Đổi mới trong đào tạo đại học tạo ra nhân lực chất lượng cao

Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, trách nhiệm trước hết thuộc

về các trường đại học, các doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam và chính bản

thân nguồn nhân lực trong quá trình bồi dưỡng, tự đào tạo để đáp ứng được các yêu

cầu ngày càng cao của công việc. Tuy nhiên, các trường thiếu kinh nghiệm hợp tác,

mối quan hệ nghiên cứu, kinh doanh và đại học không chặt chẽ nên đã hạn chế khả

năng đáp ứng của nhà trường đại học đối với thị trường.

Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học đã có nhiều chuyển biến

tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp nhân lực. Tỷ lệ lao động

có trình độ cao đã tăng dần qua các năm, song song với đó là khả năng đáp ứng yêu

cầu của công việc thực tế, nhưng các tồn tại chính vẫn là:

- Thiếu hụt lao động có trình độ cao;

- Thiếu gắn kết nhà trường đại học và doanh nghiệp.

Tuy đã có một số kết quả nhất định, nhưng những gì đạt được vẫn chưa đáp ứng

được kỳ vọng do:

- Hợp tác vẫn còn mang tính ngắn hạn;

- Chủ yếu vẫn là các tài trợ mang tính một chiều từ doanh nghiệp;

- Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa phát huy vai trò của nhà

trường đại học;

- Hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp đối với sinh viên còn rất ít;

- Quản lý Nhà nước vẫn chưa thể hiện rõ rệt, thiếu các khuyến khích và ràng buộc.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất Nhà nước nên tạo ra môi trường thúc đẩy hợp

tác đại học với doanh nghiệp bằng các chính sách cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp

tham gia đào tạo và hỗ trợ nghiên cứu; Các trường đại học cần xây dựng/củng cố

các quy định về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác với doanh nghiệp; chú trọng vào

thực chất, thiết kế lại các chương trình đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ, các

kỹ năng sống cũng như ý thức và thái độ làm việc cho sinh viên; Các doanh nghiệp

cần hợp tác, liên kết với đại học mang tính chiến lược, tập trung vào chọn lựa các

ứng viên có trình độ và khả năng thích ứng với công việc của doanh nghiệp, xây

dựng và củng cố các chính sách nội bộ doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác R&D với

các đơn vị nghiên cứu trong các trường đại học.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới trong đào tạo đại học tạo ra nhân lực chất lượng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 70 ĐỔI MỚI TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠO RA NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TS. Lê Đông Phương* Tóm tắt Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, trách nhiệm trước hết thuộc về các trường đại học, các doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam và chính bản thân nguồn nhân lực trong quá trình bồi dưỡng, tự đào tạo để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của công việc. Tuy nhiên, các trường thiếu kinh nghiệm hợp tác, mối quan hệ nghiên cứu, kinh doanh và đại học không chặt chẽ nên đã hạn chế khả năng đáp ứng của nhà trường đại học đối với thị trường. Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp nhân lực. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đã tăng dần qua các năm, song song với đó là khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế, nhưng các tồn tại chính vẫn là: - Thiếu hụt lao động có trình độ cao; - Thiếu gắn kết nhà trường đại học và doanh nghiệp. Tuy đã có một số kết quả nhất định, nhưng những gì đạt được vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng do: - Hợp tác vẫn còn mang tính ngắn hạn; - Chủ yếu vẫn là các tài trợ mang tính một chiều từ doanh nghiệp; - Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa phát huy vai trò của nhà trường đại học; - Hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp đối với sinh viên còn rất ít; - Quản lý Nhà nước vẫn chưa thể hiện rõ rệt, thiếu các khuyến khích và ràng buộc. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất Nhà nước nên tạo ra môi trường thúc đẩy hợp tác đại học với doanh nghiệp bằng các chính sách cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo và hỗ trợ nghiên cứu; Các trường đại học cần xây dựng/củng cố các quy định về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác với doanh nghiệp; chú trọng vào thực chất, thiết kế lại các chương trình đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng sống cũng như ý thức và thái độ làm việc cho sinh viên; Các doanh nghiệp * Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục đại học, Viện KHGD Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực 71 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG cần hợp tác, liên kết với đại học mang tính chiến lược, tập trung vào chọn lựa các ứng viên có trình độ và khả năng thích ứng với công việc của doanh nghiệp, xây dựng và củng cố các chính sách nội bộ doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác R&D với các đơn vị nghiên cứu trong các trường đại học. Từ khóa: quan hệ đại học - doanh nghiệp, quan hệ hợp tác, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi để phát triển cả về kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh từ một nước nông nghiệp tiến lên một nền kinh tế công nghiệp hoá, phát triển dựa trên kinh tế tri thức thì vấn đề nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là một ưu tiên hết sức quan trọng. Toàn cầu hoá cũng đã đặt ra một số thách thức đối với vấn đề đào tạo nhân lực cho Việt Nam, đặc biệt nguồn nhân lực “Made in Vietnam” hướng đến tính bền vững dựa trên nền tảng những con người Việt Nam có bản lĩnh và tầm vóc trí tuệ, đáp ứng được các thách thức toàn cầu trong thời đại hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 13 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đang đàm phán ba FTA, trong đó 12 FTA đã có hiệu lực đối với Việt Nam [1]. Các FTA này đã góp phần duy trì sự ổn định của nền kinh tế, giúp đất nước duy trì mức tăng trưởng cao từ 6 đến 7%/năm. Tuy nhiên, toàn cầu hoá và các hiệp định thương mại tự do cũng đặt ra nhiều thách thức về cạnh tranh, đặc biệt sự cạnh tranh sòng phẳng, dựa vào các sản phẩm thực sự có nguồn gốc “Made in Vietnam”, dựa vào con người và trí thức Việt Nam. Do vậy, lựa chọn phát triển nguồn nhân lực chính là chìa khoá nâng cao năng suất lao động và tính cạnh tranh của Việt Nam nói riêng, khu vực nói chung, phù hợp một thế giới công việc đang đổi thay. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo cách hiểu đơn giản nhất, mang tính định lượng thì nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Theo cách nhìn định tính: nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra năng suất và hiệu quả cao, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội [2]. Hiện nay cách nhìn định tính đã bắt đầu được chấp nhận nhưng không dễ dàng nắm bắt về thống kê, quản lý và phát triển. Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, trách nhiệm trước hết thuộc về các trường đại học, các doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam và của chính KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 72 bản thân nguồn nhân lực trong quá trình bồi dưỡng, tự đào tạo để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trong đó quan hệ nhà trường đại học và doanh nghiệp là mối quan hệ then chốt, quyết định kết quả cuối cùng. Về quan hệ nhà trường đại học và doanh nghiệp đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu này đã bắt đầu từ những năm 1970 và vẫn đang là chủ đề nghiên cứu nóng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ này không phải đã được hai bên phát huy hết [3] [4]. Về quan hệ nhà trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy các trường thiếu kinh nghiệm hợp tác, mối quan hệ nghiên cứu, kinh doanh và đại học không chặt chẽ nên đã hạn chế khả năng đáp ứng của nhà trường đại học đối với thị trường [5]. 2. Thực trạng, hạn chế và nguyên nhân Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp nhân lực. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đã tăng dần qua các năm. Song song với đó là khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế. 2.1. Thiếu hụt lao động có trình độ cao Về mặt trình độ chuyên môn của lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo1 của Việt Nam đang đứng ở mức rất thấp. Tổng số lao động có trình độ chỉ đạt 22,8%, trong đó lao động có trình độ đại học trở lên chỉ 10,6%. Nếu tính cả số lao động có trình độ cao đẳng thì tỷ lệ này chỉ đạt 14,4%. Con số này đã được cải thiện đáng kể trong giai đoạn vừa qua (xem Bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và Năm   2009 2014 Sơ bộ 2019 TỔNG SỐ 14,8 18,2 22,8 Dạy nghề 4,8 4,9 3,7 Trung cấp chuyên nghiệp 2,7 3,7 4,7 Cao đẳng 1,5 2,1 3,8 Đại học trở lên 5,5 7,6 10,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1 Được cấp chứng chỉ và bằng các loại. Hiện Tổng cục thống kê tính cho những người đã được đào tạo từ 3 tháng trở lên (tương đương Sơ cấp I và cao hơn). 73 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nếu nhìn vào các nước vẫn được coi là mẫu hình cho sự phát triển của Việt Nam, chúng ta sẽ thấy lực lượng lao động Việt Nam có trình độ thấp hơn hẳn (xem Bảng 3). Trình độ advanced của Hàn Quốc đạt đến 52,7%, trong khi tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 48,4%. Phần Lan là nước có trình độ giáo dục phát triển vào nhóm tốt nhất thế giới và không phải là nước quá phụ thuộc vào công nghiệp cũng có 44,1% lao động có trình độ advanced. Lực lượng lao động có trình độ Basic của các nước đều thấp hơn hẳn Việt Nam, ngay cả Indonesia và Thái Lan cũng không có nhiều lao động chỉ có kĩ năng mức basic như Việt Nam. Rõ ràng, để đuổi kịp sự phát triển của các ASEAN và Đông Á, chúng ta còn phải đào tạo rất nhiều lao động có trình độ cao. Bảng 2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của một số nước tiêu biểu (số liệu 2019) Nước Less than basic (Dưới sơ cấp) Basic (Sơ cấp) Intermediate (Trung cấp) Advanced (Tay nghề cao) Austria (Áo) 13,2 51,4 35,3 Finland (Phần Lan) 10,5 45,4 44,1 France (Pháp) 1,0 14,2 43,4 41,2 Germany (Đức) 13,2 56,8 29,8 Indonesia 15,1 41,9 30,4 12,5 Japan (Nhật Bản) 0,1 50,2 49,7 Korea, Republic of (Hàn Quốc) 1,0 13,0 33,3 52,7 Thailand (Thái Lan) 20,6 39,4 22,5 16,5 United Kingdom (Vương quốc Anh) 0,3 15,6 39,5 44,4 United States (Hoa Kỳ) 0,2 3,4 48,0 48,4 Viet Nam (Việt Nam) 10,7 49,7 27,9 11,7 Nguồn: ILO Statistics [6] Khi xem xét lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khác nhau, chúng ta sẽ thấy ở các ngành kinh tế liên quan đến lao động trực tiếp (primary và secondary), tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất ít so với các ngành kinh tế tertiary. Ví dụ lao động nông-lâm-ngư chỉ có 4% đã được đào tạo, công nghiệp chế biến chế tạo cũng chỉ có 17,7%, xây dựng 14,1%, một số ngành dịch vụ quan trọng trong phát triển như du lịch chỉ có 13,8% (xem Bảng 3). KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 74 Bảng 3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo ngành kinh tế và Năm   2009 2014 Sơ bộ 2019 TỔNG SỐ 14,8 18,2 22,6 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,9 3,6 4,0 Khai khoáng 41,7 52,5 54,0 Công nghiệp chế biến, chế tạo 14,9 17,9 17,7 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 53,0 73,1 76,4 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 37,4 40,2 37,5 Xây dựng 12,4 13,9 14,1 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 13,3 17,5 25,1 Vận tải, kho bãi 41,2 44,5 64,3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 8,4 11,7 13,8 Thông tin và truyền thông 61,8 77,7 86,5 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 67,3 80,7 86,0 Hoạt động kinh doanh bất động sản 29,3 32,5 45,4 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 63,4 76,9 80,2 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 30,2 36,4 43,5 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 63,0 76,9 85,9 Giáo dục và đào tạo 78,0 90,8 91,2 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 76,4 88,8 92,2 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 14,0 22,7 25,1 Hoạt động dịch vụ khác 16,2 21,5 20,7 Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình 4,2 2,5 2,2 Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế 85,4 90,0 86,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2020 Phân bổ lao động theo vùng cũng còn nhiều bất cập. Các địa bàn kinh tế chưa phát triển như Tây Nguyên hay Tây Nam Bộ cũng là những nơi còn thiếu lao động có trình độ cao đẳng và đại học (xem Bảng 5). 75 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Bảng 5. Tỷ lệ lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và vùng Toàn quốc Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 78,0 81,7 69,3 78,8 85,8 72,1 86,7 Dạy nghề 5,5 4,7 8,5 5,1 3,2 6,6 2,7 Trung cấp chuyên nghiệp 3,8 4,3 4,4 4,0 3,2 3,7 2,7 Cao đẳng 3,2 2,9 4,0 3,3 2,2 4,0 1,7 Đại học trở lên 9,7 6,5 13,7 8,8 5,7 13,6 6,2 Nguồn Tổng cục Thống kê 2020 [7] 3.2. Thiếu gắn kết nhà trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam luôn khẳng định vai trò của các trường đại họclà trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Các chính sách cũng hướng đến để đẩy mạnh liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Kỳ vọng của Nhà nước là các trường đại học sẽ hỗ trợ doanh nghiệp để trở thành trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tạo ra một thị trường khoa học công nghệ mang lại giá trị thực sự cho các hoạt động khoa học và đào tạo của nhà trường đại học. Tuy nhiên, so với thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu và Mỹ thì đổi mới về vấn đề này ở Việt Nam rất chậm, đặc biệt các chính sách, cơ chế và giải pháp thực thi trong thực tiễn còn thiếu đồng bộ. Các nội dung hợp tác ở các cấp theo xu hướng hội nhập và chia sẻ nguồn lực cùng phát triển trong hợp tác với doanh nghiệp còn hạn chế. Chính vì vậy, mô hình hợp tác để đưa các chính sách của Nhà nước, nhu cầu và nguồn lực của trường, cơ sở nghiên cứu, nhu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp gần lại với nhau là một vấn đề cần nghiên cứu và triển khai. Liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động. Vì lợi ích của chính mình, hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo luôn hướng tới nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu doanh nghiệp. Như vậy, các cơ sở đào tạo luôn có nhu cầu phải được gắn kết với doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 76 những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp, thì đối với doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất. Được hợp tác với một cơ sở đào tạo cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp. Do đó, mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp. Nhưng điều cần phải nhấn mạnh ở đây là mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp không mang tính hỗ trợ từ phía này đối với phía kia, mà là một sự cần thiết khách quan về sự tồn tại và phát triển bền vững chung, bởi tiến trình này đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, nhà trường và người học. 3.3. Một số kết quả đã đạt được trong thời gian qua Kết quả nghiên cứu của Dự án “POHE - Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng” cho thấy, hoạt động hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến [8]. Những việc đã triển khai được bao gồm: - Xây dựng và củng cố quan hệ với thị trường lao động mà đại diện là các công ty, cơ quan, viện nghiên cứu, doanh nghiệp (các nhà tuyển dụng). Các quan hệ này được củng cố và mở rộng thông qua các hợp tác với bên sử dụng lao động (có đại diện của các nhà tuyển dụng), xây dựng chương trình, các chuyến đi thực tập, thực tế, làm đề án tốt nghiệp mà các nhà tuyển dụng đóng vai trò là người hướng dẫn cũng như phản hồi về kết quả của sinh viên trong quá trình đi thực tế, thực tập. Những nhà tuyển dụng cũng được mời đến các trường như những diễn giả, thỉnh giảng, trao đổi, nói chuyện, giảng bài với mục đích giúp sinh viên có thêm kiến thức thực tế và rèn luyện kỹ năng mềm. - Giúp các nhà tuyển dụng hiểu thêm trách nhiệm xã hội của mình đối với giáo dục, đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình. Thông qua làm việc với các đề án sinh viên, tiếp xúc và hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên trong các kỳ thực tập, thực tế, thực hành, các nhà tuyển dụng cũng hiểu thêm cách vận hành của trường đại học và việc hỗ trợ nhà trường thông qua sinh viên tốt nghiệp sẽ giúp cho cả hai phía: trường đại học cũng như thị trường lao động, cụ thể là giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng thực tế và giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm chi phí đào tạo lại. - Thay đổi mô hình đào tạo, chuyển từ đào tạo truyền thống sang đào tạo hướng thị trường. Nếu như việc học tập đại học trước đây gắn bó chặt chẽ với giảng đường, lớp học, thì mô hình POHE cho thấy việc học tập đại học tạo sự gắn kết hơn với thực tế, với thế giới lao động vốn đầy các kinh nghiệm bổ ích và việc này đã làm thay đổi mô hình nhà trường đại học ngày nay. - Tăng cường cơ hội việc làm của sinh viên. Ở một số trường, sinh viên đã có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và làm việc ngay tại nơi các em đã thực tập. 77 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hiện nay, ở nước ta, trường đại học đang mạnh nhất trong việc hợp tác với doanh nghiệp là Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, với mạng lưới 120 đối tác doanh nghiệp; ngoài ra có một số các trường đại học khác, như: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế có từ 20 đến 40 doanh nghiệp đối tác; còn lại hầu hết là rất ít, ví dụ Đại học Vinh chỉ có 4 doanh nghiệp đối tác. Cũng theo kết quả của dự án này, có 72,8% cựu sinh viên tham gia học tập theo chương trình POHE đáp ứng được các nhu cầu của nhà tuyển dụng; 75,5% cho rằng “công việc thực tập thật sự có ích cho công việc đang làm”. Điều này cho thấy sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp giúp sinh viên tự tin, năng động và tìm kiếm được việc làm đúng với sở trường và ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp [9]. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng được nhiều quan hệ đối tác với các cơ sở công nghiệp, các doanh nghiệp lớn sử dụng lao động có trình độ cao và huy động được nhiều sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và cựu sinh viên. Riêng năm học 2020-2021, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã huy động được 16,5 tỷ đồng [10]. Hoặc như trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), tính đến năm 2019, HUTECH đã thực hiện kết nối 825 doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực (gồm 243 doanh nghiệp do đơn vị chủ động kết nối và 609 doanh nghiệp do Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp kết nối), ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 72 doanh nghiệp. Mạng lưới hợp tác, kết nối doanh nghiệp chặt chẽ đã tạo điều kiện thuận lợi để HUTECH phát triển mô hình Đại học - Doanh nghiệp, đưa sinh viên đến học tập và trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp ngay trong chương trình đào tạo chính thức, tổ chức các ngày hội tuyển dụng - việc làm,... Tuy có một số tiến bộ đã đạt được, quan hệ nhà trường đại học - doanh nghiệp còn tồn tại một số vấn đề sau: - Hợp tác đại học - doanh nghiệp vẫn còn mang tính ngắn hạn, chưa có nhiều cam kết đảm bảo tính bền vững của các hợp tác. Các bên tham gia vẫn chưa có nhiều cam kết rõ ràng. - Về phương thức, chủ yếu vẫn là các tài trợ mang tính một chiều từ doanh nghiệp. Các ký kết hợp tác có nhiều và vẫn tăng nhưng yêu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp vẫn chưa rõ nét. - Nội dung, hợp tác thời gian qua của các đại học chủ yếu là ở hoạt động đào tạo, cung ứng lao động cho doanh nghiệp. Hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và công nghệ còn hạn chế và chưa thực sự phát huy vai trò của nhà trường đại học. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 78 - Sự hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp đối với sinh viên còn rất ít chủ yếu qua các cuộc trao đổi của chủ các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý,... được thực hiện cho sinh viên trên lớp học do những ràng buộc về mặt bằng cấp của người đứng trên bục giảng, chưa có được nhiều cam kết tài trợ có địa chỉ cho người học. - Vai trò điều tiết của quản lý Nhà nước vẫn chưa thể hiện rõ rệt, thiếu các khuyến khích và ràng buộc để doanh nghiệp có sự cam kết mạnh hơn đối với đào tạo nhân lực trình độ cao/chất lượng cao. 4. Đề xuất 4.1. Đối với Nhà nước Cần tạo ra môi trường thúc đẩy hợp tác đại học với doanh nghiệp bằng nhữngchính sách cụ thể để điều chỉnh hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp theo hướng thúc đẩy sự năng động, tính tự chủ của các trường đại học, khuyến khích xã hội hoá giáo dục đại học thông qua các cơ chế phối hợp thay vì chỉ dựa vào học phí và lệ phí; có chính sách rõ ràng để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hợp tác đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ với trường đại học; có cơ chế cho phép nhà trường đại học triển khai các chương trình/hoạt động có tính “đặc thù” theo yêu cầu của doanh nghiệp để nâng cao vai trò của doanh nghiệp đối với việc đào tạo sinh viên khi hợp tác với trường đại học cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo và nghiên cứu của nhà trường đại học. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo và hỗ trợ nghiên cứu cần có các chính sách về ưu đãi hay hỗ trợ doanh nghiệp để bù đắp những chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã dành cho các hoạt động đào tạo hay trợ giúp đào tạo của nhà trường đại học. 4.2. Đối với các trường đại học Các nhà trường đại học cần xây dựng/củng cố các quy định về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác với doanh nghiệp; chú trọng vào thực chất của sự hợp tác, khai thác thế mạnh của cả nhà trường lẫn doanh nghiệp. Tạo điều kiện và khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học tham gia và tích cực trong hợp tác với doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu xã hội. Có quy định rõ ràng về sự tham gia của sinh viên vào quá trình hợp tác nhà trường đại học - doanh nghiệp để giúp sinh viên chuẩn bị và thích ứng tốt hơn với môi trường làm việc của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao và các doanh nghiệp gắn liền với các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. 79 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Thiết kế lại các chương trình đào tạo để dành một tỉ lệ thời lượng nhất định trong chương trình đào tạo cho các các nhà quản lý, nhà khoa học giỏi từ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu của nhà trường, đồng thời quan tâm lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên có tinh thần doanh nhân tham gia vào hoạt động hợp tác với doanh nghiệp; Bố trí các hoạt động trải nghiệm và học tập thực tế của sinh viên có sự tham gia sâu của doanh nghiệp. Tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng sống cũng như ý thức và thái độ làm việc cho sinh viên theo hướng tiến tới công dân toàn cầu; Xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và đào tạo phù hợp chuẩn quốc tế, chú trọng đào tạo kỹ năng cho người học, nhất là ở các trường nghề bằng cách tăng thời lượng thực hành, bớt thời lượng giảng dạy lý thuyết. Tăng cường giáo dục, thường xuyên cập nhật về luật pháp quốc tế, luật pháp cũng như văn hoá của các nước hiện có nhiều nhân lực Việt Nam làm việc hoặc những nước là thị trường tiềm năng của chúng ta. 4.3. Đối với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần nhận thức được về tầm quan trọng của việc tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực phù hợp là điều hết sức quan trọng với doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, cách nhìn nhận việc hợp tác, liên kết với đại học mang tính chiến lược, mở ra cơ hội kinh doanh và đổi mới, sáng tạo, phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài của chính doanh nghiệp. Hoạt động tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng cần tập trung vào chọn lựa các ứng viên có trình độ và khả năng thích ứng với công việc của doanh nghiệp, tránh tuyển dụng theo bằng cấp thuần túy dẫn đến phải đào tạo lại hoặc nhảy việc do không phù hợp của ứng viên. Các doanh nghiệp cũng xây dựng và củng cố các chính sách nội bộ doanh nghiệp để thúc đẩy và xây dựng nền văn hoá sáng tạo trong doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động R&D tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác với các đơn vị nghiên cứu trong các trường đại học. Các doanh nghiệp cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, khuyến khích đội ngũ nhà khoa học ở các trường đại học tham gia vào các dự án và chia sẻ học thuật với doanh nghiệp,... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Sơn (2020). Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Báo Nhân dân, <https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/phat-trien-nguon-nhan-luc-chat- luong-cao-620643/>, accessed: 24/11/2020. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 80 2. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016). Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Tạp chí Tổ chức Nhà nước. 3. Schiller D. và Brimble P. (2009). Capacity Building for University-Industry Linkages in Developing Countries. Sci Technol Soc, 14(1), 59-92. 4. Etzkowitz H. và Leydesdorff L. (2000). The dynamics of innovation: From National Systems and “mode 2” to a Triple Helix of university-industry- government relations. Res Policy, 29 (2), 109-123. 5. Dang Q.A. (2009). Recent Higher Education Reforms in Vietnam: The Role of the World Bank. 6. ILO (2020). Population and labour force. Population and labour force statistics. 7. Tổng cục thống kê (2020). Báo cáo Điều tra lao động và việc làm năm 2018, Hà Nội. 8. Phạm Thị Ly, Dung N.K., Tuấn V.V. và cộng sự. (2016). Hướng tới hệ thống giáo dục Đại học đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. Một số nhận định và khuyến nghị, Hà Nội. 9. Nguyên T.S. (2020). Hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp. Tạp chí Công thương. 10. Chương C. (2020). Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhận tài trợ trị giá 16,5 tỷ đồng tại lễ khai giảng. Giáo dục và Thời đại, <https://giaoducthoidai. vn/ket-noi/truong-dh-su-pham-ky-thuat-tphcm-nhan-tai-tro-tri-gia-165-ty- dong-tai-le-khai-giang-o9Dj63FMR.html>.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_trong_dao_tao_dai_hoc_tao_ra_nhan_luc_chat_luong_cao.pdf
Tài liệu liên quan