Trong định hướng chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế, việc mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngay tại tuyến y tế cơ sở được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu đó, Bộ Y tế đã có nhiều chương trình hành động hướng tới y tế cơ sở. Hệ thống y tế cơ sở luôn được quan tâm xây dựng, kiện toàn và củng cố. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay đã đã có 97,4% số xã, phường trong toàn quốc đã có trạm y tế, 74% số thôn, bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động [38]. Nguồn ngân sách dành cho y tế cơ sở đã và đang được các cấp chính quyền ưu tiên đầu tư thỏa đáng. Trang thiết bị y tế thiết yếu cũng đang từng bước được bổ sung và tăng cường trang bị cho trạm y tế xã, phường từ nhiều nguồn tài chính khác nhau: ngân sách, viện trợ quốc tế. Để từng bước nâng cao chất lượng công tác chuyên môn cho y tế cơ sở, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ bác sỹ cho y tế xã, phường, Bộ Y tế đã chủ trương khuyến khích việc đưa bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã với mục tiêu phấn đấu trong năm 2000 có trên 40% số trạm y tế xã trong toàn quốc có bác sĩ và 100% số xã, phường có cán bộ y tế cộng đồng. Đến nay cả nước đã có trên 52% số trạm y tế xã có bác sỹ[37]. Các dịch vụ y tế cũng được đưa về gần dân hơn đã góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, nhân dân ngay tại trạm y tế xã, phường.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội nhằm huy động các nguồn lực tài chính từ sự đóng góp của cộng đồng (tổ chức, cá nhân) tham gia BHYT để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ không may bị ốm đau bệnh tật, chia sẻ nguy cơ và tránh được những tổn thất tài chính lớn ngoài sức chịu đựng của mỗi cá nhân. Kết quả hoạt động sau gần 10 năm thực hiện chính sách BHYT đã cho thấy chủ trương hoàn toàn đúng đắn này của Đảng và Nhà nước và quỹ BHYT đã ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động y tế. Người tham gia BHYT đã được đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi khám chữa bệnh, được quỹ BHYT chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.
Thực hiện định hướng chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế, BHYT Việt Nam đã hướng dẫn BHYT các địa phương, ngành phối hợp với ngành y tế triển khai hoạt động khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã, phường. Theo đó, một phần kinh phí từ quỹ khám chữa bệnh ngoại trú đã được chuyển về các trạm y tế xã thông qua Trung tâm y tế huyện, tập trung chủ yếu vào các xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa có đông các đối tượng tham gia BHYT thuộc diện ưu đãi xã hội, người về hưu, nghỉ mất sức lao động, giáo viên để thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã đã đáp ứng được nguyện vọng của người có thẻ BHYT, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh có thẻ BHYT, giảm thiểu đáng kể tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, giúp cho người dân ngày càng hiểu thêm về tính nhân đạo và cộng đồng của chính sách BHYT, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển và mở rộng các loại hình BHYT, tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010.
Năm 2001, BHYT Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đưa hoạt động khám chữa bệnh BHYT về trạm y tế xã phường tại 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 5067 trạm y tế xã triển khai hoạt động này, chiếm 49,2 % số trạm y tế xã trong toàn quốc [30].
Đề tài " Nghiên cứu thực trạng chương trình đưa khám chữa bệnh BHYT về trạm y tế tuyến xã trong 4 năm từ 1998 -2001" được nhóm nhóm nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại y tế tuyến xã thuộc một số địa phương đại diện cho các vùng kinh tế xã hội khác nhau trong cả nước và đề xuất một số giải pháp và các chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường chất lượng và mở rộng hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại y tế tuyến xã.
56 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án tốt nghiệp Thiết kế bộ khởi động động cơ không đồng bộ ba pha, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bộ khởi động động cơ không đồng bộ ba pha
Mục lục
Trong định hướng chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế, việc mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngay tại tuyến y tế cơ sở được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu đó, Bộ Y tế đã có nhiều chương trình hành động hướng tới y tế cơ sở. Hệ thống y tế cơ sở luôn được quan tâm xây dựng, kiện toàn và củng cố. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay đã đã có 97,4% số xã, phường trong toàn quốc đã có trạm y tế, 74% số thôn, bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động [38]. Nguồn ngân sách dành cho y tế cơ sở đã và đang được các cấp chính quyền ưu tiên đầu tư thỏa đáng. Trang thiết bị y tế thiết yếu cũng đang từng bước được bổ sung và tăng cường trang bị cho trạm y tế xã, phường từ nhiều nguồn tài chính khác nhau: ngân sách, viện trợ quốc tế.... Để từng bước nâng cao chất lượng công tác chuyên môn cho y tế cơ sở, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ bác sỹ cho y tế xã, phường, Bộ Y tế đã chủ trương khuyến khích việc đưa bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã với mục tiêu phấn đấu trong năm 2000 có trên 40% số trạm y tế xã trong toàn quốc có bác sĩ và 100% số xã, phường có cán bộ y tế cộng đồng. Đến nay cả nước đã có trên 52% số trạm y tế xã có bác sỹ[37]. Các dịch vụ y tế cũng được đưa về gần dân hơn đã góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, nhân dân ngay tại trạm y tế xã, phường.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội nhằm huy động các nguồn lực tài chính từ sự đóng góp của cộng đồng (tổ chức, cá nhân) tham gia BHYT để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ không may bị ốm đau bệnh tật, chia sẻ nguy cơ và tránh được những tổn thất tài chính lớn ngoài sức chịu đựng của mỗi cá nhân. Kết quả hoạt động sau gần 10 năm thực hiện chính sách BHYT đã cho thấy chủ trương hoàn toàn đúng đắn này của Đảng và Nhà nước và quỹ BHYT đã ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động y tế. Người tham gia BHYT đã được đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi khám chữa bệnh, được quỹ BHYT chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.
Thực hiện định hướng chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế, BHYT Việt Nam đã hướng dẫn BHYT các địa phương, ngành phối hợp với ngành y tế triển khai hoạt động khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã, phường. Theo đó, một phần kinh phí từ quỹ khám chữa bệnh ngoại trú đã được chuyển về các trạm y tế xã thông qua Trung tâm y tế huyện, tập trung chủ yếu vào các xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa có đông các đối tượng tham gia BHYT thuộc diện ưu đãi xã hội, người về hưu, nghỉ mất sức lao động, giáo viên để thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã đã đáp ứng được nguyện vọng của người có thẻ BHYT, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh có thẻ BHYT, giảm thiểu đáng kể tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, giúp cho người dân ngày càng hiểu thêm về tính nhân đạo và cộng đồng của chính sách BHYT, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển và mở rộng các loại hình BHYT, tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010.
Năm 2001, BHYT Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đưa hoạt động khám chữa bệnh BHYT về trạm y tế xã phường tại 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 5067 trạm y tế xã triển khai hoạt động này, chiếm 49,2 % số trạm y tế xã trong toàn quốc [30].
Đề tài " Nghiên cứu thực trạng chương trình đưa khám chữa bệnh BHYT về trạm y tế tuyến xã trong 4 năm từ 1998 -2001" được nhóm nhóm nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại y tế tuyến xã thuộc một số địa phương đại diện cho các vùng kinh tế xã hội khác nhau trong cả nước và đề xuất một số giải pháp và các chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường chất lượng và mở rộng hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại y tế tuyến xã.
MỤC TIÊU CỤ THỂ:
Nghiên cứu, khảo sát cơ cấu và mức đóng của các đối tượng tham gia BHYT cư trú theo địa bàn tuyến xã;
Nghiên cứu nhu cầu và khả năng cung cấp DVYT phục vụ việc quản lý và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh BHYT tại tuyến xã;
Xác định những yếu tố quyết định đến hiệu quả họat động khám chữa bệnh BHYT tại y tế tuyến xã;
Xác định thực trạng kết quả thực hiện chương trình đưa khám chữa bệnh BHYT về tuyến xã;
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động khám chữa bệnh tại tuyến xã và các chính sách hỗ trợ:
Cơ cấu và giá viện phí tại trạm y tế xã;
Danh mục thuốc và danh mục DVKT sử dụng tại trạm y tế xã;
Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, vật dụng y tế.
PHẦN I: TỔNG QUAN
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CÓ THẺ BHYT TẠI Y TẾ CƠ SỞ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Đưa dịch vụ khám chữa bệnh đến gần dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh nói chung, người có BHYT nói riêng tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế là xu hướng chung của tất cả các nước trên thế giới. Mô hình tổ chức khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT ở mỗi nước rất khác nhau và đa dạng, tùy thuộc vào loại hình tổ chức BHYT ở các nước đó. Trước khi tìm hiểu tình hình triển khai công tác khám chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở (trạm y tế xã, phường) ở nước ta, chúng tôi xin điểm qua một vài nét về tình hình khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Tại Thái lan: Người bệnh BHYT được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các làng, bản do Nhà nước tổ chức. Quỹ BHYT chiếm khoảng 20% tổng nguồn kinh phí của các Trung tâm này và được sử dụng để chi cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo chiến lược toàn cầu " Sức khỏe cho mọi người vào năm 2000" được đề ra tại hội nghị quốc tế về y tế tại Alma-Ata năm 1978 bao gồm:
Khám chữa bệnh thông thường;
Giám sát thanh khiết môi trường;
Tiêm chủng mở rộng, giáo dục sức khoẻ;
Đảm bảo thuốc thiết yếu... [12]
Tại Indonesia: Hoạt động khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở chỉ thực hiện đối với loại hình BHYT nông dân (DANASEHAT) là loại hình BHYT do cấp xã quản lý. Quỹ bảo hiểm y tế DANASEHAT chỉ dành để chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, không thực hiện khám chữa bệnh tại tuyến trên [3].
Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên: Người có thẻ BHYT được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các Trung tâm y tế cộng đồng, phòng khám đa khoa, các trạm xá, trạm chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngay tại tuyến y tế cơ sở, người bệnh đã phải thực hiện cùng chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh tuỳ loại cơ sở y tế và giá dịch vụ [6].
Tại Hàn Quốc: Việc khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại y tế cơ sở cũng được thực hiện như ở CHDCND Triều tiên, ngoài ra hoạt động này còn được thực hiện tại các bệnh xá nha khoa, các bệnh xá đông y nhằm mục tiêu mở rộng và tăng cường quyền lợi cho người tham gia BHYT [9].
Tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Mô hình " Hợp tác xã y tế" được triển khai rộng rãi nhằm thực hiện BHYT cho nông dân. Quỹ BHYT theo loại hình này do nông dân đóng góp dựa trên cộng đồng cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách của Hợp tác xã, được quản lý tại xã và chỉ có giá trị sử dụng các dịch vụ y tế tại xã [13].
Tại Cộng hòa Liên bang Đức: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh BHYT được cơ quan BHYT chú trọng phát triển. Quỹ dành cho chăm sóc sức khỏe tại nhà được người tham gia BHYT đóng góp (tương đương 1% lương). Cơ quan BHYT ký hợp đồng với các bác sỹ theo khu vực để thưc hiện việc quản lý và chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh theo mô hình bác sỹ gia đình [8].
Tại Hoa Kỳ: Năm 1973 tổ chức Duy trì sức khỏe (HMO) được thành lập tạo ra một hệ thống khám chữa bệnh bao gồm các thầy thuốc tư nhân, các bệnh viện và thực hiện phương thức khoán quỹ theo định xuất. Người tham gia BHYT được các bác sỹ đa khoa quản lý sức khỏe và khám chữa bệnh ban đầu [10].
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH BHYT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ Ở VIỆT NAM
1. Tổ chức thực hiện
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi thực hiện quản lý tập trung thống nhất toàn ngành theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT mới, BHYT Việt Nam đã chỉ đạo BHYT các địa phương, ngành phối hợp với ngành y tế triển khai hoạt động khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã theo định hướng chiến lược của Bộ Y tế. Ngay từ những năm 1996 -1997, BHYT một số tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, An Giang, Hà Giang, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ...) đã chủ động chuyển một phần kinh phí khám chữa bệnh ngoại trú về các trạm y tế xã thông qua Trung tâm y tế huyện, tập trung chủ yếu vào các xã vùng sâu, vùng xa để thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT [28].
Theo số liệu thống kê của BHYT Việt Nam, năm /2000 đã có 49/61 địa phương tổ chức khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại trạm y tế xã, đạt tỷ lệ 80,3%. Một số địa phương triển khai khá tốt công tác này với hầu hết các trạm y tế xã có tổ chức khám chữa bệnh BHYT như Bình Dương (79/79 xã, đạt tỷ lệ 100%), An Giang (126/140 xã, đạt 90%), Thái Nguyên (152/180 xã, đạt 85%), Hà Giang (139/172 xã, 81%), Đồng Nai (126/163 xã, đạt 77%), Vĩnh Phúc (50/70 xã, đạt 71%),... Một số địa phương có nhiều cố gắng để triển khai thí điểm khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã như Hà Nội, Nghệ An, Phú Thọ, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Trà Vinh [28]. BHYT các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2000 là triển khai công tác khám chữa bệnh BHYT tại 100% các trạm y tế xã vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi, vùng có đông đối tượng tham gia BHYT thuộc diện chính sách ưu đãi xã hội, giáo viên, người về hưu, nghỉ mất sức lao động để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng này được chăm sóc sức khỏe ngay tại tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên, số lượng các trạm y tế xã có triển khai hoạt động khám chữa bệnh BHYT cũng còn dừng lại ở con số rất khiêm tốn. Trong tổng số gần 10.500 cơ sở y tế tuyến xã, phường trên toàn quốc, hiện có 2839 xã đã tổ chức khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 24,7% [29]. Mười hai tỉnh chưa triển khai hoạt động khám chữa bệnh BHYT về trạm y tế xã, phường, gồm có: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bình Phước, Tiền Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Sơn La, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Cà Mau [31].
Nguyên nhân chủ yếu một số đơn vị trên chưa triển khai được công tác này là:
Chưa có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với ngành y tế;
Cơ sở vật chất của các trạm y tế xã chưa đảm bảo;
Số lượng, chất lượng cán bộ nhân viên y tế chưa đạt yêu cầu;
Chưa có hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Y tế.
Năm 2001, việc triển khai hoạt động quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người có thẻ BHYT được xác định là một trong mười nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống BHYT Việt Nam với mục tiêu phấn đấu đặt ra là 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có triển khai khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã, tập trung dứt điểm ở các xã vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi và nơi tập trung nhiều đối tượng thuộc diện ưu đãi xã hội, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, người nghèo và giáo viên. Kết quả năm 2001 đã có 100 % số địa phương triển khai việc đưa công tác khám chữa bệnh BHYT về tuyến xã tại 5067 trạm y tế xã, đạt tỷ lệ 49,2% số trạm y tế xã trong cả nước [30].
2. Vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT tại trạm y tế xã:
Người có thẻ BHYT khi đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, được thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mà trạm y tế đó có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các trạm y tế xã hiện nay chưa thực hiện được các dịch vụ kỹ thuật y tế theo danh mục kỹ thuật chẩn đoán và điều trị (so sánh với bản dự thảo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ y tế). Nhìn chung cán bộ y tế tại trạm chỉ thực hiện khám lâm sàng, cấp thuốc các bệnh thông thường. Một số trạm y tế liên xã của (Bến Tre) đã thực hiện được kỹ thuật tiểu phẫu, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu thông thường. Người bệnh có thẻ BHYT thường không sinh đẻ tại trạm y tế xã. Do đó số lượng các ca đỡ đẻ thường thực hiện tại các trạm y tế xã cũng không nhiều (trung bình 15-20 trường hợp/năm) [30].
Số liệu thống kê của BHYT Việt Nam cho thấy, năm 1999, số lượt người được khám chữa bệnh theo chế độ BHYT tại trạm y tế xã là 881.075 lượt với tổng chi phí được cơ quan BHYT chi trả gần 8,2 tỷ đồng. Chi phí bình quân một lượt khám chữa bệnh là 9.037 đồng/lượt. Số lượt khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã năm 2000 là 1.475.684 lượt bằng 167,5 % so với năm trước. Tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã là 554.645 thẻ, như vậy bình quân một thẻ khám 2,7 lần/năm. Tổng chi phí khám chữa bệnh được chi trả từ quỹ BHYT là trên 12 tỷ đồng. Chi phí bình quân cho một lượt khám bệnh cấp thuốc tại trạm y tế xã là 8.312 đồng/ lượt, bằng 92% so với năm 1999 [30].
Năm 2001, số người tham gia BHYT trực tiếp đăng ký quản lý và khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã là 1.497.135 thẻ, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2000. Ngoài ra các TTYT đã chuyển một phần kinh phí từ quỹ khám chữa bệnh ngoại trú về các trạm y tế xã, trực thuộc để khám, chữa bệnh cho các đối tượng đăng ký khám chữa bệnh tại ban đầu tại TTYT hiện đang cư trú trên địa bàn xã để đảm bảo điều kiện thuận tiện cho người tham gia BHYT. Tổng chi phí dành cho khám chữa bệnh tại trạm y tế xã năm 2001 là 26,3 tỷ đồng, chi phí bình quân một lần khám bệnh cấp thuốc tại trạm y tế xã năm 2001 là 7.315 đồng, bằng 88% so với năm 2000. Chi phí bình quân một lần khám bệnh cấp thuốc giảm là hợp quy luật do số lượt khám chữa bệnh tăng lên. Số lượt có chi phí cao bù cho số lượt có chi phí thấp dẫn đến số chi bình quân giảm. Năm 2001 đã có trên 3,5 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã, gấp 2,4 lần năm 2000 và 4,1 lần năm 1999. Bình quân mỗi thẻ đăng ký quản lý khám chữa bệnh tại trạm y tế xã đi khám 2,4 lượt trong năm 2001 là một tỷ lệ đáng kể chứng tỏ việc mở rộng và tăng cường đưa hoạt động khám chữa bệnh BHYT về xã là phù hợp với nguyện vọng của người tham gia BHYT.
3. Mô hình tổ chức khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã:
Tuỳ thuộc vào tình hình trang bị, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của trạm y tế xã cũng như số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại đó, hiện đang tồn tại 2 mô hình tổ chức khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã là:
Tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT theo từng xã:
Theo mô hình này, Trung tâm y tế huyện tổ chức cho trạm y tế xã quản lý sức khoẻ, khám chữa bệnh thông thường và sơ cứu cho những đối tượng có thẻ BHYT trong địa bàn xã.
Tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT theo cụm xã:
Mô hình này áp dụng đối với những xã có số lượng thẻ BHYT ít, theo đó TTYT huyện tổ chức cho trạm y tế của một xã trung tâm thực hiện việc quản lý sức khoẻ, khám chữa bệnh và sơ cứu cho những người có thẻ BHYT trên địa bàn xã và các xã lân cận (Từ 4 đến 5 xã) [30].
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trạm y tế xã:
Nhìn chung, cơ sở vật chất của trạm y tế xã đã được chính quyền địa phương quan tâm xây dựng. Tuy nhiên do kinh phí có hạn nên hầu hết các trạm y tế xã có trụ sở là nhà xây dựng cấp 4 (chiếm 90%), diện tích sử dụng còn rất hạn chế (có nơi chỉ có 3 phòng). Các trang thiết bị y tế tại trạm y tế xã được đầu tư từ nguồn kinh phí của các chương trình quốc gia hoặc do kinh phí địa phương. Mỗi trạm đều có:
Bàn sản khoa;
Bộ dụng cụ khám bệnh thông thường(ống nghe, huyết áp);
Nồi hấp;
Bộ tiểu phẫu nhỏ.
Một số trạm y tế liên xã (Bến Tre) còn được trang bị dụng cụ làm xét nghiệm máu, nước tiểu... , một số trạm y tế xã được cơ quan BHYT trang bị một số thiết bị y tế chuyên dụng thiết yếu từ quỹ phát triển sự nghiệp nhưng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, có một thực trạng là nhiều y, dụng cụ không được được dùng đến do thiếu cán bộ đủ trình độ sử dụng [28].
5. Biên chế, nhân sự
Để thực hiện nhiệm vụ triển khai các chương trình quốc gia xuống tận cơ sở đồng thời cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân địa phương trong đó có đối tượng là người có thẻ BHYT, mỗi trạm y tế xã được biên chế từ 4 đến 6 cán bộ, nhân viên y tế. Bác sỹ phụ trách công tác chuyên môn tập trung chủ yếu tại các trạm y tế xã thuộc các tỉnh đồng bằng. Nhân viên y tế biên chế tại các trạm y tế xã thuộc một số tỉnh khu vực miền núi chủ yếu là y sỹ, y tá trung cấp và sơ cấp. Số trạm y tế xã có bác sỹ tại các địa phương này chiếm một phần rất nhỏ (Hà Giang có 15 bác sỹ thường trực tại 15 trạm y tế/tổng số 191 trạm y tế; Bến Tre 54/158). Ngoài chức năng khám chữa bệnh theo quy định, các cán bộ này còn phải tham gia các chương trình về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh tại thôn, bản[28].
Cán bộ làm việc tại trạm y tế xã đa số thuộc biên chế của TTYT huyện và được hưởng lương từ ngân sách. Ngoài ra khi tham gia khám chữa bệnh BHYT, những cán bộ này cũng được hưởng một phần kinh phí được trích thưởng theo quy định của Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí sau khi TTYT huyện quyết toán chi phí KCB với cơ quan BHYT.
6. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của trạm y tế xã được cấp hàng năm từ nguồn ngân sách của Trung tâm y tế huyện căn cứ vào dân số của xã, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất trang thiết bị của trạm y tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Kinh phí cấp cho trạm y tế xã chủ yếu được sử dụng để trả lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên y tế của trạm, phần kinh phí chi cho thuốc chữa bệnh còn lại rất ít, khoảng 30% tổng kinh phí y tế từ ngân sách. Do đó, nguồn kinh phí từ quỹ khám chữa bệnh BHYT được đưa về xã sẽ là sự hỗ trợ đáng kể cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, người bệnh có thẻ BHYT nói riệng tại trạm y tế xã [28].
Kinh phí dành cho hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã được cơ quan BHYT và Trung tâm y tế huyện phối hợp xác định tỷ lệ thích hợp trong tổng quỹ khám chữa bệnh ngoại trú tại TTYT căn cứ vào:
Tổng nguồn quỹ khám chữa bệnh ngoại trú (45 %) và phần kinh phí dành cho CSSKBĐ (5 %) của các đối tượng đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế xã được xác định giữa cơ quan BHYT và TTYT huyện;
Số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã;
Tình trạng sức khỏe và khả năng cung cấp dịch vụ của trạm y tế xã.
Trạm y tế xã căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc, dụng cụ y tế thiết yếu và định mức phân bổ quỹ khám chữa ngoại trú do TTYT huyện xác định, lập dự trù để TTYT huyện thực hiện việc cung ứng phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại xã. TTYT huyện chịu trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ, trạm y tế xã có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng thuốc, dụng cụ y tế để TTYT quyết toán với cơ quan BHYT. Nếu lượng thuốc cấp trong tháng còn dư sẽ được luân chuyển sang tháng sau, nếu thiếu trạm y tế tiếp tục ứng thuốc của TTYT để KCB và được điều tiết vào tháng sau.
7. Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại TYT xã:
Cơ quan BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã thông qua Trung tâm y tế huyện theo chi phí thực tế với tổng chi phí khám chữa bệnh ngoại trú (bao gồm cả phần kinh phí đưa về xã) không vượt quá quỹ khám chữa bệnh ngoại trú (45%) của Trung tâm y tế và phần kinh phí dành cho CSSKBĐ được đưa về xã.
Định kỳ theo từng tháng hoặc mỗi quý, trạm y tế xã tổng hợp các chứng từ khám chữa bệnh của người bệnh có thẻ BHYT theo mẫu quy định, chuyển về TTYT huyện để thanh toán. TTYT huyện tổng hợp phần chi phí KCB ngoại trú tuyến xã và các tuyến khác của TTYT thanh toán với cơ quan BHYT theo nguyên tắc trên. Sổ sách, chứng từ theo dõi việc khám chữa bệnh BHYT tại xã gồm: sổ tổng hợp ghi chép bệnh nhân đến KCB, đơn cấp thuốc có chữ ký của bệnh nhân.
8.Vấn đề xây dựng chính sách và chỉ đạo thực hiện:
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, mở rộng và phát triển mô hình khám chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở, trong hai ngày 3-4/8/2000, tại Thái Nguyên, Bảo hiểm y tế Việt Nam đã tổ chức hội thảo bàn về công tác KCB cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã. Tham dự hội thảo có đại biểu của BHYT 15 tỉnh, thành phố trong cả nước, đại biểu Sở y tế, TTYT, Trạm y tế xã, lãnh đạo các cấp chính quyền của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội thảo đã tập chung thảo luận nhiều vấn đề mang tính định hướng cơ bản nhằm mở rộng và phát triển mô hình khám chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở, bao gồm:
Sự cần thiết triển khai mô hình khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã;
Các yếu tố quan trọng quyết định đến việc tổ chức công tác khám chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở;
Những hạn chế, cản trở. Các giải pháp khắc phục. Chỉ tiêu đánh giá;
Các giải pháp về kỹ thuật chuyên môn, cơ chế hoạt động tài chính;
Căn cứ các ý kiến đã được thống nhất tại hội thảo, BHYT Việt Nam đã có văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế và dự thảo định hướng mô hình khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại tuyến y tế cơ sở.
Để công tác khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã từng bước đi vào nề nếp, thống nhất cơ chế hoạt động trong toàn hệ thống, ngày 28/8/2000 Bảo hiểm y tế Việt Nam đã có công văn số 842/NVGĐ hướng dẫn tạm thời việc triển khai khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã với 5 nội dung cơ bản là:
Tổ chức ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã với TTYT cấp huyện;
Quy định về phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã;
Quy định về việc mở sổ sách chứng từ theo dõi việc khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã;
Quy định về công tác kiểm tra giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã;
Một số vấn đề về công tác thông tin tuyên truyền đối với mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã.
Nhằm hoàn thiện mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã, BHYT Việt Nam đã tổ chức khảo sát thực tế hoạt động khám chữa bệnh tại một số trạm y tế xã thuộc 3 tỉnh: Hà Giang, Bến Tre, Thừa Thiên Huế. Đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng thêm tính hấp dẫn của mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã, BHYT Việt Nam đã trình và được Hội đồng quản lý BHYT Việt Nam đồng ý về mặt nguyên tắc việc hỗ trợ một phần kinh phí mua sắm trang thiết bị y tế cho trạm y tế xã từ quỹ khám chữa bệnh BHYT còn kết dư.
BHYT Việt Nam cũng đã trình Bộ Y tế đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/1998/TT-BYT ngày 19/12/1998 của Bộ y tế liên quan đế hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã, phường.
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành trên các đối tượng sau:
Trạm y tế xã: là nơi trực tiếp thực hiện việc quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT cư trú tại xã. Mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn ngẫu nhiên tối thiểu từ 10-15 trạm y tế xã để tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá hiệu quả chương trình đưa khám chữa bệnh BHYT về tuyến xã. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra trên tổng số 191 trạm y tế xã thuộc 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các vùng kinh tế xã hội gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh
Cán bộ quản lý, nhân viên y tế: thuộc TTYT, trạm y tế xã với tổng số 311 phiếu phỏng vấn
Người bệnh: đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã là đối tượng trực tiếp thụ hưởng các DVYT tại trạm y tế xã. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 1141 bệnh nhân, trong đó có 718 bệnh nhân BHYT và 423 bệnh nhân chưa có BHYT.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Hồi cứu số liệu tại cơ quan BHYT và cơ sở KCB (TTYT và TYT xã) để tổng hợp phân tích đánh giá hiệu quả chương trình đưa khám chữa bệnh về xã qua các năm 1998-2001;
Thu thập thông tin bằng phỏng vấn bệnh nhân, Lãnh đạo TTYT huyện, trạm y tế xã và nhân viên y tế thông qua bộ câu hỏi theo phiếu phỏng vấn được chuẩn bị sẵn;
Xử lý số liệu trên máy tính.
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
I. CƠ CẤU, MỨC ĐÓNG THEO ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT CƯ TRÚ THEO ĐỊA BÀN XÃ
Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT đăng ký quản lý, chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế xã
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát cơ cấu đối tượng tham gia BHYT đăng ký quản lý chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu tại 191 trạm y tế tuyến xã thuộc 9 tỉnh, thành phố tham gia đề tài này, kết quả thể hiện theo bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT KCB tại trạm y tế xã
Cơ cấu thẻ theo ĐT
Diễn biến qua các năm
1998
1999
2000
2001
số thẻ tại xã
152721
169110
320173
483103
Phân theo ĐT
Số thẻ
Tỷ lệ %
Số thẻ
Tỷ lệ %
Số thẻ
Tỷ lệ %
Số thẻ
Tỷ lệ %
B1
16538
10,8
19786
11,7
33633
10,5
39504
8,18
B2
779
0,51
1043
0,62
1438
0,45
11716
2,43
B3
719
0,47
1665
0,98
2833
0,88
4854
1,00
B4
79
0,05
182
0,11
576
0,18
1132
0,23
B5
62
0,04
176
0,10
348
0,11
1087
0,23
B6
34698
22,7
24048
14,2
39983
12,5
68687
14,2
B7
39549
25,9
30271
17,9
54045
19,9
79630
16,5
B8
0
0
1759
1,04
4593
1,43
6590
1,36
B9
0
0
580
0,34
2553
0,80
3439
0,71
A7
0
0
22196
13,1
92027
28,7
169250
35,0
T1
22
0,01
0
0
0
0
0
0
T2
195
0,13
320
0,19
114
0,04
947
0,20
T3
60080
39,3
67084
39,7
8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bc_nckh_1__9676.doc