm của phương trình (2.28) theo cách giải từ phương trình vi
phân được tìm dưới dạng:
Cb= (2.29) t.k2
t.k
1
21 e.e. −− α+α
Trong đó α1, α2 là những hệ số cần phải xác định.
Lấy đạo hàm nghiệm Cb theo thời gian t ta có:
t.k22
t.k
11
b 21 e.k.e.k.
dt
dC −− α−α−= (2.30)
Thay Ca=Co. , Ct.k1e− b từ (2.29) và dt
dCb từ (2.30) vào phương trình (2.28)
ta được:
=α−α− −− t.k22t.k11 21 ek.ek. ( ) ( )t.k2t.k12t.ko1 211 e.e.ke.Ck −−− α+α−
Giản ước còn lại:
12
1
112111
...
kk
CkkCkk oo −=→−=− ααα
Thay giá trị α1 vào phương trình (2.29) sẽ thu được:
t.k2
t.k
12
o1
b
21 ee.
kk
CkC −− α+−=
Khi to = 0 thì Cb = 0 → 21
12
o1
2 kk
Ck α−=α→−−=α
Khi biết α1 và α2, thay vào (2.29) sẽ thu được kết quả nồng độ chất B tại
thời điểm t.
( tktk
12
o1
b
21 ee
kk
CkC −− −−= ) (2.31)
Tốc độ hình thành chất C sẽ được xác định qua nồng độ chất B và hằng số
k2 theo phương trình:
b2b Ckdt
dCv =−=
10
hay b2c Ckdt
dCv == (2.32)
Cc: nồng độ chất C ở thời điểm t
Thay giá trị Cb ở phương trình (2.31) vào phương trình (2.32) ta được:
).(.. 21
12
21 tktkoc ee
kk
Ckk
dt
dC −− −−=
dte
kk
Ckkdte
kk
CkkdC tk
12
o21tk
12
o21
c
2I −−
−−−=
Lấy tích phân 2 vế ta được:
dte
kk
Ckkdte
kk
CkkdC
t
o
tk
12
o21
t
o
tk
12
o21
C
o
c
21
c ∫∫∫ −− −−−=
( )1e
k
1dte tk
1
t
o
tk 11 −−= −−∫
( )1e
k
1dte tk
2
t
o
tk 22 −−= −−∫
Kết quả nồng độ chất C tại thời điểm t sẽ được xác định:
( ) ( )[ ]tk1tk2
12
o
c
21 e1ke1k
kk
CC −− −−−−= (2.33)
Biểu diễn các phương trình (2.27),
(2.31), (2.33) về sự thay đổi nồng độ
chất A, B, C tham gia vào phản ứng
nối tiếp theo thời gian trên đồ thị sẽ
có dạng như trên hình 2.2.
Hình 2.2: Sự thay đổi nồng độ chất A, B, C theo thời gian
A B C
0
C
t
Xét một số trường hợp cụ thể:
- Nếu k1 lớn hơn rất nhiều so với k2 thì giai đoạn đầu tiến triển nhanh gấp
bội giai đoạn hai và cả hai giai đoạn đều tiến triển theo động học của phản
ứng bậc nhất. Trong trường hợp này tốc độ chung của phản ứng nối tiếp
11
được xác định bằng tốc độ của giai đoạn hai vì là giai đoạn tiến triển chậm
nhất.
- Nếu k1 nhỏ hơn rất nhiều so với k2 thì chất B được tạo thành sẽ không
bền và bị phân giải nhanh để hình thành nên chất C (tức k2 lớn). Theo qui
định của phản ứng nối tiếp, phản ứng nào có tốc độ chậm nhất sẽ quyết
định tốc độ của toàn bộ quá trình. Trong trường hợp này thì k1 sẽ quyết
định tốc độ của phản ứng nối tiếp.
VIII. Phản ứng vòng
Phản ứng vòng là một chuỗi các phản ứng diễn ra theo chu trình như chu
trình Crebs, chu trình Glioxilic, chu trình Ocnitin... giữ một vai trò quan
trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Tốc độ của chu trình
phụ thuộc vào nồng độ tương đối của các chất tham gia vào từng giai đoạn
của chu trình. Cơ thể có khả năng điều chỉnh nồng độ của các chất tham
gia vào chu trình nhờ vào cơ chế điều hòa tốc độ phản ứng. Dạng đơn giản
nhất của phản ứng vòng là phản ứng men - cơ chất (hình 2.3).
MC
M
C P
M: Men
C: Cơ chất
MC: Phức chất men - cơ chất
P: Sản phẩm của phản ứng
Hình 2.3. Phản ứng men - cơ chất
IX. Phản ứng bậc không
Phản ứng bậc không là phản ứng có tốc độ không thay đổi và tốc độ phản
ứng không phụ thuộc vào nồng độ chất tham gia vào phản ứng. Tốc độ
phản ứng bậc không được xác định theo phương trình:
okdt
dCv =−= (2.34)
Phản ứng bậc không điển hình là phản ứng men tiến triển trong điều kiện
thừa cơ chất. Trong điều kiện đó, tất cả các phân tử men đều ở dạng liên
kết với cơ chất và tốc độ phản ứng được xác định bởi tốc độ của phản ứng
phân hủy phức hợp men - cơ chất để tạo thành sản phẩm P. Như vậy, tốc
độ hình thành sản phẩm P sẽ không phụ thuộc vào nồng độ cơ chất mà phụ
thuộc vào nồng độ men tham gia xúc tác cho phản ứng.
Phản ứng bậc không là một hệ thống gồm nhiều phản ứng. Trong cơ thể
nếu có xảy ra phản ứng bậc không thì phản ứng tạo sản phẩm phải xảy ra
ít nhất qua hai giai đoạn như kiểu phản ứng men - cơ chất, đã xét ở trên.
12
X. Phản ứng tự xúc tác
Phản ứng tự xúc tác là phản ứng tạo thành sản phẩm và sản phẩm lại
đóng vai trò là một chất xúc tác.
Ví dụ phản ứng tự xúc tác: A B ⎯→⎯k
Tốc độ phản ứng tự xúc tác sẽ phụ thuộc vào cả nồng độ chất A (kí hiệu
Ca) và nồng độ chất B (kí hiệu là Cb).
v =
dt
dCb =k.CaCb (2.35)
Khi sản phẩm của phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên. Một
đặc trưng riêng của phản ứng tự xúc tác là trong khoảng thời gian tương
đối dài, lượng sản phẩm của phản ứng tương đối nhỏ nhưng sau đó chuyển
sang giai đoạn tiến triển cực nhanh của phản ứng.
Trong cơ thể phần lớn phản ứng chuyển từ Proenzyme thành enzyme là
phản ứng tự xúc tác. Ví dụ phản ứng chuyển pepxinogen thành pepxin là
phản ứng tự xúc tác.
XI. Phản ứng dây chuyền
Phản ứng dây chuyền là một hệ thống các phản ứng và có sự xúc tác của
sản phẩm trung gian. Điều kiện để có thể xảy ra phản ứng dây chuyền là
phải có các trung tâm hoạt động đầu tiên. Các trung tâm hoạt động đầu
tiên thường là các gốc tự do. Các gốc tự do có các điện tử không được
ghép đôi nên chúng có khả năng tham gia vào phản ứng hoá học rất cao do
vậy chúng thường có thời gian sống rất ngắn. Gốc tự do khi tham gia vào
phản ứng với các phân tử ngoài tạo thành sản phẩm cuối cùng còn có khả
năng tạo ra sản phẩm trung gian là những gốc tự do mới và gốc tự do mới
này lại tiếp tục tương tác với các phân tử khác để gây ra phản ứng tiếp
theo.
Năng lượng hoạt hóa của các phản ứng dây chuyền thường rất cao nên ở
trong điều kiện bình thường rất khó xảy ra. Dưới tác dụng của tia phóng
xạ sẽ dẫn tới phản ứng dây chuyền, chẳng hạn như quá trình chiếu xạ nước
đã gây ra các phản ứng sau:
hv+H2O H⎯→⎯−e 2O+→H++OHO (gốc tự do)
hv+H2O H⎯→⎯+e 2O-→OH-+HO (gốc tự do)
OHo+OHO→H2O2→H2O+Oo (gốc tự do) v.v...
* Phản ứng dây chuyền không nảy nhánh
Phản ứng dây chuyền không nảy nhánh là phản ứng khi một gốc tự do
tham gia vào phản ứng mất đi thì một gốc tự do mới xuất hiện. Như vậy,
13
lượng gốc tự do vẫn giữ nguyên cho tới khi xảy ra sự đứt mạch. Sự đứt
mạch đồng nghĩa với phản ứng dây chuyền chấm dứt và sẽ không còn khả
năng tạo ra gốc tự do mới. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới sự đứt mạch.
Nguyên nhân thứ nhất là do gốc tự do bị thành bình phản ứng hấp thụ
hoặc gốc tự do tương tác với tạp chất làm chúng không có khả năng tạo ra
gốc tự do mới. Nguyên nhân thứ hai là khi nồng độ gốc tự do cao, chúng
sẽ tương tác với nhau nên dẫn tới sự đứt mạch. Phản ứng tạo HCl là phản
ứng dây chuyền không nảy nhánh:
Clo+H2→HCl+Ho
Ho+Cl→HCl+Clo v.v...
Hai phản ứng trên là một mắt xích của phản ứng dây chuyền. Số mắt xích
được tạo ra do một gốc tự do ban đầu được gọi là chiều dài của mạch. Nếu
gọi β là xác suất đứt mạch, thì xác suất tiếp tục mạch sẽ là 1-β. Xác suất
mạch có n mắt xích được tính theo công thức:
Pn=(1-β)n.β (2.36)
Chiều dài trung bình của mạch sẽ bằng:
β
β−= 1l (2.37)
Chiều dài của mạch phụ thuộc vào bản chất của phản ứng dây chuyền,
điều kiện tiến triển của phản ứng như bình phản ứng, nhiệt độ, áp suất...
Tốc độ của phản ứng dây chuyền không nảy nhánh được xác định theo
công thức:
dt
dn =no-g.n (2.38)
no: Số trung tâm hoạt động được tạo thành
g: Tốc độ đứt mạch
n: Nồng độ gốc tự do
Nếu tốc độ tạo mạch là wo thì tốc độ phản ứng dây chuyền không nảy
nhánh cũng được xác định theo công thức:
w = wo.l (2.39)
l: Chiều dài trung bình của mạch.
Qua các công thức trên cho thấy tốc độ phản ứng dây chuyền không nảy
nhánh chủ yếu phụ thuộc vào lượng trung tâm hoạt động được tạo thành
(tức nồng độ gốc tự do). Nếu các yếu tố bên ngoài làm tăng lượng gốc tự
do như các chất bị chiếu sáng hay bị chiếu xạ sẽ làm tăng lượng gốc tự do
dẫn tới tăng tốc độ của phản ứng dây chuyền. Ngược lại, các yếu tố làm
14
giảm lượng gốc tự do như các chất ức chế sự hình thành gốc tự do sẽ làm
giảm tốc độ phản ứng dây chuyền.
* Phản ứng dây chuyền nảy nhánh
Phản ứng dây chuyền nảy nhánh là phản ứng ở mỗi mạch của phản ứng
khi một gốc tự do tham gia vào phản ứng có thể tạo ra hai hay nhiều gốc
tự do mới. Phản ứng ôxy hóa hydro là một phản ứng dây chuyền nảy
nhánh:
H2 + O2→ Ho + H (tạo mạch) o2O
Ho + O2→ OHo + Oo (nảy nhánh)
Oo + H2→ OHo + Ho (tiếp tục mạch phản ứng)
OHo + H2→ H2O + Ho (tiếp tục mạch phản ứng)
Gốc tự do Ho tương tác với thành bình sẽ làm ngắt mạch phản ứng.
Một số trường hợp quá trình tạo trung tâm hoạt động có thể không phải do
các gốc tự do ban đầu trực tiếp gây nên mà do sản phẩm của phản ứng dây
chuyền tạo nên.
Ví dụ: Ro+O2→ROOo
ROOo+RH→ROOH+Ro
ROOH→ROo+OHo
Độ tăng lượng gốc tự do ở phản ứng dây chuyền nảy nhánh được xác định
qua phương trình:
dt
dn =wo+ϕ.n (2.40)
n: Nồng độ gốc tự do
wo: Tốc độ tạo trung tâm hoạt động.
ϕ=f-g, trong đó f là tốc độ nảy nhánh còn g là tốc độ đứt mạch.
Nếu f>g thì nồng độ gốc tự do sẽ được xác định theo công thức:
fg
wn o−= (2.41)
Giải phương trình (2.40) sẽ thu được nghiệm:
( )1to ewn −ϕϕ= (2.42)
Nếu tích số ϕ.t rất lớn hơn 1 thì nghiệm được tính theo công thức:
15
to ewn ϕϕ= (2.43)
* Đặc điểm của phản ứng dây chuyền
Phản ứng dây chuyền có các đặc điểm sau:
- Phản ứng dây chuyền có thời gian tiềm ẩn. Trong thời gian này chủ yếu
tạo trung tâm hoạt động đầu tiên.
- Phản ứng dây chuyền có hai giới hạn nồng độ. Ở giới hạn nồng độ gốc tự
do thấp thì gốc tự do dễ tương tác với thành bình hay với phân tử chất ức
chế nên phản ứng không tiến triển được. Ở giới hạn nồng độ gốc tự do quá
cao thì các gốc tự do dễ tương tác với nhau gây ra hiện tượng đứt mạch
nên làm cho tốc độ phản ứng tiến triển chậm lại.
- Tốc độ phản ứng dây chuyền nảy nhánh không tuân theo định luật
Arrhenius. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng dây chuyền nảy nhánh
tăng gấp bội so với định luật Arrenius.
Taruxop theo cơ chế của phản ứng dây chuyền nảy nhánh đã giải thích
sự tác dụng của tia phóng xạ lên cơ thể sống. Khi chiếu xạ, nếu xét về mặt
năng lượng thì có giá trị rất thấp nhưng lại gây ra hiệu ứng sinh học cao
(gọi là hiệu ứng nghịch lý năng lượng). Điều này được giải thích là do tia
bức xạ đã gây ra hiện tượng ion hóa, tạo ra các trung tâm hoạt động là
những gốc tự do và chính các gốc tự do đã gây ra phản ứng dây chuyền
nảy nhánh, dẫn tới hiệu ứng tổn thương ở sinh vật bị chiếu xạ. Taruxop
cũng cho rằng các chất có tác dụng hạn chế tổn thương do tia xạ gây ra
(gọi là các chất bảo vệ phóng xạ) là do nó ngăn chặn được phản ứng dây
chuyền nảy nhánh. Phản ứng miễn dịch ở người khi tiêm kháng nguyên,
sau thời gian ủ bệnh (thường từ 3 đến 21 ngày) kháng thể chưa xuất hiện
trong máu, sau đó là giai đoạn nồng độ kháng thể tăng theo hàm số mũ,
không tỷ lệ thuận với lượng kháng nguyên đưa vào cơ thể. Theo
E. Manuel, phản ứng tạo kháng thể diễn ra theo kiểu phản ứng dây chuyền
nảy nhánh. Ví dụ khi tiêm vaccine phòng bệnh bạch cầu, đưa vào cơ thể
người chỉ 0,36mg nhưng sau thời gian ủ bệnh, lượng kháng thể trong máu
đã suất hiện lớn gấp 1 triệu lần so với lượng kháng nguyên. E. Manuel
cũng cho rằng cơ thể khi bị nhiễm các độc tố như nọc độc của rắn, bò cạp,
iperit, rixin... thì phản ứng tạo kháng thể xảy ra theo kiểu phản ứng dây
chuyền nảy nhánh.
XII. Nhiệt độ và tốc độ phản ứng
Theo lý thuyết động học của các quá trình hoá học thì tốc độ phản ứng
bao giờ cũng phụ thuộc vào nồng độ chất tham gia vào phản ứng và phụ
thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng cũng tăng. Ban
16
đầu được giải thích do tăng số lần va chạm của các nguyên tử hay phân tử
tham gia vào phản ứng hoá học. Trên cơ sở tính toán xác suất va chạm,
nếu va chạm nào giữa các nguyên tử hay phân tử cũng dẫn tới phản ứng
thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên từ 102 đến 106 lần so với tốc độ thực tế đo
được nếu ta tăng nhiệt độ trong khoảng từ 0oC đến 100oC. Từ đó các nhà
nghiên cứu cho rằng chỉ một phần trong số các va chạm đó mới có khả
năng tạo phản ứng hoá học. Phản ứng chỉ có thể xảy ra khi các nguyên tử
hay phân tử đạt được một giá trị năng lượng nhất định gọi là năng lượng
hoạt hóa. Năng lượng hoạt hóa là giá trị năng lượng nhỏ nhất mà nguyên
tử hay phân tử cần phải đạt được mới có thể tham gia vào phản ứng.
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng hàm phân bố Maxwell - Boltzmann để
giải thích mối liên quan giữa tốc độ phản ứng và năng lượng hoạt hóa.
Maxwell - Boltzmann đã thiết lập được công thức :
N*=N. RT
E
e
−
(2.44)
N*: Số phân tử đạt giá trị năng lượng bằng hoặc lớn hơn năng lượng hoạt
hóa.
N: Tổng số phân tử ban đầu trong một đơn vị thể tích.
E: Năng lượng hoạt hóa của phân tử và R là hằng số khí
T: Nhiệt độ tuyệt đối (nhiệt độ Kelvin)
Công thức (2.44) biểu diễn trên đồ thị (hình 2.4) gọi là hàm phân bố
Boltzmann. Đồ thị biểu diễn số phân tử N theo vận tốc v (E=
2
mv2 ).
T1 < T2
Ehh E
N
0
a)
Ehh E
N
0
b)
Hình 2.4: Sự phân bố của các phân tử theo năng lượng
Qua đồ thị (hình 2.4a) cho thấy chỉ có một số phân tử có năng lượng
bằng hoặc lớn hơn giá trị năng lượng hoạt hóa (Eh) thì mới có khả năng
tham gia vào phản ứng. Khi nhiệt độ tăng lên (T2>T1) thì đường cong phân
17
bố Boltzmann dịch chuyển về phía bên phải, tức là số lượng phân tử có
E≥Eh tăng lên (phần gạch ngang hình 2.4b) vì vậy tốc độ phản ứng tăng
lên.
Nhiều phản ứng, nhất là các phản ứng hóa sinh, tuy có nồng độ, nhiệt độ
và năng lượng hoạt hóa giống nhau nhưng tốc độ phản ứng vẫn khác nhau.
Như vậy, không phải mọi va chạm giữa các nguyên tử hay phân tử có
năng lượng bằng hay lớn hơn năng lượng hoạt hóa đều dẫn tới phản ứng.
Điều này được giải thích do tốc độ phản ứng còn liên quan tới cấu trúc
hình học của các phân tử va chạm, gọi là yếu tố lập thể (ký hiệu là p).
XIII. Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng hóa sinh vào nhiệt độ
Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ được mô tả qua phương
trình Arrenius.
K= p.z. RT
Eh
e
−
(2.45)
K: Tốc độ phản ứng
p: Yếu tố lập thể
Eh: Năng lượng hoạt hóa
z: Số lần va chạm
R: Hằng số khí bằng 1,987 KCal/M.độ
T: Nhiệt độ tuyệt đối
Phương trình Arrenius có thể viết dưới dạng logarit:
lnK = ln(p.z) -
RT
Eh (2.46)
Đặt y = lnK ; x =
T
1 ; a =
R
Eh− ; b = ln(p.z)
Phương trình (2.46) có thể viết dưới dạng:
y = a.x + b (2.47)
Đây là phương trình bậc nhất, đồ thị của nó có dạng đường thẳng
(hình 2.5). Dựa vào đồ thị xác định được:
tgα =
R
Eh → Eh = R.tgα
Biết tgα sẽ xác định được năng lượng hoạt hóa.
18
1/T
lnK
b
α
O
Hình 2.5: Sự phụ thuộc của lnK vào nhiệt độ ⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛
T
1
Năng lượng hoạt hóa là đại lượng để đánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c2_6378.pdf