Nhãn hiệu kinh doanh trong một thị trường mà thị hiếu tiêu
dùng sử dụng sản phẩm đó ổn định thì nhãn hiệu đó được
đánh giá cao hơn.
Ví dụ như nhãn hiệu thực phẩm hoặc bột giặt sẽ được đánh giá
cao hơn nhãn hiệu quần áo hay nước hoa vì thị hiếu tiêu dùng có
thể thay đổi rất nhanh chóng khiến các nhãn hiệu thời trang hay
nước hoa dễ bị lỗi thời.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đo lường nhãn hiệu - Bảy yếu tố của một nhãn hiệu mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đo lường nhãn hiệu - Bảy yếu tố của một
nhãn hiệu mạnh
Nhãn hiệu kinh doanh trong một thị trường mà thị hiếu tiêu
dùng sử dụng sản phẩm đó ổn định thì nhãn hiệu đó được
đánh giá cao hơn.
Ví dụ như nhãn hiệu thực phẩm hoặc bột giặt sẽ được đánh giá
cao hơn nhãn hiệu quần áo hay nước hoa vì thị hiếu tiêu dùng có
thể thay đổi rất nhanh chóng khiến các nhãn hiệu thời trang hay
nước hoa dễ bị lỗi thời.
Đo lường 7 yếu tố của một nhãn hiệu mạnh:
Thị trường: 10%
Sự ổn định: 15%
Dẫn đầu: 25%
Sự hỗ trợ: 10%
Xu hướng lợi nhuận: 10%
Giới hạn địa lý: 25%
Sự bảo vệ: 5%
Mô hình đo lường nhãn hiệu của Interbrand rất có ích cho bạn
trong việc đo lường nhãn hiệu của mình. Sau đây là những điểm
chính bạn cần lưu ý để biết được thế mạnh nhãn hiệu của bạn là
gì và từ đó xây dựng và phát triển nhãn hiệu đó.
Thị trường: 10% của sức mạnh nhãn hiệu. Nhãn hiệu kinh
doanh trong một thị trường mà thị hiếu tiêu dùng sử dụng sản
phẩm đó ổn định thì nhãn hiệu đó được đánh giá cao hơn. Ví dụ
như nhãn hiệu thực phẩm hoặc bột giặt sẽ được đánh giá cao
hơn nhãn hiệu quần áo hay nước hoa vì thị hiếu tiêu dùng có thể
thay đổi rất nhanh chóng khiến các nhãn hiệu thời trang hay
nước hoa dễ bị lỗi thời.
Sự ổn định: 15% sức mạnh nhãn hiệu. Nhãn hiệu được hình
thành trước thường được đánh giá cao hơn ở bất cứ thị trường
nào vì họ đã có nhiều khách hàng trung thành. Ví dụ như nhãn
Honda sẽ được đánh giá cao hơn Yamaha vì Honda đã vào thị
trường Việt Nam từ rất lâu đến nỗi người tiêu dùng sử dụng từ
honda khi muốn nói đến một chiếc xe máy.
Dẫn đầu: 25% sức mạnh nhãn hiệu. Một nhãn hiệu dẫn đầu thị
trường có giá trị rất cao vì nó đã chiếm được ưu thế về thị phần.
Ví dụ như nhãn hiệu Toyota sẽ trở nên ngày càng mạnh vì đã
dẫn đầu trong ngành ôtô Việt Nam.
Xu hướng lợi nhuận: 10% sức mạnh nhãn hiệu. Interbrand cho
rằng nhãn hiệu có một xu hướng thu được lợi nhuận trong dài
hạn sẽ có sức mạnh hơn các nhãn hiệu khác do duy trì được sự
ổn định và gần gũi với người tiêu dùng.
Sự hỗ trợ: 10% sức mạnh nhãn hiệu. Nhãn hiệu được chú trọng
đầu tư và hỗ trợ sẽ mạnh hơn các nhãn hiệu khác. Tuy nhiên,
việc hỗ trợ này không những về mặt số lượng mà còn về mặt
chất lượng.
Giới hạn địa lý: 25% sức mạnh nhãn hiệu. Những nhãn hiệu đã
hiện diện và được chấp nhận trên thế giới sẽ mạnh hơn các nhãn
hiệu vùng hoặc quốc gia vì chúng ít bị tổn thương do cạnh tranh.
Những nhãn hiệu này có tài sản nhãn hiệu rất lớn.
Sự bảo vệ: 5% sức mạnh nhãn hiệu. Nhãn hiệu được bảo vệ
bằng luật pháp và bản quyền quốc tế là yếu tố cuối cùng của mô
hình đo lường độ mạnh nhãn hiệu của Interbrand.
Mô hình này cũng không hoàn toàn hoàn hảo nhưng nó đưa ra
những chỉ dẫn nhất định cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Bạn cũng
nên tự hỏi mình liệu mình cần làm gì để xây dựng nhãn hiệu của
mình mạnh hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20100827_do_luong_nhan_hieu_1276.pdf