Đổi mới phương pháp dạy học trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trước sự tác động nhiều chiều của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), hệ thống giáo d c Việt

Nam đặc biệt là giáo d c đại học đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức nhằm hướng đến nền

giáo d c tiên tiến, hiện đại. Trọng tâm của giáo d c đại học cốt yếu là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Trong bối cảnh đó

các trường đại học buộc phải có sự đổi mới ― ư duy từ xây dựng chương trình đào tạo, cập nhật nội dung

chương trình cho đến đào tạo kỹ năng cho sinh viên (SV) để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt đổi

mới phương pháp dạy học là một trong những ―chiến lược‖ quyết định đến kết quả hoạt động dạy – học.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1233 ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRƢỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Võ Thị Thúy Ngọc Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Trước sự tác động nhiều chiều của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), hệ thống giáo d c Việt Nam đặc biệt là giáo d c đại học đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức nhằm hướng đến nền giáo d c tiên tiến, hiện đại. Trọng tâm của giáo d c đại học cốt yếu là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Trong bối cảnh đó các trường đại học buộc phải có sự đổi mới ― ƣ duy‖ từ xây dựng chương trình đào tạo, cập nhật nội dung chương trình cho đến đào tạo kỹ năng cho sinh viên (SV) để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học là một trong những ―chiến lƣợc‖ quyết định đến kết quả hoạt động dạy – học. Từ khóa: Đổi mới; phương pháp dạy học; tác động; cách mạng công nghiệp 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điểm cốt lõi trong CMCN 4.0 chính là việc tích hợp tất cả các công nghệ thông minh trên nền tảng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình phương thức sản xuất [4]. Với phương thức đó CMCN 4.0 đang dần tạo đà phát triển mạnh mẽ là bước đệm vững chãi cho nhân loại phải thay đổi phong cách sống, làm việc và hợp tác trong mọi mặt. Những cơ hội cũng như thách thức trong thời đại CMCN 4.0 trở thành động lực thúc đẩy nền giáo d c tiến lên tầm cao mới. Vấn đề đặt ra cho nền giáo d c là làm thế nào để cung ứng sản phẩm - nhân lực chất lượng cao cho thị trường. Phải chăng cần có sự đổi mới ― ƣ duy đào ạo‖? Trên cơ sở phân tích những thay đổi và khả năng thích ứng của giáo d c trước sự tác động của CMCN 4.0, bài viết tập trung vào các vấn đề: Tác động đa chiều đối với giáo dục; xu hướng giáo dục trong tương lai; xu hướng đổi mới công nghệ dạy học và phương pháp dạy học. 2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trong cuốn sách ―Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ƣ‖ (2016) Schwab - Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã chia sẻ: “Cuộc CMCN lần thứ tư sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Nó sẽ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta tiêu dùng. Nó sẽ thay đổi chính chúng ta, cung cấp một cuộc sống hiện đại và phát triển như giao thông thông minh, chính phủ thông minh, thành phố thông minh. Mọi thứ sẽ được tích hợp vào một hệ sinh thái được vận hành bởi Big data và bởi sự hợp tác của chính phủ với xã hội và doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra rất nhanh chóng - giống như sóng thần. Trên thực tế, nó không chỉ là một cuộc cách mạng kỹ thuật số, mà còn là công nghệ nano và công nghệ sinh học.” [5]. Có thể nhận thấy, CMCN 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tối ưu hóa quy trình phương thức sản xuất thông qua những ứng d ng tích hợp của nhiều công nghệ th ng minh khác nhau như công nghệ 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa người máy 1234 3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO – NHỮNG BƢỚC CHUYỂN MÌNH TRONG THỜI ĐẠI CMCN 4.0 3.1. Sự c động của CMCN 4.0 đối với giáo dục và xu hƣớng giáo dục ƣơng lai Yếu tố cốt lõi trong CMCN 4.0 chủ yếu là: Trí tuệ nhân tạo (AI); Vạn vật kết nối – Internet of things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) [6]. Theo đó xã hội được tân trang diện mạo mới với những đặc trưng cơ bản: Trí tuệ nhân tạo hiện diện xung quanh chúng ta từ xe tự lái, máy bay kh ng người lái đến trợ lý ảo Tự động hóa thay thế lao động chân tay, robot có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. IoT (Internet of Things) – kết nối vạn vật làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe. Công nghệ hiện đại có thể kết nối với thế giới thực và ảo, con người có thể điều khiển máy móc, các quy trình sản xuất từ xa, có thể là ngay tại nhà mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động. Sự gia ăng năng lực điện toán và khối lƣợng dữ liệu lƣu ữ (Big Data) đã và đang hỗ trợ con người kết nối với nhau qua điện thoại, mạng xã hội; các thế hệ máy tính có sức mạnh xử lý với dung lượng lưu trữ được cải tiến cho phép lưu trữ lượng kiến thức không giới hạn. Trước những điểm sáng mà CMCN 4.0 có thể mang lại người lao động – đặc biệt là những lao động chân tay phải đối diện với thách thức lớn - nguy cơ thất nghiệp, khi mà tự động hóa đang có xu hướng thay thế lao động chân tay và robot có thể thay thế con người. Đây cũng chính là bài toán khó đang cần lời giải từ ngành giáo d c. Theo như các chuyên gia giáo d c, khi xã hội càng phát triển, chất lượng đào tạo mới là yếu tố cạnh tranh giữa các trường đại học với nhau. Cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Người có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng khả năng ứng d ng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn để có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công. Trên nền tảng đó hoạt động Giáo d c – Đào tạo hứa hẹn những xu hướng phát triển mới trong tương lai: (1) Thay đổi quan niệm về giáo dục truyền thống; (2) Thay đổi về mô hình đào tạo; (3) Thay đổi về phương pháp dạy học. [3] 3.2. Xu hƣớng đổi mới công nghệ dạy học và phƣơng ph p dạy học Trong khoa học giáo d c hiện đại, thuật ngữ ―giáo d c‖ (education) hầu như đồng nghĩa với thuật ngữ ―dạy học‖ (teaching); mặc dù giáo d c thường có nghĩa rộng và khái quát hơn trong khi dạy học có nghĩa hẹp hơn và c thể hơn. Mỗi quá trình giáo d c luôn bao gồm hai c ng đoạn gắn bó mật thiết với nhau là Chương trình học (curriculum) và Giảng dạy (instruction). Sự vận hành và hiệu lực của mỗi quá trình giáo d c qua hai c ng đoạn đó lu n chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Có những yếu tố thuộc về con người: (1) Ngƣời dạy (gồm phẩm chất năng lực); (2) Ngƣời học (bao gồm đặc điểm tâm lý, khả năng tư duy động cơ học tập ); (3) Ngƣời thiết kế chƣơng ình, ngƣời quản lý giáo dục; Có những yếu tố thuộc về hoàn cảnh như m i trường và điều kiện dạy học. Nhưng quan trọng hơn hết là những yếu tố hợp thành quá trình giáo d c bao gồm triết lý, nguyên tắc, tiêu chuẩn, m c tiêu, nội dung phương pháp tổ chức đánh giá điều hành . Theo ý kiến của Nguyễn Đắc Hưng – V trưởng V Giáo d c và Đào tạo, Dạy nghề - Ban Tuyên giáo Trung ương được trích dẫn trên trang báo Chính phủ, chúng ta cần định vị một cách c thể cách thức phương pháp của đổi mới căn bản, toàn diện giáo d c và đào tạo [7]. Theo đó sự thay đổi về quan niệm tư duy của quá trình dạy học đặc biệt là phương pháp dạy học là một trong những yếu tố then chốt để vừa phù hợp với sự phát triển công nghệ dạy học hiện đại vừa nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo nhân lực chất lượng cao, c thể: 1235 1. Đối với quá trình dạy, cần chuyển từ truyền th kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo d c mở, thực học, thực nghiệp; chuyển phát triển Giáo d c và Đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả. 2. Đối với việc học, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận d ng, thích nghi, giải quyết vấn đề tư duy độc lập. Không chỉ học trong sách vở, qua tài liệu mà phải học qua nhiều hình thức khác như trò chơi liên hệ tương tác cung ứng đám đ ng học bằng dự án. Đặc biệt đối với SV là người lao động trong tương lai cần thay đổi suy nghĩ học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm việc cả đời. Với sự phát triển của công nghệ dạy học, các phương pháp giáo d c truyền thống ít nhiều sẽ chịu tác động không nhỏ, một trong những điểm nổi bật đó chính là sự phân hóa đối tượng người học dựa trên nhu cầu và khả năng học tập. Hơn thế nữa, những tiến bộ về công nghệ sẽ hỗ trợ người dạy (GV) thiết kế lộ trình học tập phù hợp với từng trường hợp c thể. Nhiều phần mềm giáo d c đã được đưa vào sử d ng có khả năng thích nghi với năng lực mỗi người học và cho phép người học theo học với tốc độ phù hợp với nhu cầu của bản thân. Tại nhiều nước, các phần mềm học tập đã nhanh chóng thay thế từng phần hoặc toàn bộ sách giáo khoa ở bậc phổ thông. Trong khi đó, nước ta vẫn áp d ng phương pháp dạy theo truyền thống mà nhiều nhà giáo d c cho rằng đó là phương pháp dạy mang tính đại trà, ít quan tâm đến năng lực cá biệt của người học. Bên cạnh đó việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết dẫn đến một câu hỏi mà người dạy cần phải trả lời, đó là xác định kiến thức cốt lõi mà người học cần được trang bị trong tương lai là gì. Khi các mô hình giáo d c trong quá khứ tập trung vào việc cung cấp cho người học kiến thức, thì trong tương lai, người dạy quan tâm nhiều hơn đến việc dạy cho người học cách tự học, cách tư duy thông qua sự trải nghiệm của chính người học, cách đánh giá các tình huống, các vấn đề phức tạp trong cuộc sống, qua đó hình thành năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Mặt khác, ở một khía cạnh nhất định, vai trò của người dạy (GV) cũng chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ. Hệ thống quản lý trường học với sự hỗ trợ của công nghệ có thể cung cấp hệ thống dữ liệu giúp người dạy theo dõi sự tiến bộ của người học. Nhưng công nghệ dù hiện đại và quan trọng đến đâu cũng không thay thế được hoàn toàn vai trò của người dạy. Thách thức lớn nhất với mỗi người thầy nói riêng và cơ sở giáo d c nói chung là làm thế nào để tận d ng và làm chủ công nghệ để công c này hỗ trợ và tạo ra sự sáng tạo trong giáo d c. Chính vì thế, những khái niệm hoàn toàn mới về dạy học như phòng học ảo, thiết bị dạy ảo, kể cả người dạy ảo cũng sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động dạy học trong tương lai. Lúc này, vai trò người dạy đã và đang tiếp t c chuyển đổi từ người truyền th sang người thiết kế, cố vấn, tổ chức, điều khiển và tạo ra môi trường học tập. Giá trị của người dạy không chỉ dừng lại ở m c tiêu truyền th tri thức, kỹ năng cho người học mà còn là người tổ chức, điều khiển học động học của người học theo tinh thần dạy học hiện đại – dạy học tích cực, giúp người học tự định hướng, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập [8]. Hơn nữa, một trong những bước đột phá mới mà công nghệ dạy học hiện đại vừa tạo điều kiện thuận tiện cho người học tương tác với người dạy mọi lúc, mọi nơi vừa mang tính phát triển cá nhân đó là sự ra đời của mô hình đào tạo trực tuyến/ online (E-learning, MOOC,...). Từ đây cơ sở giáo d c với những chương trình đào tạo được cải tiến, cập nhật hay hợp tác sâu rộng với giới công nghệ trong đào tạo và nghiên cứu sẽ có ưu thế trong việc thu hút người học bởi tính cá biệt hóa người học. Hiện nay, một số cơ sở giáo d c bước đầu ứng d ng mô hình đào tạo trực tuyến như: Hệ thống học tập E-learning HUTECH (Đại học Công nghệ Tp.HCM), Đại học Trực tuyến FUNiX (Khối Giáo d c FPT – FPT Education), Hệ thống đào tạo trực tuyến UTEx (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM),... Đặc biệt, FUNiX – Đại học Trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam là trường đại học không có giảng đường, không có GV đích thực. Điểm đặc biệt nhất của hệ thống đào tạo này chính là hệ thống các Mentor (cố vấn học tập) – chuyên gia – người hướng dẫn gồm những nhân vật 1236 uy tín của ngành phần mềm Việt Nam. Trong quá trình học, thông qua các kết nối online, SV sẽ được các Mentor hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, chia sẻ phương pháp tìm kiếm tri thức 24/24 giờ, quá trình học đều được thực hiện trực tuyến, nơi người dạy – người học giao tiếp mà không cần tới lớp. Mỗi tháng, Mentor và người học sẽ có một buổi gặp mặt trực tiếp để trao đổi và đánh giá lại kết quả học tập. Mặt khác, FUNiX có thể xây dựng chương trình đào tạo cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức cho người học. Như vậy, việc dạy học cho người học trong thời đại mới cần đổi mới phương pháp dạy học, tạo sự linh hoạt về thời gian, không gian, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của cá nhân SV. Việc phát triển E-learning/ MOOC/ phần mềm dạy học trực tuyến hay sử d ng ứng d ng công nghệ điện toán đám mây cho phép người dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập lại các kết quả của quá trình dạy học từ phía người học một cách liên t c và linh hoạt. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành hoạt động dạy – học, sự tác động nhiều chiều của CMCN 4.0 đối với giáo d c Việt Nam đặc biệt là giáo d c đại học đổi mới tư duy đào tạo là thiết yếu trong thời đại mới. Nếu như trước đây những sản phẩm đào tạo – người sinh viên theo quan niệm giáo d c truyền thống được lĩnh hội tri thức, kỹ năng từ người thầy trong một khuôn chuẩn nhất định, có phần mang tính đại trà nhiều hơn thì trong thời đại mới với những bước tiến vượt trội của công nghệ, việc đổi mới tư duy đào tạo - đổi mới quan điểm, quá trình dạy học (m c tiêu, nội dung phương pháp hình thức tổ chức ) là điều tất yếu. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học cùng với công nghệ dạy học là một trong những xu thế nổi bật. Người thầy và người học theo quan điểm truyền thống chỉ có sự tương tác một chiều phần nhiều từ phía người thầy còn người học chỉ có thể lĩnh hội được tri thức, kỹ năng chủ yếu từ phía người thầy nhưng đã được giới hạn phần nào. Theo quan điểm giáo d c hiện đại, quá trình dạy học cần có sự tương tác hai chiều, lúc này vai trò của người thầy đã được nâng cấp, họ không chỉ truyền th mà còn tổ chức, điều khiển hoạt động học của người học, tích cực hóa người học. Đối với người học, họ sẽ có nhiều cơ hội học tập trong những khoảng thời gian, không gian khác nhau. Việc học dường như dễ dàng hơn khi có các công c học tập trực tuyến hỗ trợ cho việc học tập từ xa và tự học. Người học cũng phải học cách thích nghi với các công c hỗ trợ học tập phù hợp với khả năng nhằm hướng đến cá nhân hóa người học. Người học có trình độ khác nhau sẽ học cách áp d ng các kỹ năng để giải quyết những nhiệm v có độ khó khác nhau. Tóm lại, tác động của CMCN 4.0 đã và đang tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với Giáo d c – Đào tạo và các cơ sở giáo d c. Đổi mới tư duy đào tạo trong thời đại CMCN 4.0 là hướng đến m c tiêu đào tạo những sản phẩm – nguồn nhân lực không chỉ có năng lực, kỹ năng phát triển và tự phát triển bản thân mà còn phải có tư duy sáng tạo và dễ dàng tiếp cận với công nghệ hiện đại cũng như đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Song song đó các yếu tố hợp thành quá trình giáo d c/ dạy học đều thay đổi từ chương trình đào tạo đến phương thức tổ chức đào tạo. Đổi mới phương pháp, công nghệ dạy học là chiến lược quan trọng trong việc tiếp cận với sự phát triển của nhân loại. Cùng với sự phát triển đó mô hình đào tạo trực tuyến, các lớp học số hóa, phòng học ảo sẽ là lựa chọn tối ưu cho người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Hương (2012). Dạy học tích cực. Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM. [2] Lê Vinh Quốc (2011). Đổi mới dạy học theo khoa học giáo d c hiện đại. Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM. [3] Lưu Hoàng Tùng (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức đối với nền giáo d c đại học Việt Nam, Tạp chí Quản lý giáo d c, Số 10/2018. 1237 [4] Minh Khoa (2018). Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? [online], Cổng th ng tin điện tử Học viện Cảnh sát nhân dân, Nghiên cứu – Trao đổi, 2/10/2018, truy cập từ: < congnghiep-4-0-la-gi- 4319>. [5] Thái Quỳnh Trang (2018). Chân dung người khai sinh ra khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 [online], NDH – Người đồng hành với mọi quyết định, Thời sự, 13/9/2018, truy cập từ: < 20180913081210366p145c151.news>. [6] Trần Đại Lộc (2017). Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cuộc sống [online], DoanhNhân +, Dòng thời sự, 28/4/2017, truy cập từ: <https://doanhnhanplus.vn/cuoc-cach-mang- cong-nghiep-4-0-lam-thay-doi-cuoc-song-229130.html>. [7] Thanh Thủy (2017). Giáo d c Việt Nam trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 [online], Báo điện tử Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Khoa học – Công nghệ, 17/6/2017, truy cập từ: < yeu-cau-cua-cach-mang-cong-nghiep-40/308970.vgp>. [8] Phùng Xuân Nhạ (2018). Giáo d c Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [online], Cổng th ng tin điện tử Trường Đại học Vinh Văn bản, 15/8/2018, truy cập từ: < lan-thu-tu-86324>.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_phuong_phap_day_hoc_truoc_su_tac_dong_cua_cuoc_cach.pdf
Tài liệu liên quan