Đỡ đẻ thường ngôi chỏm

Ngôi chỏm là ngôi đầu cúi trong quá trình chuyển dạ, khi đó toàn bộ phần

chỏm đầu thai nhi sẽ trình diện trước eo trên khung chậu. Đây là ngôi thường gặp

nhất, chiếm tới 96-98% tổng số các ngôi thai. Mốc củangôi chỏm là thóp sau.

Có thể tóm tắt diễn biến quá trình đẻ ngôi chỏm như sau:

· Đẻ 3 cực: thai nhi từ trong buồng tử cung muốn thoát ra ngoài qua đường

âm đạo thì lần lượt 3 phần đầu, vai và mông của thai phải đi qua đường sinh dục

của người mẹ, người ta gọi là “đẻ 3 cực”.

· Đẻ 4 thì: quá trình thai nhi từ trong tử cung vượt qua cổ tử cung, qua âm

đạo để ra ngoài, mỗi cực của thai phải trải qua 4 thì: lọt, xuống, quay và sổ. Khi đỡ

đẻ, chúng ta chỉ can thiệp ở thì cuối cùng là thì sổ thai, còn 3 thì kia sẽ tự diễn ra

theo sinh lý chuyển dạ.

· Sổ đầu là thì khó khăn nhất, có 2 kiểu thế sổ: chẩm-vệ (thường gặp, chiếm

tới trên 99%) và chẩm-cùng (hiếm gặp). Sổ vai và mông thường dễ dàng hơn.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5822 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đỡ đẻ thường ngôi chỏm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm I. NHẮC LẠI VỀ NGÔI CHỎM Ngôi chỏm là ngôi đầu cúi trong quá trình chuyển dạ, khi đó toàn bộ phần chỏm đầu thai nhi sẽ trình diện trước eo trên khung chậu. Đây là ngôi thường gặp nhất, chiếm tới 96-98% tổng số các ngôi thai. Mốc của ngôi chỏm là thóp sau. Có thể tóm tắt diễn biến quá trình đẻ ngôi chỏm như sau: · Đẻ 3 cực: thai nhi từ trong buồng tử cung muốn thoát ra ngoài qua đường âm đạo thì lần lượt 3 phần đầu, vai và mông của thai phải đi qua đường sinh dục của người mẹ, người ta gọi là “đẻ 3 cực”. · Đẻ 4 thì: quá trình thai nhi từ trong tử cung vượt qua cổ tử cung, qua âm đạo để ra ngoài, mỗi cực của thai phải trải qua 4 thì: lọt, xuống, quay và sổ. Khi đỡ đẻ, chúng ta chỉ can thiệp ở thì cuối cùng là thì sổ thai, còn 3 thì kia sẽ tự diễn ra theo sinh lý chuyển dạ. · Sổ đầu là thì khó khăn nhất, có 2 kiểu thế sổ: chẩm-vệ (thường gặp, chiếm tới trên 99%) và chẩm-cùng (hiếm gặp). Sổ vai và mông thường dễ dàng hơn. II. ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM 1. Mục đích: Đỡ đẻ thường ngôi chỏm là thủ thuật giúp sản phụ sinh đẻ an toàn theo đường âm đạo mà không cần can thiệp gì trừ cắt nới tầng sinh môn. Thủ thuật này được tiến hành nhằm 2 mục đích sau: - Đảm bảo an toàn cho mẹ: tránh rách rộng, rách phức tạp tầng sinh môn. - Đảm bảo an toàn cho thai: tránh rơi thai, ngạt thai, tránh nhiễm khuẩn cho thai. 2. Chỉ định: Mọi sản phụ có thai bình thường đủ tháng, ngôi chỏm, đầu đã lọt sâu trong âm đạo và chuẩn bị sổ ra ngoài (theo kiểu chẩm-vệ hoặc chẩm-cùng). Các điều kiện chỉ định cụ thể: - Cổ tử cung mở hết. - Ối đã vỡ, nếu ối chưa vỡ phải tiến hành bấm ối trước khi đỡ đẻ. - Đầu đã lọt thấp. 3. Chuẩn bị · Dụng cụ và phương tiện: - Bệnh án sản khoa và biểu đồ theo dõi chuyển dạ. - Phòng đẻ, bàn đẻ đúng quy cách. - Hệ thống đèn chiếu sáng. - Bộ đỡ đẻ và gói rốn vô trùng. - Bộ cắt-khâu tầng sinh môn. - Xăng, găng, gạc vô trùng. - Bàn sơ sinh và các phương tiện hồi sức sơ sinh. · Sản phụ: - Nằm trên bàn theo tư thế sản khoa, được hướng dẫn cách rặn đẻ, cách hít thở để lấy dưỡng khí cho thai nhi. - Được làm xẹp bàng quang, trực tràng và làm vệ sinh vùng sinh dục ngoài trước khi đỡ đẻ. · Người đỡ đẻ: - Là người đã được rèn luyện kỹ năng để có thao tác đỡ đẻ nhẹ nhàng, đúng nguyên tắc (đỡ đẻ đúng lúc, đúng quy cách và an toàn). - Phải nắm chắc tình hình sản phụ: hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, tiền sử sản khoa, đặc biệt là tình hình thai nghén hiện tại (ngôi, thế, kiểu thế, ối, độ lọt, khung chậu mẹ...). - Luôn cảm thông, động viên, an ủi sản phụ trong quá trình đỡ đẻ. - Phải thực hiện tốt chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ: mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay-đi găng vô trùng, trải xăng vô trùng. - Đứng giữa 2 đùi sản phụ. 4. Các thao tác đỡ đẻ (ngôi chỏm kiểu sổ chẩm-vệ) Đỡ đẻ ngôi chỏm kiểu sổ chẩm-vệ được tiến hành qua các thì sau: Thì 1: Đỡ đầu Khi đầu thai nhi đã thập thò ở âm hộ, lúc này TSM bị giãn rất mỏng, nếu có chỉ định thì tiến hành cắt TSM trước khi đỡ đầu. Trong thì này, người đỡ đẻ phải giúp cho đầu cúi thật tốt để chẩm sổ, sau đó giúp đầu ngửa để trán và mặt sổ. Do vậy, đỡ đầu chia làm 2 thì nhỏ: đỡ chẩm trước, đỡ trán và mặt sau. * Đỡ chẩm: Trong cơn rặn, người đỡ đẻ phối hợp 2 tay: - Tay trái chụm các đầu ngón lại, ấn nhẹ vào vùng chỏm giúp cho đầu cúi tốt (gọi là tay đỡ đầu). - Tay phải giữ TSM không cho trán sổ đồng thời với chẩm. Dưới áp lực của cơn co tử cung và sức rặn người mẹ, phần chỏm đầu và chẩm sẽ sổ dần ra khỏi âm đạo. Khi hạ chẩm tỳ cố định dưới khớp vệ thì chuyển sang đỡ trán và mặt. * Đỡ trán và mặt: Sau sổ chẩm, sản phụ không rặn nữa; lúc này người đỡ cần giúp cho đầu ngửa dần để phần mặt sổ từ từ, tránh rách rộng tầng sinh môn. Người đỡ vẫn phối hợp 2 tay: - Tay giữ TSM giữ nguyên nhưng với lực mạnh hơn. - Tay kia lách cho từng bướu đỉnh sổ, rồi hướng cho đầu ngửa dần để lần lượt: trán, mũi, miệng, cằm sổ ra ngoài âm đạo. * Sau khi đầu sổ: - Đầu sẽ tự quay 450 từ phải sang trái với thế trái hoặc từ trái sang phải với thế phải, người đỡ giúp đầu quay thêm 450 nữa, như vậy đầu quay tổng cộng 900 về tư thế chẩm ngang để cho đường kính lưỡng mỏm vai trùng với đường kính trước sau của eo dưới (cụt-hạ mu) thì vai mới sổ được. - Trong khi đầu quay, người phụ nhanh chóng tiến hành: + Nới hoặc cắt dây rau quấn cổ (nếu có). + Lau hoặc hút dịch nhớt ở mũi, miệng đứa trẻ. Hai việc làm này rất cần thiết, để phòng tránh ngạt sơ sinh. · Thì 2 : Đỡ vai Đỡ vai được tiến hành theo nguyên tắc: đỡ vai trước trước và đỡ vai sau sau. * Đỡ vai trước: - Hai bàn tay áp vào 2 bên vùng đỉnh-thái dương-gò má thai nhi, các đầu ngón tay ôm vào bờ xương hàm dưới. - Kéo từ từ đầu xuống dưới, đồng thời hướng dẫn sản phụ rặn nhẹ để cho vai trước sổ tới khi bờ dưới cơ delta tỳ vào bờ dưới khớp vệ thì dừng lại, chuyển sang đỡ vai sau. * Đỡ vai sau: - Dùng kẽ giữa ngón 1 và 2 của bàn tay đỡ đầu ôm vào vùng gáy-cổ thai nhi, nâng đầu thai nhi lên trên để vai sau sổ. - Tay kia giữ tầng sinh môn để nó không bị rách khi sổ vai sau. - Khi bờ dưới cơ đen ta vai sau tỳ vào bờ sau âm hộ thì kết thúc sổ vai sau, chuyển sang đỡ lưng-mông và chân. · Thì 3: Đỡ lưng-mông và chân - Phần đầu tiếp tục được giữ giữa ngón 1 và 2 của bàn tay đỡ đầu, chuyển tay giữ TSM sang đỡ lưng, mông và chân. Chỉ cần kéo nhẹ là ngực, lưng, mông và chân thai nhi sẽ sổ ra dễ dàng. - Nắm chặt 2 cổ chân thai nhi giữa ngón 1 và 2; 2 và 3 của bàn tay đỡ chân. - Với 2 bàn tay, thai nhi được giữ chắc chắn ở tư thế nghiêng, đầu thấp và thấp hơn mặt bàn để dịch nhớt trong mũi, miệng có thể chảy ra ngoài, không bị trẻ hít ngược vào phổi khi có nhịp thở đầu tiên. · Thì 4: Kẹp cắt dây rốn - Dùng 2 kìm Kocher để kẹp dây rốn: + Kìm thứ nhất: kẹp về phía thai nhi trước, cách chân cuống rốn khoảng 15 - 20 cm. + Kìm thứ hai: kẹp về phía mẹ, cách kìm thứ nhất khoảng 1,5 - 2,0 cm, chú ý phải vuốt dồn máu dây rốn trước khi kẹp để tránh bắn máu ra xung quanh khi cắt dây rốn. - Cắt đứt dây rốn giữa 2 kìm Kocher bằng kéo thẳng. Chuyển thai nhi lên bàn sơ sinh, sau đó cho sản phụ nằm đầu thấp, hạ chân thấp, chờ đợi rau bong để chuẩn bị đỡ rau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_de_thuong_ngoi_chom_4799.pdf
Tài liệu liên quan