Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

Mặc dù việc tuyển sinh cao đẳng sư phạm hiện nay gặp rất nhiều khó

khăn, nhưng đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo là một trong

những yêu cầu bắt buộc của mỗi cơ sở đào tạo. Nhằm chuẩn bị cho thực hiện chương

trình, sách giáo khoa mới, nhiệm vụ đặt ra cho các trường sư phạm là đổi mới chương

trình đào tạo và chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Bài viết tập trung vào nội

dung đổi mới chương trình đào tạo cử nhân sư phạm hệ cao đẳng ở trường Cao đẳng

Sư phạm Nam Định theo định hướng dạy học phát triển năng lực và phẩm chất người

học.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào luôn phải có mục tiêu rõ ràng là giúp gì cho việc hình thành năng lực người học. Mà những năng lực ấy sẽ giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ của người giáo viên trong nhà trường phổ thông. Với khối lượng chương trình không tăng lên, các chương trình đã giảm bớt số tiết lý thuyết, hoặc các nội dung xa rời thực tiễn phổ thông và thêm các học phần thực hành như Rèn nghiệp vụ (3 tín chỉ); Thực hành nghề (2 tín chỉ); Hoạt động trải ng- hiệm (2 tín chỉ) Nhiều học phần khác được xác định theo phương hướng tích hợp nhằm làm giảm bớt các kiến thức hàn lâm, ưu tiên hơn cho những kiến thức gắn liền Kỷ yếu hội thảo khoa học 313 với thực tế phổ thông. 2.4.2. Đổi mới xây dựng đề cương chi tiết học phần đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học Đảm bảo thành công cho CTĐT phụ thuộc căn bản vào việc xây dựng đề cương chi tiết học phần. Mỗi học phần khi xác định những nội dung cụ thể cần phải chứng tỏ rằng chúng có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành năng lực cần có ở người học. Trong các CTĐT được xây dựng mới, chúng tôi đã bổ sung 1 trong số các học phần với nội dung cụ thể sau: - Học phần Rèn nghiệp vụ được xây dựng nội dung dựa trên căn cứ quan trọng là ý kiến của cựu sinh viên. Họ là những người nhận rõ những hạn chế của bản thân khi bắt đầu hành nghề và những kỹ năng nào là thật sự cần thiết đối với người giáo viên. Với khối lượng 3 tín chỉ chỉ tập trung vào việc rèn những kỹ năng cơ bản của người giáo viên. Quá trình hình thành những kỹ năng như vậy đòi hỏi phải có thời gian và sự luyện tập đều đặn. Vì vậy, học phần này được thực hiện trong 5 học kỳ và sắp xếp khác buổi với các học phần khác. Mỗi buổi học như vậy có 2 tiết giảng viên hướng dẫn và 2 tiết tự thực hành. Nội dung Rèn nghiệp vụ còn được thiết kế theo tiến độ các học phần nghiệp vụ khác. Do đó, các học phần nghiệp vụ được thực hiện đồng bộ nhằm đảm bảo quy trình rèn kỹ năng nghề nói chung cho sinh viện. - Học phần Thực hành nghề được thiết kế cho sinh viên năm cuối với vị trí là học phần thay thế khóa luận cuối khóa. Đây là học phần mới, được đề xuất theo ý kiến tăng cường tính thực hành cho CTĐT của giáo viên phổ thông. Sinh viên được học các học phần nghiệp vụ trong suốt quá trình đào tạo. Nội dung học phần Thực hành nghề nhằm hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng nghề cơ bản cho sinh viên sau quá trình học tập đó. Kết thúc học phần bằng việc thực hiện tiết giảng và báo cáo về một vấn đề trong đó sẽ thúc đẩy sinh viên tích cực không chỉ trong học phần thực hành nghề mà còn trong cả quá trình học các học phần nghiệp vụ của sinh viên. - Học phần Tổ chức hoạt động trải nghiệm được đưa vào chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Học phần hướng tới việc rèn luyện kỹ năng thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Nội dung học phần mang tính tích hợp cao giữa các môn học, gắn kết môn học với thực tiễn, cũng là gắn nhà trường với thực tiễn xã hội. Tích hợp và gắn với thực tiễn là điểm mới trong xây dựng đề cương theo tinh thần đổi mới, khác biệt với tính hàn lâm và phân hóa trước đây. 2.4.3. Tăng cường thực tập, thực tế của sinh viên trong quá trình đào tạo Thực tập sư phạm là nội dung bắt buộc trong các chương trình đào tạo giáo viên. Mục đích của việc thực tập sư phạm rõ ràng là rèn nghề và tạo môi trường cho sinh viên làm quen với công việc thực tế. Giống như đào tạo các bác sỹ trong ngành y tế, để sinh viên sư phạm có được sự chuẩn bị kĩ càng cũng như xác định định hướng nghề nghiệp rõ ràng, nội dung thực tập, thực tế của sinh viên sư phạm cần có sự thay đổi. Một số giải pháp cụ thể có thể áp dụng trong các trường sư phạm như: tăng thời lượng thực tập sư phạm, có thể kiến tập ngay từ năm đầu; phối hợp với các giáo viên cốt cán dạy giỏi ở phổ thông tham gia hướng dẫn sinh viên một số nội dung rèn nghiệp vụ sư Kỷ yếu hội thảo khoa học314 phạm. 2.4.4. Đưa đội ngũ giảng viên sư phạm xuống thực giảng ở phổ thông Khi tất cả giáo viên ở các nhà trường đứng trước yêu cầu nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình môn học mới để chuẩn bị cho việc sử dụng sách giáo khoa phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020-2021, giảng viên ở các trường sư phạm cũng phải nỗ lực đồng hành, thậm chí tiên phong trong công cuộc đổi mới. Bên cạnh việc nghiên cứu lý luận về đổi mới phương pháp dạy học hay kiểm tra đánh giá, bản thân giảng viên sư phạm, đặc biệt là các giảng viên bộ môn PPDH cần thâm nhập hơn nữa vào thực tiễn dạy học ở phổ thông. Qua 3 năm trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định triển khai đưa giảng viên xuống trực tiếp dạy học ở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở tỉnh Nam Định, hiệu quả của công việc này rất rõ ràng với quá trình đào tạo. Trước hết, các giảng viên sẽ nghiên cứu sâu hơn về chương trình giáo dục phổ thông và phương pháp dạy học để đưa ra những cải tiến trong chương trình đào tạo và rèn nghiệp vụ cho sinh viên. Số lượng giảng viên đăng kí xuống dạy ở các nhà trường mỗi năm đều nhiều hơn năm trước. Ngoài ra, các mạng lưới trao đổi chuyên môn giữa giáo viên và giảng viên được hình thành, tạo thuận lợi cho cả giảng viên và giáo viên nghiên cứu và thực hiện các giải pháp đổi mới. Ví dụ, đầu năm 2019, các giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Nam Định đã tập huấn cho toàn bộ giáo viên cốt cán bậc tiểu học huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định về dạy học theo định hướng giáo dục STEM. 2.4.5. Khẳng định chất lượng đào tạo giáo viên qua công tác đảm bảo chất lượng Xu thế hội nhập và quốc tế hóa mạnh mẽ đặt ra không ít cơ hội và thách thức cho các cơ sở đào tạo trong đó có sự cạnh tranh kèm theo yêu cầu về đổi mới để tạo ra những giá trị khác biệt gắn với yếu tố chất lượng. Việc quan tâm và đầu tư cho yếu tố chất lượng, hướng tới tạo một giá trị văn hóa - văn hóa chất lượng là yêu cầu sống còn của mỗi nhà trường. Từ phía Bộ Giáo dục và đào tạo, đã có rất nhiều văn bản quy định về việc đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, gắn tiêu chí chất lượng với việc giao chỉ tiêu tuyển sinh, bồi dưỡng giáo viên,etc.. Về phía các trường sư phạm, để nâng cao chất lượng đào tạo trong mỗi nhà trường hướng tới tạo thành văn hóa chất lượng, cần thực hiện nhiều giải pháp như sau: - Thường xuyên tự đánh giá chất lượng đào tạo qua các kênh lấy ý kiến phản hồi của người học và của đối tượng quản lý, sử dụng lao động - Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong mỗi trường sư phạm hoặc cơ sở đào tạo giáo viên, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục để khẳng định với xã hội về chất lượng đào tạo giáo viên của nhà trường - Kiểm định chương trình đào tạo giáo viên, trước mắt là những ngành mũi nhọn 3. Kết luận Trong bối cảnh hiện nay, các cơ sở đào tạo giáo viên rất chờ đợi một quy hoạch mang tính chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, vấn đề này mang tính vĩ mô, mà mỗi nhà trường sư phạm, đặc biệt là các trường sư phạm địa phương Kỷ yếu hội thảo khoa học 315 không thể tự giải quyết được. Vì thế, trước mắt cũng như lâu dài, bản thân các trường sư phạm cần tự khẳng định mình thông qua việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Muốn thực hiện tốt điều đó, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đổi mới chương trình đào tạo được coi là giải pháp then chốt. Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng chung của đội ngũ giảng viên và lãnh đạo trường. Để thực hiện mục tiêu dạy học phát triển năng lực và phẩm chất người học, chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm phải thực sự thay đổi theo một yêu cầu “kép”: phát triển năng lực và phẩm chất của sinh viên sư phạm và hướng tới năng lực dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh của những sinh viên đó. Đổi mới chương trình đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định nói riêng và các cơ sở đào tạo giáo viên nói chung không chỉ đổi mới ở cách thức xây dựng chương trình hay mục tiêu xây dựng mà đòi hỏi thay đổi từ nhận thức đến hành vi của lãnh đạo và giảng viên, những người điều hành, thực thi chương trình đào tạo và chú trọng đến các bên liên quan. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Chương trình giáo dục phổ thông- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông của các cơ sở đào tạo giáo viên, Tài liệu hội thảo, Hà Nội. [3]. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2015), Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Tài liệu tập huấn. [4]. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường đại học. [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên, Hà Nội. [6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu Hội thảo. [7]. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, (2011), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm. [8]. Lê Đức Ngọc, Trần Thị Hoài, (2014), Phát triển chương trình đào tạo giáo dục trình độ đại học, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_chuong_trinh_dao_tao_giao_vien_o_truong_cao_dang_su.pdf
Tài liệu liên quan