Nhằm nâng cao hiệu quả công cụ quản lý kinh tế. Chính phủ đã phê duyệt và ban hành
một chiến lược cho sự phát triển kế toán – kiểm toán (KT-KT) đến năm 2020, tầm nhìn
2030 của Việt Nam. Với mục tiêu: Tạo lập hệ thống KT - KT hoàn chỉnh; Xây dựng hệ
thống khuôn khổ pháp lý KT- KT phù hợp với thông lệ quốc tế; Tăng cường quan hệ hợp
tác và thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực KT - KT với các tổ chức quốc tế về KT- KT
trong khu vực và thế giới. Việc hướng các doanh nghiệp (DN) Việt Nam áp dụng Chuẩn
mực BCTC quốc tế (IFRS) cho việc lập báo cáo tài chính (BCTC) cũng không nằm ngoài
những mục tiêu trên. Đây chính là tiền đề và động lực quan trọng để nâng tầm hoạt động
KT- KT nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả, minh bạch hóa nền kinh tế nước nhà
nói chung. Bài viết chỉ đề cập một số vấn đề sau đây: (1) Tầm quan trọng của việc áp dụng
IFRS cho việc lập BCTC; (2) Kinh nghiệm quốc tế áp dụng IFRS; (3) Thực trạng cơ sở
pháp lý cho việc lập BCTC ở Việt Nam hiện nay; (4) Những lợi ích và thách thức khi áp
dụng IFRS; (5) Kết luận.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Doanh nghiệp Việt Nam với việc vận dụng IFRS để lập Báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
157
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI VIỆC VẬN DỤNG IFRS
ĐỂ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
#PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh - TS.Trần Ngọc Hùng - NCS Ths. Bùi Quang Hùng
Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
Nhằm nâng cao hiệu quả công cụ quản lý kinh tế. Chính phủ đã phê duyệt và ban hành
một chiến lược cho sự phát triển kế toán – kiểm toán (KT-KT) đến năm 2020, tầm nhìn
2030 của Việt Nam. Với mục tiêu: Tạo lập hệ thống KT - KT hoàn chỉnh; Xây dựng hệ
thống khuôn khổ pháp lý KT- KT phù hợp với thông lệ quốc tế; Tăng cường quan hệ hợp
tác và thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực KT - KT với các tổ chức quốc tế về KT- KT
trong khu vực và thế giới. Việc hướng các doanh nghiệp (DN) Việt Nam áp dụng Chuẩn
mực BCTC quốc tế (IFRS) cho việc lập báo cáo tài chính (BCTC) cũng không nằm ngoài
những mục tiêu trên. Đây chính là tiền đề và động lực quan trọng để nâng tầm hoạt động
KT- KT nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả, minh bạch hóa nền kinh tế nước nhà
nói chung. Bài viết chỉ đề cập một số vấn đề sau đây: (1) Tầm quan trọng của việc áp dụng
IFRS cho việc lập BCTC; (2) Kinh nghiệm quốc tế áp dụng IFRS; (3) Thực trạng cơ sở
pháp lý cho việc lập BCTC ở Việt Nam hiện nay; (4) Những lợi ích và thách thức khi áp
dụng IFRS; (5) Kết luận.
Tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS cho việc lập BCTC
Trong bối cảnh kinh tế đang toàn cầu hóa như hiện nay, việc tìm ra một ngôn ngữ
chung cho các DN trong việc lập và trình bày BCTC là hết sức cấp thiết. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc lập và trình bày BCTC. Sự khác biệt
này, đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho người sử dụng trong việc đánh giá chất lượng BCTC ở
một quốc gia khác cũng như khi so sánh các Báo cáo trên toàn cầu. Trước đây, trong giai đoạn
những năm 1970 hầu hết các công ty trên thế giới có xu hướng theo US GAAP của Hoa Kỳ,
do đây là quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển nhất thế giới. Nhưng hiện nay US
GAAP không còn là xu hướng nữa vì các quốc gia phát triển đã dần dần tìm được tiếng nói
chung thông qua IFRS. Nguyên nhân dẫn đến điều này là US GAAP quá phức tạp và dựa quá
nhiều vào các quy định cụ thể, thay vì các nguyên tắc chung, và không được chấp thuận ở một
số quốc gia bởi lý do chính trị. Bên cạnh đó, cho đến trước 2007, việc sử dụng các BCTC
mang tính địa phương rồi sau đó chuyển đổi sang chuẩn GAAP vẫn còn rất phổ biến. Việc
làm này tốn kém nhiều thời gian và cả chi phí cho đến khi IFRS được ban hành với mục tiêu
cốt lõi là giúp các DN trên toàn cầu có thể tuân theo một chuẩn chung chấp nhận được khi lập
BCTC.
Việc nâng cao chất lượng thông tin KT-KT ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh
tế thế giới là rất cấp thiết.
Chiến lược KT- KT đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được đặt ra trong bối cảnh trên,
hướng đến tạo lập hệ thống KT- KT Việt Nam đáp ứng được yêu cầu quản lý của nền kinh tế
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
158
thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dần hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Phấn
đấu đến 2030, Việt Nam có một hệ thống KT-KT thực sự của kinh tế thị trường, tương đồng
với thông lệ quốc tế.
Đồng thời, khi áp dụng IFRS sẽ đóng góp giá trị lớn đối với tính bền vững của nền
kinh tế toàn cầu, vì IFRS gia tăng sự minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải
trình của DN, từ đó giảm bớt độ chênh lệch thông tin giữa nội bộ và bên ngoài DN. Ngoài
ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực thống
nhất trên phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và
đang phát triển.
Kinh nghiệm quốc tế áp dụng IFRS
Thống kê của IASB cho thấy tính đến tháng 4/2016 đã có khoảng trên 140 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã và đang trên lộ trình áp dụng IFRS. Theo dữ liệu mà IASB cung cấp (bảng
1), hầu hết các quốc gia có thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới đều đã thực hiện theo
IFRS. Gần như toàn bộ các quốc gia Châu Âu đều đã áp dụng IFRS, kể cả Nga. Tại Đông
Nam Á, chỉ có Lào, Đông Timor và Việt Nam là chưa áp dụng, thậm chí những nền kinh tế
kém phát triển hơn Việt Nam rất nhiều như Myanmar và Cambodia đều đã áp dụng IFRS
trong thời gian qua và được IASB công nhận. Tương tự, những nền kinh tế đang phát triển
như ở Châu Phi, chẳng hạn Kennya, Sierra Leone, đặc biệt là quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao
nhất thế giới Zimbabwe cũng đã bước đầu áp dụng IFRS. Ở châu Mỹ, ngay cả quốc gia có hệ
thống chuẩn mực riêng rất đặc thù như Hoa Kỳ cũng đã có thỏa thuận với IASB về việc bước
đầu áp dụng IFRS từ 2014. Hay như các đối tác lớn của quốc gia này như: Canada và Mexico
cũng đã dần dần từ bỏ chuẩn mực kế toán riêng của mình để áp dụng IFRS. Cụ thể, tại Canada
và Mexico, các công ty niêm yết và các công ty đa quốc gia đã chuyển sang IFRS lần lượt từ
đầu năm 2011 và 2012.
Bảng 1: Các quốc gia tiêu biểu đã áp dụng IFRS
Châu Á Châu Mỹ Châu Âu
Đông Nam Á Phần còn lại Bắc Mỹ Phần còn lại
Châu Phi
Albania Brunei Bahrain Canada Argentina Botswana
Austria Cambodia Bangladesh USA Bahamas Egypt
Bulgaria Indonesia Bhutan Bolivia Kennya
Cyprus Malaysia China Brazil Ghana
Czech Myanmar Hong Kong Chile Rwanda
Denmark Thailand India Colombia Sierra
Leone
France Singapore Iraq Costa Rica South
Africa
Germany Israel El Salvador Suriname
Italy Japan Honduras Uganda
Russia Korea Mexico Zimbabwe
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ website IFRS.org
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
159
Theo Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB), với trên 10 năm gần đây, việc áp
dụng các IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong
số 140 quốc gia được IASB khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết những DN
nội địa áp dụng IFRS. Đa số những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ
chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB),
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy
ban chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.
Thực trạng cơ sở pháp lý và việc lập BCTC ở Việt Nam hiện nay
Khuôn khổ pháp lý đó là Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập. Cả hai luật này
đều bao gồm các quy định cụ thể chỉ có trong các quy chế hướng dẫn đi kèm, như chế độ
kế toán; các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán. Luật Kế toán yêu cầu các DN tuân
thủ áp dụng một hệ thống kế toán thống nhất, song song đó là các cơ chế về kiểm tra, giám
sát của công chúng hỗ trợ cho các yêu cầu về BCTC DN đối với thị trường tài chính và thị
trường vốn; Các khuôn khổ chính sách cho quá trình hiện đại hóa việc đào tạo kế toán ở các
trường đại học; Các tổ chức nghề nghiệp kế toán cung cấp các hoạt động bồi dưỡng nghiệp
vụ chuyên môn liên tục. Có thể nói, với quy định áp dụng thống nhất một hệ thống kế toán
chỉ có thể phù hợp với các DN trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Do đó, không nhất thiết
yêu cầu các công ty đại chúng hay DN tư nhân phải áp dụng thống nhất điều này sẽ dẩn đến
thiếu linh hoạt.
Về chuẩn mực kế toán: Hiện tại Việt Nam vẫn ưu tiên áp dụng các quyết định, hướng
dẫn trước VAS nghĩa là đang tồn tại sự thiếu nhất quán trong cơ sở pháp lý để xây dựng
BCTC. Điều này làm ảnh hưởng đến tính tin cậy và khả năng so sánh của các thông tin tài
chính được trình bày trong BCTC theo VAS. Đồng thời, DN lập BCTC cũng DN kiểm toán
phải chịu áp lực tuân thủ rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến tính tin cậy và khả năng so
sánh của các thông tin tài chính được trình bày trong BCTC theo VAS.
Hiện nay, phần lớn DN đang áp dụng các chuẩn mực Việt Nam (VAS) trong việc lập
BCTC theo luật định. Gần đây, Việt Nam cũng đã cho phép (không bắt buộc) các công ty
niêm yết trên thị truờng chứng khoán của họ sử dụng IFRS khi lập và trình bày BCTC theo
giá thị trường. Như vậy, thực chất chỉ một số DN lập BCTC theo IFRS nếu có vốn đầu tư
nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế. Với thực tế là tất cả các DN đều phải lập
BCTC với các yêu cầu về kiểm toán và công khai dành riêng cho từng loại hình DN. Cách
tiếp cận này chưa thật sự phù hợp, các loại hình báo cáo khác nhau chưa phân định rõ giữa
BCTC và các yêu cầu về kiểm toán theo quy định đối với các công ty đại chúng, các DN tư
nhân lớn và các DN nhỏ.
Theo đánh giá từ tổ chức nghề nghiệp thì thực trạng về yêu cầu và nhận thức về chất
lượng của BCTC DN tại Việt Nam hiện còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém
trong quản trị DN và thực tế là đa phần các đối tượng tham gia thị trường là nhà đầu tư cá
nhân cũng như sự thiếu minh bạch, đặc biệt trong khu vực DNNN, đã khiến việc tiếp cận của
công chúng đối với các BCTC được kiểm toán rất hạn chế. Người sử dụng thường cho rằng
các BCTC được các hãng kiểm toán lớn là thành viên của mạng lưới quốc tế kiểm toán thì có
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
160
tiêu chuẩn BCTC cao hơn. Trong khi đó, phần lớn BCTC của các công ty niêm yết và DNNN
được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nước.
Những lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS
Với chiến lược cho sự phát triển KT- KT đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Việt Nam
thì việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng các chính sách của ASEAN cũng như
theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trên thị trường
phẳng toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC). Thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và
các DN Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn
vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự
kiểm toán... Ở khía cạnh tác động tích cực của triển khai rộng rãi IFRS đến sự phát triển của
thị trường tài chính, kinh nghiệm triển khai IFRS ở nhiều quốc gia cho thấy, sau khi áp dụng
IFRS, thì mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng như thị trường tài chính
nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng ở các nước đó được giới đầu tư nước ngoài đánh
giá cao. Điều này không chỉ giúp các thị trường này cải thiện khả năng thu hút dòng vốn đầu
tư nước ngoài, mà còn giúp cho nền kinh tế và DN của các nước này giảm đáng kể chi phí
phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, do định mức tín nhiệm tăng cao. Kể từ khi
các nước này áp dụng IFRS thì không còn mối ngờ này, vì cùng với thông tin minh bạch hơn,
trách nhiệm giải trình của DN rõ ràng hơn. IFRS được ví như “ngôn ngữ tài chính toàn cầu”
giúp đảm bảo tính so sánh, thống nhất và minh bạch, sẽ “chắp thêm cánh” cho DN tận dụng
cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế, đồng thời giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hội
nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.
Khi hiểu biết về IFRS sẽ giúp DN có những thông tin hữu ích về các DN khác trong
cùng ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác; Riêng đối với DN FDI mà
công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc biết và áp dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc để nhằm phục
vụ cho việc hợp nhất báo cáo ở công ty mẹ. Việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so
sánh và tính minh bạch của hoạt động BCTC. Các BCTC có liên quan, có thể so sánh và phản
ánh trung thực tình hình tài chính của tổ chức là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong
việc đưa ra quyết định đầu tư của mình. IFRS giúp đảm bảo tính thống nhất toàn cầu của
chuẩn mực BCTC áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau. Các BCTC
lập theo IFRS được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Các yếu tố này là điều
kiện tiên quyết để Việt nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
Thông qua áp dụng IFRS, các công ty ở Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ hội
nhập kinh tế ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách
bền vững. Điều này củng cố sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, thách thức đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên tài chính kế toán có
năng lực. Đây không phải là một công việc dễ dàng vì IFRS được xem là rất phức tạp, ngay
cả ở những nền kinh tế phát triển. Các chuyên gia tài chính Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm
mới và các phương pháp hạch toán mới chưa quen áp dụng.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
161
Thay vào đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của
giao dịch, do đó yêu cầu phải có xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản lý,
những người sẽ tham vấn nhân viên kế toán của mình. Các DN cần thiết lập hệ thống và qui
trình để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng. Việc quản lý công tác BCTC, trong
đó có yêu cầu tuân thủ và kiểm toán nội bộ, cần được tăng cường nhằm đảm bảo tính trung
thực của BCTC.
Gần đây sau bao nhiêu lần lỗi hẹn, Bộ Tài chính đã mạnh dạn bước đầu triển khai việc
đào tạo các chuyên gia kế toán với định hướng vận dụng các IFRS cho các DN Việt Nam thời
gian sắp tới. Rõ rang, việc áp dụng chung một chuẩn mực sẽ giúp cho các DN nói chung và
Việt Nam nói riêng nâng cao tính minh bạch không chỉ trong các DN mà còn trong các cơ
quan ban ngành Chính phủ. Điều này, sẽ giúp cho việc nâng cao hạng mức tín nhiệm của Việt
Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế, bên cạnh đó còn giúp cho các DN Việt Nam tiếp
xúc với các nguồn tín dụng quốc tế như ADB, World Bank dễ dàng hơn. Đặc biệt, đối với
các loại báo cáo hợp nhất áp dụng cho các công ty đa quốc gia với công ty con là DN Việt
Nam, việc hoà hợp IFRS giúp cho việc hội nhập càng trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn bao giờ
hết. Khi tiến hành giao thương, các DN Việt Nam dùng chung một ngôn ngữ chuẩn về kế toán
với các DN trên thế giới sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn trong công tác hạch toán ghi nhận
các nghiệp vụ.
Trong quá trình hội nhập toàn diện với quốc tế, các DN Việt Nam phải tuân thủ các
luật chơi mới đầy thách thức và khó khăn. Và một trong những thách thức DN phải đối diện
hiện nay là xu hướng vận dụng IFRS trong việc lập BCTC. Tuy nhiên trong thực tế để vận
dụng được IFRS là cả một quá trình gian khó đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. Khó khăn thách
thức đầu tiên phải đề cập đến là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực. Với rào cản ngôn ngữ là tiếng
Anh và các thuật ngữ khó hiểu mang tính học thuật, ước lệ của từ vựng chuyên ngành kế toán
gây không ít khó khăn cho người dạy lẫn người học. Ngoài ra, với đặc thù ngành kế toán ít
nhiều đòi hỏi người dịch, chuyển tải nội dung các chuẩn mực kế toán cần phải có trải nghiệm
kiến thức thực tế. Từ đó dẫn đến hiện tượng là cho đến nay chỉ có một vài trường đại học lớn
trong cả nước là đã mạnh dạn triển khai dạy các khoá về kế toán quốc tế theo nội dung của
IFRS Điều này dẫn đến việc ngay chính bản thân Bộ Tài chính cũng cảm thấy quan ngại
khi đưa ra yêu cầu hội nhập với một thời hạn ấn định vận dung IFRS cụ thể do sợ thiếu hụt
lực lượng lao động đáp ứng đủ tiêu chuẩn công tác tại các cơ quan thuế. Thách thức thứ hai là
vấn đề thiếu hụt các tổ chức định chế uy tín trong việc đánh giá giá trị các loại tài sản, do đó
vận dụng các khái niệm về giá trị hợp lý (fair value) sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu định
giá theo giá trị thị trường. Thách thức thứ ba là những khác biệt về luật cũng như góc nhìn về
một số tài sản đặc thù, mà cụ thể là đất đai. Do đến nay Việt Nam vẫn mới chỉ công nhận
quyền sử dụng đất chứ chưa công nhận đất đai như là một loại tài sản, nên việc vận dụng các
chuẩn mực kế toán quốc tế ít nhiều còn khoảng cách.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn thách thức nêu trên thì Việt Nam cũng có nhiều
thuận lợi khi vận dụng các IFRS. Đầu tiên, phải kể đến việc thừa kế những thay đổi cập nhật
mới nhất của hệ thống các chuẩn mực qua quá trình vận dụng thực tế lâu dài trên thế giới. Từ
đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam trong quá trình vận dụng
IFRS vào thực tiễn. Thuận lợi phải kể đến tiếp theo chính là làn sóng mua bán và sát nhập
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
162
(M&A) nổi lên rầm rộ những năm gần đây. Bên cạnh tiếp thu được nguồn vốn ngoại từ bên
ngoài, các DN Việt Nam cũng đồng thời tiếp thu được các kiến thức, kỹ thuật kế toán mới từ
các chuyên gia đến từ công ty mẹ, nơi mà việc trang bị các kiến thức về chuẩn mực kế toán
IFRS đã trở thành bắt buộc. Ngoài ra, chính sự dễ dàng và thuận lợi trong việc di chuyển
trong khối cộng đồng chung ASEAN gần đây cũng tạo điều kiện cho một lực lượng lao động
quốc tế được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên nghiệp du nhập vào Việt Nam, tham gia ngày
càng đông vào lực lượng lao động nói chung và các chuyên gia tài chính, kế toán nói riêng.
Bản thân xét về nội lực thì Việt Nam cũng là một quốc gia với lực lượng lao động đang ở độ
tuổi vàng thuận lợi cho việc học tập và nâng cao kiến thức không ngừng. Và cuối cùng hiện
nay Việt Nam ngày càng có nhiều sự hiện diện của các tổ chức hiệp hội kế toán chuyên
nghiệp như ACCA, CIMA Chính điều này tạo nên sự thuận lợi trong việc cập nhật kiến
thức cũng như hệ thống bằng cấp, chứng chỉ chuyên nghiệp quốc tế và từ đó tạo nên động lực
để nguồn nhân lực kế toán Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu trong nghề nghiệp.
Kết luận
IFRS chính thức áp dụng trên toàn thế giới từ 1/1/2015 và đến nay đã có trên 140 quốc
gia và vùng lãnh thổ áp dụng. Cũng còn nhiều vấn đề tranh luận gay gắt, thậm chí còn nhiều
bất đồng liên quan đến một số nội dung cụ thể. Ví dụ như các quy định về công cụ tài chính,
tổn thất tài sản, trình bày kế toán nhưng không thể phủ nhận được lợi ích to lớn mà IFRS
mang lại. Dưới các góc nhìn khác nhau, từ phía cơ quan quản lý và người hành nghề, thì áp
dụng IFRS đem lại nhiều lợi ích trong đó có lợi ích to lớn về tăng tính minh bạch và tính có
thể so sánh, và tăng hiệu quả thị trường, giảm chi phí vốn và tăng tính cạnh tranh của DN.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc áp dụng IFRS là rất cần thiết. Việc ban hành
khung pháp lý đầy đủ về kế toán phù hợp với thông lệ phổ biến của quốc tế là vô cùng quan
trọng. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm 10 năm áp dụng IFRS từ 2005 đến 2015 của các
quốc gia trên thế giới, thì Việt Nam đang sẽ có những bước đi vững chắc hơn trong việc áp
dụng IFRS.
-----------------------
Tài liệu tham khảo
1. Daske, H., Hail, L., Leuz, C. & Verdi, S. (2008). Mandatory IFRS Reporting Around the World: Early
Evidence on the Economic Consequences. Journal of Accounting Research, 46 (5): 1085-42.
2. Li, S. (2010). Does Mandatory Adoption of International Financial Reporting Standards in the European
Union Reduce the Cost of Equity Capital. The Accounting Review. 85 (2): 607-36.
3. Trần Mạnh Dũng (2009). Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS). Tạp chí Kinh tế & Phát triển. Tháng 11; pp.
69-74.
4. Trần Mạnh Dũng, Đào Mạnh Huy & Nguyễn Thị Thanh Diệp (2011). Kinh nghiệm lần đầu tiên áp dụng
chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS). Tạp chí Kinh tế & Phát triển. Số 165 (II). Tháng 3. pp. 95-97.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doanh_nghiep_viet_nam_voi_viec_van_dung_ifrs_de_lap_bao_cao.pdf