Đối diện với vấn đề tự tử của học sinh – sinh viên qua góc nhìn người làm tâm lý trong bối cảnh học đường

Hai năm làm việc trong vai trò nhà tâm lý (NTL) học đường cho chúng tôi

gặp nhiều trường hợp liên quan đến vấn đề tự tử của học sinh, một số mới

nảy sinh ý nghĩ, số khác đã lên kế hoạch, có trường hợp cố gắng tự tử và thậm

chí đã tự tử (gần đây) Đối diện với vấn đề này, có rất nhiều khó khăn đã

nảy sinh trong chúng tôi (cả góc độ công việc lẫn cá nhân). Chúng tôi nhận

ra rằng vấn đề tự tử ở người trẻ (chủ yếu là học sinh-sinh viên ở độ tuổi

15-21) trong bối cảnh học đường ở Việt Nam cần được bàn luận một cách

nghiêm túc và chuyên sâu hơn cho những người làm tâm lý học đường. Bài

viết hướng đến việc chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong quá trình làm

việc với học sinh có ý định tự tử trên cơ sở của phương pháp nghiên cứu phân

tích và tổng hợp tài liệu. Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề tự tử ở người trẻ qua

góc nhìn của tâm lý học để làm căn cứ cho việc tìm kiếm, xây dựng và phát

triển một số mô hình can thiệp chuyên biệt nhằm có những hỗ trợ phù hợp,

kịp thời cho người làm tâm lý, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe tâm thần

cho học sinh – sinh viên trong bối cảnh học đường.

pdf21 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đối diện với vấn đề tự tử của học sinh – sinh viên qua góc nhìn người làm tâm lý trong bối cảnh học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Leenaars và mô hình đa chiều về vấn đề tự tử, tìm hiểu bối cảnh của thân chủ là cần thiết để hiểu về cả khía cạnh cá nhân lẫn mối quan hệ của thân chủ khi xuất hiện ý nghĩ tự tử. Tìm hiểu về những suy nghĩ, nỗi đau khổ trong nội tâm của chính học sinh, bên cạnh đó không quên nhìn vào bối cảnh, những mối quan hệ xung quanh. Học sinh không chỉ là thành viên của gia đình, mà còn là những nhân tố của trường học, đóng vai trò trong nhiều mối quan hệ như với bạn bè, thầy cô, cho nên khó có thể tách riêng học sinh khỏi môi trường. Ý nghĩ tự tử không đơn thuần chỉ mới diễn ra tại thời điểm học sinh đến gặp NTL 749 tại trường học và tự tử không đơn thuần là một hành vi như đã giải thích ở trên. Cho nên, cần nắm vững chuyên môn; cần tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá vấn đề của học sinh một cách cẩn trọng và bình tĩnh thay vì hành động ngay lập tức theo những quy định được đặt ra. Mỗi quyết định của người làm tâm lý trong những trường hợp như vậy đều ảnh hưởng đến tiến trình hỗ trợ học sinh, NTL nên có những bước hội ý với chuyên gia, người giám sát chuyên môn của mình trước khi có những biện pháp can thiệp, thông báo với những bên liên quan tùy vào từng mức độ khẩn cấp của vấn đề học sinh mang đến. Với tính phức tạp của vấn đề tự tử, những chia sẻ trên cơ bản là những trải nghiệm cá nhân trong nghề nghiệp của mình, tùy từng trường hợp sẽ có nhiều cách hỗ trợ đa dạng khác. Thêm nữa, yếu tố cá nhân của người làm tâm lý cũng cần được lưu tâm. Trường hợp tồi tệ nhất xảy ra khi một học sinh trong trường tự tử, NTL thường là người được mong đợi hỗ trợ học sinh, gia đình, nhà trường nhanh chóng nhất có thể. Tuy nhiên, chính bản thân người làm tâm lý cũng vừa trải qua cú sốc và mất mát trong chính câu chuyện. Điều này thường bị xem nhẹ do tính đặc thù của nghề nghiệp – vì họ, người làm tâm lý – đang trong vai trò là “người chăm sóc/hỗ trợ” (Hannon & cs, 2019). Trong một nghiên cứu về những tác động khi làm việc với tự tử đối với NTL và nhu cầu tự chăm sóc của họ, các nhà nghiên cứu cho thấy việc đối diện với cái chết của thân chủ không phải là một việc hiếm gặp ở các NTL. Tuy nhiên vẫn tồn tại định kiến cho rằng khi thân chủ tự tử là “thất bại của NTL”, từ đó dẫn đến những áp lực tinh thần đối với họ. Những NTL thường được mong đợi, kỳ vọng hoặc tự cho rằng họ cần phải “toàn năng”, sắm vai người giải cứu, có thể giải quyết mọi tình huống xảy đến. Để rồi, khi đối diện với cái chết của thân chủ, nếu không được hỗ trợ thích đáng, họ thường gặp những cảm xúc tiêu cực kéo dài như căng thẳng, lo lắng, tức giận, đau buồn,... Về mặt chuyên môn, họ nghi ngờ năng lực bản thân, tự ti, cho rằng mình kém cỏi, vô trách nhiệm hay thậm chí né tránh nhóm thân chủ có vấn đề này về sau (Hawgood & Leo, 2015). Nghiên cứu này cũng đã nêu ra một số cách thức để hỗ trợ những NTL khi đối diện với việc tự tử của thân chủ như: – Giáo dục: Bên cạnh những vấn đề về pháp lý, trách nhiệm, đạo đức, NTL cần được giáo dục về cách ứng phó khi thân chủ cố gắng tự tử hoặc tự tử. Cần được cung cấp đầy đủ các thông tin cụ thể về hành vi tự tử. 750 – Giám sát: Sau khi thân chủ tự tử, việc giám sát thường bao gồm việc xem xét các ghi chú của trường hợp đó, nâng cao kiến thức và học hỏi từ sự kiện đã qua. Người giám sát có trách nhiệm đặc biệt hỗ trợ NTL mà không gán trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho họ vì cái chết của thân chủ, cũng như giúp họ ứng phó với bất kỳ tác động nào khi làm việc với khách hàng khác về sau. – Các chiến lược tự chăm sóc bản thân: Tự trau dồi, tìm kiếm tài liệu, đào tạo chuyên môn về tự tử và ứng phó với tự tử và cố gắng tự tử; Được giám sát; Xác định nhu cầu về an toàn để có thể cởi mở trong giám sát/nhóm giám sát; Hiểu về giới hạn/quyền hạn của bản thân; Xác định giới hạn làm việc của mình sau sự kiện; Tham gia các hoạt động khác để chăm sóc bản thân (tùy thuộc vào cá nhân). Tóm lại, có nhiều góc nhìn tâm lý học để NTL học đường chọn lựa thực hành trước vấn đề tự tử của học sinh. Tuy nhiên để thực sự hiểu và ứng dụng trong thực tế học đường cần một quá trình đào tạo chuyên môn, va chạm thực tế và được giám sát chuyên môn liên tục để có thể làm việc một cách hiệu quả. Con đường từ kiến thức chuyên môn đến thực hành còn cần rất nhiều thích nghi, kể cả đến mặt văn hóa, bối cảnh của từng trường học. Bên cạnh đó, NTL học đường cũng rất cần đến những hệ thống hỗ trợ trong quá trình làm việc như trường học, đồng nghiệp, hay hệ thống chuyển gửi. Hiện tại, vẫn chưa phổ biến các hướng dẫn chuyên môn tâm lý cho vấn đề tự tử ở học sinh, cũng như những thống nhất trong các quy trình chính thức về can thiệp tự tử dành cho NTL học đường. Các quy định pháp luật, quản lý, truyền thông cũng chưa đề cập rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của NTL học đường khi có xảy ra vấn đề tự tử ở học sinh. Khiến chúng tôi có cảm giác như tất cả cộng hưởng với nhau, tạo thành “lớp sương mờ” che phủ tầm nhìn của người làm tâm lý khi đối diện với vấn đề tự tử của học sinh trong bối cảnh học đường. IV. BÀN LUẬN Nâng cao nhận thức của cá nhân về việc tự ý thức, đánh giá về năng lực của NTL là rất cần thiết. Chúng tôi đã thành thực với việc mình thiếu 751 kiến thức chuyên môn về vấn đề tự tử ở học sinh, đó là bước đầu để chúng tôi thực sự nghiêm túc nhìn nhận, tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này. Trải nghiệm đó là bài học cũng như động lực để chúng tôi ý thức về việc thực hành chuyên môn của mình. Chúng tôi cũng đã vô cùng may mắn khi được hỗ trợ rất nhiều từ hệ thống chuyên môn của chúng tôi. Tại trường học nơi chúng tôi làm việc, cùng các đồng nghiệp của mình, chúng tôi đã được đào tạo bài bản, liên tục; hệ thống công việc rõ ràng như: đánh giá sàng lọc; lưu trữ hồ sơ tâm lý; giám sát định kỳ thường xuyên giúp đảm bảo tính chuyên nghiệp, quy tắc đạo đức công việc. Phòng tâm lý học đường có những cách thức phối kết hợp giữa các bên nhưng vẫn rõ ràng vai trò trách nhiệm của mình cùng với sự thấu hiểu, hỗ trợ lẫn nhau trong hệ thống. Khi làm việc với những trường hợp học sinh có vấn đề tự tử, NTL không làm việc một mình mà có cả một liên minh cùng đồng hành. Được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và giám sát viên qua những trường hợp làm việc “cận cảnh” đã giúp chúng tôi có những nhìn nhận: Về chuyên môn, chúng tôi đã được giúp đỡ để nhìn nhận lại vấn đề đã và đang diễn ra trong chúng tôi nhằm có những hướng đi tiếp hỗ trợ học sinh hay những quyết định cần được đưa ra trong từng trường hợp cụ thể. Về mặt tinh thần từ nhóm giám sát chuyên môn để có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn. Tuy vậy, đây là trải nghiệm của riêng chúng tôi. Tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng không phải người làm tâm lý trong bối cảnh học đường nào cũng đang nhận được những hỗ trợ tương tự. Đây phải chăng cũng là một trong những nguyên do dẫn đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở NTL học đường? Và sẽ ra sao nếu trường hợp tồi tệ nhất xảy ra, học sinh tự tử, NTL học đường sẽ đối diện với mất mát đó như thế nào? Điều này cần được minh chứng rõ hơn qua các nghiên cứu sâu về những trải nghiệm thực tế của các NTL học đường khi đối diện với vấn đề tự tử ở học sinh. Những hướng dẫn hiện có vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong học đường, các tài liệu nước ngoài chỉ được dịch thuật và sử dụng trong từng khung cảnh riêng biệt mà chưa được thích nghi với văn hóa một cách đầy đủ. Cụ thể như, hiện tại, NASP có những hướng dẫn phòng ngừa cho học sinh có ý định tự tử chi tiết qua một loạt các mục sau: 1) Lưu ý các nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo; 2) Tăng cường các yếu tố bảo vệ (sự kết nối 752 giữa nhà trường và cộng đồng, tăng cường phổ cập các kỹ năng giải quyết vấn đề lành mạnh, giúp học sinh hiểu về sức khỏe tâm thần, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc hiệu quả); 3) Trường học cần có NTL học đường/nhóm can thiệp khủng hoảng chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá nguy cơ tự tử, thông báo cho phụ huynh, cung cấp các khuyến nghị và giới thiệu đến các dịch vụ cộng đồng, đồng thời thường cung cấp tư vấn và hỗ trợ theo dõi tại trường; 4) Thiết lập quan hệ đối tác với các cơ quan sức khỏe tâm thần cộng đồng địa phương giúp kết nối học sinh với các dịch vụ cần thiết một cách kịp thời và giúp việc tái nhập học suôn sẻ; 5) Không bao giờ bỏ qua hoặc giữ bí mật thông tin; 6) Gọi đường dây nóng ngăn chặn tự tử quốc gia khi có trường hợp khẩn cấp (NASP, 2015). Những điều này, khi áp dụng tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như ý thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần trong nhà trường/gia đình; trường học chưa có những liên kết chặt chẽ với cơ quan địa phương hay những tổ chức hỗ trợ khi có học sinh gặp vấn đề tự tử. Chưa kể đến việc, như đã phân tích ở trên, sự hỗ trợ qua các đường dây nóng hiện nay, nếu có, thường hỗ trợ ban đầu, can thiệp khủng hoảng trước mắt, chưa có sự liên hệ chặt chẽ với hệ thống trường học hay cơ quan pháp luật. V. KẾT LUẬN Tạm kết lại, có thể hiểu tự tử là một vấn đề phức tạp, đa khía cạnh, đa nguyên nhân. Thế nên, việc lý giải tự tử theo cách thức một chiều nhân quả tuyến tính dường như khó có thể hỗ trợ được cho NTL học đường khi đối diện với học sinh có vấn đề tự tử. Tự tử nên được hiểu là một quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của một người mà ở đó dường như niềm hy vọng đang dần mất đi trong khi sức chịu đựng những đau khổ nơi họ càng gần hơn tới giới hạn kèm theo đó là những huyễn tưởng về một nơi không còn khổ đau. Tất cả cần được đặt trong bối cảnh sống riêng của từng cá nhân khi dấn thân để hiểu hơn về ý nghĩa của tự tử là gì đối với mỗi người. Ngoài ra, các NTL học đường cũng rất cần có những hệ thống đồng hành, hỗ trợ chuyên môn lẫn cá nhân (giám sát, tương trợ, kết nối, phát triển) bên cạnh việc được đào tạo chuyên môn sâu để hình dung rõ hơn những khía cạnh khác nhau về vấn đề tự tử khi làm việc với học sinh trong bối cảnh học đường. 753 Qua bài viết này, một lần nữa, chúng tôi muốn kêu gọi các tổ chức, hiệp hội có liên quan đến lĩnh vực tâm lý học đường hiện có tại Việt Nam, chung tay để hỗ trợ nhằm phát triển nội dung chuyên sâu về vấn đề tự tử cho NTL học đường – một việc rất cần thiết nhưng hiện tại trong đào tạo chuyên ngành ít được đề cập đến, đồng thời xây dựng hệ thống hướng dẫn hỗ trợ cho NTL học đường khi có học sinh tự tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Huỳnh, V. S., Nguyễn, T. T., Nguyễn, T. D. M., Đặng. H. A. (2019). Thực trạng đội ngũ làm công tác tham vấn học đường hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 01(49), 145-153. UNICEF Việt Nam (2017). Bản chất vấn đề tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam. Tài liệu tiếng Anh APA (2021). Suicide. American Psychological Association. https://www.apa.org/ topics/suicide Beck, A. T. (1963). Thinking and Depression. Archives of General Psychiatry, 9(4), 324. doi: 10.1001/archpsyc.1963.01720160014002 Belbase, Shashidhar & Luitel, Bal & Taylor, Peter. (2008). Autoethnography: A Method of Research and Teaching for Transformative Education. Journal of Education and Research. 1. 86-95. doi: 10.3126/jer.v1i0.7955 Carley L. C., & Robin, D. E. (2009). Breaking the silence: School counsellors’ experiences of client suicide. British Journal of Guidance & Counselling, 37 (2), 157-168. doi: 10.1080/03069880902728580 Cummings, J. (2017). Prevent Suicide by Recognizing Early Warning Signs. Cummings Graduate Institute for Behavioral Health Studies. https://cgi. edu/biodyne-model-therapists-masters-suicide-assessment-prevention/. Erps, K. H., Ochs, S., & Myers, C. L. (2020). School psychologists and suicide risk assessment: Role perception and competency. Psychology in the Schools, 57(6), 884-900. doi: 10.1002/pits.22367 Faust, K. R. (2017). Writing Lives, Writing Loss: An autoethnography on the death of a teammate [Master’s thesis, Brock University]. https://core.ac.uk/ download/pdf/84680951.pdf 754 Geneva: World Health Organization (2021). Suicide worldwide in 2019: global health estimates. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO. Hannon, M. D., Mohabir, R. K., Cleveland, R. E., & Hunt, B. (2019). School Counselors, Multiple Student Deaths, and Grief: A Narrative Inquiry. Journal of Counseling & Development, 97(1), 43-52. doi: 10.1002/jcad.12234 Hawgood, J. & Leo, D. De. (2015). Working with suicidal clients: Impacts on psychologists and the need for self-care. InPsych 2015, 37(1). https://www. psychology.org.au/inpsych/2015/february/hawgood# Hoin, K., Hyun, J. H., & Yong-Sil, K. (2020). Classifcation of Adolescent Suicide Based on Student Suicide Reports. J Korean Acad Child Adolesc Psychiatry 2020, 31(4), 169-176. doi: 10.5765/jkacap.200030 Nguyễn, T. K. H., Nguyễn, T. L., Phạm, Q. T., Phạm, V. C., Dương, D. M., & Lê, T. K. A. (2019). Suicidal behaviors and depression “among adolescents in Hanoi, Vietnam: A multilevel analysis of data from the Youth Risk Behavior Survey. Health Psychology Open 2020, 1-11. doi: 10.1177/20551029209547 Joiner, T. (2009). The interpersonal-psychological theory of suicidal behavior: Current empirical status. Psychological Science Agenda. https://www.apa. org/science/about/psa/2009/06/sci-brief Leenaars, Antoon. A. (1996). Suicide: A Multidimensional Malaise. Suicide and Life-Threatening Behavior, 26(3), 221-236. doi: 10.1111/j.1943-278X.1996. tb00608.x Maltsberger, J. T., & Buie, D. H. (1980). The devices of suicide: Revenge, riddance, and rebirth. International Review of Psycho-Analysis, 7(1), 61-72. https:// psycnet.apa.org/record/1991-56708-001 National Association of School Psychologists (2015). Preventing Youth Suicide: Brief Facts and Tips. https://www.nasponline.org/resources-and- publications/resources-and-podcasts/school-climate-safety-and-crisis/ mental-health-resources/preventing-youth-suicide Wang, Q., Hu, W., Ouyang, X., Chen, H., Qi, Y., & Jiang, Y. (2020). The relationship between negative school gossip and suicide intention in Chinese junior high school students: The mediating effect of academic burnout and gender difference. Children and Youth Services Review, 117, 105272. doi: 10.1016/j. childyouth.2020.105272 World Health Organization (2021). Suicide. https://www.who.int/news-room/ fact-sheets/detail/suicide

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_dien_voi_van_de_tu_tu_cua_hoc_sinh_sinh_vien_qua_goc_nhi.pdf