Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm hướng tới xây dựng một
nền giáo dục phát triển đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), cần phải xây dựng được triết lý giáo dục
trong một giai đoạn cụ thể cho đất nước trên cơ sở tham khảo giáo dục của các nước
phương Tây hiện đại. Trong bài viết này chúng tôi tập trung phân tích bối cảnh hiện
nay và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Nhận diện những
nguy cơ và thách thức đặt ra đối với quá trình đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay.
Đồng thời tham khảo giáo dục phương Tây hiện đại trong việc định hướng đổi mới
giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, nội dung và phương pháp đổi mới
cũng như cơ chế tổ chức, quản lý và một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh có hiệu
quả sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tinh thần hội nhập tích cực và chủ động.
3. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh có hiệu quả sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo trên cơ sở tham khảo những giá trị của giáo dục phương Tây hiện đại
Từ những giá trị tham khảo của giáo dục phương Tây hiện đại, trên cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trên
cơ sở đánh giá khách quan những mặt được và chưa được của giáo dục Việt Nam hiện nay,
chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau nhằm đẩy mạnh có hiệu quả sự nghiệp đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn ngành Giáo dục
về thực hiện chủ trương của Đảng đối với việc đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là vai trò, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
toàn xã hội, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị mà ngành Giáo dục giữ
vai trò chủ đạo.
Ưu tiên đầu tư xây dựng trường lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia; giữ vững kết quả
phổ cập giáo dục đã đạt được. Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong việc
xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch.
Đồng thời xác định rõ vai trò trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, của người học, gia đình và xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ và nội dung đổi mới
giáo dục, đào tạo.
Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, được xem là giải
pháp đột phá, đảm bảo nguồn nhân lực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu đổi mới giáo dục và đào
tạo; thực hiện chuẩn hóa, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
trong các trường học.
Đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp
đổi mới giáo dục. Vì vậy cần quan tâm, bồi dưỡng, tạo động lực để giáo viên hăng say với
nghề, có trí tuệ, có tâm huyết, lương tâm nhà giáo, tiếp cận, nắm bắt kiến thức mới, vận
dụng linh hoạt vào tình hình thực tế; tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được tham quan học
tập mô hình hay cách làm tốt; tích cực xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến, đổi mới
phương pháp bồi dưỡng về năng lực sư phạm cho giáo viên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới
chương trình, thay sách giáo khoa mới.
176 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Đặc biệt, cần thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý
trên cả nước, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức viên chức...
Thứ ba: Nâng cao chất lượng giáo dục ở cả 3 môi trường nhà trường, gia đình và xã hội.
Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo
dục toàn diện học sinh, cần phải coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội. Chỉ riêng nhà trường, riêng ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác Giáo
dục toàn diện được.
Cần xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của gia đình và trách nhiệm
của xã hội. Phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường; gia đình; chính quyền và các tổ
chức chính trị - xã hội ở địa phương.
Thứ tư: Đổi mới công tác quản lý về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và
toàn diện về giáo dục và đào tạo.
Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới quản lý giáo dục bảo đảm dân chủ, thống nhất,
tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, coi trọng quản lý chất lượng, nâng cao vai trò, trách
nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý điều hành, thực hiện nhiệm vụ.
Nâng cao năng lực quản lý ở cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện
về giáo dục và đào tạo.
Thứ năm: Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và
xây dựng xã hội học tập.
Tăng cường đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để xây dựng một hệ thống giáo dục mở, tạo
điều kiện học tập cho người dân.
Thứ sáu: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo
dục và đào tạo.
Tiếp tục huy động các nguồn lực, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội để
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong các nhà trường.
Tăng cường đầu tư đảm bảo đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình
và sách giáo khoa đảm bảo phục vụ công tác giảng dạy trong các nhà trường trên cả nước,
phấn đấu đến năm 2020 các trường đều có thư viện xuất sắc, các trường THCS đều có phòng
thí nghiệm thực hành. Xây dựng cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ học sinh
nghèo, vượt khó, học giỏi. Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, hội
khuyến học, hội cựu giáo chức làm tốt công tác tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội, cá
nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện tham gia ủng hộ.
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội hóa đầu tư cho giáo dục.
Vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia phát triển
giáo dục.
177Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Kết luận
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là một sự nghiệp khó khăn nhưng
cũng đầy vinh quang. Như Bác Hồ đã từng căn dặn trong thư gửi các em học sinh nhân
ngày khai trường: “Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang, sánh vai với các cường quốc
năm châu hay không, là nhờ công học tập của các em”.
Để thực hiện thành công sự nghiệp này, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu tinh
hoa của các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Do đó, cần nghiên cứu giáo dục phương
Tây hiện đại và giá trị tham khảo của nó. Thông qua nghiên cứu, những giá trị của giáo dục
phương Tây hiện đại sẽ được chỉ ra và kế thừa có chọn lọc trong quá trình xây dựng nền giáo
dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng
CNXH trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Nhằm làm cho giáo dục đáp ứng yêu cầu của bối cảnh hiện đại, giáo dục phương Tây
hiện đại đã đặt cơ sở cho một triết lý giáo dục dựa trên tinh thần khai tâm, khai phóng, phát
huy những năng lực và phẩm chất của người học. Giáo dục là một cơ chế di truyền xã hội
mang tính sống còn. Giáo dục nhằm phát huy tinh thần tự chủ, thể hiện sự trưởng thành của
cá nhân, phát triển cá nhân. Giáo dục phải gần với cuộc sống, gắn với thực tiễn, đáp ứng tốt
nhu cầu của xã hội. Giáo dục mang tinh thần dân chủ, tự do, sáng tạo, nhân văn. Giáo dục
vừa là một dịch vụ mang tính kinh tế vừa là một quyền cơ bản của con người. Nội dung và
phương pháp giáo dục cần được thiết kế nhằm giúp người học không chỉ đạt được tri thức
mà còn rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Học tập cần được tiến hành suốt đời.
Cần xây dựng xã hội học tập để con người thực hiện được yêu cầu đó. Giáo dục cần tránh
nguy cơ bị thương mại hóa và quyền lực hóa chi phối. Giáo dục cần phát triển những năng
lực đa dạng của con người, không chỉ có trí tuệ, lý tính. Đây là những giá trị cơ bản của giáo
dục phương Tây hiện đại cần được tham khảo trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục nước ta.
Trên cơ sở khái quát những giá trị của giáo dục phương Tây hiện đại, bài viết đề xuất
một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện
nay ở nước ta. Đó là: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp,
cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước đến hoạt động quản lý dạy và học trong các nhà trường, việc tham gia của
gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Tài liệu tham khảo
1. Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
178 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
2. PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, “Nhìn lại 5 năm thực hiện Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW”, Tạp chí Thông tin Báo cáo viên,
Ban Tuyên giáo Trung ương, số tháng 1/2019.
3. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI)
thông qua, Tạp chí Xây dựng Đảng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_giao_duc_va_dao_tao_cua_viet_nam_trong_boi_canh_toan.pdf