Động cơ học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất trong công việc học
tập. Động cơ học tập tạo nên một nguồn sức mạnh, nguồn năng lực mạnh mẽ khiến cho sinh viên
cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết để đạt được kết quả học tập của mình. Nó quyết định
mục đích và thúc đẩy hoạt động học tập và rèn luyện cảu sinh viên nhằm chiếm lĩnh mục tiêu, yêu
cầu đào tạo, sẵn sàng bước vào nghề nghiệp đã xác định. Xuất phát từ quan điểm đó, nghiên cứu
này nhằm giúp ta thấy được thực trạng động cơ học tập của sinh viên tại các trường đại học, giúp
cho các bạn sinh viên nhận diện lại được một số vấn đề tồn tại trong động cơ học tập của bản
thân, đồng thời khắc phục và có thể đặt ra những mục tiêu trong tương lai.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1367
ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM (HUTECH)
Cao Minh Trí, Trần Thanh Nghĩa, Võ Thị Huỳnh Như,
Lê Thu Huyền, Bùi Châu Nhi
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng, Ngô Ngọc Nguyên Thảo
TÓM TẮT
Động cơ học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất trong công việc học
tập. Động cơ học tập tạo nên một nguồn sức mạnh, nguồn năng lực mạnh mẽ khiến cho sinh viên
cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết để đạt được kết quả học tập của mình. Nó quyết định
mục đích và thúc đẩy hoạt động học tập và rèn luyện cảu sinh viên nhằm chiếm lĩnh mục tiêu, yêu
cầu đào tạo, sẵn sàng bước vào nghề nghiệp đã xác định. Xuất phát từ quan điểm đó, nghiên cứu
này nhằm giúp ta thấy được thực trạng động cơ học tập của sinh viên tại các trường đại học, giúp
cho các bạn sinh viên nhận diện lại được một số vấn đề tồn tại trong động cơ học tập của bản
thân, đồng thời khắc phục và có thể đặt ra những mục tiêu trong tương lai.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ, hướng nền kinh tế - xã hội của thế giới
tới xu thế đa chiều, rộng mở, giúp cho các thế giới không ngừng đổi thay, giao lưu về văn hóa -
khoa học - giáo dục trở nên mạnh mẽ hơn; đời sống con người càng được nâng cao. Chính điều
đó, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức và vừa là động lực không ngừng thúc đẩy con người chúng
ta ai ai cũng phải cầu tiến, đặc biệt là các thế hệ sinh viên hiện nay phải không ngừng học hỏi, trau
dồi kiến thức cộng hưởng với việc đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ hội
nhập này.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương đã xác định: Giáo dục
đại học phải “... tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất
và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Đây là tư tưởng hết sức quan
trọng, đặt ra những yêu cầu mới cho công tác giáo dục - đào tạo đại học. Có thể nói, việc củng cố
và phát triển động cơ học tập cho sinh viên ở các trường đại học là một nhiệm vụ hết sức cần thiết
nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo. Vì vậy, việc tích cực hóa động cơ học tập của sinh viên hiện
nay có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành một lớp người lao động có chuyên môn cao
cho hiện tại và tương lai.
1368
2 THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Sinh viên với chương trình giáo dục ở đại học thì tự học là chính. Bởi vì vậy rất nhiều sinh viên tự
nghiên cứu bài vở ở nhà, tìm thêm tài liệu bên ngoài và học hỏi bạn bè, thầy cô để trau dồi và nắm
vững kiến thức chuyên ngành làm nền cho bản thân. Nhưng cũng không ít sinh viên khá xem nhẹ
tầm quan trọng của việc học trên giảng đường đại học vì đi làm mà bỏ lỡ việc học tập, tính tực giác
rất kém, hoặc học vì mục đích đối phó, lấy điểm số, nhiều người đi học chỉ để điểm danh không
bao giờ dành thời gian học ở nhà, tâm lý quen với việc “đọc _chép”, không chịu tìm tòi sách, tài liệu
phục vụ cho chuyên môn của mình dẫn đến việc học vô cùng thụ động. Câu hỏi đặt ra ở đây là, có
phải là do một phía từ bản thân sinh viên? Từ đâu mà dẫn đến những hành vi tiêu cực trong việc
học vấn của bộ phận không ít sinh viên? Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến động cơ học tập
của sinh viên?
Động cơ học tập của sinh viên chịu tác động chủ yếu từ hai nhân tố: Khách quan và chủ quan và
mối quan hệ giữa hai nhân tố này vô cùng mật thiết và quan trọng bởi nếu khi sinh viên chưa có
động lực bên trong cụ thể thì chính động lực bên ngoài có thể làm cho người học thích thú tham
gia, học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng, để rồi họ dần bị cuốn hút vào lĩnh vực đó, và từ đó
động lực bên trong của sinh viên cũng dần được hình thành. Trong trường hợp ngược lại, khi mà
sinh viên có động lực bên trong đủ lớn mạnh thì họ không quan tâm đến các yếu tố kích thích bên
ngoài; tuy nhiên, khi mà động lực bên trong không vững thì sinh viên có thể tìm động lực bên ngoài
để tiếp tục phát triển động lực bên trong của mình (chẳng hạn tìm các nguồn tài trợ để tiếp tục công
trình nghiên cứu còn dở dang), v.v Qua đó, ta có thể thấy các yếu tố khách quan và chủ quan có
ý nghĩa vô cùng lớn tới động cơ học tập của sinh viên, rồi từ đó có thể quyết định được sự thành bại
trong con đường học vấn của mình. Và điều này rất thiết yếu đối với các bạn trong khoảng thời gian
học THPT và các “freshman” chập chững bước vào Đại học. Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan và chủ quan đến động cơ học tập của sinh viên ở mức độ nào, chúng tôi tiến hành
cuộc khảo sát với 494 bạn sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ TPHCM – HUTECH.
Bảng 1: Yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên
Stt Các yếu tố Tỷ lệ (%)
Có Không
1 Ý chí và quan niệm sống bản thân 86,6 13,4
2 Ý thức tự học và đặt mục tiêu trong tương lai 100 0
3 Niềm tin vào ngành mình học 89,4 10,6
4 Sở thích các nhân 71,4 28,6
5 Ý thức khẳng định bản thân 65,5 34,5
6 Những yêu cầu cao về kĩ năng, chuyên môn và năng lực từ xã hội 87,7 12,3
7 Gia đình (hoàn cảnh, định hướng, và sự quan tâm...) 79,7 20,3
8 Mối quan hệ tốt bạn bè và thầy cô 58,3 41,7
9 Nhà trường (vật chất, chương trình, ) 75 25
1369
Yếu tố chủ quan:
Ý chí của bản thân và quan niệm sống cá nhân: Đây là yếu tố then chốt, tác động khá mạnh mẽ
đến động cơ học tập của họ. Thống kê cho thấy 86,6% sinh viên chọn. Kết quả này cho rằng, nếu
sinh viên biết đặt mục tiêu cho từng giai đoạn trong cuộc đời, biết kiểm soát bản thân, đủ tự tin, bản
lĩnh để giải quyết các vấn đề khó khăn, trở ngại thì động lực học tập của sinh viên sẽ trở nên mạnh
mẽ hơn. Quan trọng là liệu sinh viên có nhận thức được rằng họ sẽ có cơ hội tốt nếu họ cố gắng
học tập tốt, cải thiện bản thân. Nếu họ nhận thức được điều này thì chắc chắn động cơ học tập của
họ cũng sẽ trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, quan điểm sống cũng có tác động tích cực đến động lực
của sinh viên “cho dù không thông minh, không tài cao nhưng chỉ cần có thái độ cần cù, chăm chỉ
và có đạo đức thì vẫn có thể thành công”, thì càng làm cho động lực học tập cao hơn làm cho sinh
viên cố gạt qua những thành kiến mà phấn đấu.
Ý thức tự giác học tập và niềm tin vào ngành đang theo học: Đa số sinh viên cho rằng hai yếu tố
này ảnh hưởng nhiều nhất đến động cơ học tập của họ, khoảng 100% và 89,4% sinh viên chọn. Kết
quả này, SV mong muốn chuẩn bị tốt những gì cần thiết nhất ngay trong quá trình học để có thể
làm tốt công việc sau này. Tự giác trong học tập là tự mình vạch ra hướng, cách thức và con đường
học tập, để rồi xây dựng kế hoạch học tập, chủ động tìm kiếm những điều thiếu xót của bản thân
mà hoàn thiện, để từng bước đạt những mục tiêu của mình đã đặt ra từ trước. Và tại sao phải có
niềm tin với ngành theo học? Đơn giản là khi bản thân tin rằng mình có thể đạt được một mục tiêu
nào đó, bạn sẽ nỗ lực hết mình, hành động liên tục và quyết tâm làm bất cứ việc gì (trong giới hạn
đạo đức và pháp luật) để đạt được nó. Việc bạn tin vào ngành mình học thì bản thân mới có động
cơ phấn đấu và quyết tâm đến cùng. Bạn tin rằng ngành học của mình ra dễ xin việc với một mức
lương ổn định thì bạn sẽ tự giác học để nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Ý thức tự khẳng định năng lực học tập của bản thân: Yếu tố này cũng rất cần thiết cho các
“freshman” bởi bản thân mọi người cần biết bản thân có gì. Theo khảo sát việc muốn khẳng định
bản thân chiếm 65,5% sinh viên chọn. Trong môi trường tập thể, sự khẳng định bản thân hay thậm
chí là sự đánh giá của người khác đối với bản thân cá nhân là rất quan trọng. Vì thế sinh viên nên
cố gắng thể hiện, được khẳng định năng lực của mình trước tập thể, đặc biệt hoạt động học tập
mang tính chất trí tuệ cao vì thế việc khẳng định năng lực học tập sẽ là động lực thôi thúc bản thân
vươn tới sự thành công.
Sở thích cá nhân: Sở thích quyết định sự hứng thú trong học tập của mỗi cá nhân. Thực tế đã chứng
minh, bất cứ ai cũng sẽ học tốt hơn ở những môn học hay những ngành hay lĩnh vực mà mình
thích. Hứng thú được sinh ra và là động cơ quan trọng trong sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ,
khiến cho chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn để đạt được kết quả tốt. Đối với học tập, hứng thú
giúp ta phát huy tối đa tính sáng tạo của bản thân và sẽ giúp sinh viên khắc phục được những khó
khăn, trở ngại để hoàn thành mục tiêu mà bản thân đề ra. Nếu có thái độ thờ ơ, chán nản đối với
học tập thì không thể đạt được thành tích và những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Vì thế, yếu tố này
cũng khá nhiều sinh viên chọn 71,4%.
1370
Yếu tố khách quan:
Sự đòi hỏi của xã hội về trình độ, năng lực, kỹ năng,... đáp ứng yêu cầu công việc: Đây là yếu tố
khách quan ảnh hưởng mạnh nhất đối với động cơ học tập của sinh viên, với 87,7% sinh viên chọn.
Trước sự phát triển không ngừng của thế giới, đã làm cho nhu cầu của con người ngày càng cao
hơn, đồng thời xã càng ngày tân tiến. Yêu cầu của mỗi ngành nghề ngày càng nhiều hơn, sinh viên
cần phải chuẩn bị cho mình một kiến thức nền, trình độ chuyên môn vững chắc. Bên cạnh đó, sinh
viên phải trau dồi cho mình những kiến thức xã hội, rèn luyện những kỹ năng mềm để đáp ứng nhu
cầu của các nhà tuyển dụng, cũng như xã hội. Để có được việc làm đúng chuyên ngành, lương cao
là mong muốn của sinh viên và nó cũng là động lực để sinh viên cố gắng phấn đấu.
Gia đình: Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi cá nhân. Có thể nói,
gia đình là môi trường đào tạo đầu tiên trong đời mỗi người và nó ảnh hưởng rất lớn tới việc học
hay thậm chí động cơ học tập của sinh viên. Vì vậy, kết quả từ khảo sát cho thấy khoảng 79,7% sinh
viên chọn. Phần trăm đạt mức trung bình nhưng cũng khá đúng. Nếu gia đình cho bạn tự học tập từ
nhỏ thì bản thân sinh viên sẽ tự ý thức được điều đó không bị bở ngỡ khi xa nhà. Còn những bạn
được gia đình chăm sóc quá kỹ sẽ không có động cơ học tập vì không có sự quản thúc của gia
đình. Ngoài ra, truyền thống học tập, định hướng ngành nghề thậm chí là sự kỳ vọng từ gia đình,
đây đều ảnh hưởng vô cùng lớn đến mặt tâm lý của sinh viên và là lý do, động lực thúc đẩy việc học
tập của họ.
Mối quan hệ thầy cô giảng viên, bạn bè: Yếu tố này thì ít sinh viên chọn, chỉ chiếm 58,3% sinh viên
chọn. Nhưng “Học thầy không tày học bạn”- Việc học tập sẽ trở nên tốt hơn khi có mối quan hệ tốt
với bạn bè. Trước hết, nếu chơi với những người bạn tốt, có năng lực học tập sẽ tạo tính cạnh tranh,
thúc đẩy quá trình học tập của cá nhân trở nên phát triển hơn. Trong thời gian học trên giảng
đường đại học, đặc biệt là các bạn sinh viên học xa nhà, bạn bè của nhau sẽ chia sẻ những điều
hay, điều xấu, động viên hay nhụt chí, đều ảnh hưởng ít nhiều để định hướng tương lai nói chung
cũng như động lực học tập nói riêng.
Giảng viên cũng là yếu tố ảnh hưởng không ít đến động cơ học tập của sinh viên. Nếu giảng viên
gây được hứng thú bằng cách dạy hay việc cộng điểm sẽ làm cho sinh viên tự học ở nhà để lấy
điểm cộng. Mặt khác, sinh viên hiểu được việc có mối quan hệ tốt với giảng viên giúp chúng ta có
hứng thú với việc học, làm cách nào để vượt qua khó khăn của bản thân, không còn cảm giác tiêu
cực. Đồng thời, giúp ta trau dồi thêm những kỹ năng, cải thiện bản thân. Nhờ đó mà hiệu quả học
tập tăng lên rất nhiều.
Nhà trường: Đây cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên động cơ học tập của sinh viên. Nếu nhà
trường không quản lý nghiêm ngặt kết quả học tập hay đưa ra những giải thưởng những hoạt động
bổ ích thì sinh viên sẽ không tham gia và không cố gắng tự học mà chỉ học cho có để qua môn để
ra trường hoặc những cơ sở hạ tầng, cũng như sự tân tiến trong chương trình dạy học cũng rất
quan trọng giúp cho sinh viên rất nhiều trong việc học tập, giúp họ sẽ hứng thú trong việc học và từ
đó đạt hiệu quả trong quá trình đào tạo. Nên sinh viên rất quan tâm và kết quả tỷ lệ lên đến 75%
sinh viên chọn.
1371
Như vậy, qua bảng khảo sát ta có thể thấy, các yếu tố bên trong và bên ngoài cùng nhau tác động
làm nên hiệu quả của quá trình học tập. Việc vận dụng cũng như điều tiết các yếu tố này một cách
đúng đắn và khắc phục được những yếu tố bất lợi sẽ làm cho học tập trở thành một quá trình hứng
thú, hiệu quả và thành công. Và cũng từ đó các nhà truyền lửa và nhà trường cũng có thể thay đổi
hướng nào đó cho sinh viên ta tốt hơn đồng thời cũng nâng giá trị của trường.
3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Đối với bản thân sinh viên
Vậy, muốn biến những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến động cơ học tập của bạn thành những
“nấc thang”, những nguồn động lực vô cùng hữu ích giúp cho bản thân vươn lên, đạt được những
mục tiêu mà mình đặt ra trong tương lai thì bạn phải biết được trước hết bạn có năng lực gì? Bạn
thích cái gì? Bạn mơ ước gì? Bạn muốn làm nghề gì? Nghề đó đòi hỏi cái gì, bên ngoài xã hội các
nhà tuyển dụng yêu cầu như thế nào? Bạn thiếu gì, hay chưa có gì trong những yêu cầu đấy? Làm
sao bạn có được nhu cầu đó? Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi nguồn lao động phải chất lượng,
năng lực, có tri thức chứ không còn đơn thuần là những lao động tay chân như trước kia nữa. Nếu
không nâng cao vốn hiểu biết của mình thì tự khắc đối tượng đó sẽ bị đào thải. Bên cạnh đó, việc
học để thực hiện ước mơ là tiêu chí được đặt ra, xây dựng và thực hiện khi bạn lựa chọn nghề
nghiệp tương lai đến việc lựa chọn ngành học cho mình. Vì thế bạn cần phải nghiêm túc và phân
biệt rõ sự khác nhau của cách đào tạo giữa THPT và đại học. Khi lên đại học, học tập chủ yếu là tự
học, giảng viên là người hướng dẫn để ngoài lý thuyết ra bạn có thể phát triển kỹ năng của bạn chứ
không còn là kiểu “kèm cặp”, đọc- chép như thuở phổ thông. Đối với các bạn sinh viên năm nhất,
chúng ta nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình (có thể lên trang web
của khoa, hỏi thầy cô giáo hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trên hay bạn bè) để từ đó
hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học. Bên cạnh đó, xác định rõ những kĩ
năng, những kiến thức cần bổ sung, cần có về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học liên quan đến
chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả những kỹ năng ấy vào học kỳ nào. Trong
quá trình học, các bạn nên chăm chỉ đi học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài để giúp ta
rút ngắn thời gian ôn tập sau này, không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập. Nắm được
trọng tâm, trọng điểm bài học, đi học chăm chỉ sẽ tạo thành một thói quen tốt giúp chúng ta tự tin
và hứng thú khi đi học. Không những trong việc học mà bạn còn phải cố gắng tham gia các hoạt
động của nhà trường, khoa để có nhiều mối quan hệ, học thêm những kiến thức hay và kỹ năng,
cải thiện bản thân.
Đối với gia đình:
Các bậc phụ huynh nên quan tâm, lắng nghe sinh viên nhiều hơn, đừng áp đặt, buộc con mình thế
này, bắt con mình thế kia theo những kỳ vọng to lớn của bản thân tự vẽ ra. Luôn theo sát con mình
và hãy cố là người động viên, là người bạn đồng hành của họ, điều này sẽ giúp cho con mình sẽ
mạnh mẽ hơn, phấn đấu hơn, quyết tâm bước về phía trước.
1372
Đối với thầy cô và nhà trường:
Nhà trường cần phát triển các năng lực giảng dạy cho giảng viên, cần chú trọng đến các năng lực
như: Năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên môn (giảng dạy
bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án...); năng lực truyền đạt (viết bài
giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi); năng lực sử dụng công
nghệ trong giảng dạy (Power Point, máy tính, web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn...)
cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề học tập và đời sống tinh thần của sinh viên; là cầu nối tạo mối
quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong lớp; cố gắng tham dự các buổi họp cố vấn học tập.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ tốt nhu cầu học tập của người học có ảnh hưởng đến động cơ
học tập của họ; do đó, việc tăng số lượng và nâng cao chất lượng các trang thiết bị, cơ sở vật chất
cần được Lãnh đạo của cơ sở giáo dục quan tâm như dụng cụ, vật liệu thí nghiệm, máy chiếu, hệ
thống quạt, máy lạnh, máy tính nối mạng, mạng wifi miễn phí, v.v. Để có nguồn tài liệu tham khảo
phong phú cho sinh viên, ngoài việc nhà trường thường xuyên bổ sung các đầu sách mới trong thư
viện, nhà trường cần có liên kết cơ sở dữ liệu giữa các trường với nhau để có thể chia sẻ & sử dụng
nguồn học liệu điện tử của nhau, tăng hiệu quả đầu tư giữa các trường. Chương trình đào tạo của
một ngành phải có sự gắn kết định hướng nghề nghiệp mà ngành đó đào tạo. Nhà trường hoặc
các khoa chuyên môn trong trường cần tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu giữa các
doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên của khoa, thì động lực học tập của sinh viên chắc chắn được
cải thiện đáng kể. Và nhà trường nên tổ chức các giải thưởng cho sinh viên như sinh viên tiêu biểu,
sinh viên 5 tốt, học bổng, v.v.
4 KẾT LUẬN
Việc xác định thực trạng, vai trò động cơ học tập của sinh viên, cũng như các yếu tố tác động đến
động cơ học tập của sinh viên là rất cần thiết, giúp cho cơ sở giáo dục nói chung và nhà giáo dục
nói riêng có những cách thức tiếp cận phù hợp trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết
cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội, qua đó nâng cấp cách giảng dạy, đồng thời đào tạo ra
lớp lao động chất lượng giúp đất nước ngày càng phát triển. Đối với sinh viên, việc xác định động
cơ học tập của bản thân rất quan trọng, bởi nhờ đó mà bạn có thể nhận định được bản thân,
không ngừng cải thiện những khuyết điểm để ngày làm cho bản thân càng “giá trị” và đáp ứng nhu
cầu của nhà tuyển dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/thuc-trang-sinh-vien-hien-nay-thu-dong-trong-hoc-tap-
930985.html?fbclid=IwAR1dc0JBiOgNKh7X4z_JaJj5rfH9edEJb5bSDIu9EDN_2-BxPrhBgvLGnsI
[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Nghi-quyet-29-NQ-TW-nam-2013-doi-moi-
can-ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-hoi-nhap-quoc-te-212441.aspx
[3] https://tapchikhdt.lhu.edu.vn/Data/News/383/files/01_Huu_Tai_Thanh_Hien_Thanh_Lam.pd
f?fbclid=IwAR1B8BmmY32ZP_eBZZUTmVIaEqghD4wfBhq_kXDON6epAydoXNIrAVlN0M4
[4]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dong_co_hoc_tap_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_cong_nghe_thanh.pdf