Câu nói nổi tiếng của Peter Drucker “What gets measured gets managed!”, tạm dịch
là “Chúng ta chỉ quản lý tốt những gì chúng ta đo lường được”, đã chỉ ra tầm quan trọng của
việc đo lường đối với quản lý. Hiệu quả là một vấn đề đang rất được quan tâm trong bối cảnh
toàn cầu hóa cạnh tranh gay gắt hiện nay. Bài viết của tác giả, vì vậy, đã áp dụng phương
pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis, gọi tắt là DEA) để đo lường
hiệu quả của 116 trường đại học của Việt Nam có đủ dữ liệu đối với năm học 2012-2013. Kết
quả đo lường cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực của các trường đại học của Việt Nam nhìn
chung còn khá thấp. Vậy nên, việc xem xét cải thiện chúng là một yêu cầu cấp thiết để cải
thiện năng lực cạnh tranh của hệ thống này ở quy mô khu vực và quốc tế.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đo lường hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam: Vận dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 3: Tổng hợp hiệu quả của các nhóm trường đại học
Nhóm trường
Số
lượng
trường
Số
trường
hiệu
quả
Giá trị
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá
trị
nhỏ
nhất
Giá trị
lớn
nhất
I. Phân loại theo tiêu chí công-
tư
1. Đại học và trường đại học 11 7 0,878 0,222 0,421 1,000
4Đây là những đơn vị có các chỉ số CRS và VRS trùng nhau.
976
trọng điểm quốc gia
2. Các trường đại học công lập
khác
68 3 0,470 0,233 0,157 1,000
3. Các trường đại học tư thục 37 6 0,505 0,297 0,111 1,000
II. Phân loại theo trình độ đào
tạo
1. Trường đại học đào tạo tiến sĩ 30 7 0,736 0,212 0,405 1,000
2. Trường đại học đào tạo thạc
sỹ
30 3 0,520 0,216 0,264 1,000
3. Trường đại học đào tạo cử
nhân
56 6 0,403 0,273 0,111 1,000
III. Phân loại theo nhóm
ngành đào tạo
1. Nhóm 1 25 1 0,500 0,230 0,197 1,000
2. Nhóm 2 13 4 0,759 0,220 0,429 1,000
3. Nhóm 3 14 1 0,418 0,203 0,222 1,000
4. Nhóm 4 64 10 0,501 0,298 0,111 1,000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán).
Kết quả tổng hợp này đã cho thấy nhóm các trường đại học trọng điểm quốc gia là
nhóm có hiệu quả vượt trội, với 7/11 trường được đánh giá là hiệu quả và điểm hiệu quả trung
bình đạt 0,878. Tiếp theo, mặc dù nhóm các trường công còn lại là nhóm chiếm đa số trong
tổng mẫu cũng như trong toàn bộ hệ thống các trường đại học của Việt Nam, tuy nhiên hiệu
quả tương quan của chúng khá thấp: chỉ có 3/68 trường đạt hiệu quả tối ưu và mức hiệu quả
trung bình của các trường trong nhóm cũng chỉ đạt 0,47.
Đối với các nhóm trường được phân theo trình độ đào tạo, chúng ta nhận thấy rằng các
trường cung cấp các chương trình đào tạo ở trình độ càng cao thì hiệu quả càng cao. Cụ thể,
thứ tự giảm dần về hiệu quả của 3 nhóm trường được phân loại theo tiêu chí này là: các
trường đại học đào tạo tiến sĩ, các trường đào tạo thạc sỹ và các trường chỉ đào tạo đến cử
nhân.
Theo nhóm ngành đào tạo thì nhóm 2 được đánh giá là nhóm có hiệu quả cao nhất, và
hiệu quả thấp nhất thuộc về nhóm 3. Nhóm thứ 4 mặc dù là nhóm chiếm đa số trong tổng mẫu
cũng như trong toàn bộ hệ thống đại học của Việt Nam5, hiệu quả của nó được đánh giá là vẫn
còn khá thấp. Mức hiệu quả trung bình của nhóm chỉ đạt 0,501. Đó là do ảnh hưởng của sự
kém hiệu quả của những cơ sở mới thành lập thuộc nhóm này. Chúng ta có thể nhận thấy đơn
vị kém hiệu quả nhất thuộc nhóm này chỉ đạt mức hiệu quả tương quan là 0,111. Thực chất,
đây dù là một cơ sở đào tạo đa ngành nhưng chỉ đào tạo đến cử nhân; và là một trường đại
học mới được thành lập vào năm 2011, và bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2012-2013.
4. KẾT LUẬN
Thông qua bài viết này, lần đầu tiên “bức tranh” hiệu quả của các trường đại học của
Việt Nam được phản ánh bằng những con số rõ ràng. Kết quả đo lường thu được đã cho thấy
5Các cơ sở đào tạo đa ngành là bộ phận cơ bản của nhóm này.
977
hiệu quả kỹ thuật của các trường đại học của Việt Nam vẫn còn rất thấp: điểm hiệu quả trung
bình của 116 trường được xem xét chỉ đạt 0,52. Với mô hình định hướng đầu ra mà tác giả sử
dụng, kết quả này chỉ ra rằng với các nguồn lực về con người và cơ sở vật chất hiện có, các
đầu ra thu được của các trường vẫn còn có thể tăng lên gần gấp đôi mức hiện tại. Câu hỏi đặt
ra ở đây là: làm sao để tăng được chúng? Những phân tích chi tiết về đóng góp của các yếu tố
đầu vào, đầu ra vào kết quả hiệu quả của mỗi trường cũng như danh sách của các “đơn vị
chuẩn” làm căn cứ cho việc điều chỉnh hiệu quả của các đơn vị chưa hiệu quả sẽ được đề cập
trong những bài viết tiếp theo của tác giả.
Liên quan đến từng nhóm trường cụ thể, kết quả của bài viết cũng đã cho thấy chính
sách phát triển các trường đại học trọng điểm quốc gia như là những đơn vị nòng cốt của toàn
hệ thống đại học của Việt Nam là một chính sách đúng đắn. Thực tế đây là nhóm trường có
hiệu quả rất cao, và cách xa các trường còn lại. Vì vậy, để đạt được mục tiêu “đến năm 2020
có 1 trường đại học được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới” (được nêu
lên tại Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ ban hành ngày
27/07/2007), cần có chính sách đầu tư hợp lý hơn nữa đối với nhóm trường này. Ngoài ra, với
xu hướng xã hội hóa giáo dục đại học, việc hình thành các trường đại học tư thục là một tất
yếu. Mặc dù được hình thành muộn hơn, tuy nhiên với cơ chế quản lý linh hoạt, năng động
hơn, các cơ sở này được đánh giá là đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình hơn so với
các trường đại học công lập còn lại (không kể đến các trường trọng điểm quốc gia). Như vậy,
Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục tạo điều kiện để hệ thống trường này tiếp tục phát triển
nhằm: một phần giảm bớt gánh nặng về trợ cấp từ Ngân sách cho giáo dục đại học, mặt khác
thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học.
Để tăng khả năng cạnh tranh của hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, Chính phủ
cũng cần tập trung phát triển nhóm trường đào tạo tiến sĩ và định hướng nghiên cứu, đồng
thời có chính sách tái cơ cấu hợp lý các trường đại học chỉ đào tạo đến cử nhân. Như chúng ta
nhận thấy, đây là nhóm trường đang chiếm đa số trong hệ thống các trường đại học của Việt
Nam trong khi hiệu quả của chúng là rất thấp.
Tóm lại, kết quả của bài viết này đã cho thấy hiệu quả cả các nhóm trường khác nhau
là rất khác nhau. Đặc biệt là đối với các nhóm được phân loại theo ngành đào tạo. Vì với đặc
thù riêng của các cơ sở đào tạo thuộc nhóm ngành nghệ thuật, thể dục thể thao và y dược,
cũng như nhóm ngành kỹ thuật, khi đánh giá chung trong toàn bộ hệ thống, hiệu quả của
chúng sẽ thấp hơn. Vì vậy, để có thể xác định được chính xác hơn hiệu quả tương quan của
các trường trong mỗi nhóm, và quan trọng hơn nữa là tìm ra được những “đơn vị chuẩn” phù
hợp cho việc cải thiện hiệu quả của các đơn vị chưa hiệu quả, cần phải tìm ra được đường
biên hiệu quả riêng của mỗi nhóm. Đó là định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo của tác
giả.
978
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahn, T., Charnes, A., & Cooper, W. W. (1988).Some statistical and DEA evaluations of
relative efficiencies of public and private institutions of higher learning.Socio-Economic
Planning Sciences, 22(6), 259-269.
Banker, R. D., Charnes, A., & Cooper, W. W. (1984). Some models for the estimation of
technical and scale inefficiencies in Data Envelopment Analysis. Management Science, 30,
1078–1092.
Beasley, J. E. (1990). Comparing university departments.Omega, 18(2), 171-183.
Castano, M. C. N., Cabanda, E. C. (2007a). Performance evaluation of the efficiency of
Philippine Private Higher Educational Institutions: Application of frontier approaches.
International Transactions in Operational Research, 14, 431-444.
Castano, M. C. N., Cabanda, E. C. (2007b). Sources of Efficiency and Productivity Growth in
the Philippine State Universities and Colleges: A Non-Parametric Approach. International
Business & Economics Research Journal, 6 (6), 79-90.
Charnes, A., Cooper, W.W., & Rhodes, E. (1978).Measuring the efficiency of decision
making units.European Journal of Operational Research, 2, 429–444.
Coelli, T. J. (1996). A Guide to DEAP version 2.1: A data envelopment analysis (Computer)
Program. Centre for Efficiency and Productivity Analysis (CEPA), CEPA Working Paper No.
8/96.
Cuenca, J. S. (2011). Efficiency of State Universities and Colleges in the Philippines: A Data
Envelopment Analysis. Philippine Institute for Development Studies, Discussion paper series
n° 2011-14.
Do, Q. H., Chen, J. F. (2014). Integrating managerial preferences into the assessment by the
fuzzy AHP/DEA approach: A case application in the assessment of university
performance.DEPOCEN Working Paper Series n° 2014/03.
Farrell, M. (1957).The measurement of productive efficiency.Journal of the Royal Statistical
Society, Series A, 120, 253–281.
Johnes, J., Yu, L. (2008). Measuring the research performance of Chinese higher education
institutions using data envelopment analysis.China Economic Review, 19, 679-696.
Liu, J. S., Lu, L. Y. Y, Lu, W-M., & Lin, B. J. Y. (2013). A survey of DEA
applications.Omega, 41, 893–902.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ban hành ngày 02/11/2005.Nghị quyết của Chính phủ về “Đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020”.
Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 27/07/2007.Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn
2006 – 2020”.
979
Quyết định số 795/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 27/02/2010. Quyết định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo “Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, quy trình đăng ký, thông báo chỉ tiêu
tuyển sinh, kiểm tra và xử lý việc thực hiện các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau
đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”.
Tyagi, P., Yadav, S. P., & Singh, S. P. (2009).Relative performance of academic departments
using DEA with sensitivity analysis.Evaluation and Program Planning, 32, 168-177.
Yang, R. (2003). Globalisation and higher education development: A critical
analysis. International Review of Education, 49(3-4), 269-291.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_hieu_qua_cua_cac_truong_dai_hoc_cua_viet_nam_van_du.pdf