Là động cơ xoay chiều đồng bộ tốc độ thấp 100v /ph moden: CM 3 - 2 - 22 - 41 – 60 TB2. Các thông số kỹ thuật của động cơ được trình bày tại bảng đặc tính kỹ thuật của hệ thống chế biến than ( chương II). Điện áp cấp nguồn là 6000V lấy từ lưới điện 6kv của khối tự dùng qua máy cắt dầu Q1 đặt tại các tủ phân phối điện tự dùng của các khối trong nhà máy. Trên mạch lực 6kv có đặt máy biến áp T15 và hai máy biến dòng T9, T10 và biến áp cách ly T7 ( biến áp cách ly T7 phục vụ cho mạch đo lường và bảo vệ) từ máy biến áp T15 qua biến áp cách ly T6 cấp nguồn cho đèn báo H6 và cấp cho mạch bảo vệ phi đồng bộ và cường hành kích thích. Máy biến dòng T9, T10 cấp điện cho đồng hồ PA1 để đo dòng mạch Stator và cấp cho rơ le K7 của mạch bảo vệ quá dòng, cấp nguồn cho khối điều khiển qua T7. Động cơ đồng bộ máy nghiền là động cơ đồng bộ có rotor kép gồm hai phần: Rotor lồng sóc và phần dây quấn kích thích để thùng nghiền chuyển động. Động cơ máy nghiền chuyển động qua khớp nối trung gian đến bánh răng chủ động, bánh răng chủ động ăn khớp với vành răng lắp trên thùng nghiền.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Tìm hiểu hệ truyền động biến tần động cơ không đồng bộ sử dụng biến tần 650, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4
Hệ truyền động điện
Máy nghiền ЩБm 370/ 850 tại nhà máy nhiệt điện phả lại
4.1 – Hệ truyền động điện:
1. Động cơ máy nghiền:
Là động cơ xoay chiều đồng bộ tốc độ thấp 100v /ph moden: CM 3 - 2 - 22 - 41 – 60 tb2. Các thông số kỹ thuật của động cơ được trình bày tại bảng đặc tính kỹ thuật của hệ thống chế biến than ( chương II). Điện áp cấp nguồn là 6000V lấy từ lưới điện 6kv của khối tự dùng qua máy cắt dầu Q1 đặt tại các tủ phân phối điện tự dùng của các khối trong nhà máy. Trên mạch lực 6kv có đặt máy biến áp T15 và hai máy biến dòng T9, T10 và biến áp cách ly T7 ( biến áp cách ly T7 phục vụ cho mạch đo lường và bảo vệ) từ máy biến áp T15 qua biến áp cách ly T6 cấp nguồn cho đèn báo H6 và cấp cho mạch bảo vệ phi đồng bộ và cường hành kích thích. Máy biến dòng T9, T10 cấp điện cho đồng hồ PA1 để đo dòng mạch Stator và cấp cho rơ le k7 của mạch bảo vệ quá dòng, cấp nguồn cho khối điều khiển qua T7. Động cơ đồng bộ máy nghiền là động cơ đồng bộ có rotor kép gồm hai phần: Rotor lồng sóc và phần dây quấn kích thích để thùng nghiền chuyển động. Động cơ máy nghiền chuyển động qua khớp nối trung gian đến bánh răng chủ động, bánh răng chủ động ăn khớp với vành răng lắp trên thùng nghiền.
Động cơ truyền động phục vụ cho việc bổ xung
Hình 4-1: Nguồn cấp cho động cơ máy nghiền
bi và khi sửa chữa thay thế. Máy cắt dầu Q1 thực hiện bằng khóa điều khiển đặt tại phòng điều khiển khối (БЩЦ) bằng khóa điều khiển đặt tại phòng điều khiển. áptômát S2, S6 đặt tại tủ điều khiển trung gian máy nghiền, việc đóng cắt máy nghiền và hệ thống phụ trợ do công nhân vận hành thực hiện.
2. Khởi động máy nghiền:
Sau khi những người có chức năng (trưởng kíp lò máy ) đã kiểm tra hệ thống và xác định đủ điều kiện an toàn, cho phép sẽ phát lệnh khởi động hệ thống nghiền than.
Đầu tiên vận hành điện cho đóng cầu dao cách ly ở tại tủ tự dùng để cấp điện đến máy cắt dầu Q1. Tiếp đó cho chạy máy nghiền, kiểm tra các trạm bơm dầu, bơm mỡ, đóng át tô mát S2, S6 cấp nguồn cho mạch điều khiển. Tiếp theo người vận hành điện vặn khóa điều khiển tại bàn điều khiển khối (БЩЦ) đóng máy cắt dầu Q1 cấp điện 6kv vào mạch Stato của động cơ đồng bộ, động cơ ở chế độ khởi động. Khi cấp điện 6kv vào mạch Stato của động cơ d, rotor của động cơ đã ngắn mạch dẫn điện động cơ được khởi động ở chế độ không đồng bộ. như một động cơ không đồng bộ có rotor lông sóc.
Hình 4-2: Mạch khởi động máy nghiền.
Mạch khởi động có chức năng đảm khởi động động cơ ở chế độ không đồng bộ và đóng kích thích khi kết thúc quá trình khởi động. Mạch gồm điện trở khởi động R16 và các phần tử đóng ngắt cho R16.
Khi xoay khóa S1 sang phải, cuộn dây đóng Q5 của máy cắt dầu Q1 sẽ đóng rơle K2 theo mạch 121 -122-K2 đóng để đưa điện áp vào mạch điều khiển. Đồng thời cặp tiếp điểm thường kín ở mạch 121- 124 của Q1 mở ra làm rơle K3 (rơle ở chế độ nghịch lưu) sẽ nhả ra sau một thời gian trễ, trong khoảng thời gian K3 nhả, dòng điện stator động cơ đã kịp tăng đủ lớn để rơle dòng điện K7 tác động. Vẫn đến k4 tác động theo mạch có tiếp điểm của K3 và K7. Sau đó K4 tự duy trì mạch 101-175 do vậy chừng nào quá trình khởi động chưa kết thúc, tức là K4 còn đang ở trạng thái hút thì khâu điều khiển 1 còn chịu tác động của điện áp 12v ( tác động vào bazơ của bóng V7) do đó điện áp điều khiển cho mạch phát xung sẽ vượt qua đỉnh điểm của điện áp răng cưa nên không có xung phát cho các thyzistor ở mạch cầu chỉnh lưu, tức là không có điện áp kích thích.Khi tốc độ động cơ tăng gần đến tốc độ đồng bộ thì dòng điện stator giảm đến tốc độ rơle dòng điện K7 nhả ra, làm K4 nhả theo lúc và lúc này điện áp trị số điều khiển mạch tạo xung không còn băng 12v mà là trị số V1. Trong thời gian khởi động, cuộn dây rotor được đấu song song với điện trở R16 (Hình 2) để thực hiện chế độ khởi động không đồng bộ, nó cũng có chức năng quá áp lên cầu chỉnh lưu kích từ khi khởi động. Điện trở khởi động R16 được đóng vào và ngắt ra nhờ hai Thyzitor V11-V12 đấu song song ngược. Các Thyzitor này được điều khiển bằng cụm đi ốt ổn áp V8- V10 và rơ le K5-K9 trong quá trình khởi động không có xung điều khiển cho cầu chỉnh lưu kích từ, nên rơ le K8 không tác động. Do vậy động cơ khởi động ở chế độ không đồng bộ nên cuộn dây rô to cảm ứng các điện áp xoay chiều với tần số bằng tần số trượt. Ngưỡng điện áp mà các Thyzitor V11- V12 phải bắt đầu phụ thuộc vào sơ đồ chỉnh lưu.
Với chỉnh lưu hình tia 3 pha là 300v
Với chỉnh lưu hình cầu 3 pha là 600v
Trong quá trình khởi động rơ le k5 tác động nhờ tiếp điểm của rơle k4, khi điện áp rotor đạt đến ngưỡng mở tương ứng với trị số của các đi ốt ổn áp thì V11-V12 dẫn điện trở khởi động R16 được cấp điện rơ le k9 sẽ đóng ngắt có chu kỳ khi kết thúc khởi động và kích thích đã được đóng riêng V12 bị khóa trước. Còn V11 khóa là do điện áp rơ le k5 lúc này vẫn hút do k8 đã có điện từ cần chỉnh lưu kích từ. Khi tốc độ động cơ đạt yêu cầu gần tới tốc độ đồng bộ ( n ằ95%nđ/b ) hệ số trượt ằ 5% lúc này điện áp của suất điện động cảm ứng trong mạch cuận dây kích thích giảm suống thấp hơn điện áp ngưỡng mở của dây đi ốt ổn áp v8. Động cơ tự động và làm việc ở chế độ đồng bộ với tốc độ quay:
nđb = 100 v/ph
Ukt = 126 V
Ikt = 265 A
Trị số của dòng điện kích thích được hiển thị trên đồng hồ PA1
Khi động cơ truyền động máy nghiền khởi động xong công nhân vận hành tiếp tục chỉ khởi động máy cấp than nguyên cấp than cho máy nghiền lúc này hệ thống chỉ biến than vào hoạt động.
3. Dừng máy nghiền và hệ thống chế biến than:
Trước khi dừng máy nghiền phải dừng hệ thống máy cấp than nguyên trước, để không tiếp tục cấp than vào máy nghiền. Khi cắt máy cắt Q1 hoặc bằng khóa S1 hoặt do tác động của rơ le bảo vệ k1, thì động cơ sẽ dừng theo quy trình sau:
Rơ le k3 sẽ tác động theo mạch 101- 103 sẽ bắt đầu chỉ độ nghịch lưu phụ thuộc để cưỡng bức dập từ trường rotor. nguồn cung cấp cho khối điều khiển vẫn tiếp tục tồn tại trong khoảng 1,5 á 2s sau khi máy cắt Q1 đã ngắt do thời gian tự nhả của rơ le k2 đang cấp điện cho biến áp T1- T3.
Động cơ bị cắt điện mạch lực và mạch kích thích nhưng do thùng nghiền và rôtor động cơ có quán tính lớn nên nó giảm tốc độ dần dần sau đó mới dừng hẳn.
4.2 Mạch điều khiển kích từ :
Động cơ đồng bộ máy nghiền
Các chế độ vận hành và bảo vệ
Bộ điều khiển cho phép chạy 3 chế độ vận hành khác nhau.
Chế độ bằng tay:
Khởi động động cơ trực tiếp hoặc qua cuận kháng điều chỉnh trên dòng điện kích thích trong phạm vi ( 0,3á1,4 Iđm), phạm vi điều chỉnh có thể thay đổi được. Hạn chế điện áp kích thích tối thiểu trong khoảng ( 0á0,5 Uđm) bảo vệ quá tải dòng kích thích rôto đảm bảo chế độ cường hành kích thích theo điện áp bằng 1,75 Uđm ( nếu điện áp lưới đủ định mức) thì động cường hành sẽ phát động khi điện lưới cung cấp cho stator bị sụt từ 15 á 20 % so với điện áp định mức. Bảo đảm chế độ cưỡng bức nhiệt từ trường rô to khi ngắt động cơ, khi mất điện stator hoặc khi có lệnh (nhiệt từ ).
Chế độ điều chỉnh tự động :
Trong chế độ này, ngoài việc đảm bảo các chức năng ở chế độ bằng tay, cho phép từ ổn định dòng điện kích thích và tự động điều chỉnh theo một trong các tham số sau:
Dòng áp kích thích, điện áp stator, dòng điện toàn phần của stator, thành phần phản kháng của dòng điện stator, thành phần hiệu dụng của dòng điện stator , góc j góc trong của động cơ.
c. Chế độ điều khiển khi sự cố:
Trong chế độ này cho phép điều khiển dòng kích thích trong toàn dải điều chỉnh, từ giá trị 0 đến giá trị tương ứng, chế độ cường hành kích thích.
d. Bảo vệ:
Gồm các bảo vệ: Ngắn mạch trong, ngắn mạch ngoài ( phía một chiều) quá nhiệt điện trở khởi động và khi động cơ chạy quá tải ... ở chế độ không đồng bộ.
Cấu trúc bộ điều khiển:
Các phần cơ bản:
+) Bộ chỉnh lưu thyzistor được cấp nguồn từ biến áp T1 qua áp tô mát S6 với cấp điện áp 380v, 50Hz
+) Khối nguồn gồm cặp thyzistor V11- V12 đấu nối tiếp điện trở khởi động R16. Khối này đấu song song với cuận kích thích khu vực này có hai rơle dòng điện là k8 đấu nối tiếp với cuận kích thích và k9 mắc nối tiếp với điện trở khởi động.
+) Phần điện tử gồm các khối sau:
Khối tự động điều khiển kích thích (Khối A) khối điều khiển hạn chế và bảo vệ. Khối phát xung cho thyzistor (khối B) điện áp điều khiển Uđk đưa đến (khối B ) thông qua chuyển mạch S5 từ biến trở sự cố R13 hoặc từ khối trong chế độ điều chỉnh tự động hoặc bằng tay điện áp điều khiển sẽ tăng làm cho góc điều khiển tăng và tương ứng sẽ làm giảm điện áp chỉnh lưu tức là giảm dòng kích thích rotor. Điện áp đồng pha đấu từ khối nguồn lấy ở biến áp nguồn T1 ( lệch pha 30 0 điện).
Khối nguồn (khối T) bộ điều khiển điện tử có chức năng là tạo tín hiệu xung để mở van thyzistor. Tự động đưa điện áp kích thích trong quá trình khởi động động cơ, tự động ngắt điện trở khởi động và bảo vệ quá nhiệt cho điện trơ này chuyển sang chế độ nghịch lưu khi hoạt động bình thường hoặt khi ngắt động cơ ở chế độ sự cố, điều chỉnh kích thích tự động hay bằng tay, bảo vệ mạch chỉnh lưu chống ngắn mạch, bảo đảm chế độ cường hãm kích thích, bảo vệ quá tải dòng điện stator.
b. Tín hiệu đưa đến các panen điều khiển :
Trong chế độ điều chỉnh bằng tay, tín hiệu đưa đến panen điều chỉnh từ mạch khởi động, hạn chế dùng rôtor, bảo vệ ngắn mạch, mạch cường hành và từ biến trở điều khiển tay R14.
Trong chế độ điều chỉnh tự động, tín hiệu đi đến từ khối A lúc này các mạch cương hành kích thích hạn chế dòng kích thích ( hoạt động ở chế độ băng tay) có thể ngắt đi bằng chuyển mạch S5.
Mạch hạn chế dòng điện rôtor nhằm hạn chế dòng kích thích khi sẩy ra quá tải. Mạch này được cung cấp từ cảm biến dòng điện stator.
Cảm biến dòng điện rôto gồm 3 biến dòng T2 – T4 và cầu chỉnh lưu V12 – V17 .
Chuyển mạch S1 dùng để đóng, ngắn mạch stator thông qua máy cắt dầu Q1. chuyển mạch S1 cũng có thể dùng như một khóa cho phép điều khiển động cơ đồng bộ từ bên ngoài.
Khi máy cắt dầu Q1 ngắt sẽ sẩy ra quá trình cưỡng bức triệt từ trường rôtor nhờ bộ chỉnh lưu chuyển sang làm việc ở chế độ nghịch lưu. Tín hiệu chuyển chế độ này thực hiện khi tiếp điểm của rơle k3 bị ngắt mạch.
Mạch bảo vệ chống động cơ chạy ở chế độ không đồng bộ tác động khi có dòng điện chạy qua điện trở khởi động la xoay chiều do điện áp cấp cho nó là điện áp cảm ứng của rôtor biên độ điện áp này ( có tác dụng làm mở thyzistor ) phụ thuộc vào trạng thái của k3 và giảm mạch khi rơle k5 nhả ra.
Mạch bảo vệ chống ngắn mạch lấy tái hiệu từ biến dòng điện rô tor. Như vậy mọi hiện tượng làm dòng điện rôto tăng quá ngưỡng đặt sẽ làm mạch này tác động lẫn đến ngắt xung điều khiển lấy từ khối B và dẫn đến ngắt máy cắt dầu. Trong trường hợp này không sảy ra chế độ nghịch lưu.
Mạch khởi động theo dòng điện, lấy từ T9 phía mạch stator sẽ tự động thực hiện việt tự động đóng kích thích khi khởi động kiểu không đồng bộ. Nếu dòng điện stator vượt quá trị số đặt thì mạch phát xung sẽ không phát xung, trong trường hợp này động cơ khởi động kiệu cuộn kiểu cuộn kháng thì xung điều khiển thyzistor sẽ được phát sau một thời gian định trước trong quá trình khởi động.
Mạch khởi động theo hệ số trượt sẽ đóng kích thích khi bộ trượt giảm nhỏ hơn giá trị đặt trước.
Mạch cường hành kích thích dùng để tăng cường dòng kích thích khi điện áp cấp cho stator của động cơ bị giảm dưới mức quy định, tín hiệu cho mạch này lấy từ biến áp T15.
4.3 Nguyên lý hoạt động của khối chức năng
a. Giới thiệu chung
Hệ thống điều khiển máy nghiền ЩБm 370 /850 gồm các khối như sau:
+ Khối A: là khối tự động điều chỉnh kích thích
+ Khối B: Khâu tạo xung điều khiển mở các thyzistor của bộ cầu chỉnh lưu cấp nguồn kích thích. Khối B gồm có 5 pamen:
Pamen B1 Pamen B3
Pamen B2 Pamen B4
Pamen B5
+ Khối nguồn T: cấp cho mạch điều khiển, gồm có hai pamen nguồn tạo điện áp cục bộ cấp cho khâu tạo xung răng cưa, điện áp ổn định một chiều ( nguồn ổn áp một chiều +5,6 V; -12V ; -28V cấp cho mạch điều khiển.
+ Khối bảo vệ:
Bảo vệ dòng điện rô to
Bảo vệ quá dòng mạch lực
Bảo vệ phi đồng bộ
Bảo vệ cường hành kích thích (quá tải)
b.Chức năng hoạt động của các khối
b.1 Khối điều khiển.
b.2 Khâu tạo xung răng cưa.
Hình 4-3: Sơ đồ mạch tạo xung răng cưa
Uđb được cấp từ khối nguồn đã được dịch pha 300 điện., điện áp Uđb được nắn dòng nửa chu kỳ đưa vào cực bazơ của tranzistor V2. Khi Uđb ở nửa chu kỳ dương tranzitor V2 khóa tụ C1 nạp điện – 12v qua điện trở R2; R3 khi Uđb ở nửa chu kỳ âm, điôt V1 khóa, điện áp 12v được đưa qua điện trở R1 đặt vào bazơ của V2 làm V2 mở, tụ C1 phóng điện qua V2 các chu kỳ sau sảy ra tương tự, kết quả đầu ra có xung răng cưa âm.
b.3 Khâu so sánh tạo xung chữ nhật.
Hình 4-4: Sơ đồ mạch so sánh
Điện áp tựa răng cưa được đưa đến cực bazơ của tranzitor V3, V3 thực hiện việc so sánh giữa hai điện áp điều khiển ( Uđk) nếu ở thời điểm Urc Ê Uđk thì V3 thông lúc này V4 thông. Mạnh vi phân C2 đ R8 tạo xung đơn, được khuếch đại qua V6-V8 tiếp đến truyền qua biến áp xung T1, có 4 cuận thứ cấp để đưa xung tới mở các cặp van đấu song song và các van của nhánh khác để đảm bảo xung tới từng van là xung ký.
b-4. Khâu tạo độ rộng, khuyếch đại, biến áp xung.
Hình 4-5: Sơ đồ mạch khuyếch đại xung
Khối tạo xung gồm 6 kênh giống nhau, mỗi khâu đảm nhận việc tạo xung điều khiển cho một nhánh van mạch lực, một kênh tạo xung bao gồm mạch đồng pha (V1,V2). Mạch tạo răng cưa (V2-R2)R3 C1) so sánh V3 KP tạo xung (V4, V6, V7) và biến áp xung T1. Điện áp đồng pha chậm pha so với điện áp pha của lưới là 300 điện hằng số thời gian của mạch tạo răng cưa là10m/s. Riêng với kênh thứ nhất, tụ C1 còn bị khống chế bởi tiếp điểm của rơ le K9, khi tiếp điểm này được nối khi đó tụ C1 bị ngắn mạch qua R4 (điểm 172 nối với điểm 107. Điểm U7.a.K bị nối xuống đất, và răng cưa không tạo thành, do đó sẽ không có xung điều khiển cho riêng hình này. Tranzitor V3 thực hiện so sánh giữa điện áp răng cưa và điện áp điều khiển xung mở Thyzitor là xung đơn nhờ mạch vi phân C7, R8 và được khuyếch đại qua V6-V8 sau đó được truyền qua biến áp xung có 4 cuộn thứ cấp.
Hình 4-6. Sơ đồ tạo mạch phát xung
Khối nguồn (khối T)
Khối nguồn lấy điện áp các cuộn thứ cấp của máy biến áp T1 (Đóng ngắt nhờ rơle K2) và chỉnh lưu nhờ mạch cần để có điện áp -24V sau đó dùng các điốt ổn áp và tranzitor để có điện áp chuẩn +5,6 V và -12 V. Bảo đảm ngắn mạch nguồn ổn áp – 12V nhờ điện trở 5,1 W mắc nối tiếp với dòng tải.
Hình 4-7: Khối nguồn
Khối điều khiển, hạn chế và bảo vệ.
c-1 Khâu tạo điện áp điều khiển (pamel b1)
Khâu này gồm 3 tranzitor (V2, V7, V8) mắc theo kiểu E nitơ lặp. Đầu vào của mạch (điểm đầu 130) có thể tín hiệu từ biến trở R14 ở chế độ điều khiển tay hoặt từ khối A tới. Đầu ra của khâu có điểm kiểm tra X3, điện áp ra (các điểm 162 – 129) sẽ được đưa tới khối phát xung.
Đầu vào của mạch có khâu hạn chế điện áp kích thich bằng mạch R5, R32 và V1 điện áp U2 xác định bởi vị trí của biến trở R32, tương ứng với giá trị cực đại của góc điều khiển được đưa tới bazơ bằng V2, chỉ trong trường hợp khi điện áp đầu vào qua điểm 130 lớn hơn trị số U2 như vậy:
+ Khi U130 < U2 thì điện áp điều khiển Uđk = U130
+ Khi U130 >U2 thì điện áp điều khiển Uđk bazơ bằng v7
Chịu tác động của 4 mạch sau:
Mạch đặt góc nghịch lưu: U7 điện áp đặt góc
Nghịch lưu lấy từ biến trở R31 sao cho tương đương
ứng với góc điều khiển cỡ 1500 - 1700 . Điện áp này chỉ tác động được đến bazơ V7 khi tiếp điểm của zơle K3 đóng, zơ le K3 chỉ tác động thông qua mạch 121- 124 khi máy cắt dầu Q1 ngắt.
Mạch hạn chế tranzitor (Stator) tối đa
Mạch bảo vệ ngắn mạch lưới.
Đầu ra của mạch hạn chế dòng điện kích thích rôtor mạch hạn chế dòng kích thích tối đa gồm K12, R29, V4 lấy tín hiệu từ cảm biến dòng rôtor, mạch tác động.
Khi điện áp bazơ bóng V7 giảm đến trị số đủ để mở điốt ổn áp V4. Như vậy trong chế độ cường hành kích thích thì dòng điện kích từ do vị trí của biến trở R29 quyết định, Còn trong quá trình điều khiển bị hạn chế cả hai phía. Điện áp U1 xác định dòng kích thích lớn nhất, điện áp U2 xác định điện áp kích thích nhỏ nhất.
Hình 4-8: Khâu tạo điện áp điều khiển
c-2- Mạch ngưỡng cường hành kích thích.
Nguồn cấp cho mạch lấy từ biến thế T15. Điện áp được cấp điện thông qua áp tô mát S2 và biến thế cách ly T6 điện áp xoay chiều 100v được đưa vào thoe mạch 107 – 146 và chỉnh lưu thành điện áp một chiều nhờ sơ đồ cầm V12, V15 và bộ lọc R15 –C5. Điện áp một chiều này so sánh với điện áp ngưỡng trên đi ốt ổn áp V16 chênh lệch điện áp giữa chúng đưa đến rơle K4. Điện áp ngưỡng cho chế độ cường hành được điều chỉnh nhờ biến trở R24. Khi điện áp stator động cơ sụt suống chỉ còn 80 á 85% điện áp định mức thì các rơ le K4, K5 nhả ra, lúc này tiếp điểm của rơ le K5 sẽ làm ngắn mạch bazơ bóng V2, vì vậy điện áp bằng không và mạch chuyển sang chế độ cường hành kích thích. Chế độ này sẽ chấm dứt khi điện áp stator đạt tới trị số 90 á 92% giá trị định mức.
Mạch ngưỡng này loại bỏ ở chế độ “ tự động” bằng chuyển mạch S5.
Hình 4- 9: Mạch ngưỡng - cường thành kích thích
c-3 Mạch bảo vệ chống chạy lâu ở chế độ không đồng bộ (panel b4)
Trong mạch này bộ zơle thời gian có thể điều chỉnh được thời gian, mạch này sẽ hoạt động khi có dòng điện chạy qua điện trở khởi động R16. Khi động cơ chạy ở chế độ không đồng bộ trong cuộn dây kích thích sẽ xuất hiện thành phần dòng điện xoay chiều, Lúc đó nếu mạch rơle K8 có chảy qua R16. Khi điện áo rotor vượt ngưỡng của điôt ổn áp V8. Trường hớp K5 đang nhả thì dòng điện sẽ chảy qua R16 ngay cả khi điện áp rotor nhỏ, cảm biến phát hiện dòng chảy qua R16 là rơle gerkôn k9. Tiếp điển của rơle này sẽ đóng khi dòng điện đi qua R16 lớn hờn 20A. Làm cho tụ C6, C7 được nạp điện, đây là các tụ điện của mạch rơle thời gian, tụ C7 nạp từ một trong các điện trở R16 – R25 ( chọn bằng chuyển mạch S2) qua tiếp điểm K9 khi điện áp trên tụ C7 đạt giá trị ngưỡng của vi mạch A2 sẽ dẫn đến sự tác động của các rơle K6, k7 và k1.
Kết quả là máy cắt dầu Q1 bị ngắt, đồng thời rơle K3 hút làm mạch chỉnh lưu chuyển sang làm việc ở chế độ nghịch lưu. Khi dòng điện chảy qua Q16, tiếp điểm của rơle K9 sẽ đóng. Ngắt theo chu kỳ kênh phát xung đầu tiên, điều này giúp cho việc khóa V11 được dễ dàng hơn sau khi đã đóng kích thích. Chế độ đóng – ngắt chu kỳ này cần thiết nếu góc điều khiển lúc đó nhỏ hơn 300 thì khi V11, V12 sẽ khóa lại khi điện áp dòng kích thich đó qua điểm 0. Mạch này còn thực hiện chức năng chống mất kích từ. Khi đường kích từ bị đứt sẽ làm cho rơle K5 tác động theo chu kỳ. Hiện tượng này xuất hiện do cầu chỉnh lưu làm nhiệm vụ cấp điện cho mạch K8, K9, R16 mà mạch này chỉ thông khi tiếp điểm rơle K5 đóng lại. Mạch tạo thành từ cầu chỉnh lưu K8, K5, K9 sẽ làm cho mạch tự giao động với tần số phụ thuộc vào thời gian nhả của rơle K5. Khi K9 đóng ngắt theo chu kỳ dẫn tới rơle thời gian hoạt động và ngắt máy cắt Q1. Đèn điện H4 báo trạng thái chạy không đồng bộ sẽ sáng khi rơle K7 tác động. K7 tác động và để ngắt rơle K7 cần ấn nút khôi phục S9 khi mất dòng kích thích do mạch chỉnh lưu bị ngắt thì rơle K8 nằm trong mạch 125-106 nhả ra, rơle K5 cũng nhả do vậy đi ốt ổn áp V8 ở mạch điện trở khởi động sẽ bị nối ngắn mạch, nếu động cơ mất đồng bộ thì điện áp xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây. Rôtor dưới tác động của hiện tượng trượt sẽ làm xuất hiện dòng điện chảy qua điện trở khởi động R16 do hiện tượng đi ốt ổn áp V8 đã bị nối ngắn mạch nên ngưỡng mở cho các thizistor V11-V12 chỉ còn vài vôn dẫn đến rơle K9 tác động sau thời gian tụ được đặt trước bằng S2. Tiếp theo các rơle K6, K7 và k1 sẽ tác độngvà máy cắt dầu Q1 ngắt. Theo sơ đồ trang bên.
Mạch bảo vệ chống chảy lâu ở chế độ không đồng bộ.
Hình 4-10: Mạch bảo vệ chống chạy lâu ở chế độ không đồng bộ
c-4 Mạch hạn chế dòng rotor:
Phần tử chấp hành là rơle K3, phần tử cảm biến là biến dòng T2 – T4. Điện áp trên điện trở R12 tỷ lệ thuận với dòng rotor ( lấy các biến dòng và chỉnh lưu bằng sơ đồ cầu ) đưa tới mạch hạn chế dòng rotor.
Khi dòng kích thích nằm trong phạm vi cho phép I1(Iđm +I3 ) rơle K3 không tác động. Khi dong điện kích thích vượt ngưỡng (I2>Iđm) ở thời điểm T1 và giữ lâu ở trạng thái này thì mạch hạn chế sẽ tác động, Tụ C được nạp qua điện trở R11 sau một thời gian vi mạch A1 sẽ tác động làm rơle K3 hút, tiếp điểm của rơle k3 sẽ đúng cho mạch biến trở R13. Nếu đến thời điểm T2 mà hiện tượng quá dòng quá dòng vẫn chưa hết thì dòng kích thích sẽ bị hạn chế và điốt ở giá trị I4 ( I4=1,05 I3) cho đến khi hết hiện tượng quá dòng khoảng trễ tác động T2 –T1 sẽ phụ thuộc vào giá trị của dòng điện thực I2. Trong mạch đã chọn để khi I2=1,4I4 thì thời gian ...... này là 50s. So với chế độ tự động thì mạch ngưỡng hạn chế có thể loại bỏ bằng chuyển mạch S5.