Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Một trong những giải pháp căn bản để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục

và Nghị quyết 29-NQ/TW đó là đổi mới công tác quản lý giáo dục, bài viết phân tích

tình hình thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc: ban hành, thực hiện

văn bản chính sách phát triển giáo dục; cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản

lý giáo dục; đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; phân loại chất lượng giáo

dục giáo dục và đào tạo theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; Quản lý theo chiến

lược, quy hoạch kế hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin; phổ cập giáo dục, hướng

nghiệp phân luồng; xây dựng xã hội học tập, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, từ

đó đề xuất định hướng giải pháp đổi mới quản lý giáo dục trong thời gian tới

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch tổng thể về phát triển trường, lớp để đáp ứng nhu cầu học suốt đời cho mọi người. Giáo 1 Đề án “Xoá mù chữ đến năm 2020” (QĐ số 692/QĐ-TTg ngày 4/5/2013); Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ” (QĐ số 208/QĐ-TTg ngày 27/1/2014); Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (QĐ số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014); Đề án Truyền Thông về xây dựng xã hội học tập (QĐ số 2053/QĐ-TTg ngày 13/11/2014); Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”(QĐ số 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015). 2 TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Khánh Hoà, Đã Nẵng, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Cà Mau, Vĩnh Long, Quảng Bình, Thái Bình, Điện Biên, Nghệ An. 147 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG dục không chính quy chưa mở rộng, chưa có nhiều loại hình và chưa phủ kín ở các địa bàn khó khăn; - Nguồn lực tài chính thực tế cho đổi mới GDĐT còn thiếu do quy mô ngân sách nước ta còn nhỏ, vì vậy, chi thực tế cho giáo dục còn ít so với nhu cầu của một nền giáo dục đang phát triển; - Cơ chế, chính sách về tự chủ còn thiếu và chưa đồng bộ; Tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học trong cơ sở GD đại học; Thực hiện tự chủ nhưng chưa gắn với việc tự chịu trách nhiệm giải trình xã hội; Tự chủ chưa thực sự trở thành động lực giúp các cơ sở GD đại học phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranh và đa dạng hoá các loại hình GD trong hệ thống GD đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực của đất nước và hội nhập quốc tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; - Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trong quản lý GD ở địa phương chưa được coi trọng và kém hiệu quả. Cơ chế giải trình chưa được thiết lập một cách khoa học và tin cậy nên những yếu kém hiện nay của giáo dục nước ta rất khó phân định được nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về đâu. Trách nhiệm giải trình vẫn chưa được coi trọng trong toàn bộ máy quản lý. Nguyên nhân chính của hạn chế là do: - Nhận thức, tư duy quản lý và cách làm cũ, cách đánh giá giáo dục lạc hậu vẫn khá phổ biến. Việc phân cấp quản lý giữa Bộ và địa phương có nhiều điểm chưa rõ ràng, nhất là về nhân sự và tài chính; cơ chế quản lý áp đặt, can thiệp bằng các biện pháp hành chính chưa được khắc phục một cách triệt để; - Cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ sở giáo dục còn mang tính bình quân giữa các cơ sở giáo dục, chưa gắn với chất lượng và kết quả đầu ra nên chưa tạo động lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng. - Chính sách tiền lương và các chế độ, chính sách liên quan chưa tương xứng với loại hình lao động mang tính đặc thù cao trong xã hội, chưa đủ tạo động lực để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuyên tâm với nghề nghiệp. - Một số địa phương chưa ưu tiên và không đủ ngân sách đầu tư cho sự nghiệp phát triển GDĐT; Bộ GDĐT chưa được tham gia vào quá trình phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước cho GDĐT; nhận thức về xã hội hoá GDĐT chưa thực sự thống nhất, đồng thuận, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại ngân sách Nhà nước; nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 148 III. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1. Tiếp tục đổi mới nhận thức tư duy về giáo dục; Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững đất nước; Thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, nhất là quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Làm cho quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; Đổi mới tư duy quản lý giáo dục, cải cách bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục. 2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GDĐT. Các địa phương cần rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho người dân tham gia học tập. Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019; thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 3. Phân cấp ủy quyền và thực hiện dân chủ trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông: đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; Thực hiện dân chủ trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; Trao thực quyền cho hiệu trưởng trong đánh giá quyết định các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy một cách tối ưu và chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng trường; Giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học: Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đổi mới quản trị giáo dục đại học gắn với cơ chế quản lý giám sát hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị nhà trường. Khuyến khích đa dạng về mô hình quản trị dựa trên trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin; Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan: tổ chức xã hội doanh nghiệp truyền thông người học... trong việc ra quyết định lãnh đạo nhà trường; Đảm bảo các điều kiện để Hội đồng trường hoạt động hiệu quả. Nâng cao kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và xếp hạng đại học; Xây dựng cơ chế thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công bố quốc tế và khả năng thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học; thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ; Nghiên cứu áp dụng mô hình doanh nghiệp hoá các trường đại học công lập. 4. Đa dạng các mô hình học tập, chú trọng đào tạo từ xa: Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDTX theo hướng hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên; giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; Phát triển các hình thức đào tạo từ xa trong các cơ sở giáo dục: Xây dựng nguồn học 149 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG liệu mở chú trọng phát triển đào tạo theo hướng coi trọng chất lượng và hiệu quả phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới; phát triển hình thức đào tạo từ xa, nhất là đào tạo từ xa qua công nghệ trực tuyến (E-Learning). 5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục: Xây dựng chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành và quản lý cơ sở giáo dục; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu ngành đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin phục vụ quản lý ngành và xây dựng chính sách phát triển giáo dục; Tăng cường xây dựng nền tảng công nghệ đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học: đổi mới nội dung phương pháp dạy - học kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học. Tiếp tục cập nhật kho học liệu số dùng chung, hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến, Xây dựng thư viện số liên thông với các cơ sở đào tạo đại học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu đào tạo; Phát triển mô hình trường lớp học thông minh. Triển khai hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở đào tạo đại học; Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên. 6. Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo: Tăng cường kỷ cương kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước; Phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình của các cấp, các ngành và các đơn vị dự toán ngân sách trong quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục; Thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, cấp phát ngân sách Nhà nước theo hướng bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng. Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước theo hướng tăng đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất và tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục; từng bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên; thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập. Các nhà trường đã ngày càng chủ động hơn trong việc phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để đưa các nội dung giáo dục hướng nghiệp lồng ghép với hoạt động tư vấn tuyển sinh. Nhìn chung công tác phân luồng HS sau THCS vào học GD nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức, còn thiếu các chính sách, cơ chế và thiếu sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về GD nghề nghiệp ở trung ương và địa phương để khuyến khích người học tốt nghiệp THCS vào học các cơ sở GD nghề nghiệp nên kết quả tuyển sinh, phân luồng, hướng nghiệp còn rất hạn chế. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Báo cáo thực hiện nhiệm vụ 19, Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo 2011-2020 và mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030, kế hoạch 5 năm 2021-2025. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Chuyên đề đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo, Đề tài “Xây dựng Khung Chiến lược phát triển Giáo dục 2021-2030, Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020. 4. Phan Minh Hiền (2011). Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, Báo cáo tổng kết đề tài. 5. Phan Văn Kha (chủ biên) (2014). Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Trần Kiều, Trịnh Thị Anh Hoa (2016). Về cơ cấu khung của hệ thống GD phổ thông Việt Nam. Tạp chí Khoa học GD Số 127 tr.1-3, 64. 7. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2020). Dự thảo báo cáo đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. 8. Vũ Ngọc Hải (2013). Đổi mới quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục quốc dân, Báo cáo tổng kết đề tài chương trình cấp Bộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_quan_ly_giao_duc_va_dao_tao_o_viet_nam_thuc_trang_va.pdf
Tài liệu liên quan