Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội

Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ những hạn chế của giáo dục đại học hiện nay, đó là: “Đào tạo

thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao

động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương

pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất” [1].

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, một trong số đó bắt nguồn từ hạn chế của

công tác kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của sinh viên. Nhìn chung, hiện nay các

trường đại học chỉ mới chú trọng vào việc đánh giá các kiến thức mang tính hàn lâm thông qua

những hình thức truyền thống như các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, với những bài KTĐG

kiểu này sẽ không phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng tư duy và sáng tạo của sinh

viên và kết quả là chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực

tiên.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TIỄN CỦA XÃ HỘI Trịnh Tiến Thọ*, Lê Thể Truyền, Nguyễn Minh Phú Khoa Công nghệ Cơ khí, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: thott@cntp.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ những hạn chế của giáo dục đại học hiện nay, đó là: “Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất” [1]. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, một trong số đó bắt nguồn từ hạn chế của công tác kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của sinh viên. Nhìn chung, hiện nay các trường đại học chỉ mới chú trọng vào việc đánh giá các kiến thức mang tính hàn lâm thông qua những hình thức truyền thống như các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, với những bài KTĐG kiểu này sẽ không phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng tư duy và sáng tạo của sinh viên và kết quả là chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiêñ. Theo kết quả khảo sát tại 60 doanh nghiệp trong lĩnh vưc̣ dịch vụ công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh về đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp (đánh giá dựa trên các tiêu chí kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và năng lực nghề nghiệp), chỉ có 5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt, 15% ở mức độ khá, 30% ở mức độ trung bình và 40% ở mức độ không đạt. Kết quả này không chỉ phản ánh sự hạn chế trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay mà còn gián tiếp báo động nguy cơ lao động Việt Nam sẽ tụt hậu so với các nước khác trong xu thế hội nhập quốc tế. [2]. Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo. Nếu coi quá trình giáo dục và đào tạo là một hệ thống thì KTĐG đóng vai trò phản hồi của hệ thống, có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh hệ thống, là cơ sở cho việc đổi mới và phát triển giáo dục. Hình 1. Vai trò và chức năng của đánh giá trong quá trình đào tạo 42 Đổi mới KTĐG kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực sẽ làm thay đổi cách học của sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo hướng đến mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc được ngay và làm việc có hiệu quả. 2. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Có nhiều phương pháp đánh giá trong dạy học, tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá mà lựa chọn các phương pháp đánh giá cho phù hợp. Tuy nhiên, cũng có những phương pháp áp dụng cho nhiều mục tiêu nên cần có sự linh hoạt khi áp dụng các phương pháp. Không có phương pháp nào tối ưu cho tất cả các mục tiêu. 2.1. Kiểm tra đánh giá truyền thống Theo kiểm tra đánh giá truyền thống, các giảng viên thường sử dụng các hình thức sau để đánh giá kết quả học tập của sinh viên: - Kiểm tra viết dạng tự luận; - Trắc nghiệm khách quan; - Kiểm tra vấn đáp. Các phương pháp đánh giá truyền thống này có những hạn chế sau: - Thứ nhất là chú trọng đến mục tiêu kiến thức mà ít chú trọng đến mục tiêu kỹ năng và thái độ của người học, với cách KTĐG này chỉ đòi hỏi người học tái hiện lại những kiến thức hoặc một vài kỹ năng đã được học mà hiếm khi vận dụng những kiến thức đã học vào một tình huống trong cuộc sống. Kết quả là khi tốt nghiệp người học khó có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội, dẫn đến lãng phí khi phải đào tạo lại; - Thứ hai là kiểm tra đánh giá truyền thống chỉ thể hiện tư duy ở mức thấp, theo thang cấp độ tư duy của Benjamin Bloom thì KTĐG truyền thống chỉ đạt mức 3 (biết, hiểu và áp dụng) mà chưa đạt các mức cao hơn. Với LorinAnderson thì mức thấp nhất là nhớ và cao nhất là sáng tạo được thêm vào; Hình 2. Thang đo 6 mức của Benjamin Bloom (1956) và Lorin Anderson (2001) - Thứ ba là kiểm tra đánh giá truyền thống mang tính áp đặt, giảm khả năng tư duy sáng tạo của người học với việc lựa chọn đúng sai (hình thức trắc nghiệm) và làm đúng đáp áp mới được điểm tối đa, nếu làm khác đáp án sẽ bị điểm thấp dù có tính sáng tạo trong bài làm (hình thức tự luận). 43 2.2. Kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực [3] Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là gì? Các hình thức của kiểm tra đánh giá năng lực? “Đánh giá năng lực dựa trên việc miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức giảng viên, sinh viên và các bên liên quan đều có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về thành quả của sinh viên sau quá trình học tập. Đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của học sinh dựa trên mức độ thực hiện các sản phẩm” (Wolf, 2001). “Đánh giá năng lực không chỉ là việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập. Nó bao hàm việc đo lường khả năng tiềm ẩn của sinh viên và đo lường việc sử dụng những kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó” (Khối thịnh vượng Anh, 2003). Như vậy, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là theo chuẩn về sản phẩm đầu ra, nhưng sản phẩm này không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó. Kiểm tra đánh giá theo năng lực là sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tập trung đánh giá những năng lực: năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thânThông qua việc thực hiện các phương pháp đánh giá không truyền thống như: quan sát, phỏng vấn sâu và hội thảo, bài tập lớn, sinh viên tự đánh giá kết quả và sinh viên đánh giá lẫn nhau. Những đặc trưng của kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực gồm: - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ vào việc giải quyết tình huống thực tế; - Yêu cầu sinh viên phải có một sản phẩm chứ không phải chọn ra một câu trả lời đúng hay sai; - Đánh giá cả quá trình học tập của sinh viên, không đánh giá kiến thức tại một thời điểm nào đó; - Cho phép sinh viên bộc lộ quá trình học tập và tư duy thông qua thực hiện bài thi. Đây chính là sự ưu việt của đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, nó đánh giá được cả mức độ nhận thức nội dung kiến thức và cả quá trình vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Mỗi sinh viên khác nhau có những điểm mạnh và yếu khác nhau, năng lực tiếp nhận và xử lý khác nhau, do đó với cách đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực sẽ giúp sinh viên trình diễn những gì học được bằng những cách khác nhau. Bảng 1. So sánh đặc trưng đánh giá truyền thống và đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực STT Đánh giá truyền thống Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực 1 Lựa chọn/viết câu trả lời Hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể 2 Mô phỏng, tưởng tượng Trong đời sống thực 3 Tái hiện/tái nhận Kiến tạo/vận dụng 4 Do giảng viên làm Do sinh viên làm 5 Minh chứng gián tiếp Minh chứng trực tiếp Đánh giá truyền thống và đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực có loại trừ nhau không? Câu trả lời là “Không”, ngược lại chúng còn bổ sung cho nhau nhằm đánh giá sinh viên một cách toàn diện và chính xác nhất trong việc đạt chuẩn đầu ra của một môn học nói riêng và chương trình đào tạo nói chung. Việc kết hợp đánh giá truyền thống và đánh giá theo hướng 44 tiệp cận năng lực giúp đa dạng hóa các kiểu đánh giá và đủ công cụ đo để có thể đo lường đánh giá chính xác kết quả học tập của sinh viên, giúp cho sinh viên tiến bộ không ngừng và đặc biệt giúp cho sinh viên gắn kết những kiến thức, kỹ năng, thái độ được học trong trường để giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KTĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC 3.1. Nhận thức đúng về chức năng của kiểm tra đánh giá [5] Đánh giá kết quả học tập thường hướng vào ba chức năng: định hướng, hỗ trợ và xác nhận. Với chức năng định hướng, kết quả đánh giá có thể đo lường và dự báo trước khả năng của sinh viên có thể đạt được trong quá trình học tập, đồng thời cũng xác định được các điểm yếu và điểm mạnh của sinh viên giúp cho giảng viên thu thập được các thông tin về sinh viên như: kiến thức, kỹ năng, thái độ và hứng thú của sinh viên với môn học, xem xét sự khác biệt giữa các sinh viên. Với chức năng định hướng này giúp cho giảng viên đưa ra các quyết định liên quan đến các vấn đề như: lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy, cập nhật tài liệu Ngoài ra, công tác kiểm tra đánh giá cần được xem xét trong tổng thể quá trình quản lý hoạt động đào tạo của Trường, điều này có nghĩa là kiểm tra đánh giá phải gắn liền với việc đổi mới: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập 3.2. Xây dựng và thực hiện đúng quy trình kiểm tra đánh giá [5] Tùy thuộc vào mục đích đánh giá, đối tượng đánh giá, cấp độ và phạm vi đánh giá mà mỗi loại hình đánh giá sẽ được tiến hành theo các bước cụ thể. Một quy trình đánh giá thông thường có các bước sau: - Bước 1: Xây dựng chuẩn đầu ra/kết quả học tập mong đợi của sinh viên, bước này là xác định các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc học phần hoặc khóa học, mục tiêu này phải rõ ràng và tường minh (kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực: tư duy, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề). Nếu không xác định được rõ ràng thì các bước tiếp theo đều vô ích, do đó bước này rất quan trọng. Hình 3. Quy trình kiểm tra đánh giá - Bước 2: Lựa chọn công cụ đánh giá, việc lựa chọn đúng công cụ đánh giá sẽ đánh giá chính xác được kết quả học tập của sinh viên, xây dựng các ma trận đề kiểm tra đánh giá sẽ giúp đưa ra được một cấu trúc hợp lý để xác định đầy đủ, toàn diện, cân đối phạm vi kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đánh giá. 45 - Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá, đánh giá sẽ có giá trị nếu các công cụ thể hiện các tiêu chuẩn và tiêu chí rõ ràng, tức là có thể đánh giá đúng những gì cần đánh giá. Việc thông báo rõ các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá cho người đánh giá và người được đánh giá sẽ đưa đến tính thống nhất, giảm bớt căng thẳng có thể xảy ra trong quá trình đánh giá. - Bước 4: Thực hiện hoạt động đánh giá đảm bảo các nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện tập trung đánh giá nội dung đừng quá chú trọng hình thức. - Bước 5: Sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến giảng dạy, sau khi có kết quả đánh giá cần xử lý kết quả và đem đối chiếu với các tiêu chuẩn đặt ra ban đầu để có thể kết luận và cải tiến giảng dạy. 3.3. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá [4] Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau trong kiểm tra đánh giá sẽ cho kết quả đánh giá chính xác và toàn diện, trong đó chú trọng đến các hình thức đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo, giao tiếp, xử lý tình huống như: qun sát, vấn đáp, trình bày dự ánchuyển đánh giá từng thời điểm sang đánh giá quá trình, tập trung vào sự phát triển năng lực cho từng sinh viên với các nguyên tắc: - Công khai, minh bạch; - Khách quan; - Tôn trọng sự khác biệt, kiểm tra đánh giá phải phát triển được năng lực riêng biệt của từng cá nhân; - Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng và thái độ giải quyết được vấn đề thực tiễn; - Hình thành kỹ năng học tập suốt đời: tự học, tự nghiên cứu 3.4. Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá Để có thể thiết kế được bộ hồ sơ đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội cần: - Trường thường xuyên tổ chức tập huấn cho các cán bộ quản lý và giảng viên trong công tác kiểm tra đánh giá các học phần và chương trình đào tạo; - Lãnh đạo Trường phải quán triệt tư tưởng cho các giảng viên về mục đích, ý nghĩa, nội dung và phương pháp kiểm tra đánh giá theo năng lực; - Khoa và giảng viên phải xây dựng các chương trình đào tạo gắn với các yêu cầu của các doanh nghiệp và xã hội; - Giảng viên phải đầu tư thời gian hơn nữa trong việc cập nhật tài liệu, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn các công cụ đánh giá phù hợp và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh phương pháp giảng dạy. 4. KẾT LUẬN Để có thể đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục và đào tạo đây là một công việc rất khó và phải tiến hành trong thời gian dài, tốn nhiều công sức và của cải, do đó cần có những thay đổi nhỏ trong hệ thống và thay đổi này sẽ bắt đầu từ đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực, yêu cầu này sẽ là tiền đề để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra tác động tích cực tới việc dạy và học đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn đầu ra gắn với nhu cầu thực tiễn của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, 2013 [2] Doanh nghiệp “chấm điểm” sinh viên, Báo Tuổi trẻ online, ngày 22/05/2014 46 [3] Nguyễn Công Khanh, Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, 2013 [4] Nguyễn Đức Chính, Đánh giá thực kết quả học tập trong giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực, Đại học QG Hà Nội, 2010 [5] Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá kết quả học tập, NXB Đại học Sư phạm, 2014 [6] Lâm Quang Thiệp, Giáo dục Đại học Hoa Kỳ, NXB Đại học Sư phạm, 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_phuong_phap_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_si.pdf
Tài liệu liên quan