Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 nhưng cũng được coi là có thể tác động ngược lại. Có quan điểm cho rằng, đào tạo luật là “yên ả nhất” và ít chịu ảnh hưởng nhất từ CMCN 4.0 trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, mới đây, ở Hoa Kỳ, một trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Interlligence) đã chiến thắng 20 luật sư hàng đầu của nước Mỹ trong việc phát hiện những sai sót của hợp đồng. Điều này cho thấy nếu không có những thay đổi để thích ứng, giới luật và đào tạo luật sẽ “không thể ngồi yên” trong bối cảnh CMCN 4.0 này. Trong phạm vi bài viết tác giả tập trung trình bày thực trạng đào tạo Luật ở Việt Nam có ảnh hưởng gì đến hành nghề Luật sư (LS) trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đổi mới trong đào tạo cử nhân luật để hành nghề Luật sư trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị phụ thuộc vào sự
phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có một số luật sư ở các công ty luật tìm đường gia nhập các công ty như là
một sự giải thoát khỏi sức ép cũng như áp lực quá nặng nề khi làm việc cho các công ty luật, và họ sẽ trở thành những
Luật sư dữ liệu nếu họ vẫn còn khao khát khẳng định mình.
B. Tác động của CMCN 4.0 cho nghề Luật sư
Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 có tác động rất lớn tới thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động
chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể
rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận
tải. Điều này kéo theo nhiều vấn đề về quản lý, sử dụng lao động (sa thải người lao động trái phép, chế độ cho người
lao động). Đây là những vấn đề mà người lao động cần tới sự trợ giúp, tư vấn của luật sư. Bên cạnh đó, những thay
đổi về cách thức giao tiếp trên internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ.
Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ, sổ sách có thể dẫn tới thông tin cá nhân, bí mật kinh
doanh của doanh nghiệp bị rò rỉ (vấn đề bảo mật thông tin, thư tín của cá nhân). Do dó, nếu các thông tin trên không
được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường khác. Những vấn đề khách quan trên sẽ làm gia
tăng khối lượng công việc của giới luật sư. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ đối với các luật sư.
Những thành tựu của CMCN 4.0 cũng tạo ra những yếu tố thuận lợi trong hoạt động nghề nghiệp của giới luật sư, cụ
thể như: việc công bố bản án, quyết định trên trang điện tử của Tòa án theo Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP của Tòa án
tối cao là một trong những quy định thể hiện việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động
tư pháp và có tác động lớn đến giới luật sư. Với việc công bố này, luật sư, người dân và cơ quan, tổ chức có thể tìm
kiếm, xem trực tiếp nội dung các bản án, quyết định đã công bố thuộc các lĩnh vực liên quan, các án lệ được áp dụng.
Người dân cũng có thể trực tiếp cho ý kiến về các bản án, quyết định được công bố qua nhiều tiện ích, trong đó có mục
“Ý kiến phản hồi đối với bản án, quyết định”. Phương thức này tăng cường sự tiếp cận và giám sát đối với hoạt động
xét xử, giải quyết của tòa của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động
của tòa, góp phần nâng cao chất lượng bản án, quyết định của tòa án...
Việc ứng dụng công nghệ ghi âm, ghi hình quá trình hỏi cung, lấy lời khai bị can trong quá trình kiểm sát điều tra, truy
tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đối với các vụ án phức tạp, nghiêm trọng: đều được tiến hành
bằng các thiết bị bảo mật, đảm bảo khả năng hoạt động thường xuyên liên tục.
Các thiết bị ghi âm, ghi hình được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, đặc biệt đối với việc lưu trữ tài liệu số đã được trang bị
ổ cứng lưu trữ hiện đại, đảm bảo khả năng lưu trữ an toàn và lâu dài theo quy định về lưu trữ dữ liệu pháp luật. Điều
này giúp ích rất lớn cho luật sư trong việc bảo vệ cho bị can, bị cáo; tránh được oan sai do vấn đề ép cung, mớm cung
và dùng nhục hình.
Đối với việc quản lý hồ sơ sổ sách, tài liệu, các báo cáo, số liệu: cán bộ quản lý phải khai thác và sử dụng công nghệ
thông tin như một công cụ hữu ích để thực hiện mang tính chuyên nghiệp hơn, khi cần thì người quản lý có thể lấy bất
cứ lúc nào và tìm một cách nhanh nhất.
Nguyễn Ngọc Anh Đào 189
Mặt khác, dưới góc độ quản lý, việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả giá trị tài liệu lưu trữ có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với công tác nghiệp vụ của từng cơ quan nói chung, tổ chức hành nghề luật sư và việc khai thác thông tin của
luật sư nói riêng trong quá trình hoạt động nghề.
Rõ ràng, CMCN 4.0 mang lại nhiều tác động tích cực cho giới luật sư trên thế giới cũng như giới luật sư ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, do các điều kiện về hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực
chưa sẵn sàng để thích ứng và tận dụng cơ hội mà CMCN lần thứ tư mang đến nên giới luật sư gặp thách thức lớn hơn.
Ngoài ra, luật sư cũng sẽ phải bắt kịp với các ứng dụng, các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0, khi các công cụ tìm
kiếm dựa trên trí thông minh nhân tạo hoàn toàn có khả năng trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến pháp luật.
V. KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập tất yếu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước
cũng như với doanh nghiệp nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với đà phát triển ấy đòi hỏi ở thị trường Việt
Nam cần một hệ thống quy phạm pháp luật chặt chẽ cùng với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ đóng vai trò “cầu
nối” đến các doanh nghiệp – đó chính là các Luật sư.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo cử nhân luật và đào tạo nghề luật sư nước ta còn hạn chế là
do chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do chưa được đào tạo bài bản về
kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng, kỹ năng tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh,
thương mại nên nhiều luật sư còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm khi tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật.
Trách nhiệm này phần lớn thuộc về những người thầy và nhà trường. Nhưng nhà trường và người thầy quyết định như
thế nào để chương trình và nội dung đào tạo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chất lượng tốt cho các “sản phẩm đặc biệt”
của mình, khi họ không được hành nghề luật sư - đồng nghĩa với việc, sự sinh động của đời sống thực tiễn pháp lý mất
đi một kênh quan trọng. Đây là vấn đề thật sự cần thiết phải được chúng ta quan tâm hiện nay.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội,
2016.
[2] TS. Nguyễn Văn Quân, Một số tác động của trí tuệ nhân tạo tới nghề luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12
(388), tháng 6/2019.
[3] Richard và Daniel Susskind, The Future of the Professions: How Technology Will Transform the Work of Human
Experts, Oxford University Press, 2015.
[4] Linh Thư (2012), “Giảng viên không được làm luật sư?”,
vien-luat-khong-duoc-lam-luat-su-.html (truy cập ngày 13/6/2020)
[5] Yến Châu, Cả nước có hơn 13.000 luật sư, gần 5.000 luật sư tập sự, https://plo.vn/phap-luat/ca-nuoc-co-hon-
13000-luat-su-gan-5000-luat-su-tap-su-811412.html (truy cập ngày 15/6/2020)
[6] Cục bộ trợ tư pháp, Một số kinh nghiệm của nước ngoài về hoạt động, tổ chức của luật sư mà Việt Nam có thể
tham khảo, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2474 (truy cập 27/6/2020)
INNOVATION IN THE TRAINING OF PEOPLE OF LAW FOR
LAW PRACTICE IN THE DATE OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Nguyen Ngoc Anh Dao
ABSTRACT: Education and training are areas strongly affected by the industrial revolution 4.0 but are also considered to have the
opposite effect. There is a view that law training is the "quietest" and least affected by the 4.0 industrial revolution in the field of
education and training. However, recently, in the United States, an artificial intelligence has won the top 20 US lawyers in detecting
the errors of the contract. This shows that without the changes to adapt, the rule of law and law training will "not sit still" in the
context of this industrial revolution 4.0. In the scope of the article, the author focuses on presenting the current situation of law
training in Vietnam, what influence on law practice in the era of the Industrial Revolution 4.0.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_trong_dao_tao_cu_nhan_luat_de_hanh_nghe_luat_su_tron.pdf