Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về
đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo (ĐT) đã nói về đổi mới giáo dục (GD) phổ
thông: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”,
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD và ĐT theo hướng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Về đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH) và đánh giá (ĐG) học sinh (HS), Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng đã
nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; đổi mới căn bản
hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, ĐG kết quả GDĐT; phối hợp sử dụng kết
quả ĐG trong quá trình học với ĐG cuối kì, cuối năm học; ĐG của người dạy với tự
ĐG của người học; ĐG của nhà trường với ĐG của gia đình và xã hội”.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục bậc tiểu học để nâng cao chất lượng giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
14
ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
BẬC TIỂU HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về
đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo (ĐT) đã nói về đổi mới giáo dục (GD) phổ
thông: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”,
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD và ĐT theo hướng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Về đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH) và đánh giá (ĐG) học sinh (HS), Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng đã
nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; đổi mới căn bản
hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, ĐG kết quả GDĐT; phối hợp sử dụng kết
quả ĐG trong quá trình học với ĐG cuối kì, cuối năm học; ĐG của người dạy với tự
ĐG của người học; ĐG của nhà trường với ĐG của gia đình và xã hội”.
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông nêu rõ về đổi mới PPDH, ĐGHS phổ thông: “Tiếp tục
đổi mới PPGD theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng PP tự học, hứng thú học tập, kĩ
năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập”, “Đổi mới căn bản PPĐG
chất lượng GD theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực HS; phản ánh
mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách
quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm
nâng cao dần năng lực HS”.
Thực hiện Nghị quyết số 29-N/TW, Nghị quyết số 88/2014/H13, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/208 (CTGDPt 2018), trong đó nêu rõ mục tiêu đối
với giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng là: “Chương trình
giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ
kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống
và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và
phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm
hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự
phát triển của đất nước và nhân loại”; “Chương trình giáo dục tiểu học giúp học
15
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển
hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo
dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết
trong học tập và sinh hoạt”; “Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát
triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung
thực, trách nhiệm”; “những năng lực cốt lõi gồm năng lực chung (năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và
năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng
lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất)”; “Bên cạnh
việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông
còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh”.
CTGDPT 2018 cũng nêu định hướng về nội dung là: “Chương trình giáo dục
phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực
cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán
học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ,
giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ
thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp. Mỗi nội dung giáo dục đều được
thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số môn học
và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi”; “Căn cứ mục tiêu giáo dục và
yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học,
chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, yêu cầu cần
đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục
đó. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích
hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu
phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
thực hiện phương châm giáo dục phân hoá, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề
nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Cả hai giai đoạn
giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn;
giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học
tập lựa chọn, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi
học sinh”.
CTGDPT 2018 cũng nêu định hướng về phương pháp và đánh giá kết quả giáo
dục là: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương
pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức,
hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình
huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
16
tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả
năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để
phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn
đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để
phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự
hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá
của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn
viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài
tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan,
cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuỳ theo mục
tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo
nhóm hoặc làm việc chung cả lớp, nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều
kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế”; “Mục tiêu đánh
giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ
đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn
hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương
trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Căn
cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi
đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên
đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá
trình học tập, rèn luyện của học sinh. Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các
hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ
sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các
kì đánh giá quốc tế. Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc,
các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử
dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong
cả quá trình học tập. Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ
chức, kết hợp đánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh
được đánh giá và của các học sinh khác. Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ
chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ
sở giáo dục và phục vụ phát triển chương trình. Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp
quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học,
bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ phát triển
chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục. Phương thức đánh giá bảo đảm độ
tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên
17
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.
Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong
giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo
dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng
làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục”.
Để thực hiện đổi mới nội dung phương pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục, thực hiện CTGDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số
4315/BGD ĐT-GDTH ngày 09/9/2020 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu
học năm học 2020-2021, trong đó nêu rõ: “Triển khai thực hiện Chương trình giáo
dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021 đảm bảo chất lượng, hiệu
quả; tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối
với lớp 2 từ năm học 2021-2022; tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục
phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/5/2006 (Chương trình giáo dục phổ thông 2006) từ lớp 2 đến lớp 5”.
1. Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh
giá học sinh tiểu học” như sau:
1.1. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực
của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; khuyến khích
giáo dục STEM và STEAM trong giáo dục tiểu học.
- Tiếp tục áp dụng một cách phù hợp mô hình trường học mới theo Công văn số
4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 và Công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày
08/8/2017; triển khai dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột theo hướng dẫn tại
Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013, các nhà trường chú trọng chủ
động thực hiện việc sắp xếp lại nội dung dạy học một cách phù hợp, thuận lợi để
áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo hướng dẫn
tại Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016. Khuyến khích giáo viên vận
dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như dạy học
theo dự án, bản đồ tư duy,... vào dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong trường và
cụm trường; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông
qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/
BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
18
1.2. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học
- Đối với học sinh tiểu học, thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông
2006, tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT.
Đối với học sinh lớp 1, thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được
đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ
GDĐT.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục
và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho
giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
- Thực hiện bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, phù
hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực
hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh tuỳ tiện, máy móc, khen
tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
2. Thực hiện “đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục
nhà trường với thực tiễn cuộc sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm;
xây dựng, phát triển thư viện trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh”, cụ thể là:
- Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch nhà trường phù hợp với
thực tiễn và tâm sinh lý học sinh. Thực hiện dạy học gắn kết giữa lý thuyết với thực
hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc
sống của học sinh. Tăng cường thực hiện tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá theo hướng tổ chức hoạt động trải
nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019; tích
hợp vào các hoạt động giáo dục nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, văn hoá ứng
xử, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, kĩ
năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, kĩ năng đảm bảo an toàn trên môi
trường mạng, tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, kĩ
năng quản lý tài chính; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và y tế trường học,
ứng phó kịp thời với diễn biến dịch Covid-19... cho học sinh.
- Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học trực tuyến đảm bảo thực
hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với
kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học
sinh; khi thực hiện phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ
thuật, hệ thống phần mềm, học liệu dạy học trực tuyến; đảm bảo tuân thủ các quy
19
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
định hiện hành về an toàn thông tin mạng; công nhận kết quả dạy và học trực tuyến
phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh và
theo các quy định của Bộ GDĐT về đánh giá học sinh. Tiếp tục triển khai thực hiện
việc dạy học qua internet, trên truyền hình theo hướng dẫn tại Công văn số 1061/
BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GDĐT.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học,
thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo
đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021, đưa
nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và văn hoá giao
thông vào trong chương trình chính khoá dưới hình thức tích hợp vào nội dung một
số môn học và hoạt động giáo dục.
- Nghiên cứu, vận dụng triển khai mô hình thư viện thân thiện trường tiểu học
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương một cách linh hoạt và hiệu quả theo
Công văn số 430/BGDĐT-GDTH ngày 30/01/2019; tổ chức các hoạt động thư viện
trường tiểu học nhằm hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và
phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
Trên đây là báo cáo của Vụ Giáo dục Tiểu học về một số vấn đề về đổi mới nội
dung và phương pháp giáo dục bậc tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_noi_dung_va_phuong_phap_giao_duc_bac_tieu_hoc_de_nan.pdf