Định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 theo hướng
tiếp cận năng lực học sinh (HS), trong đó, dạy học tích hợp (DHTH) và dạy học phân hóa
(DHPH) là những giải pháp cơ bản để phát triển năng lực và phẩm chất người học. Từ
định hướng này, một số tác giả đã đề xuất đổi mới đào tạo giáo viên (ĐTGV) trên cơ sở
tiếp cận lý luận về DHTH và DHPH. Bài viết này, đề xuất đổi mới ĐTGV, đáp ứng yêu
cầu DHTH và DHPH trên cơ sở tiếp cận thực tiễn đã và đang diễn ra ở trường trung học
Việt Nam trong thời gian gần đây.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đổi mới dạy và học ở trường trung học – Yêu cầu đặt ra đối với đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để giải quyết
các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp. Việc đăng ký và nộp
bài dự thi, yêu cầu thực hiện trực tiếp tại ebsite:
Tóm lại, qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn một số hoạt động đã và đang diễn ra ở
trường phổ thông/trung tâm GDTX, cho thấy: thực tiễn đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá
chất lượng giáo dục đã diễn ra rất nhanh chóng, và nhiều vấn đề đi trước các trường sư
phạm. Trong những lần cải cách, đổi mới chương trình và SGK trước đây, các trường Sư
phạm chỉ tham gia một số khâu như thẩm định chương trình, bồi dưỡng GV hay chỉ "đứng
ngoài nhìn vào", chưa thực sự là "người đi trước" hay là "người đồng hành" cùng với quá
trình đổi mới. Như vậy, vẫn còn khoảng cách khá xa giữa thực tiễn đang diễn ra ở trường
phổ thông với công tác ĐTGV ở các trường sư phạm..
Có thể nói, con tàu Giáo dục Việt Nam đang chuyển động về phía trước một cách
nhanh chóng, thì các trường sư phạm đang là những "toa cuối" của đoàn tàu khi chuyển
động đổi mới ĐTGV chạy theo sau các trường phổ thông. Cần phải có sự thay đổi trong tư
duy và hành động, các trường sư phạm phải là những "toa đầu" của đoàn tàu Giáo dục.
ĐTGV phải đi trước đổi mới giáo dục 5 năm hoặc 10 năm.
Thực tiễn đang diễn ra ở các trường phổ thông cho thấy, có những vấn đề mà các
trường phổ thông đã triển trước, sau đó trường sư phạm mới giới thiệu hay giảng dạy cho
sinh viên. Chẳng hạn, một số PPDH theo dự án, dạy học theo phương pháp BTNB, triển
khai dạy học theo mô hình trường học Việt Nam mới (VNEN),... đã được các trường
trường phổ thông triển khai trước rồi sau đó mới vận dụng hay triển khai cho trường sư
phạm; Hoặc có những việc các trường phổ thông triển khai rất mạnh và hiệu quả nhưng ở
các trường sư phạm đang gặp khó khăn. Chẳng hạn, hệ thống "Trường học kết nối", dự
kiến cuối năm nay sẽ kết nối hàng trăm ngàn GV trên toàn quốc, để cùng trao đổi chuyên
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
154
môn hay tham gia các khóa học trực tuyến...trong khi, ở các trường sư phạm, việc tổ chức
cho sinh viên học trực tuyến một số môn chung vẫn đang là khó khăn.
2. Những yêu cầu đặt ra đối với đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
Từ thực tế đã và đang diễn ra ở trường phổ thông và yêu cầu đòi hỏi của công cuộc
"Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục", cần phải đổi mới mạnh mẽ đào tạo và bồi dưỡng
GV:
2.1. Đối với đào tạo giáo viên
Một là, chuyển ĐTGV theo chuẩn kiến thức, kỹ năng sang ĐTGV theo hướng phát
triển năng lực. Căn cứ vào Chuẩn năng lực nghề nghiệp đối với GV tiểu học, trung học,
bổ sung thêm một số năng lực cần thiết cho DHTH, DHPH đã được đề cập mục 1.3 ở trên,
để xây dựng các chuẩn đầu ra đối với đào tạo cử nhân sư phạm; Trên cơ sở chuẩn đầu ra
để xây dựng các chương trình đào tạo thích hợp. Có thể tham khảo ĐTGV theo năng lực
của một số nước như Đức, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn
Quốc,...
Hai là, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tích hợp, để SV sau khi ra trường
có thể dạy học tích hợp một số môn cùng lĩnh vực như: các môn khoa học tự nhiên, các
môn khoa học xã hội và nhân văn; các môn ngoại ngữ, tin học, công nghệ; các môn nghệ
thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật, kiến trúc, thiết kế, đồ họa, in ấn...). GV đào tạo cử nhân sư
phạm có thể đứng lớp dạy nhiều lớp ở phổ thông. Chẳng hạn có người dạy được từ lớp 1
đến lớp 9, hoặc có người dạy được từ lớp 6 đến lớp 12; Thực tế nhiều sinh viên tốt nghiệp
đại học sư phạm về giảng dạy ở trường THCS, khi đó, sinh viên rất lúng túng trong việc
phải dạy môn khác ngoài chuyên môn được học ở trường.
Nếu đào tạo theo hướng này, các kiến thức sẽ phân ra theo khối, như: khối kiến thức
chung, khối kiến thức cơ bản, khối kiến thức tâm lý, tư duy sáng tạo, và khối kiến thức
nghiệp vụ sư phạm; cần chú trọng các PPDH và KTĐG phát triển năng lực và phẩm chất
học sinh; Cần thiết trang bị về phương pháp luận sáng tạo và đổi mới cho SV sư phạm, để
sau này họ truyền lại tư duy sáng tạo cho HS.
Ba là, việc ĐTGV gắn với thực tiễn ở các trường ở phổ thông. Trường sư phạm phải
kết nghĩa với một số trường phổ thông; sinh viên năm thứ ba, thứ tư phải tham gia SHCM
với một tổ chuyên môn thuộc một trường phổ thông bằng hình thức trao đổi trực tiếp hoặc
thông qua hệ thống "Trường học kết nối". Các nhóm sinh viên, khi đó có thể trao đổi, học
tập, tập huấn chuyên môn thông qua tài khoản được trường kết nghĩa cung cấp; Việc kiến
tập và thực tập nghiệp vụ sư phạm không chỉ ở trường THPT mà cả ở trường THCS cho
sinh viên sư phạm các môn.
Bốn là, trong xu thế đa dạng và giao quyền chủ động hơn cho GV như: một chương
trình có nhiều bộ sách giáo khoa, xây dựng chương trình gắn với đặc điểm địa phương...
thì việc giảng dạy về Phát triển chương trình cho sinh viên là rất cần thiết.
Trường sư phạm phải triển khai mạnh mẽ về E-learning, thông qua việc hợp tác với
một số doanh nghiệp CNTT để triển khai các hoạt động trao đổi chuyên môn giữa các
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
155
giảng viên và sinh viên trong trường, và sinh viên các trường sư phạm trong toàn quốc,
như cách làm của Bộ GD&ĐT.
Năm là, mặc dù trường phổ thông triển khai nhiều vấn đề nhanh hơn, nhưng thiếu
một lý luận vững chắc, nhiều khi triển khai theo kiểu "phong trào". Bởi vậy, trường sư
phạm phải đóng vai trò dẫn dắt và cùng với trường phổ thông triển khai các vấn đề giáo
dục với một cơ sở lý luận vững chắc.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo không phải là nhân rộng một mô
hình, mà trên thế giới cũng như Việt Nam đang phát triển những mô hình giáo dục tốt. Vì
vậy, các trường sư phạm cần mạnh dạn xây dựng những mô hình giáo dục hay phương
pháp sư phạm mới trên cơ sở định hướng giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong Đề tài
nghiên cứu "Giáo dục phổ thông miền Nam giai đoạn 1954 -1975", PGS.TS. Ngô Minh
Oanh và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục cho biết: bắt đầu từ năm 1966,
trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức, thuộc Đại học Sư phạm Sài Gòn đã xây dựng và
thử nghiệm giảng dạy chương trình "Trung học tổng hợp". Chương trình này được thử
nghiệm đến năm 1973, Bộ Quốc gia giáo dục thông qua và triển khai cho hàng trăm
trường. Như vậy, trường sư phạm trong trường hợp này lại đóng vai trò đi đầu trong đổi
mới giáo dục.
2.2. Đối với bồi dưỡng giáo viên
Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành, các trường sư
phạm cần biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dựa vào chương trình, chứ không dựa vào
SGK. Từ đó, chủ động và phối hợp với các sở GD&ĐT trong vùng để bồi dưỡng GV về
cách xây dựng các chuyên đề, chuyên đề hay tài liệu giảng dạy dựa vào chương trình có
tham khảo tài liệu khác nhau, không phụ thuộc vào bộ SGK.
Biên soạn các tài liệu về DHTH và DHPH để phổ biến, trang bị cho đội ngũ GV phổ
thông lý luận và thực tiễn DHTH và DHPH. Những tài liệu này cần viết dưới dạng cẩm
nang, thực hành để GV dễ vận dụng, tránh hàn lâm, lý thuyết. Đẩy mạnh hình thức E-
Learning, xây dựng thành các bài giảng đưa lên mạng Internet (giống như Trung tâm học
liệu thuộc Trường ĐHSP Hà Nội đang làm hiện nay), để phục việc việc tự học, tự bồi
dưỡng của GV.
3. Kết luận
Việc đổi mới dạy và học ở trường trung học trong thời gian qua theo hướng DHTH
và DHPH, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, như: chương trình hiện hành theo định hướng
nội dung, chủ yếu là cung cấp kiến thức và kỹ năng, nhưng yêu cầu đổi mới phải hướng
đến phát triển năng lực HS; GV chưa được học/tập huấn về chương trình, nhưng đổi mới
yêu cầu GV phải xây dựng các chủ đề và chuyên đề; Đổi mới yêu cầu GV tham khảo
nhiều nguồn tài liệu ngoài SGK để bổ sung cho bài dạy, trong khi thi cử vẫn chú trọng chủ
yếu vào các kiến thức ở SGK,... nhưng quá trình đổi mới trên cũng đã mang lại kết quả
bước đầu đáng trân trọng, đó là: (1) Kết quả đánh giá PISA năm 2012 của Tổ chức OECD
cho thấy, học sinh phổ thông Việt Nam đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng của chương
trình với 65 nước và vùng lãnh thổ tham gia; (2) Thành tích các kỳ thi Olympic quốc tế và
khu vực, thi Intel ISEF năm 2014 của HS Việt Nam đạt cao nhất từ trước đến nay kể cả số
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
156
lượng và chất lượng giải... Những điểm sáng này mang lại niềm tin cho chúng ta trong
công cuộc đổi mới giáo dục.
Tuy nhiên, chất lượng của một nền giáo dục trước hết phụ thuộc vào chất lượng của
đội ngũ GV và các cuộc cải cách giáo dục luôn phụ thuộc vào ý chí muốn thay đổi của
người GV. Raja Roy Singh, một nhà canh tân giáo dục Ấn Độ nhấn mạnh “Không một hệ
thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”. Vì vậy,
đào tạo và bồi dưỡng GV phải trở thành chiến lược của quốc gia để đào tạo nguồn lực cho
nền giáo dục, trong đó, trường sư phạm phải là những "đầu tàu" của chiến lược này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Kim Anh (2012). Đào tạo và bồi dưỡng GV như thế nào để đáp ứng yêu
cầu dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Kỷ yếu Hội
thảo khoa học: Dạy học tích hợp - dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ
thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, TP.HCM, tháng 11/2012;
2. Hồ Sỹ Anh (2013). Tìm hiểu kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra, đánh
giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực. TC khoa học ĐHSP TP.HCM, số 50, 9/2013
3. Bộ GD&ĐT (2012). Thông tư số 38/2012/TT-BGD&ĐT ngày 2/11/2012 về ban
hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia HS trung học cơ sở, trung
học phổ thông. Hà Nội, 2012;
4. Bộ GD&ĐT (2013). Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn triển khai
thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các PPDH tích cực khác. Hà Nội.
5. Bộ GD&ĐT (2014).Công văn số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 ban hành kế
hoạch Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) trong trường phổ thông
và trung tâm GDTX; Công văn số 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 7/8/2014 về việc hướng
dẫn cuộc thi Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và cuộc
thi Dạy học theo chủ đề tự chọn; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn
SHCM về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá (KTĐG); tổ chức và quản lý các hoạt động
chuyên môn của trường trung học/trung tâm GDTX qua mạng.
6. Bộ GD&ĐT (2013). Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn triển khai
thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các PPDH tích cực khác.
7. Vũ Đình Chuẩn (2012). Báo cáo tình hình và tổ chức kết quả Hội thi sáng tạo
khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Tài liệu hội thảo: Tổ chức hoạt động
nghiên cứu khoa học và kỹ thuật cho học sinh trung học. Bộ GD&ĐT, Hải Phòng, 2012;
8. Phan Dũng (2010). Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. NXB Trẻ, 2010.
9. Trần Kiều (2012). Một số nhận xét về quá trình phát triển chương trình giáo dục
phổ thông Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Kỷ yếu Hội thảo: "Tổng kết nghiên cứu giáo
dục phổ thông của Việt Nam và một số nước trên thế giới, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Việt Nam". Bộ
GD&ĐT, Hà Nội, tháng 11/2012.
10. Ngô Minh Oanh & cộng sự (2012). Giáo dục phổ thông miền Nam giai đoạn
1954-1975. Kỷ yếu Hội thảo: "Tổng kết nghiên cứu giáo dục phổ thông của Việt Nam và
một số nước trên thế giới, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo để đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Việt Nam". Bộ GD&ĐT, Hà Nội, tháng 11/2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_day_va_hoc_o_truong_trung_hoc_yeu_cau_dat_ra_doi_voi.pdf