Giáo dục và đào tạo Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn
diện, trong đó đổi mới đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu mới là vấn đề
cấp bách. Trong đổi mới đào tạo giáo viên, đổi mới thực tập sư phạm là một
vấn đề quan trọng. Bài viết trình bày khái niệm thực tập sư phạm, tác động của
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018
đến đổi mới thực tập sư phạm, đồng thời phân tích và trình bày cụ thể các vấn
đề đổi mới về mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm. Các đổi mới
này là tiền đề cho đổi mới phương thức tổ chức và đánh giá kết quả thực tập
sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu mới
của giáo dục, đào tạo và yêu cầu xã hội. Các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học
có thể tham khảo mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm đã đề
xuất, vận dụng trong hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học ở cơ sở mình nhằm
đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đổi mới mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm).
- Sắp xếp để dự giờ các bạn trong nhóm chuyên môn và
dự giờ GV để có thêm kinh nghiệm giảng dạy.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Xây dựng, quản lí hồ sơ dạy học.
Có thể nhận thấy, nội dung TTSP trong ĐTGV TH hiện
nay tập trung vào ba nội dung chính: tìm hiểu thực tế GD,
thực tập làm chủ nhiệm lớp, thực tập giảng dạy. Ba nội
dung này được xây dựng dựa vào tiếp cận các công việc
GV TH phải thực hiện. Xu thế đổi mới hiện nay sẽ xác định
nội dung TTSP dựa vào tiếp cận năng lực đầu ra của người
học, tức dựa và chuẩn đầu ra xây dựng trên cơ sở tiếp cận
năng lực. Tuy nhiên, hiện nay, chuẩn đầu ra TTSP, cũng
như chuẩn đầu ra trong ĐTGV TH của các trường SP chưa
được tập trung xây dựng và hoàn thiện. Trong bối cảnh ấy,
xây dựng nội dung TTSP dựa vào Chuẩn nghề nghiệp GV
cơ sở GDPT năm 2018 là cần thiết, hợp lí. Tuy nhiên, để
đảm bảo tính toàn diện, kế thừa tiếp cận công việc, tiếp cận
thực tiễn đổi mới, xây dựng nội dung TTSP cũng cần dựa
vào nội dung dạy học, GD HS của GV TH quy định trong
CT GDPT năm 2018.
2.4.2. Đổi mới nội dung thực tập sư phạm
Theo tác giả Bùi Việt Phú (2015), “Ở Việt Nam, trước
yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD, nhiệm vụ quan
trọng đặt ra là phải nhanh chóng xây dựng và phát triển đội
ngũ GV có đủ phẩm chất, năng lực và kĩ năng nghề nghiệp”
[6, tr.7]. Xây dựng và phát triển đội ngũ GV như mong
muốn là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia, vì đội ngũ GV
là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng
GD. Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV cần nâng cao chất
lượng ĐTGV. Để nâng cao chất lượng ĐTGV cần nâng cao
chất lượng TTSP. Trong nâng cao chất lượng TTSP, đổi mới
nội dung TTSP là một vấn đề quan trọng.
Trong Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GDPT, mỗi tiêu
chuẩn bao gồm một số tiêu chí. Tiêu chí là yêu cầu về phẩm
chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn. Vì thế, khi coi
các tiêu chuẩn như là chuẩn đầu ra của TTSP thì cũng có
thể coi các tiêu chí của tiêu chuẩn ấy là nội dung thực tập
để đạt được tiêu chuẩn tương ứng. Theo quan niệm này, có
thể xác định 15 nội dung thực tập ghi nhận ở Bảng 2. Các
nội dung này phải đáp ứng được các chuẩn đầu ra TTSP đã
xác định trong Bảng 1.
Có thể thấy, các nội dung TTSP nêu trong Bảng 2 tương
Bảng 2: Nội dung TTSP trong ĐTGV TH
TT Nội dung TTSP Đáp ứng chuẩn đầu ra
1 Rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo. G1
2 Tạo dựng phong cách nhà giáo. G1
3 Phát triển năng lực chuyên môn bản thân. G2
4 Xây dựng kế hoạch dạy học và GD theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. G2
5 Sử dụng phương pháp dạy học và GD theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. G2
6 Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. G2
7 Tư vấn và hỗ trợ HS. G2
8 Xây dựng văn hóa nhà trường. G3
9 Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường. G3
10 Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. G3
11 Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên liên quan. G4
12 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho HS. G4
13 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động GD đạo đức, lối sống cho HS. G4
14 Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học, GD. G5
15 Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, GD. G5
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN
40 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
ứng với các tiêu chí của các tiêu chuẩn trong Chuẩn nghề
nghiệp GV cơ sở GDPT mà GV TH phải thực hiện và cần
đạt được theo quy định. Các nội dung TTSP đều được thực
hiện tương ứng và phù hợp với kế hoạch, nội dung GD cấp
TH quy định trong CT GDPT năm 2018. Trong tổ chức
TTSP, các trường SP phải xác định nội hàm các nội dung
TTSP nói trên, hay nói cách khác là chi tiết hóa các nội
dung ấy thành các nội dung, hoạt động cụ thể với yêu cầu
đạt được ở các mức khác nhau (3 mức độ: đạt, khá, tốt), để
thuận lợi cho hoạt động TTSP của SV, cho hướng dẫn TTSP
của GV phổ thông và cho đánh giá kết quả TTSP.
3. Kết luận
Trong bối cảnh GD, đào tạo đang có chuyển biến, đổi mới
căn bản, toàn diện thì đổi mới ĐTGV đáp ứng nhu cầu, tình
hình mới là vấn đề cấp bách. Trong đổi mới ĐTGV, đổi mới
TTSP là vấn đề có ý nghĩa lớn, vì TTSP là hoạt động đào
tạo đặc thù, quan trọng trong ĐTGV ở các trường SP. Đổi
mới TTSP cần bắt đầu từ đổi mới mục tiêu TTSP, từ đó xác
định các chuẩn đầu ra TTSP tương quan với mục tiêu ấy và
nội dung TTSP đáp ứng các chuẩn đầu ra đã xác định. Đổi
mới mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung TTSP theo tiếp cận
Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GDPT và đáp ứng CT GDPT
năm 2018 là cơ sở lí luận cho đổi mới phương thức tổ chức
TTSP, đổi mới đánh giá kết quả TTSP và đổi mới quản lí
hoạt động TTSP ở các trường SP. Lãnh đạo, cán bộ quản
lí các trường SP có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để đổi
mới TTSP không chỉ ở ĐTGV TH mà còn có thể đổi mới
ĐTGV trung học, góp phần nâng cao chất lượng ĐTGV của
các trường SP.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên cơ sở giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo Thông
tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018.
[2] Mỵ Giang Sơn, (2016), Quản lí thực tập sư phạm trong
đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, NXB Giáo dục
Việt Nam.
[3] Bùi Minh Đức, (2019), Xây dựng Chuẩn đầu ra trong đào
tạo cử nhân sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục,
Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 14, tr.1-6.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018a), Chương trình Giáo
dục phổ thông, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/
BGD-ĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2018.
[5] Trần Thị Tuyết Oanh, (2012), Định hướng phát triển kĩ
năng sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng lực trong
đào tạo giáo viên, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 80,
tr.23-25.
[6] Bùi Việt Phú, (2015), Mô hình đào tạo giáo viên: Kinh
nghiệm thế giới và vận dụng ở Việt Nam, Tạp chí Khoa
học Giáo dục, số 121, tr.7-10.
INNOVATING THE OBJECTIVES, THE OUTPUT STANDARDS,
AND THE CONTENTS OF TEACHING PRACTICE TRAINING
FOR PRIMARY TEACHERS
Han Thi Thu Trang
Sai Gon University
273 An Duong Vuong, Ward 3,
District 5, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: hanthutrang@sgu.edu.vn
ABSTRACT: In the context of a radical and comprehensive innovation for
Vietnamese education and training, improving teacher training, especially
teaching practice programs, to meet the new requirements is the most urgent
need. The article presents the concept of teaching practice, as well as the
impacts of Teaching Career Standards and the 2018 General Education
Curriculum on teaching practice innovation. The article also analyzes in detail
the innovations on objectives, output standards, and contents of the teaching
practice program. These innovations are premises upon which the pattern of
organization and result evaluation is reformed in order to improve the quality
of teacher training, meeting the new requirements of education and of social
needs. From the findings, this article provides a reference for primary teacher
training institutions on developing the objectives, the output standards, and
the contents of the teaching practice program to apply in the primary teacher
training activities so as the quality of primary teacher training is reformed and
improved.
KEYWORDS: Objectives; output standards; contents of teaching practice; primary teaching
training.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_muc_tieu_chuan_dau_ra_noi_dung_thuc_tap_su_pham_tron.pdf