Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ (CLDV) của Cronin -
Taylor và Gronroos. Đối tượng nghiên cứu là khách hàng đã và đang sử dụng
dịch vụ thẻ ATM của một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.
Long Xuyên, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với cỡ mẫu là 240
khách hàng. Qua kết quả cũng cho thấy rằng mô hình GRONROOS giải thích
tốt hơn mô hình SERVPERF đối với dịch vụ thẻ ATM, do đặc thù về CLDV thẻ
ATM chịu ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ nên theo mô hình GRONROOS thì
thành phần chất lượng kỹ thuật tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng
mạnh hơn thành phần chất lượng chức năng. Qua đánh giá của khách hàng thì
CLDV thẻ ATM của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại TP. Long Xuyên
ở mức cao.
9 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đo lường sự thoả mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ ATM của một số Ngân hàng TMCP tại thành phố Long Xuyên: so sánh giữa mô hình Servperf và Gronroos, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
11
ĐO LƯỜNG SỰ THOẢ MÃN CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ THẺ ATM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TMCP TẠI THÀNH PHỐ
LONG XUYÊN: SO SÁNH GIỮA MÔ HÌNH SERVPERF VÀ GRONROOS
Hồ Bạch Nhật1, Trần Thanh Sang1
1Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 04/12/2015
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
02/03/2016
Ngày chấp nhận đăng: 06/2016
Title:
A measurement on customers’
satisfaction towards the quality
of ATM services of some joint-
stock commercial banks in Long
Xuyen city: Comparison
between two models SERPERF
and GRONROOS
Từ khóa:
SERVPERF, GRONROOS,
sự hài lòng của khách hàng,
chất lượng dịch vụ thẻ ATM
Keywords:
SERVPERF, GRONNROOS,
customer satisfaction,
quality of ATM services
ABSTRACT
Research based on the theory of service quality (SQ) of Cronin - Taylor and
Gronroos. The research object is the clients who have been using the ATM
service of one of the commercial joint stock banks in Long Xuyen City, samples
were selected by convenient method with sample size of 240 customers. The
result also showed that GRONROOS model explains better than SERVPERF
model for ATM card service due to the particularities of SQ of ATM card
influenced much by technology, so according to GRONROOS model, the
technical quality component impacts more on customers' satisfaction than
function of quality components. Verified results of the difference showed no
difference in the evaluation of customers' satisfaction for ATM card SQ of the
commercial joint stock banks in Long Xuyen City according to some
demographic variables.
TÓM TẮT
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ (CLDV) của Cronin -
Taylor và Gronroos. Đối tượng nghiên cứu là khách hàng đã và đang sử dụng
dịch vụ thẻ ATM của một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.
Long Xuyên, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với cỡ mẫu là 240
khách hàng. Qua kết quả cũng cho thấy rằng mô hình GRONROOS giải thích
tốt hơn mô hình SERVPERF đối với dịch vụ thẻ ATM, do đặc thù về CLDV thẻ
ATM chịu ảnh hưởng nhiều bởi công nghệ nên theo mô hình GRONROOS thì
thành phần chất lượng kỹ thuật tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng
mạnh hơn thành phần chất lượng chức năng. Qua đánh giá của khách hàng thì
CLDV thẻ ATM của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại TP. Long Xuyên
ở mức cao.
1. GIỚI THIỆU
Theo Hway – Boon và Yu (2003) cho rằng, ngoài
kênh internet còn có các kênh điện tử khác được
sử dụng một cách rộng rãi bởi ngân hàng trong
việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng như máy
tính cá nhân, điện thoại và ATM (Automated
Teller Machine). Vì thế, các ngân hàng không
ngừng cải tiến các dịch vụ ngày càng tốt hơn để
tăng cường sự cạnh tranh về dịch vụ và đặc biệt
trong lĩnh vực thẻ. Mặt khác, theo Kadir, Rahmani
và Masinaei (2011) cho rằng, ATM hiện nay giữ
một vai trò quan trọng trong đời sống, nó hoạt
động như thể là một nhân viên ngân hàng. Với sự
xuất hiện của máy ATM, các ngân hàng có thể
giao dịch với khách hàng ở bên ngoài do các máy
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
12
ATM được đặt gần các ngân hàng hoặc gần các
trung tâm mua sắm, nhà hàng, trường học, sân
bay, v.v nhằm thực hiện các chức năng quan
trọng như rút tiền mặt, kiểm tra số dư tài khoản,
thanh toán các hóa đơn, v.v...
Một trong những thành phố lớn tại miền tây, TP.
Long Xuyên là nơi mà không ít các ngân hàng đã
xuất hiện, trong đó có các thương hiệu như
Vietcombank, Sacombank, DongAbank, v.v Vì
thế, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng là
điều tất yếu diễn ra nhằm thu hút khách hàng về
phía mình. Hơn nữa, để đạt được mục tiêu thu hút
khách hàng sử dụng dịch vụ, giữ chân khách hàng
cũ và cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành thì
các ngân hàng cần hiểu được cảm nhận từ phía
khách hàng để có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ
tầng, chất lượng phục vụ khách hàng tại thị
trường TP. Long Xuyên. Bên cạnh đó, theo
Kavitha (2012) cho rằng, chất lượng dịch vụ
(CLDV) cao sẽ giúp cho tổ chức có thể phân biệt
với các tổ chức khác và đạt được lợi thế cạnh
tranh. Do đó, ngân hàng muốn tạo được lợi thế
cạnh tranh trong thị trường thẻ ATM thì việc tìm
hiểu đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với
CLDV thẻ ATM trở thành một nghiên cứu cấp
thiết trong tình hình hiện nay. Từ đó, lãnh đạo các
ngân hàng cũng xác định được các yếu tố quan
trọng nào tác động đến sự thỏa mãn của khách
hàng để có những biện pháp thích hợp nhằm nâng
cao CLDV thẻ ATM hơn nữa. Đề tài nghiên cứu
được thực hiện với mục tiêu:
- Xác định những thành phần của CLDV tác
động đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với
CLDV thẻ ATM của một số ngân hàng thương
mại cổ phần (TMCP) tại TP. Long Xuyên theo
hai mô hình CLDV SERVPERF và mô hình
GRONROOS.
- So sánh kết quả giữa hai mô hình CLDV
SERVPERF và GRONROOS.
- Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng về
CLDV thẻ ATM của một số ngân hàng TMCP
tại TP. Long Xuyên.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Chất lượng dịch vụ
Một trong số những người đầu tiên nghiên cứu về
CLDV một cách cụ thể và chi tiết phải nhắc đến là
Parasuraman et al. (1985, 1988) đã đưa ra mô
hình 05 khoảng cách trong CLDV (mô hình
SERVQUAL).
Dựa vào thang đo SERVQUAL, Cronin Jr and
Taylor (1992, 1994) cho rằng, thành phần thành
quả cảm nhận của khách hàng thể hiện CLDV tốt
hơn mô hình disconfirmation (thành quả cảm
nhận: Performance – kỳ vọng: Expectation). Hai
nhà nghiên cứu này sử dụng cấu trúc 05 thành
phần của Parasuraman et al. (1985, 1988), nhưng
chỉ phần thành quả cảm nhận (performance), đặt
tên là thang đo SERVPERF.
Theo Gronross (1988), 06 tiêu chí của CLDV cảm
nhận dựa trên cách thức CLDV được cảm nhận:
- Tính chuyên nghiệp và kỹ năng
- Hành vi và thái độ
- Sự tiếp cận và tính linh hoạt
- Độ tin cậy và đáng tin cậy
- Sự khôi phục
- Danh tiếng và uy tín
Trong đó, tiêu chí tính chuyên nghiệp và kỹ năng
là chất lượng kỹ thuật. Các tiêu chí khác, danh
tiếng và uy tín là hình ảnh doanh nghiệp, do đó
thực hiện chức năng lọc. Tuy nhiên bốn tiêu chí:
Thái độ và cách cư xử, sự tiếp cận và tính linh
hoạt, độ tin cậy và đáng tin cậy, sự khôi phục là
quá trình nên đại diện cho thành phần chất lượng
chức năng.
Nghiên cứu này chỉ tập trung vào hai mô hình
SERVPERF và GRONROOS để đo lường CLDV
thẻ ATM của các ngân hàng TMCP tại TP. Long
Xuyên.
2.1.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự
hài lòng của khách hàng
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
13
Theo Zeithaml, Bitner và Grembler (2008) cho
rằng, CLDV là một sự đánh giá qua cảm nhận của
khách hàng về các thành phần: sự tin cậy, năng
lực phục vụ, sự đáp ứng, sự đồng cảm và phương
tiện hữu hình. Sự thỏa mãn của khách hàng bị ảnh
hưởng bởi cảm nhận về CLDV, chất lượng sản
phẩm và giá cũng như là các nhân tố cá nhân và
nhân tố tình huống.
Nhiều nghiên cứu thực tiễn tiếp sau cũng khẳng
định điều này và sử dụng sự hài lòng của khách
hàng như biến phụ thuộc để đo lường mức độ
quan trọng của các thành phần CLDV, ví dụ như:
Nguyễn Thị Phương Trâm (2008); Nguyễn Thành
Long (2012); Akhtari-Zavare, Abdullah, Hassan,
Said và Kamali (2010); Kumar, Smart, Maddern
& Maull (2008), v.v
Như vậy, dựa vào mô hình CLDV SERVPERF và
mô hình GRONROOS, dựa vào phân tích mối
quan hệ giữa CLDV và sự thỏa mãn của khách
hàng cùng với các nghiên cứu trước, mô hình
nghiên cứu đo lường sự thỏa mãn của khách hàng
về CLDV thẻ ATM của một số ngân hàng TMCP
tại TP. Long Xuyên: so sánh giữa mô hình
SERVPERF và GRONROOS như sau:
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề nghị
Bảng 1. Một số các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Giả
thuyết
Nội dung
H1.1 Thành phần tin cậy có mối quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ thẻ
ATM của một số ngân hàng TMCP tại TP. Long Xuyên (TP. LX).
H1.2 Thành phần đáp ứng có mối quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ thẻ
ATM của một số ngân hàng TMCP tại TP. LX.
H1.3 Thành phần năng lực phục vụ có mối quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn của khách hàng về
dịch vụ thẻ ATM của một số ngân hàng TMCP tại TP. LX.
Mô hình 6a Mô hình 6b
Tin cậy
Năng lực phục vụ
Đồng cảm
Phương tiện hữu hình
Sự thỏa mãn
H1.1
H2.1
H2.2 Chất lượng chức năng
Chất lượng kỹ thuật H1.2
H1.3
H1.4
H1.5
Đáp ứng
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
14
Giả
thuyết
Nội dung
H1.4 Thành phần đồng cảm có mối quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ
thẻ ATM của một số ngân hàng TMCP tại TP. LX.
H1.5 Thành phần phương tiện hữu hình có mối quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn của khách hàng
về dịch vụ thẻ ATM của một số ngân hàng TMCP tại TP. LX.
H2.1 Thành phần chất lượng kỹ thuật có mối quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn của khách hàng về
dịch vụ thẻ ATM của một số ngân hàng TMCP tại TP. LX.
H2.2 Thành phần chất lượng chức năng có mối quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn của khách
hàng về dịch vụ thẻ ATM của một số ngân hàng TMCP tại TP. LX
H1 Mô hình 6a đo lường tốt hơn mô hình 6b về dịch vụ thẻ ATM của một số ngân hàng TMCP tại
TP. LX
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn
chính là [1] Nghiên cứu sơ bộ và [2] Nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá,
hiệu chỉnh và bổ sung thang đo SERVPERF,
GRONROOS khi áp dụng cho loại hình dịch vụ
thẻ ATM làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi
chuẩn bị cho nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện bằng phương pháp định
lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và
dữ liệu sẽ được tiến hành phân tích qua 03 bước:
(1) Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy
Cronbach Alpha; (2) Phân tích nhân tố khám phá
EFA; (3) Kiểm định mô hình hồi qui tuyến tính
bội.
2.2.2 Xây dựng thang đo
Bảng 2. Khái niệm và thang đo
STT Mô hình Khái niệm Thang đo sử dụng và tham khảo
1 SERVPERF
Tin cậy
Đáp ứng
Năng lực phục vụ
Đồng cảm
Phương tiện hữu hình
Parasuraman và cs. (1985, 1988)
Cronin và Taylor (1992)
Nguyễn Thị Phương Trâm (2008)
2 GRONROOS
Chất lượng kỹ thuật
Chất lượng chức năng
Phạm Thùy Giang (2012)
Nguyễn Thị Phương Trâm (2008)
Lassar, Manolis & Winsor (2000)
3 Sự thỏa mãn Lassar và cs. (2000)
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
15
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Bảng 3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
STT Thang đo
Mã
hoá
Biến
Hệ số
Cronbach
Alpha
1 Sự hữu hình TAN TAN_1, TAN_2, TAN_3, TAN_4 0.843
2 Sự tin cậy REL REL_1, REL_2, REL_3, REL_4 0.829
3 Sự đáp ứng RES RES_1, RES_2, RES_3 0.765
4 Năng lực phục vụ ASS ASS_1, ASS_2, ASS_3, ASS_4 0.776
5 Đồng cảm EMP EMP_1, EMP_2, EMP_3, EMP_4 0.854
6 Chất lượng kỹ thuật TSQ TSQ_1, TSQ_2, TSQ_3, TSQ_4, TSQ_5, TSQ_6,
TSQ_7
0.871
7 Chất lượng chức năng FSQ FSQ_1, FSQ_2, FSQ_3, FSQ_4, FSQ_5, FSQ_6,
FSQ_7, FSQ_8, FSQ_9
0.929
8 Sự thoả mãn SAT SAT_1, SAT_2, SAT_3 0.806
Qua phân tích cho thấy hệ số Cronbach Alpha của
05 thành phần CLDV theo mô hình SERVPERF,
02 thành phần CLDV theo thang đo GRONROOS
và sự hài lòng đều lớn hơn 0,7 cho thấy đây là
một thang đo lường tốt.
3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis)
Kết quả sau 03 lần phân tích nhân tố khám phá
EFA cho thang đo SERVPERF, hệ số KMO đạt
giá trị 0,896 lớn hơn 0,5; với mức ý nghĩa bằng 0
(sig = 0,000) cho thấy phân tích nhân tố EFA rất
thích hợp. Còn lại 16 biến được tập hợp thành 04
nhân tố có Eigenvalues lớn hơn 1 là 69.787%, cho
thấy phương sai rút trích đạt chuẩn (lớn hơn
50%).
Sau 02 lần phân tích nhân tố khám phá EFA cho
thang đo GRONROOS, kiểm định KMO và
Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số
KMO khá cao (bằng 0.923>0.5) với mức ý nghĩa
bằng 0 (sig. = 0.000) cho thấy phân tích nhân tố
EFA rất thích hợp, tổng phương sai rút trích dựa
trên 2 nhân tố có Eigenvalues lớn hơn 1 là
62.480%, cho thấy phương sai rút trích đạt chuẩn
(lớn hơn 50%), gồm 15 biến đo lường.
Thang đo sự hài lòng sau khi phân tích nhân tố
EFA, Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân
tích nhân tố cho thấy hệ số KMO bằng 0.712
(>0.5) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig. = 0.000) cho
thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. Tổng
phương sai trích là 72.374% (lớn hơn 50%).
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
16
3.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Hình 2. Mô hình hiệu chỉnh
3.4 Phân tích hồi qui bội
- Mô hình SERVPERF
Adjusted R Square bằng 0.534, nghĩa là khoảng
53.4% khác biệt của mức độ thỏa mãn quan sát có
thể được giải thích bởi sự khác biệt của 4 thành
phần: sự tin cậy, phương tiện hữu hình, sự đồng
cảm, đáp ứng và năng lực phục vụ.
Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa p (hệ số Sig.)
= 0.000 < 0.5, như vậy mô hình hồi qui phù hợp
với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.
Phần dư có giá trị trung bình là 0.000 và độ lệch
chuẩn (Std. Deviation) là 0.992 rất gần 1 cho thấy
phân phối chuẩn.
Đồng thời, đại lượng Durbin – Watson (d) = 1.58
Bảng 4. Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình (Mô hình SERVPERF)
Tương quan Đa cộng tuyến
B SE β T Sig Cor Pcor Scor T VIF
1.024 .183 5.606 .000
REL .236 .047 .268 5.043 .000 .575 .313 .223 .691 1.448
TAN .239 .041 .305 5.813 .000 .588 .355 .257 .706 1.417
EMP .127 .042 .170 3.040 .003 .529 .195 .134 .627 1.596
RES.ASS .184 .048 .216 3.873 .000 .549 .245 .171 .626 1.599
Mô hình 6a’ Mô hình 6b
Tin cậy
Đồng cảm
Phương tiện hữu hình
Sự thỏa mãn
H1.1
H2.1
H2.2 Chất lượng chức năng
Chất lượng kỹ thuật H1.2’
H1.4
H1.5
Đáp ứng + Năng lực
phục vụ
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
17
Hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến đều
nhỏ hơn 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến không
ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.
- Mô hình GRONROOS
Adjusted R Square bằng 0.578, nghĩa là khoảng
57.8% khác biệt của mức độ thỏa mãn quan sát có
thể được giải thích bởi sự khác biệt của 2 thành
phần: chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức
năng.
Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa p (hệ số Sig.)
= 0.000 < 0.5
Phần dư có giá trị trung bình là 0.000 và độ lệch
chuẩn (Std. Deviation) là 0.996 rất gần 1 cho thấy
phân phối chuẩn.
Đại lượng Durbin – Watson (d) = 2.259
Bảng 5. Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình (Mô hình GRONROOS)
Tương quan Đa cộng tuyến
B SE Β T Sig Cor Pcor Scor T VIF
1.464 .144 10.178 .000
TSQ .489 .042 .592 11.521 .000 .735 .599 .484 .668 1.497
FSQ .194 .040 .248 4.815 .000 .589 .299 .202 .668 1.497
Hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến đều
nhỏ hơn 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến không
ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.
Kết quả kiểm định hai mô hình nghiên cứu cho
thấy sự thỏa mãn của khách hàng về CLDV thẻ
ATM bị tác động bởi 4 thành phần theo mô hình
SERVPERF và 2 thành phần theo mô hình
GRONROOS. Đối với mô hình SERVPERF,
thành phần phương tiện hữu hình có tác động
mạnh nhất đến sự thỏa mãn của khách hàng, thứ
hai là thành phần sự tin cậy, tiếp theo là thành
phần đáp ứng và năng lực phục vụ, cuối cùng là
thành phần đồng cảm. Đối với mô hình
GRONROOS thì chất lượng kỹ thuật có tác động
đến sự thỏa mãn của khách hàng nhiều hơn chất
lượng chức năng.
Hệ số R2 điều chỉnh của mô hình sử dụng bộ
thang đo SERVPERF đạt giá trị 0.534 trong khi
hệ số này lại đạt 0.578 đối với mô hình sử dụng
bộ thang đo GRONROOS. Như vậy có thể khẳng
định khả năng giải thích của mô hình sử dụng bộ
thang đo GRONROOS cao hơn so với mô hình sử
dụng bộ thang đo SERVPERF đối với biến phụ
thuộc là sự thỏa mãn của khách hàng.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Theo mô hình SERVPERF có bốn thành phần ảnh
hưởng đến CLDV thẻ ATM, đó là phương tiện
hữu hình, sự tin cậy, đáp ứng và năng lực phục
vụ, sự đồng cảm, trong đó thành phần phương tiện
hữu hình tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn của
khách hàng, tuy số lượng và nội dung các thành
phần CLDV thẻ ATM có sự khác biệt so với các
nghiên cứu trước về CLDV thẻ ATM, nhưng nhìn
chung các kết quả nghiên cứu về CLDV thẻ ATM
theo mô hình SERVPERF đều có sự tương đồng
thể hiện qua các thành phần: sự tin cậy, sự hữu
hình, sự đồng cảm, đáp ứng và năng lực phục vụ
có tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng, cụ
thể là các nghiên cứu của: Huỳnh Thúy Phượng
(2010); Lê Hoàng Duy (2009); Nhu Ty Nguyen,
Thanh Tien Tran và Chia Nan Wang (2014); Jain
và Naithani (2014); Katono (2011); Narteh
(2013). Theo mô hình CLDV GRONROOS có hai
thành phần là chất lượng kỹ thuật và chất lượng
chức năng tác động đến sự thỏa mãn của khách
hàng về CLDV thẻ ATM, trong đó thành phần
chất lượng kỹ thuật tác động đến sự thỏa mãn của
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
18
khách hàng về dịch vụ thẻ ATM nhiều hơn thành
phần chất lượng chức năng, nhìn chung các kết
quả nghiên cứu trước về ứng dụng mô hình
GRONROOS trong việc đo lường CLDV cũng có
những điểm tương đồng với nghiên cứu này, thể
hiện ở sự tác động của chất lượng kỹ thuật mạnh
hơn chất lượng chức năng đối với sự thỏa mãn
của khách hàng, cụ thể là nghiên cứu về CLDV
ngân hàng điện tử của Nguyễn Thị Phương Trâm
(2008).
Nghiên cứu đã chỉ ra được kết quả so sánh giữa
hai mô hình dựa vào kết quả phân tích R2 điều
chỉnh. Nghiên cứu cho thấy áp dụng mô hình
CLDV của GRONROOS để đo lường sự thỏa
mãn của khách hàng về CLDV thẻ ATM tốt hơn
áp dụng mô hình SERVPERF. Kết quả này cũng
được tìm thấy trong nghiên cứu của Lassar và cs.
(2000), Nguyễn Thị Phương Trâm (2008).
Qua đánh giá của khách hàng thì CLDV thẻ ATM
của một số ngân hàng TMCP tại TP. Long Xuyên
ở mức cao.
4.2 Khuyến nghị
Kết quả thống kê mô tả cho thấy khách hàng vẫn
chưa thực sự hài lòng về một số vấn đề trong hai
khía cạnh chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức
năng, với số điểm đánh giá chỉ ở mức trung bình.
Qua đó, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị
nhằm cải thiện và nâng cao CLDV thẻ ATM hơn
nữa, cụ thể như sau:
- Chính sách phí dịch vụ ATM
Ngân hàng nên có các cuộc thăm dò ý kiến của
khách hàng về mức phí dịch vụ thẻ ATM của
ngân hàng mình có thích hợp với phần đông
khách hàng chưa, việc này giúp ngân hàng hiểu rõ
hơn về mong đợi của khách hàng. Đồng thời, các
ngân hàng cũng cần khảo sát mức phí dịch vụ thẻ
ATM của các ngân hàng khác trên địa bàn TP.
Long Xuyên để có những điều chỉnh kịp thời.
- Biện pháp về giải quyết thắc mắc và khiếu
nại của khách hàng
Một số yếu tố mà ngân hàng có thể quan tâm để
củng cố và phát huy hơn nữa trong bộ phận giải
quyết vấn đề thắc mắc của khách hàng như sau:
nhân viên thẻ cần lắng nghe những ý kiến phản
hồi từ khách hàng, đồng thời nhân viên phải biết
khắc phục và ứng xử linh hoạt.
- Tạo cảm giác an toàn khi sử dụng thẻ ATM
Nhân viên cần tư vấn và hướng dẫn khách hàng
cách thức bảo quản và sử dụng thẻ, giữ bí mật mã
số PIN. Bên cạnh đó, các ngân hàng nên khuyến
khích khách hàng sử dụng dịch vụ SMS Banking
để chủ thẻ nhận được thông tin bằng tin nhắn khi
tài khoản biến động hơn. Nếu phát hiện nghi vấn
về giao dịch bất thường cần báo ngay với ngân
hàng để được trợ giúp.
Ngân hàng nên quan tâm đến vấn đề để xe của
khách hàng khi đến giao dịch tại máy ATM, hạn
chế tình trạng để xe dưới lòng đường làm cho
khách hàng không yên tâm khi đến giao dịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Akhtari – Zavare, M., Abdullah, M, Y., Hassan, S,
T, S., Said, S, B., Kamali, M. (2010). Patient
satisfaction: evaluating nursing care for
patients hospitalized with cancer in Tehran
teaching hospital, Iran. Global Journal of
Health Science. 2(1), 117 – 126.
Cronin, J. J., & Taylor, S. A. (1992). Measuring
service quality: A reexamination and
extension. Journal of Marketing, 56(3), 55 –
68.
Gronroos, C. (1984). A service quality model and
its marketing implications. European Journal
of Marketing, 18(4), 36 – 44.
Gronroos, C. (1988). Service quality: the six
criteria of good perceived service quality.
Review of Business, 9(3), 10 – 13.
Gronroos, C., & Revald, A. (1996). The value
concept and relationship marketing. European
Journal of Marketing, 30(2), 19 – 30.
Hway – Boon, O., & Yu, C. (2003). Success
factors in e – channel; The Malaysian banking
transaction – based e – service. Journal of Bank
Marketing, 21(6), 369 – 377.
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 11 – 19 Part B: Political Sciences, Economics and Law
19
Jain, V, K., & Naithani, J. (2014). ATM service
quality as antecedent to customer satisfaction:
An empirical analysis with special reference to
India Banks. Pezzottaite Journals, 3(4), 1291 –
1297.
Kadir, H, A., Rahmani, N., & Masinaei, R.
(2011). Impacts of service quality on customer
satisfaction: study of online banking and ATM
services in Malaysia. International Journal of
Trade, Economics and Finance, 2(1),1-9.
Katono, I, W. (2011). Students evaluation of e –
service quality criteria in Uganda: the case of
automatic teller machines. International
Journal of Emerging Markets, 6(3), 200 -216.
Kavitha, R. (2012). Conceptual model of service
quality. International Journal of Applied
Services Maketing Perspectives, 1(1).
Kumar, V., Smart, P, A., Maddern, H., & Maull,
R, S. (2008). Alternative perspectives on
service quality and customer satisfaction: the
role of BPM. International Journal of Service
Industry Management, 19(2), 176 – 187.
Lassar, W. M., C. Manolis & R.D. Winsor.(2000).
Service quality perspective and satisfaction in
private banking. International Journal on
Bank Marketing, 18(4), 181 – 199.
Narteh, B. (2013). Service quality in automated
teller machines: an empirical investigation.
Managing Service Quality, 23(1), 62 – 89.
Nguyễn Đình Thọ và cs. (2003). Đo lường chất
lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại
TP. HCM. Đề tài nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang.
(2008). Nghiên cứu khoa học Marketing ứng
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
TP.HCM: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.
HCM.
Nguyễn Thành Long. (2012). Đo lường chất
lượng dịch vụ tín dụng của các ngân hàng
thương mại tại TP. Long Xuyên. Đề tài nghiên
cứu khoa học. Trường Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Phương Trâm. (2008). Chất lượng
dịch vụ Ngân hàng điện tử: so sánh giữa mô
hình SERVQUAL và GRONROOS. (Luận văn
thạc sĩ không xuất bản). Trường Đại học Kinh
tế, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nhu Ty Nguyen, Thanh Tuyen Tran & Chia Nan
Wang. (2014). An empirical study of
customer’s satisfaction towards bank payment
card service quality in Ho Chi Minh banking
braches. International Journal of Economics
and Finance, 6(5), 170 – 181.
Parasuraman, A., Zeithaml, V, A., & Berry, L, L.
(1985). Aconceptual model of service quality
and its implications for future research.
Journal of Marketing, 49(4), 41-50.
Parasuraman, A., Zeithaml, V, A., & Berry, L, L.
(1988). SERVQUAL: A multiple – item scale
for measuring consumer perceptions of service
quality. Journal of Retailing, 64(1: 12 - 40.
Parasuraman, A., Zeithaml, V, A.,& Berry, L, L.
(1991). Perceived service quality as a
customer – based performance mearsure: An
empirical examination of organizational
barriers using an extended service quality
model. Human Resource Management, 30(3),
335 – 364.
Parasuraman, A., Zeithaml, V, A., & Berry, L, L.
(1994). Improving service quality in America:
Lessons learned. The Academy of Management
Executive, 8(2), 32 - 52.
Parasuraman, A., Zeithaml, V, A., & Malhotra, A.
(2005). E-S-QUAL: a multiple – item scale for
assessing electronic service quality. Journal of
Service Research, 7(3), 213 – 233.
Wisniewski, M. (2001). Using SERVQUAL to
assess customer satisfaction with public sector
services. Managing Service Quality, 11(6),
380 – 388.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_su_thoa_man_cua_khach_hang_doi_voi_chat_luong_dich.pdf