Động cơ và mục tiêu học tập của sinh viên Ngôn ngữ Anh

Hiện nay, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Mỗi người học Tiếng

Anh với một động lực, động cơ khác nhau. Chính vì lý do đó việc thiết lập được mục tiêu và

động cơ học tập của sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu này

nhằm khảo sát động cơ học tập và mục tiêu học tập của sinh viên chuyên Anh. Hy vọng bài

tiểu luận này sẽ cung cấp một phần nào đó cho giảng viên và các bạn sinh viên một định

nghĩa, cái nhìn khái quát về động cơ và mục đích học tập. Đồng thời, giảng viên sẽ giúp sinh

viên nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của chuyên ngành tiếng Anh đối với tương lai để

từ đó sinh viên có thể xác định đúng động thái, thái độ và chiến lược học có hiệu quả.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Động cơ và mục tiêu học tập của sinh viên Ngôn ngữ Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2777 ĐỘNG CƠ VÀ MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÔN NGỮ ANH Phạm Thị Phương Dung, Phạm Kiều Gia Hân, Lê Quốc Phương, Võ Thị Thanh Hằng* Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Trần Quốc Thao TÓM TẮT Hiện nay, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Mỗi người học Tiếng Anh với một động lực, động cơ khác nhau. Chính vì lý do đó việc thiết lập được mục tiêu và động cơ học tập của sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu này nhằm khảo sát động cơ học tập và mục tiêu học tập của sinh viên chuyên Anh. Hy vọng bài tiểu luận này sẽ cung cấp một phần nào đó cho giảng viên và các bạn sinh viên một định nghĩa, cái nhìn khái quát về động cơ và mục đích học tập. Đồng thời, giảng viên sẽ giúp sinh viên nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của chuyên ngành tiếng Anh đối với tương lai để từ đó sinh viên có thể xác định đúng động thái, thái độ và chiến lược học có hiệu quả. Từ khóa: động cơ, mục tiêu, học tập, sinh viên, ngôn ngữ Anh. 1 MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa đã và đang là xu hướng và nhu cầu cấp thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia trên thế giới. Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của tiếng Anh – ngôn ngữ ngày càng được sử dụng trên nhiều lãnh thổ quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Rất nhiều người trẻ Việt Nam tin rằng tiếng Anh sẽ là một công cụ cực kỳ hữu ích khi họ tìm kiếm việc làm, đặc biệt là những cơ hội phát triển sự nghiệp với mức lương hấp dẫn. Cũng vì thế nên rất nhiều bạn trẻ đã chọn chuyên ngành Ngôn ngữ Anh trong những năm trở lại đây. Nhu cầu, sở thích, thái độ và động cơ học tập của sinh viên đã trở thành những yếu tố quan trọng cần được xem xét trong các chính sách giáo dục. Học sinh, sinh viên, người học nói chung trở thành nhân tố quan trọng trong bất kỳ kế hoạch phát triển chương trình giảng dạy, chủ yếu nhằm để tôn vinh động cơ, mục tiêu, nhu cầu năng lực của từng cá nhân. Tiếng nói của sinh viên ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc tăng cường động lực cho sinh viên trong việc theo học một ngôn ngữ mới (Sengkey, 2018; Loganathan và cộng sự, 2016). Khalid (2016), lập luận rằng động lực rất dễ dàng bị bỏ quên khi chúng ta tham gia các chương trình học hoặc thiết kế chương trình giảng dạy. Trong khi đó Ali và cộng sự, (2019) chỉ ra rằng khái niệm động cơ học ngôn ngữ đã trở thành trọng tâm của việc học ngôn ngữ vì nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trình độ thông thạo ngôn ngữ và nó giúp người học đạt được mục tiêu của họ. Một khi đã có được mục tiêu cho bản thân thì chắc 2778 chắn đó là những nguồn động lực to lớn giúp họ có được những kế hoạch học tập rõ ràng, đặt ra những mốc thời gian cụ thể để hoàn thành nó. Như vậy thì có thể rút ngắn được thời gian học tập của mình, không lang mang và tốn nhiều thời gian như những sinh viên khác không có được động cơ và mục tiêu của bản thân. Nhiều giáo viên tin rằng bằng cách gắn bó với các tài liệu ngôn ngữ và cố gắng kỉ luật những học sinh khó chịu của mình, họ sẽ có thể tạo ra một môi trường lớp học có lợi cho việc tiếp thu các bài giảng. Tuy nhiên, sự thật là họ sẽ không cải thiện được trình độ tiếng Anh của sinh viên. Theo đó, giáo dục phải tập trung vào người học mà động cơ và mục tiêu của họ phải được coi là một phần tất yếu của việc học. 2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU THẬP SAU NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN HÀNH SO SÁNH Để làm hiểu rõ thêm những động cơ và mục tiêu của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sinh viên của một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, và nhận được kết quả phân tích số liệu dưới đây: Bảng 1. Cronbach’s Alpha: 0,76. Bảng câu hỏi có độ tin cậy chấp nhận N=185 Số Tỷ lệ % Giới tính Nam 42 22,7 Nữ 143 77,3 Nơi học Đại học HUTECH 73 39.5 Đại học Văn Lang 54 29.2 Đại học HUFLIT 58 31.4 Sinh viên năm 1 16 8.6 2 29 15.7 3 41 22.2 4 99 53.5 Kinh nghiệm làm việc Có 81 43.8 Không 104 56.2 Chọn học ngành Ngôn ngữ Anh Tự chọn 172 93.0 Gia đình chọn 2 1.1 Theo bạn bè 11 5.9 Chúng tôi đã tiến hành so sánh sự khác biệt về động cơ học tập và mục tiêu học tập của SV chuyên ngành NNA theo từng trường và thu được kết quả sau: 2779 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, SV chuyên ngành NNA ở 3 trường có sự khác nhau về động tập (F = 3.314, p =.039); tuy nhiên, họ không khác nhau về mục tiêu học tập (F =.214, p =.808). Bảng 2. Sự khác biệt về động cơ học tập và mục tiêu học tập của SV chuyên ngành NNA theo trường HUTECH M(SD) Văn Lang M(SD) HUFLIT M(SD) F Sig. Động cơ học tập 3.43(.68) 3.58(.76) 3.46(.84) 3.314 .039* Mục tiêu học tập 3.39(.87) 3.46(.78) 3.40(.82) .214 .808 *p<.05 Số liệu ở Bảng 3 về kiểm định Turkey thì SV chuyên ngành NNA của trường HUTECH và SV của trường Văn Lang khác nhau về động cơ học tập (p =.033). Cụ thể hơn là SV chuyên ngành NNA của Trường Văn Lang có động cơ học tập cao hơn SV của HUTECH. Bảng 3. Kiểm định Turkey về động cơ học tập SV chuyên ngành NNA theo trường Mean Difference St. error Sig. HUTECH Văn Lang -.15 .04775 .033* HUFLIT .03 .04680 .793 *p<.05 3 ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH Trong giáo dục đại học, động cơ học tập là một hệ thống các yếu tố vừa có tính chất định hướng, vừa có chức năng kích thích, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập. Cũng theo Dương Thị Oanh (2013) động cơ học tập là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó. Động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cơ bản trong tâm lý học. Động cơ học tập thành hai loại: nội động cơ và ngoại động cơ. Động cơ bên trong (nội lực) là động cơ xuất phát từ nhu cầu, sự hiểu biết, niềm tin của người học đến đối tượng đích thực của hoạt động học tập, là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập. Trong khi đó, động cơ bên ngoài là loại động cơ chỉ những tác động từ bên ngoài lên hoạt động học tập của sinh viên như: Đáp ứng mong đợi của cha mẹ, lòng hiếu danh, sự lôi cuốn vào bài giảng của giảng viên, sự khâm phục của bạn bè Động cơ học tập của sinh viên không có sẵn, không bẩm sinh, di truyền và cũng không thể cung cấp hay áp đặt mà có. Động cơ học tập của sinh viên được hình thành dần dần trong quá trình học tập, rèn luyện. Trong quá trình đó, sinh viên tự mình hình thành nên mục đích, nhu cầu, hứng thú, ý chí, năng lực, thái độ học tập Điều đó có được là do tự thân 2780 của sinh viên và trách nhiệm hướng dẫn phương pháp học tập đúng đắn, lành mạnh của gia đình, nhà trường và xã hội. 4 MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH Mục tiêu học tập được xây dựng từ chức trách, nhiệm vụ của sinh viên. Có ba loại mục tiêu tương ứng với ba cấp chức trách của một khóa đào tạo là: – Mục tiêu tổng quát (còn được gọi là mục tiêu chung) là mục tiêu lớn nhất tương ứng với chức năng nghề nghiệp. Mục tiêu này bao hàm những đòi hỏi đối với người tốt nghiệp về tư tưởng, đạo đức, nghề nghiệp và không cụ thể, không chi tiết. Mỗi trường chuyên nghiệp có mục tiêu tổng quát riêng. Đối với việc đào tạo các đối tượng riêng, mục tiêu tổng quát sẽ hẹp hơn, nhưng không chi tiết. – Mục tiêu trung gian là mục tiêu của môn học hoặc mục tiêu của một module. Mục tiêu trung gian xuất phát từ các hoạt động nghề nghiệp. Loại mục tiêu này được phát triển từ mục tiêu tổng quát, vì vậy phải thể hiện được mục tiêu tổng quát, chi tiết hơn mục tiêu tổng quát, nhưng vẫn chưa rõ ràng, cụ thể (về việc học viên làm điều gì). – Mục tiêu cụ thể (mục tiêu chuyên biệt) là mục tiêu của bài học hoặc mục tiêu của một module nhỏ. Mục tiêu cụ thể tương ứng với nhiệm vụ cụ thể, là những gì sinh viên làm được sau khi học một bài hay học một module nhỏ. Mục tiêu cụ thể được xây dựng trên cơ sở mục tiêu trung gian, do đó phải phản ánh được mục tiêu trung gian. Nói một cách khác, mục tiêu của bài học phải phản ánh được mục tiêu của môn học. Những mục tiêu cụ thể không nhằm vào việc thực hiện mục tiêu trung gian cần loại khỏi chương trình học tập của học viên. Mục tiêu cụ thể thường do giảng viên xây dựng, là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giảng viên. 5 KẾT LUẬN Trên thực tế, hiện tại vẫn còn rất nhiều sinh viên chưa thật sự xác định mục tiêu động cơ học tập của bản thân. Những sinh viên đó vì theo nguyện vọng của gia đình hoặc sự tư vấn của bạn bè nên họ gặp nhiều vấn đề trong việc xác định động cơ và mục tiêu. Chính vì vậy, để có thể giải quyết được những vấn đề trên, những giải pháp sau đã được hình thành: Việc thiết lập động cơ và mục tiêu học tập đóng vai trò thiết yếu trong việc học và dạy Tiếng Anh. Khi đã thiết lập được động cơ học tập thì sinh viên cũng phải tự xác định mục tiêu học tập của bản thân. Nếu động cơ học tập là nền tảng quan trọng trong việc học thì mục tiêu học tập là thiết yếu, bắt buộc vì phải có mục tiêu thì sinh viên sẽ dễ dàng xác định được định hướng và mục tiêu tương lại. Quan trọng nhất là bản thân các sinh viên cũng cần phải xác định rõ năng lực, trình độ học tập của bản thân hiện và dựa từ đó sinh viên phải tự thiết lập được những động cơ và mục tiêu học tập riêng phù hợp với bản thân thay vì đi theo động cơ và mục tiêu học tập lối mòn chung. Đối với những bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong việc học tập các bạn sinh viên có thể đặt ra những mục tiêu học tập cụ thể. Chia những mục tiêu học tập thành những những bước nhỏ, vừa sức để bạn có thể dễ dàng hoàn thành. Ngoài ra cũng có nhiều cách hay để các bạn tìm được động cơ và mục tiêu học tập của bản thân bằng cách tham gia chuyên đề, chia sẻ hoặc khóa kỹ năng tìm động cơ, xác định mục tiêu cho sinh viên chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh. Như thế các bạn sinh viên có thể hiểu hơn 2781 về ngành học mình chọn và được nghe những kinh nghiệm trong việc thiết lập động cơ, mục tiêu học tập từ những thầy cô hoặc từ những bạn, anh, chị sinh viên đạt được những thành tích cao trong các cuộc thi học thuật hoặc sinh viên 5 tốt. Hãy luôn nhớ rằng: Tương lai tùy thuộc vào điều bạn làm hôm nay- Mahatma Gandhi. Vì thế việc thiết lập được động cơ và xác định mục tiêu là vô cùng quan trọng, quyết định đến tương lai của bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ali, J.& Bin-Hady, W. (2019). A Study of EFL Students' Attitudes, Motivation and Anxiety towards WhatsApp as a Language Learning Tool. Journal of Education and Learning, 8(4), 289-298 https://dx.doi.org/10.24093/awej/call5.19 [2] Al-Mahrooqi, R. & Denman, C. (2014). Motivation within the Omani EFL context: types, sources and classroom implication. Journal of Teaching and Education, 3(2), 103-120. [3] Khalid, A. (2016). A study of the attitudes and motivational orientations of Pakistani learners toward the learning of English as a second language. SAGE Open, 6(3), https://dx.doi.org/10.1177/2158244016665887 [4] Loganathan, S.; Khan, Z. & Zafar, S. (2016). Influence of Motivational Factors and Gender Differences on Learning English as a Second Language: A Case of Engineering Students from Rural Background. Indian Journal of Science and Technology, 9(44), 1-7. [5] Sengkey, V. (2018). Student Attitudes and Motivation in Learning English. Human Behavior, Development and Society, 17, 115-122, https://www.tci- thaijo.org/index.php/hbds/article/view/189062/132458

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdong_co_va_muc_tieu_hoc_tap_cua_sinh_vien_ngon_ngu_anh.pdf
Tài liệu liên quan