I. MỞ ĐẦU
- Tăng huyết áp là một bệnh rất hay gặp ở người lớn, tuy nhiên, trẻ em cũng có thể
bị tăng huyết áp nhưng tỉ lệ không cao so với người lớn.
- Nghiên cứu ở các nước Âu Mỹ, tỉ lệ tăng huyết áp ở trẻ chiếm khoảng 1-2% dân
số trẻ em.
- Ở Việt Nam, theo khuyến cáo của Hội tăng huyết áp Việt Nam, tỉ lệ này từ 0,8 -
5%.
Trẻ nhập viện chủ yếu kèm các bệnh:
1. Bệnh lý thận
- Viêm vi cầu thận cấp
- Hẹp động mạch thận
- Hội chứng thận hư
- Nhiễm trùng tiểu tái phát
2. Bệnh tim mạch
- Hẹp eo động mạch chủ
- Viêm động mạch Takayashu
3. Bệnh lý nội tiết
- Hội chứng Cushing
- U tủy thượng thận
8 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đo huyết áp trẻ em và chăm sóc trẻ tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐO HUYẾT ÁP TRẺ EM VÀ CHĂM SÓC TRẺ TĂNG HUYẾT ÁP
CNĐD Lê Hồ Thị Huyền
I. MỞ ĐẦU
- Tăng huyết áp là một bệnh rất hay gặp ở người lớn, tuy nhiên, trẻ em cũng có thể
bị tăng huyết áp nhưng tỉ lệ không cao so với người lớn.
- Nghiên cứu ở các nước Âu Mỹ, tỉ lệ tăng huyết áp ở trẻ chiếm khoảng 1-2% dân
số trẻ em.
- Ở Việt Nam, theo khuyến cáo của Hội tăng huyết áp Việt Nam, tỉ lệ này từ 0,8 -
5%.
Trẻ nhập viện chủ yếu kèm các bệnh:
1. Bệnh lý thận
- Viêm vi cầu thận cấp
- Hẹp động mạch thận
- Hội chứng thận hư
- Nhiễm trùng tiểu tái phát
2. Bệnh tim mạch
- Hẹp eo động mạch chủ
- Viêm động mạch Takayashu
3. Bệnh lý nội tiết
- Hội chứng Cushing
- U tủy thượng thận
4. U não
5. Ngoài ra, còn có một số trường hợp không tìm được nguyên nhân, gọi là tăng huyết
áp nguyên phát.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng tăng huyết áp ở trẻ:
1. Tiền sử gia đình
2. Béo phì
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi tùy nguyên nhân: Thường gặp trẻ tăng huyết áp
do viêm vi cầu thận cấp ở độ tuổi 6-15 tuổi.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng huyết áp:
- Nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi
- Vã mồ hôi
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Đỏ bừng mặt
- Giảm thị lực
- Co giật
- Phù
Nếu trẻ bị tăng huyết áp mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm
trọng:
- Tổn thương tim
- Tổn thương thận
- Tổn thương mạch máu
- Tổn thương võng mạc
- Biến chứng thần kinh
Tăng huyết áp trẻ em được xác định khi: Huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm
trương > mức huyết áp tâm thu và/hoặc tâm trương ở độ bách phân thứ 90 theo tuổi, chiều
cao và giới tính.
- Tăng huyết áp nhẹ: 90th percentile < Huyết áp tâm thu và/hoặc Huyết áp tâm
trương ≤ 95th percentile theo tuổi, chiều cao và giới.
- Tăng huyết áp trung bình: 95th percentile < Huyết áp tâm thu và/hoặc Huyết áp
tâm trương ≤ 99th percentile theo tuổi, chiều cao và giới.
- Tăng huyết áp nặng (THA cấp cứu): Huyết áp tâm thu và/hoặc Huyết áp tâm
trương > 99th percentile theo tuổi, chiều cao và giới, kèm với triệu chứng của
giảm tưới máu cơ quan đích.
BẢNG TRỊ SỐ HUYẾT ÁP 90%, 95%, 99% CỦA TRẺ EM
Nhóm tuổi 90% 95% 99%
Huyết áp tâm thu 106 112 118
< 2 tuổi
Huyết áp tâm trương 68 74 82
Huyết áp tâm thu 109 116 124
3 – 5 tuổi
Huyết áp tâm trương 69 76 84
Huyết áp tâm thu 115 122 130
6 – 9 tuổi
Huyết áp tâm trương 74 78 86
Huyết áp tâm thu 122 126 134
10 – 12 tuổi
Huyết áp tâm trương 78 82 90
Huyết áp tâm thu 129 136 144
13 – 15 tuổi
Huyết áp tâm trương 79 86 92
TIÊU CHUẨN HUYẾT ÁP KẾ THEO TUỔI
Trên lâm sàng thường áp dụng công thức của TCYTTG (OMS) cho trẻ > 1 tuổi:
• Huyết áp chuẩn = 80 + 2N (N = số tuổi)
• Tăng huyết áp giới hạn: Huyết áp chuẩn + (1SD2SD)
• Tăng huyết áp xác định: Huyết áp chuẩn + (>2SD 3SD)
• Tăng huyết áp đe dọa: Huyết áp chuẩn + (>3SD)
1SD (standard deviation) # 10% chuẩn
II. Đo huyết áp trẻ em
1. Mục đích đo huyết áp
Đánh giá tình trạng của bệnh nhi
Giúp điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc.
2. Chỉ định
2.1. Đo huyết áp không bắt buộc thực hiện ở tất cả trẻ đến khám
2.1.1. Đối với trẻ > 3 tuổi:
Nên được đo huyết áp khi thăm khám
Ít nhất 1 lần trong những lần khám sức khỏe.
2.1.2. Đối với trẻ < 3 tuổi: Đo huyết áp trong các trường hợp sau:
- Tiền sử sinh non, nhẹ cân hoặc biến chứng trong thời kỳ sơ sinh cần được hồi
sức tích cực
- Tim bẩm sinh
TUỔI ĐỘ RỘNG CỦA BĂNG ĐỘ DÀI CỦA BĂNG
Sơ sinh 4 cm 5-10 cm
Nhũ nhi 6 cm 12 cm
1 - 5 tuổi 8 cm 15 cm
6 - 9 tuổi 10 cm 20 cm
> 10 tuổi 13 cm 23 cm
Trẻ lớn béo phì 15 cm 30 cm
Đo ở đùi trẻ lớn 18 cm 36 cm
- Bệnh lý thận tiết niệu: Nhiễm trùng tiểu tái phát, tiểu máu hay tiểu đạm tái phát,
các dị dạng đường niệu, tiền sử gia đình bị thận bẩm sinh
- Ghép tạng đặc
- Bệnh ác tính hoặc được ghép tủy
- Các bệnh hệ thống khác có lên quan đến tăng huyết áp
- Dùng thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp
- Có bằng chứng tăng áp lực nội sọ.
2.2. Theo dõi huyết áp:
Theo kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng
Theo phân cấp chăm sóc
Theo y lệnh bác sĩ
3. Thực hiện
3.1. Chuẩn bị dụng cụ:
Ống nghe
Máy đo huyết áp có túi hơi thích hợp
Gối kê tay
Phiếu theo dõi chức năng sống.
3.2. Các bước tiến hành
3.2.1. Đo huyết áp ở tay
- Báo và giải thích cho bệnh nhi hoặc người nhà bệnh nhi
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp
- Không dùng thuốc hoặc thức ăn có tính kích thích trước đó 2 giờ
- Tư thế đo chuẩn: Cho trẻ ngồi ghế tựa, dựa lưng, chân để trên nền nhà (đối với
trẻ<3t nên đo huyết áp khi nằm), cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang
mức với tim.
- Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, đồng hồ hoặc điện tử (loại đo ở cánh tay). Các
thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ.
- Kiểm tra máy đo huyết áp.
- Bộc lộ cánh tay bệnh nhi đến nách, tránh tạo thành garrot
- Đặt phần giữa túi hơi ngay phía trên động mạch cánh tay, bờ dưới cách khuỷu
tay 2cm.
- Quấn túi hơi ôm sát cánh tay.
- Đặt gối dưới khuỷu tay bệnh nhi, tìm động mạch.
- Đặt đồng hồ huyết áp ngang mặt phẳng tim bệnh nhi.
- Đặt màng ống nghe ở nơi mạch khuỷu nảy mạnh nhất, không được chèn vào
dưới dải băng, đeo ống nghe vào hai tai.
- Khóa chặt van của bóng cao su.
- Bơm túi hơi cho đến khi tai không nghe tiếng mạch đập, bơm thêm 20-30 mmHg.
- Mở van bóng cao su từ từ, tốc độ 2-3 mmHg/nhịp đập.
- Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của
Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V
của Korotkoff).
- Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
- Nếu lần đo đầu tiên huyết áp > bách phân vị thứ 90, nên đo huyết áp ít nhất hai
lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút.
- Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
- Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc
bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).
3.2.2. Đo huyết áp ở đùi
- Cho trẻ nằm sấp, nếu trẻ không nằm sấp được cho trẻ nằm ngửa gối hơi co.
- Quấn bao huyết áp quanh đùi trên khoeo 2,5-3 cm, trung tâm của túi hơi đặt mặt
sau đùi.
- Đặt màng của ống nghe lên vùng khoeo.
3.3. Ghi hồ sơ
Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm
trương. Không làm tròn số hàng đơn vị, ví dụ 92/67 mmHg.
Vị trí đo.
Thông báo cho bác sĩ khi có các giá trị bất thường: cao, thấp, kẹp (huyết áp
tối đa – huyết áp tối thiểu <= 2cmHg), kèm theo tên bác sĩ được báo, thời gian báo.
Tên điều dưỡng thực hiện.
3.4. An toàn bệnh nhân
Nếu kết quả không chính xác → Ảnh hưởng đến kết quả điều trị
→ Biên pháp phòng ngừa:
Chọn túi hơi có kích cỡ phù hợp với bệnh nhân (Nếu túi hơi quá
nhỏHuyết áp cao giả tạo, túi hơi quá rộngHuyết áp thấp giả tạo).
Thường xuyên kiểm tra kim đồng hồ phải trở về mức 0 khi xả hết túi hơi.
Nên cho bệnh nhân nghỉ ít nhất 5 phút trước khi đo huyết áp.
3.5. Xử trí tình huống
Tình huống Xử trí
Huyết áp tụt, kẹp Báo bác sĩ
Huyết áp cao Đo Huyết áp tứ chi
Kim đồng hồ huyết áp không di chuyển kèm
tiếng hơi xì ở van bóng cao su
Khóa van bóng cao su
Kim đồng hồ tụt rất nhanh mặc dù chưa xả van
cao su
Túi hơi bị xì → thay bộ đo huyết áp
mới.
Bảng kiểm
1. Chuẩn bị dụng cụ.
2. Báo và giải thích cho bệnh nhân.
3. Chọn cỡ túi hơi phù hợp.
4. Kiểm tra máy đo huyết áp.
5. Quấn túi hơi ôm sát cánh tay. bờ dưới cách khuỷu tay 2cm.
6. Đặt đồng hồ huyết áp ngang mặt phẳng tim bệnh nhi, khóa van
7. Đặt gối dưới khuỷu tay bệnh nhi, tìm động mạch.
8. Mang ống nghe, đặt màng ống nghe ở động mạch.
9. Bơm túi hơi.
10. Mở van, xả hơi, xác định huyết áp tối đa.
11. Xả hơi, xác định huyết áp tối thiểu.
12. Sửa lại tư thế bệnh nhân, thu dọn dụng cụ.
13. Rửa tay, ghi hồ sơ, phiếu theo dõi.
III. Lập kế hoạch chăm sóc
1. Các mục tiêu cần đạt được
- Không bị các biến chứng của tăng huyết áp.
- Giảm được khó chịu do tác dụng phụ của thuốc và biết cách hạn chế được các tác
dụng phụ đó.
- Người nhà bệnh nhi sẽ hiểu về bệnh, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, tuân thủ
chế độ điều trị tăng huyết áp lâu dài.
2. Thực hiện chăm sóc
2.1. Ngăn ngừa các biến chứng của Tăng huyết áp
- Thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh điều trị
- Theo dõi huyết áp trước và sau khi dùng thuốc
- Kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu bệnh nhi không đáp ứng với thuốc
- Theo dõi sát để phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để đánh giá các biến chứng như: Điện tâm đồ,
X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu.
2.2. Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc
- Hạ huyết áp tư thế: thay đổi tư thế từ từ, muốn ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy
chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã.
- Táo bón: ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng,
luyện tập thể dục, thực hiện y lệnh thuốc nhuận tràng nếu có chỉ định
- Tiêu chảy: phải báo ngay cho thầy thuốc, theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất
phân.
2.3. Giáo dục sức khoẻ
- Người nhà hiểu về bệnh Tăng huyết áp, các biến chứng, cách kiểm soát được
huyết áp lâu dài.
- Nhấn mạnh việc điều trị Tăng huyết áp là lâu dài Người nhà có vai trò quan
trọng trong điều trị Tăng huyết áp.
- Cung cấp thông tin về thuốc điều trị Tăng huyết áp như lợi ích, giá cả
- Người nhà biết các yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp loại bỏ hoặc hạn chế tối đa
các yếu tố nguy cơ đó nếu có.
- CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG:
Hạn chế muối, Lipit và Cholesterol; hạn chế Calo nếu quá béo, cụ thể:
+ Hạn chế cho trẻ ăn quá ngọt để tránh tăng cân, béo phì, đặc biệt với trẻ đã bị
tiểu đường
+ Ăn nhạt, giảm thức ăn chứa nhiều muối: nước chấm, thức ăn chế biến sẵn, cà
muối, dưa muối, tương, chao, mắm, cá khô, bột ngọt, bột nêm
+ Ăn nhiều rau quả để cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng đặc biệt là kali,
magiê (trên 300g rau và 200g trái cây mỗi ngày).
+ Ăn cá nhiều hơn thịt, thịt nạc bỏ da, thêm đậu hũ và các loại đậu khác thay thịt.
+ Cho trẻ uống sữa để bổ sung canxi phòng loãng xương và các chất dinh dưỡng
khác. Nếu béo phì, thừa cân trên sáu tuổi thì dùng sữa tách béo.
+ Dùng dầu thực vật: dầu mè, dầu đậu nành,
+ Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol và axit béo bão hoà: mỡ động vật
(trừ mỡ cá), da, lòng phủ tạng, lòng đỏ trứng.
+ Tránh thức ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ.
- Ngoài ra:
+ Trẻ cần được nghỉ ngơi
+ Vui chơi vận động vừa sức
+ Giảm cân nếu béo phì
+ Dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng
+ Khám đều đặn ở bác sĩ chuyên khoa.
- Phòng bệnh:
+ Vệ sinh đường tiết niệu sinh dục sạch sẽ, điều trị triệt để nhiễm trùng tiểu,
tránh ăn mặn
+ Kiểm tra định kỳ huyết áp trẻ từ ba tuổi trở lên
+ Trẻ béo phì cần kiểm tra mỡ máu, đường máu và chỉ số BMI
+ Dinh dưỡng hợp lý để tránh bị dư cân, béo phì
+ Vận động cơ thể thường xuyên
+ Dùng thuốc đúng chỉ định bác sĩ
+ Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu tăng huyết áp, cần đưa trẻ đến ngay cơ
sở y tế để được khám, chẩn đoán tăng huyết áp và tìm nguyên nhân điều trị.
3. Đánh giá chăm sóc:
Bệnh nhi đạt được các kết quả:
- Không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng
- Biết cách hạn chế và giảm được các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc
- Tôn trọng chế độ điều trị
- Biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện.
Tóm lại
- Tăng huyết áp không chỉ có người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể là nạn nhân của
“tay sát thủ thầm lặng” này.
- Tăng huyết áp được xem là căn bệnh phố biến nhất trong các bệnh lý về tim
mạch.
- Không gây ra những triệu chứng ồn ào, nhưng những lần ra đòn của nó lại dẫn
đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong_dan_do_huyet_ap_tre_em_1512.pdf