Đo lường chất lượng thông tin kế toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua mức trích lập dự phòng rủi ro

Chất lượng thông tin tài chính của ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng không chỉ với bản thân ngân hàng, mà cả với nhà đầu tư, nhà quản lý và các doanh nghiệp. Chất lượng thông tin trong hoạt động ngân hàng tốt giúp giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin trên thị trường, từ đó, giúp nhà đầu tư và các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vấn đề về chất lượng thông tin chưa thực sự được các ngân hàng thương mại quan tâm và đánh giá đúng mức. Trong bài viết này, tác giả đo lường chất lượng thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thông qua chất lượng dự phòng rủi ro. Kết quả cho thấy chất lượng thông tin có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt thường có chất lượng thông tin tốt hơn các ngân hàng khác. Xét trong toàn hệ thống, ngân hàng Việt Nam có độ chất lượng thông tin thấp so với các quốc gia khác

pdf12 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đo lường chất lượng thông tin kế toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua mức trích lập dự phòng rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong năm tiếp theo có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với mức trích lập dự phòng rủi ro. Dựa vào kết quả mô hình, đề tài đo lường được chất lượng minh bạch thông tin trung bình qua các năm của các NHTM tại Việt Nam bằng cách lấy độ lệch chuẩn của phần dư của mỗi ngân hàng nhân -1. Giá trị này càng cao cho thấy ngân hàng có chất lượng thông tin càng tốt. Theo đó, ngân hàng có chất lượng thông tin tốt nhất là NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, ngân hàng có chất lượng thông tin thấp nhất là ngân hàng Đại Dương. Giống như mức độ công bố thông tin, chất lượng công bố thông tin có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của các NHTM. Các NHTM thuộc nhóm 1 (CTG, BID,VCB) và nhóm 2 (như VPB, ACB, KLB) là những ngân hàng có chất lượng công bố thông tin đứng đầu. Hình 3: Chất lượng thông tin các NHTM Việt Nam Nguồn: Tính toán của tác giả 3.1.2. Chất lượng công bố thông tin của hệ thống ngân hàng Mô tả số liệu Tỷ lệ nợ xấu bình quân của các NHTM trong mẫu có sự biến động trong giai đoạn từ 2006 đến 2015. Trong đó, 2 năm 2012, 2013 có tỷ lệ nợ xấu bình quân cao nhất, xấp xỉ 4%. Tương ứng với tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cũng có xu hướng biến động cùng chiều, tăng lên mức 1,81% năm 2012, sau đó giảm xuống còn 1,21% năm 2015. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu ý là mức xóa sổ bằng dự phòng rủi ro tăng mạnh trong những năm gần đây, cho thấy dù tỷ lệ nợ xấu có giảm xuống từ năm 2013, nhưng các khoản nợ không thu hồi được, nợ xóa sổ của các NHTM, hoặc các khoản nợ xấu bán cho VAMC với giá trị thấp hơn giá ghi nợ đã tăng lên đáng kể. 728 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 * Chỉ tính các ngân hàng công bố thông tin trên báo cáo tài chính trong mẫu Hình 4: Tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro và xóa sổ của hệ thống NHTM* Bảng 4: Mô tả số liệu mô hình chất lượng công bố thông tin của hệ thống ngân hàng Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả của mô hình Để xác định dạng mô hình, đề tài tiến hành kiểm nghiệm Hausman Test. Kết quả p value < 0,05 nên kiểm nghiệm Hausman Test bác bỏ giả thiết H0. Vậy mô hình phù hợp với chuỗi dữ liệu là mô hình tác động cố định fixed effect. Chạy mô hình trên ta được kết quả như sau: 729 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 5: Kết quả mô hình chất lượng công bố thông tin của hệ thống ngân hàng Từ kết quả trên, tác giả loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê và chạy lại mô hình hồi quy với fixed effect. Kiểm định tự tương quan của dữ liệu bảng (kiểm định Wooldridge) cho p-value > 0,05, mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Kiểm định hệ số VIF < 2, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (heteroskedasticity) của mô hình FEM (dùng kiểm định Wald) cho p-value < 0,05, bác bỏ H0, mô hình gặp phải lỗi phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục lỗi trên, đề tài sử dụng mô hình sai số chuẩn mạnh (Robust Standard errors) cho kết quả sau: 730 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Mô hình có R bình phương bằng 0,4399, thể hiện mô hình giải thích được 43,99% cho biến phụ thuộc. Với dữ liệu dạng bảng, độ lớn của R bình phương của mô hình trên thuộc ngưỡng chấp nhận được. Theo đó, các biến tăng trưởng tín dụng, số dư dự phòng rủi ro, và mức xóa sổ bằng dự phòng rủi ro đều có tác động đến biến phụ thuộc là mức trích lập dự phòng rủi ro ở mức ý nghĩa là 1%. Trong khi lợi nhuận trước chi phí dự phòng rủi ro và thuế có tác động ngược chiều tới mức trích lập dự phòng rủi ro ở mức ý nghĩa 5%. Hình 5: Chất lượng minh bạch thông tin hệ thống ngân hàng các quốc gia Nguồn: tính toán của tác giả và Bushman và Williams (2012) Hệ số tương quan của biến lợi nhuận trước chi phí dự phòng rủi ro và thuế thể hiện tác động làm mịn lợi nhuận của chi phí dự phòng rủi ro. Hệ số này càng cao sẽ cho thấy tác động làm mịn càng lớn và thể hiện chất lượng minh bạch thông tin của hệ thống tốt. Kết quả hồi quy cho mức độ Smoothing của hệ thống ngân hàng Việt Nam là -0,017. Đề tài tiến hành so sánh mức độ này với mức độ smoothing của các quốc gia khác dựa theo kết quả nghiên cứu của Bushman (2007). Kết quả của cho thấy Việt Nam có chất lượng minh bạch thông tin thấp thứ hai trong tổng số các nước nghiên cứu, chỉ trước Kenya. 3.2. Đánh giá Đề tài đo lường chất lượng công bố thông tin thông qua hiệu quả trích lập dự phòng rủi ro. Kết quả cho thấy, chất lượng công bố thông tin của hệ thống NHTM Việt Nam ở mức thấp, chỉ hơn Kenya. Như vậy, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần nâng cao chất lượng thông tin để tạo ra sức cạnh tranh với các đối thủ khác, nhằm tìm kiếm nhà đầu tư và thu hút nguồn vốn. Chất lượng công bố thông tin của từng NHTM cũng được đo lường và cho kết quả là các ngân hàng lớn như BIDV, VCB, CTG, VPB đều có chất lượng công bố thông tin cao. Trong khi chất lượng công bố thông tin thấp nhất thuộc về các ngân hàng có hiệu quả hoạt động thấp, như DCB, OCB. 4. Kết luận Chất lượng thông tin có vai trò hết sức quan trọng đối với các tổ chức và cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán. Đối với các NHTM, việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác sẽ làm gia tăng tính minh bạch và ảnh hưởng không chỉ đến hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường mà còn ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền và lựa chọn sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Minh bạch thông tin không chỉ là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo pháp luật, mà còn là quyền lợi của ngân hàng trong việc nâng cao uy tín và hình ảnh trên thị trường, là cách thuyết phục hiệu quả nhất đối với nhà đầu tư, thể hiện tính chuyên nghiệp, tôn trọng cổ đông, đặc biệt có thể giúp ngân hàng giảm chi phí vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều NHTM hiện nay chưa quan tâm đúng mức và thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với các nhà đầu tư trong việc công bố thông tin. Nghiên cứu này chỉ ra chất lượng thông tin 731 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 trên hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ở mức thấp so với các quốc gia khác, và các NHTM lớn có chất lượng thông tin tốt hơn các NHTM có quy mô nhỏ. Với kết luận như trên, nghiên cứu có một số gợi ý đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam như sau: Thứ nhất, việc tăng chất lượng thông tin công bố là rất cấp thiết nhằm giúp cơ quan quản lý, nhà đầu tư và bản thân chính các ngân hàng có thể nhìn nhận, đánh giá về hoạt động của mình. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang hướng tới việc quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trường thì tăng minh bạch thông tin sẽ giúp ngân hàng có được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía cơ quan quản lý như cảnh báo sớm. Thứ hai, việc tăng chất lượng thông tin tài chính không phải là sự lựa chọn dễ dàng bởi không phải lúc nào cũng tăng lợi ích về chi phí. Do đó, NHTM cần tăng minh bạch thông tin tài chính có lộ trình như tăng dần tần suất công bố thông tin báo cáo tài chính, bổ sung thêm nội dung công bố thông tin trong báo cáo tài chính Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên tổ chức xây dựng và công bố chỉ số chất lượng thông tin của hệ thống ngân hàng nhằm thúc đẩy tính minh bạch trong hệ thống hàng năm, qua đó, bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền và có thể giúp cho chính các tổ chức trong hệ thống giảm chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barth, M., Beaver, W. and Landsman, W. 2001. The Relevance of the Value Relevance Literature for Financial Accounting Standard Setting: Another View.Journal of Accounting and Economics, 31(1-3), 77-104. [2] Basel (1998) Enhancing Bank Transparency: Public Disclosure And Supervisory Information That Promote Safety And Soundness In Banking System. Basel Committee On Banking Supervision, truy cập tại: https://www.bis.org/publ/bcbs41.pdf. [3] Bushman, R. (2004) What Determines Corporate Transparency? Journal of Accounting Research, 42(2), 207-251. [4] Bushman, R. and Williams, C.D. (2012) Bank Transparency, Loan Loss Provisoning Behavior, And Risk-Shifting, Journal of Accounting and Economics, 54 (2012) 1-18. [5] Dechow, P.M. and Dichev, I.D. (2002). The Quality of Accruals And Earnings: The Role of Accrual Estimation Errors. The Accounting Review, 77(2002), 35-59. [6] Fathi, J. 2013. The Determinants of the Quality of Financial Information Disclosed by French Listed Companies. Mediterranean Journal of Social Sciences, 4(2), 319-336. [7] Hirst, D., Hopkins, P. and Wahlen, J. 2004. Fair Values, Income Measurement, and Bank Analysts’ Risk and Valuation Judgments. Accounting Review, 79(2), 453-472. [8] Jeffrey, Ng., & Rusticus, T.O., (2011). Bank’s Survival During the Financial Crisis: The Role of Regulatory Reporting Quality. DOI: 10.2139/ssrn.1892481. [9] Mahboub, R. (2017). Main Determinants of Financial Reporting Quality in the Lebanese Banking Sector. European Research Studies Journal, XX, 4B, 706-726. [10] Savina, N.T. 2016. The Institutionalization of the Concept of Corporate Social Responsibility: Opportunities and Prospects. European Research Studies Journal, 19(3) Part B, 56-76. [10] Van Beest, F.V., Braam, G. and Boelens, S. 2009. Quality of Financial Reporting: Measuring Qualitative Characteristics. Working Paper, Radboud University, Nijmegan, Netherlands, 1-108. [12] Van Tendeloo, B. and Vanstraelen, A. 2005. Earnings Management under German GAAP versus IFRS. European Accounting Review, 14(1), 155–180. 732

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_luong_chat_luong_thong_tin_ke_toan_tai_cac_ngan_hang_thuo.pdf
Tài liệu liên quan