Đổi mới quản lý giáo dục đại học từ yêu cầu mô hình tự chủ trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Tự chủ được coi là xu thế phát triển tất yếu, là điều kiện cần thiết đối

với các trường đại học. Tại Việt Nam, tự chủ đại học cũng đang trên lộ trình hoàn

thiện mở ra những cơ hội phát triển lớn cho các trường đại học.Bài viết đã phân

tích một số quan điểm về quyền tự chủ đại học, nêu các mô hình quản trị đại học

và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tự chủ đại học

làm nền tảng để đưa ra những giải pháp cơ bản đảm bảo tự chủ đại học trong xu

thế cách mạng 4.0.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới quản lý giáo dục đại học từ yêu cầu mô hình tự chủ trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ, tự phát triển và tự ràng buộc mình; thực hiện chế độ cổ phần hóa đi theo mô hình vận hành của công ty chính là phương hướng chiến lược quan trọng trong xây dựng cơ chế quản lý giáo dục hiện đại. Quan điểm và cách làm này xét về thực chất chính là một cách trực tiếp hay gián tiếp đem bê nguyên si mô hình quản lý doanh nghiệp hiện đại vào lĩnh vực giáo dục. Nếu làm như vậy, toàn xã hội sẽ không còn tồn tại “cơ quan thứ ba” hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, toàn xã hội sẽ dần “thị trường hóa toàn bộ”. Nguyên Tổng thống Pháp Lionel Jospin có câu: “Cần thực hiện kinh tế thị trường, nhưng không được thị trường hóa xã hội” (Vương Bân Thái, 2014). Hai là, cải cách cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường Cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường chỉ các quy phạm, cơ chế về lập các cơ sở nội bộ, phân chia quyền hạn, bổ nhiệm hay cãi miễn nhân sự, tổ chức quản lý,... Đây chính là khâu hạt nhân trong sự phát triển, vận hành của nhà trường. Người ta gọi các nội dung này là cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường, nhưng thực chất có rất nhiều nội dung, trong đó lại không chỉ đóng khung trong phạm vi nội bộ nhà trường, ví dụ việc bổ nhiệm đã không còn là vấn đề nội bộ của trường. Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 65 Cơ chế quản lý trong nhà trường là cơ chế cơ bản của trường học. Nó mang ý nghĩa căn bản so với tác dụng cá nhân, trách nhiệm cá nhân, tư tưởng chủ quan và tác phong cá nhân của lãnh đạo nhà trường. Có thể nói rằng, nó là “trung khu thần kinh” trong quản lý nhà trường. Cơ chế lãnh đạo trực tiếp chi phối tới công tác quản lý, ảnh hưởng tới toàn cục của nhà trường. Những quy định pháp luật hiện hành mới chỉ tiến hành quy định về mặt nguyên tắc đối với một số mặt cơ bản nhất, chủ yếu nhất trong cơ chế lãnh đạo trong nhà trường, vẫn còn rất nhiều mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ còn chờ được quy phạm, thậm chí điều chỉnh, còn có rất nhiều mâu thuẫn còn chờ sự sáng tạo về mặt cơ chế để giải quyết. Tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng tồn tại phổ biến vấn đề mối quan hệ giữa quyền lực hành chính với quyền lực học thuật. Tại các trường dân lập tồn tại phổ biến vấn đề phân chia quyền hạn, chức trách giữa hội đồng quản trị với hiệu trưởng. Tại một số trường dân lập, mối quan hệ này thậm chí còn còn trở thành mối quan hệ giữa “nhà doanh nghiệp” với “người hoạt động sự nghiệp”, quan hệ giữa phụ huynh với hiệu trưởng. Cần thông qua giải quyết dần từng vấn đề và mâu thuẫn này, đẩy mạnh, hoàn thiện thêm một bước nữa cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường. Phương hướng cải cách cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường là thúc đẩy dân chủ hóa, pháp chế hóa trong vận hành, quản lý nhà trường, xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý “tinh giản, hiệu quả cao” dần hình thành nên cơ chế “tự quản lý, tự phát triển, tự ràng buộc, do xã hội giám sát”. Cần hoàn thiện cơ chế pháp nhân cho nhà trường, căn cứ theo pháp luật để quy phạm các mối quan hệ bên trong nội bộ nhà trường, tăng cường xây dựng cơ chế, nội quy, xây dựng pháp chế hóa vận hành quản lý trong nhà trường. Cần căn cứ phương hướng cải cách quản lý công hiện đại để xây dựng và hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý và cơ chế giám sát dân chủ đối với trường học. Ba là, cải cách chế độ nhân sự trong trường học Cốt lõi trong công tác quản lý nằm ở việc dùng người. Con người là chủ thể của sự nghiệp, của sự phát triển. Cái sai lầm sâu xa của nền kinh tế kế hoạch hóa là nằm ở chỗ nó đã dùng chủ nghĩa bình quân tuyệt đối để đè nén tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi người. Xét một cách căn bản, cải cách hành chính là phát huy tính tích cực, chủ động và khả năng sáng tạo của con người. Một khi tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi người được phát huy, sự phát triển của nhà trường có được nguồn động lực quan trọng nhất. Cải cách cơ chế nhân sự là vô cùng quan trọng, nhưng cũng là vấn đề vô cùng khó khăn. Nó liên quan tới hàng loạt các mặt khác như giải quyết công ăn việc làm, thu nhập, an sinh xã hội,... Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành66 Cải cách cơ chế nhân sự bên trong nhà trường cần tập trung vào xây dựng cơ chế dùng người có sự điều chỉnh lên xuống linh hoạt, động viên khích lệ một cách có hiệu quả, giám sát chặt chẽ, thông qua cạnh tranh để lựa chọn người ưu tú, có đủ năng lực và hình thành nên cơ chế phân phối coi trọng thành tích thực tế, coi trọng cống hiến. Cần triển khai toàn diện cơ chế thuê, tuyển lãnh đạo. Đơn vị và công nhân viên chức ngành giáo dục cần căn cứ theo các quy định, pháp luật có liên quan của Nhà nước, xác định rõ chức trách, nghĩa vụ và quyền hạn của cả hai bên, có như vậy mới có thể đảm bảo quyền trong công việc cho công nhân viên chức. Cần căn cứ các nguyên tắc “ưu tiên hiệu quả hoạt động, chú ý công bằng”, dần thực hiện cơ chế phân phối, xác định lương dựa vào vị trí công tác, xác định lương theo nhiệm vụ, xác định mức lương theo thành tích công tác thực tế; dần hình thành nên cầu nối trực tiếp giữa thu nhập của công nhân viên chức giáo dục với chức trách, thành tích công tác, cống hiến thực tế cùng với hiệu quả kinh tế - xã hội do những thành quả lao động của người giáo viên mang lại; dần dần hình thành cơ chế phân phối mang tính khích lệ nghiêng về ưu tiên nhiều hơn cho những cá nhân ưu tú, vị trí công tác quan trọng. 3. Kết luận Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hứa hẹn những bước đột phá mới trong hoạt động đào tạo, thay đổi mục tiêu đào tạo, mô hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và đào tạo kiến thức hoàn toàn mới về nội dung lẫn phương thức, đặc biệt tác động lớn đến việc quản trị trường đại học. Những cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục đại học muốn đáp ứng được nhu cầu nhân lực có chất lượng cao và đa dạng ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế 4.0 cần phải đổi mới mạnh mẽ từ hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường để tạo ra nguồn lao động có năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo quốc tế (2017), “Tương lai của Giáo dục đại học 4.0 tại Việt Nam”, http:// baoquocte.vn/tuong-lai-cua-giao-duc-dai-hoc-40-tai-viet-nam-53650.html, ngày 25/7/2017. 2. Hoàng Thị Xuân Hoa (2017), “Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển”, http:// khaothi-dbclgd.neu.edu.vn/vi/tin-tuc-1602/tu-chu-di-hoc-xu-the-cu-phat- trienngày 25/12/2017. 3. Học viện Quản lý giáo dục (2017), “Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, vn/tabid/61/id/14706/language/vi-VN/Dèault.aspx ngày 17/11/2017. Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 67 4. Học viện Quản lý giáo dục (2018), “Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay: xu hướng Việt Nam và thế giới”, ngày 8/12/2018. 5. Lê Ngọc Hùng (2019), “Tự chủ đại học: Khái niệm và chính sách giáo dục ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản online, Traodoi/2019/54388/Tu-chu-dai-hoc-Khai-niem-va-chinh-sach-giao-duc-o- aspx, ngày 16/5/2019. 6. Luật Giáo dục đại học (2012), Khoản 1, Điều 32: Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đào tạo. 7. Đỗ Thị Tuyết Mai, Đoàn Thị Lâm (2018), “Đổi mới quản lý giáo dục từ yêu cầu mô hình tự chủ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tài chính online, duc-tu-yeu-cau-mo-hinh-tu-chu-va-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4.0-4219, ngày 11/9/2018. 8. Vương Bân Thái (2014), Hiện đại hóa giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 414 - 415. INNOVATION OF UNIVERSITY EDUCATION MANAGEMENT FROM REQUIREMENTS FOR AUTONOMY MODEL IN THE INDUSTRIAL REVOLUTIONARY TRENDS 4.0 Abstract: Autonomy is considered an inevitable development trend, is a necessary condition for universities. In Vietnam, university autonomy is also on the way of completion, opening up great development opportunities for universities. The article analyzed some views on university autonomy, outlined the model of university administration and the policies of the Party, The State of Vietnam on university autonomy serves as a foundation to come up with basic solutions to ensure university autonomy in the revolutionary trend of 4.0. Keywords: Higher education, Management, Autonomy, Revolution 4.0.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_quan_ly_giao_duc_dai_hoc_tu_yeu_cau_mo_hinh_tu_chu_t.pdf
Tài liệu liên quan