Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình dạy

và học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, kiểm tra, đánh giá tại các trường đại học ở Việt

Nam nói chung và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói riêng chưa mang lại

hiệu quả cao cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bài viết này, tác giả tập trung

tìm hiểu thực trạng về kiểm tra, đánh giá, đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần đổi mới

công tác này tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, hướng đến mục tiêu đào

tạo nhân lực đáp ứng chuẩn đầu ra đã tuyên bố với xã hội

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77 ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Lâm Thị Họa Mi Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Email: milth@cntp.edu.vn TÓM TẮT Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, kiểm tra, đánh giá tại các trường đại học ở Việt Nam nói chung và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói riêng chưa mang lại hiệu quả cao cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu thực trạng về kiểm tra, đánh giá, đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần đổi mới công tác này tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng chuẩn đầu ra đã tuyên bố với xã hội. 1. MỞ ĐẦU Nghị quyết số 29NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ những hạn chế của giáo dục đại học hiện nay, đó là: “Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong số có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản sau. Thứ nhất, giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới và cũng đầy những thách thức mới. Yêu cầu của xã hội ngày càng cao, do đó quy mô đào tạo cùng với loại hình đào tạo ngày càng được mở rộng. Trong khi các nguồn lực của cơ sở đào tạo còn hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại thì vấn đề đảm bảo chất lượng đang được xem như một vấn đề cấp thiết trong toàn xã hội. Việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đã được đặt ra cho các cơ sở đào tạo. Thứ hai, hạn chế của công tác kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của sinh viên. Đánh giá quá trình học tập được thể hiện thông qua bảng điểm của sinh viên và việc đánh giá kết quả học tập một cách khách quan, nghiêm túc se ̃tạo động lực, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một việc làm hết sức quan trọng, bởi vì nó có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên se ̃là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, cách thức tổ chức hoạt động dạy học và trong công tác quản lý của hệ thống trường đại học nói chung và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói riêng. KTĐG kết quả học tập là việc làm cấp thiết cần được ưu tiên hang đầu, hướng đến mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc được ngay và làm việc có hiệu quả. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thưc̣ traṇg đánh giá kết quả hoc̣ tâp̣ taị Trường Đaị hoc̣ Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hiêṇ nay Về cách đánh giá: Kết quả học tập của các học phần tại trường hiện nay được đánh giá theo thang điểm 10 với các quy ước: Đối với môn học 2 tín chỉ, đánh giá kết quả gồm 2 cột điểm theo tỷ lệ như 78 sau: 30% (trên tổng điểm) (ký hiệu là D1), 70% (trên tổng điểm) (ký hiệu là D3). Đối với môn học từ 3 tín chỉ trở lên, đánh giá kết quả gồm 3 cột điểm theo tỷ lệ như sau: 20% (trên tổng điểm) (ký hiệu là D1), 30% (trên tổng điểm) (ký hiệu là D2), 50% (trên tổng điểm) (ký hiệu là D3). Tuy nhiên, trong cách đánh giá hiện nay, nhà trường chưa có quy định thống nhất, nên các giảng viên thực hiện theo nhiều cách, phổ biến như các trường hợp sau: Bảng 1. Đánh giá Điểm Đ1 tính theo thang điểm 10 Trường hợp Điểm chuyên cần Điểm thảo luận nhóm/ Tiểu luận Điểm kiểm tra 1 10% 40% 50% 2 20% 40% 40% 3 30%  70% 4   100% Bảng 2. Đánh giá Điểm Đ2 tính theo thang điểm 10 Trường hợp Hình thức thi 1 Tự luận 2 Trắc nghiệm khách quan 3 Vấn đáp Bảng 3. Đánh giá Điểm Đ3 tính theo thang điểm 10 Trường hợp Hình thức thi 1 Tự luận 2 Trắc nghiệm khách quan 3 Vấn đáp 4 Báo cáo nhóm Về thời gian thi: Các học phần cùng số tín chỉ chưa thống nhất về thời gian thi, có học phần thời gian thi là 45 phút và có học phần đến 90 phút. Về hình thức thi: Chủ yếu vâñ là thi theo hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan (chiếm khoảng 90%), vấn đáp (khoảng 5%), báo cáo nhóm (5%). Các hình thức này chủ yếu là kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức đã học để giải một số bài tập, giải thích một số hiện tượng liên quan hay thực hiện một số thao tác đã được học. Điều này dẫn đến một thực trạng là có nhiều sinh viên học khá, giỏi nhưng khi tốt nghiệp lại thiếu kỹ năng làm việc. Về nội dung thi: Ngân hàng câu hỏi ít được cập nhật mới mà được sử dụng qua nhiều năm học liên tiếp. Thậm chí có những đề thi còn chỉnh sửa, mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Vẫn còn những câu hỏi thi còn mang tính chất chung chung, chủ yếu tập trung vào phần kiến thức lý thuyết ít mang tính vận dụng. 79 Về đội ngủ giảng viên: Giảng viên đã quen với cách tính điểm theo hệ 10 (đào tạo theo niên chế), nên khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ còn có những giảng viên còn lúng túng trong cách cho điểm vì chưa nắm được hết các thang điểm và không nhớ điểm A tương ứng với điểm nào của hệ 10. Bên cạnh đó cũng còn nhiều giảng viên chưa tích cực đổi mới phương pháp đánh giá theo đúng năng lực của từng sinh viên. Về sinh viên: Đa số sinh viên đã quen với cách kiểm tra, đánh giá truyền thống từ chương trình phổ thông nên còn khá bỡ ngỡ và không tiếp cận được với những phương pháp đánh giá mới như báo cáo nhóm, vấn đáp. 2.2. Giải pháp Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) nhâṇ định: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục – đào tạo theo hướng đánh giá năng lực của người học, kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”. Đối với giáo dục đại học, Nghị quyết chỉ đạo: “Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc”. Khái niệm năng lực ở đây chính là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ để giải quyết một tình huống có thực trong cuộc sống. Thực hiện quan điểm chỉ đạo trên, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tâp̣ theo hướng tiếp câṇ năng lưc̣ sau đây: Thứ nhất, quán triệt sâu rộng từ cán bộ quản lý đến toàn thể giảng viên về quan điểm kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực. Chuyển từ KTĐG cuối môn học, khóa học sang hình thức KTĐG thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng phần, từng chương. Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG năng lực của người học, chú ý đến năng lực thực hành, vâṇ duṇg, năng lưc̣ giải quyết vấn đề, coi trọng đánh giá sư ̣tiến bộ của sinh viên trong quá trình học tâp̣. Sử duṇg công nghệ thông tin trong KTĐG kết quả học tâp̣ của sinh viên nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá. Thứ hai, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội. Khảo sát thị trường lao động, nhà tuyển duṇg, cưụ sinh viên, kết hơp̣ với nghiên cứu chuẩn nghề nghiệp để xác định hồ sơ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp. Dưạ trên năng lực chung, năng lưc̣ cốt lõi, phát triển chương trình xác định các năng lực thành phần, mô tả năng lực thành phần và các công cu ̣để đo, đánh giá. Dưạ trên các năng lưc̣ thành phần đó xác định modul kiến thức (sẽ có một năng lưc̣ thành phần đươc̣ tạo bởi từ nhiều modul kiến thức), từ các modul kiến thức, phát triển chương trình tổ hơp̣ các môn học. Thứ ba, giảng viên thiết kế đề cương môn học theo tiếp cận năng lực trong đào tạo theo học chế tín chỉ trong đó mô tả các tiêu chí, phương pháp, hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và đánh giá tổng kết. Trong bước này, giảng viên phải xác định chuẩn đầu ra của môn học, xây dưṇg ma trâṇ muc̣ tiêu môn học tương ứng với từng nội dung thuộc môn học theo 3 cấp độ để làm cơ sở cho việc đánh giá theo tiếp cận năng lưc̣:  Muc̣ tiêu cấp độ 1: Nhận biết, tái hiện;  Muc̣ tiêu cấp độ 2: Hiểu, vâṇ duṇg; 80  Muc̣ tiêu cấp độ 3: Giải quyết vấn đề dưạ trên sư ̣phân tích, đánh giá, tổng hơp̣, khái quát hóa. Trong ba cấp độ nêu trên, đánh giá năng lưc̣ tâp̣ trung vào đánh giá trình độ đạt đươc̣ của sinh viên ở cấp độ 2 và cấp độ 3. Giảng viên phải cu ̣thể hóa một cách rõ ràng các tiêu chí đánh giá kết quả học tâp̣ của sinh viên trong đề cương môn học và các phương pháp, hình thức đánh giá. Giảng viên phải mô tả nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá với từng hình thức đánh giá: Đánh giá chuyên cần của sinh viên (chiếm bao nhiêu % trong tổng điểm), đánh giá kết quả bài tâp̣ cá nhân (chiếm bao nhiêu % trong tổng điểm), kết quả làm việc nhóm (chiếm bao nhiêu % trong tổng điểm), đánh giá kết quả thưc̣ hành (chiếm bao nhiêu % trong tổng điểm), thí nghiệm (chiếm bao nhiêu % trong tổng điểm), đánh giá tiểu luâṇ (chiếm bao nhiêu % trong tổng điểm)... Thứ tư, thiết kế ma trận ngân hàng câu hỏi tương ứng với ma trận mục tiêu đã xây dựng. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp đánh giá, coi trọng đánh giá quá trình và đánh giá sư ̣tiến bộ của sinh viên, tăng cường đánh giá thường xuyên, đặc biệt là đánh giá sư ̣chuyên cần của sinh viên trong quá trình học tập. Các hình thức, phương pháp đánh giá đươc̣ tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: Đánh giá kết quả bài tâp̣, thưc̣ hiện nhiệm vu ̣của cá nhân sinh viên theo hình thức trắc nghiệm hoặc tư ̣luận, đánh giá kết quả thảo luâṇ nhóm, đánh giá bằng hình thức viết bài tâp̣ lớn, tiểu luâṇ, các dư ̣án học tâp̣ vv... Thứ năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá và phân tích kết quả đạt được ở sinh viên sau mỗi đợt kiểm tra. Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong KTĐG kết quả học tập của sinh viên, kết hợp phương pháp KTĐG truyền thống với KTĐG theo năng lực. Trong đó, cần chú trọng đến các phương pháp đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo và tiếp cận thực tế như: quan sát, vấn đáp, trình bày dự án, chấm hồ sơ, tiểu luận, bài tập lớn Chuyển từ đánh giá theo từng thời điểm sang đánh giá quá trình, tập trung vào phát triển năng lực cho người học. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh và thống nhất thang điểm đánh giá kết quả học tập chuyên cần của sinh viên 30% trên tổng điểm gồm: đánh giá đi học chuyên cần là 10%, đánh giá tinh thần tham gia thảo luận trong các tiết học là 10%, điểm tiểu luận nhóm là 10%; Đánh giá kết quả kiểm tra giữa kỳ là 20%. Điểm đánh giá kết quả thi cuối kì là 50% trên tổng điểm. Nội dung thi cần phải đảm bảo toàn diện, gắn với thực tiêñ, tránh tình trạng tái hiện đơn thuần lý thuyết và thiếu tính vận dụng sáng tạo, nhằm hướng đến mục đích vừa kiểm tra được kiến thức cơ bản mà sinh viên đã học, đồng thời tạo điều kiện cho người học được rèn luyện kỹ năng tư duy phong phú của mình. 3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN Đổi mới KTĐG kết quả học tâp̣ của sinh viên theo tiếp câṇ năng lưc̣ phải bắt đầu từ phát triển chương trình đào tạo theo tiếp câṇ năng lưc̣ đặc biệt là việc thiết kế các modul kiến thức đáp ứng năng lưc̣ thành phần mà sinh viên cần đạt đươc̣. Muốn đổi mới đánh giá theo tiếp câṇ năng lưc̣ giảng viên phải thiết lâp̣ đươc̣ ma trâṇ muc̣ tiêu của môn học theo 3 cấp độ tương ứng với từng modul kiến thức làm cơ sở cho hoạt động xây dưṇg hệ thống ngân hàng câu hỏi đánh giá theo tiếp câṇ năng lưc̣. Hoạt động xây dưṇg hệ thống ngân hàng câu hỏi phải dưạ trên ma trâṇ muc̣ tiêu theo 3 cấp độ khác nhau: Nhâṇ biết, tái hiện; Hiểu, vâṇ duṇg; Giải quyết vấn đề dưạ trên phân tích, tổng hơp̣, đánh giá. Hoạt động đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết cần tâp̣ trung vào đánh giá trình độ vâṇ duṇg, trình độ giải quyết vấn đề của sinh viên. Đổi mới là một quá trình khó khăn gặp phải nhiều rào cản, rào cản lớn nhất là sư ̣thay đổi nhâṇ thức, năng lưc̣ của giảng viên và cách làm của giảng viên. Nhà quản lý cần để giảng viên tư ̣nhâṇ thức về sự thay đổi và tư ̣tiến hành các hành động thay đổi hoạt động đánh giá mới có hiệu quả, tránh áp đặt khiên cưỡng sẽ dẫn tới làm giả, không trung thưc̣ trong đánh giá. Hãy trao quyền cho giảng viên trong đánh giá kết quả học tâp̣ của sinh viên và có cơ chế giám sát hoạt động của giảng viên thưc̣ hiện theo đúng muc̣ tiêu quản lý của nhà trường. Để đổi mới hoạt động đánh 81 giá kết quả học tâp̣ của sinh viên theo tiếp câṇ năng lưc̣ thì vai trò của nhóm chuyên gia hoạt động tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ giảng viên theo nhóm ngành có vai trò quan trọng, có tác duṇg tạo môi trường, tạo động lưc̣ để giảng viên thay đổi. 4. KẾT LUẬN KTĐG kết quả học tập của sinh viên là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Khoa học về KTĐG trên thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn, trong khi ở Việt Nam mới được quan tâm trong những năm gần đây. Đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần phối hợp giữa KTĐG theo năng lực với KTĐG truyền thống nhằm đạt được mục tiêu của học phần hay khóa học đó. Hi vọng những biện pháp đề xuất trên đây sẽ góp phần giúp cán bộ quản lý, giảng viên tại các trường đại học cải tiến KTĐG nhằm tạo ra tác động tích cực tới việc dạy và học, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, thực hiện thành công chuẩn đầu ra đã tuyên bố với xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. [2]. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Hà Nội. [3]. ThS. Nguyễn Thanh Sơn (2015), Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra, Bản tin Khoa học và Giáo dục. [4]. Cấn Thị Thanh Hương, Vương Thị Phương Thảo (2009), Đổi mới phương thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, (25), tr. 26–32.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_sinh_vien_truo.pdf
Tài liệu liên quan