Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nhất là ở những năm cuối của thế kỷ 20. Các quốc gia đang chuẩn bị hành trang cho mình để bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ thông tin. Sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông (communication) và đặc biệt là hệ thống viễn thông (Telecommunication) đã tạo ra một sự chuyển biến có tính cách mạng trong vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính. Cùng với thời gian, khoa học công nghệ phát triển, mạng máy tính đã ra đời để chia sẻ các tài nguyên hệ thống, để trao đối thông tin với nhau. Mạng máy tính đã có mặt ở khắp mọi nơi từ các trường học, các công ty đến các học viện, các cơ quan nhà nước. Ta biết rằng, trong thời đại thông tin hiện nay, khối lượng thông tin ngày càng phong phú, đa dạng thì vấn đề sắp xếp khối thông tin khổng lồ đó một cách khoa học, dễ truy tìm, dễ trao đổi, sử dụng một cách nhanh chóng là vấn đề cấp bách. Mạng Internet đã ra đời và đã góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên.
Em nghiên cứu những vấn đề về “Thiết kế và xõy dựng Web site du lịch Angkor” làm đồ án tốt nghiệp của mình. Đồ án gồm bốn chương:
Chương 1 : Tổng quát về Internet.
Chương 2 : Các công cụ phát triển và ngôn ngữ lập trình.
Chương 3 :Phương pháp thiết kế xây dựng và cài đặt.
Chương 4 :Ứng dụng của Web site quảng cáo du lịch Angkor.
81 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế và xõy dựng Web site du lịch Angkor, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nhất là ở những năm cuối của thế kỷ 20. Các quốc gia đang chuẩn bị hành trang cho mình để bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ thông tin. Sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông (communication) và đặc biệt là hệ thống viễn thông (Telecommunication) đã tạo ra một sự chuyển biến có tính cách mạng trong vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính. Cùng với thời gian, khoa học công nghệ phát triển, mạng máy tính đã ra đời để chia sẻ các tài nguyên hệ thống, để trao đối thông tin với nhau. Mạng máy tính đã có mặt ở khắp mọi nơi từ các trường học, các công ty đến các học viện, các cơ quan nhà nước... Ta biết rằng, trong thời đại thông tin hiện nay, khối lượng thông tin ngày càng phong phú, đa dạng thì vấn đề sắp xếp khối thông tin khổng lồ đó một cách khoa học, dễ truy tìm, dễ trao đổi, sử dụng một cách nhanh chóng là vấn đề cấp bách. Mạng Internet đã ra đời và đã góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên.
Em nghiên cứu những vấn đề về “Thiết kế và xõy dựng Web site du lịch Angkor” làm đồ án tốt nghiệp của mình. Đồ án gồm bốn chương:
Chương 1 : Tổng quát về Internet.
Chương 2 : Các công cụ phát triển và ngôn ngữ lập trình.
Chương 3 :Phương pháp thiết kế xây dựng và cài đặt.
Chương 4 :ứng dụng của Web site quảng cáo du lịch Angkor.
Mục lục
Chương I. Tổng quát về Internet 1
1.1. Sự ra đời của World Wide Web, Internet và Intranet 3
1.2. Các dịch vụ Internet 3
1.2.1. Dịch vụ thư điện tử 3
1.2.2. Dịch vụ Mailling List 3
1.2.3. Dịch vụ Telnet 4
1.2.4. Dịch vụ Truyền tệp (FTP) 4
1.2.5. Dịch vụ Gopher 5
1.2.6. Dịch vụ WWW 5
1.3. Cấu trúc và mô hình hoạt động của dịch vụ WWW : 8
1.3.1. Web Browser 9
1.3.1.1. Netscape Navigator 9
1.3.1.2. Internet Explorer 9
1.3.2. Web Server 10
1.3.2.1. Hoạt động của Web Server 11
1.3.2.2. Phần mềm của Web Server 13
1.4. Một số giao thức thường gặp 13
1.4.1. Họ giao thức TCP/IP 13
1.4.1.1. Mô hình OSI 13
1.4.1.2. Kiến trúc phân lớp trong họ giao thức TCP/IP 15
1.4.1.3. Giao thức liên mạng IP 18
1.4.1.4. Giao thức TCP 19
1.4.1.5. Giao thức UDP 20
1.4.1.6. Giao thức FTP 20
1.4.1.7. Giao thức HTTP 21
1.4.2. Bộ định vị tài nguyên tổng quát URL 24
Chương II. Các công cụ phát triển và Ngôn ngữ lập trình 26
2.1. Ngôn ngữ HTML 26
2.1.1. Giới thiệu 26
2.1.2. Cấu trúc của một văn bản HTML 26
2.1.3. Những thẻ chính được dùng trong ngôn ngữ HTML 26
2.1.4. HTML Động 31
2.1.5. Ưu nhược điểm của ngôn ngữ HTML 32
2.2. Ngôn ngữ ASP (Active Server Pages) 32
2.2.1. Giới thiệu chung 32
2.2.2. ASP và HTML 32
2.2.3. ASP và Scrip 33
2.2.4 ASP và sự phát triển Web 33
2.2.5 Mô hình ASP 33
2.2.6. Sử dụng các Script trong ASP 34
2.2.6.1. Sử dụng ngôn ngữ Script 34
2.2.6.2. Sử dụng biến 35
2.2.6.3. Sử dụng hằng 37
2.2.6.4. Viết các chương trình con 37
2.2.7. Sử dụng định hướng ASP 41
2.2.8. Sử dụng các Thành phần và Đối tượng 43
2.2.9. Sử dụng Collection 46
2.2.9.1. Khái niệm 46
2.2.9.2. Truy nhập đến các phần tử của Collection 46
2.2.9.3. Ví dụ chương trình xử lý Form 50
2.2.10. Truy nhập cơ sở dữ liệu 53
2.2.10.1. Tạo một data source 55
2.2.10.2 Kết nối với CSDL 55
2.2.10.3. Truy vấn dữ liệu với đối tượng Connection 56
2.3 Các công cụ phát triển trang Web 58
2.3.1 Microsoft Visual Interdev 58
2.3.2. Microsoft FrontPage 2000 59
Chương III. Phương Pháp thiết kế, xây dựng và cài đặt 60
3.1 Mục đích của Web site cần thiết Kừ 60
3.2 Các thành phần để tạo trang Web 60
3.2.1 Thông tin yêu cầu từ khách hàng 60
3.2.2 Xác định tổng thể 60
3.2.3 Xác định mục tiêu chi tiết 61
3.2.4: Phạm vi thông tin 61
3.2.5. Trang Web cụ thể 61
3.2.6. Trình bày trang Web 61
3.3. Các quá trình phát triển Web site 61
3.4. Thiết kế giao diện 63
3.5. Thiết kế hướng tới người sử dụng 63
3.6 Tính ổn định thiết kế 65
Chương IV. ứng dụng củaWeb site Quảng cáo Du lịch Angkor 66
4.1. Mục đích của Web site 66
4.2. Thiết kế trang Web 66
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo 68
chương I
tổng quát về internet
1.1. Sự ra đời của World Wide Web, Internet và Intranet
Ngày nay, World Wide Web (WWW hay WEB) và Internet đã trở thành những khái niệm quen thuộc trên thế giới. Trong các quảng cáo trên các chương trình TV và trong các báo, tạp chí của chúng ta đã bắt đầu xuất hiện cả địa chỉ các trang Web (địa chỉ này được gọi là các URL - Uniform Resource Locators).
Internet có thể định nghĩa như là một mạng toàn cầu của các máy tính và các mạng, được nối với nhau theo giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Mặc dù đã xuất hiện được hơn 20 năm. Internet cũng chỉ bùng nổ vào những năm gần đây, nhất là từ khi công nghệ Web ra đời.
Tiền thân của Internet hiện nay là ARPANET [TLTK 4]. Mạng máy tính dựa trên kỹ thuật chuyển mạch gói được xây dựng bởi bộ quốc phòng Mỹ vào năm 1969 vừa để thử nghiệm độ tin cậy của mạng, vừa nhằm kết nối những cơ sở nghiên cứu với mục đích quân sự. Khởi đầu với quy mô nhỏ nhưng ARPANET đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của giới quân sự, khoa học và đã nhanh chóng bành trướng ra khắp nước Mỹ.
Ban đầu giao thức truyền thông được sử dụng trong ARPANET là NCP (Network Control Protocol). Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tế, các nhà thiết kế ngay từ lúc đó đã nhận thức được rằng ARPANET phải là một mạng của các mạng máy tính chứ không chỉ đơn thuần là một mạng máy tính bình thường. Với mục đích này, từ giữa những năm 70, một họ giao thức mới được phát triển cho ARPANET và dần dần đã thay thế hoàn toàn NCP. Đó chính là họ giao thức TCP/IP.
Ban đầu TCP/IP được tích hợp vào hệ điều hành Unix. Đến khi các máy PC xuất hiện thì TCP/IP lại được chuyển sang môi trường PC, cho phép các máy PC chạy DOS (Windows sau này) có thể liên lạc với các trạm Unix trên cùng một mạng.
Mạng ARPANET về sau được tách ra thành 2 mạng: MILNET cho các mục đích quân sự và ARPANET mới, nhỏ hơn cho các mục đích phi quân sự. Hai mạng này liên kết với nhau theo nghi thức TCP/IP - đó chính là mạng Internet ngày nay. Internet là một mạng toàn cầu của các mạng sử dụng giao thức TCP/IP.
Khi Internet đã phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi thì người ta mới nhận ra một số nhược điểm của nó. Thứ nhất là thông tin di chuyển trên Internet toàn hoàn không được bảo vệ hữu hiệu. Những kẻ với mưu đồ xấu có nhiều cách để đọc được các thông tin quan trọng lưu chuyển trên đường truyền tín hiệu. Thứ hai Internet chính thức không quản lý bởi bất cứ có một cơ quan hay tổ chức nào (trừ địa chỉ được quan lý bởi InterNic), cho nên từ hạ tầng mạng cho đến phần mềm sử dụng trên Internet và thông tin trên đó hoàn toàn không bảo đảm được tính trật tự và đồng nhất. Chính vì vậy, nhiều tổ chức lớn có nhiều chi nhánh trên toàn cầu đã xây dựng một mạng riêng của mình theo mô hình và các tiêu chuẩn của Internet. Những mạng này có thể toàn hoàn không nối với Internet hay được ngăn cách với Internet bởi một “bức tường lửa” (fire wall) bảo đảm an ninh xây dựng bởi phần cứng hoặc phần mềm hay thông thường hơn - tổ hợp của cả hai. Những mạng như vậy được gọi là intranet. Intratnet là một mạng TCP/IP sở hữu bởi một tổ chức, được xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Internet.
Internet có thể định nghĩa như là một mạng toàn cầu của các máy tính và các mạng, được nối với nhau theo giao thức TCP/IP. Mặc dù đã xuất hiện được hơn 20 năm, nhưng Internet cũng chỉ bùng nổ vào những năm gần đây, nhất là từ khi công nghệ Web ra đời.
Tiền thân của Internet hiện nay là ARPANET, mạng máy tính dựa trên kỹ thuật chuyển mạch gói được xây dựng bởi Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 1969 vừa để thử nghiệm độ tin cậy của mạng, vừa nhằm kết nối những cơ sở nghiên cứu với mục đích quân sự. Khởi đầu với quy mô nhỏ nhưng ARPANET đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của giới quân sự và khoa học và đã nhanh chóng bành trướng ra khắp nước Mỹ.
Ban đầu, Giao thức truyền thông được sử dụng trong ARPANET là NCP (Network control protocol). Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tế, các nhà thiết kế ngay từ đầu đã nhận thức được rằng ARPANET phải là một mạng của các mạng máy tính chứ không chỉ đơn thuần là một mạng máy tính bình thường.
Với mục đích này, từ giữa những năm 70, một họ giao thức mới được phát triển cho ARPANET và dần dần đã thay thế hoàn toàn NCP đó chính là họ giao thức TCP/IP , TCP/IP được tích hợp vào hệ điều hành Unix, đến khi các máy PC xuất hiện thì TCP/IP lại được chuyển sang môi trường PC, cho phép các máy PC chạy DOS (và Windows sau này) có thể liên kết với các trạm Unix trên cùng một mạng.
Mạng ARPANET về sau được tách ra thành 2 mạng: MILNET cho các mục đích quân sự và ARPANET mới, nhỏ hơn cho các mục đích phi quân sự, hai mạng này liên kết với nhau theo nghi thức TCP/IP - đó chính là mạng Internet ngày nay. Internet là một mạng toàn cầu của các mạng sử dụng giao thức TCP/IP. Khi Internet đã phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi thì người ta mới nhận ra một số nhược điểm của nó:
Thứ nhất là thông tin di chuyển trên Internet hoàn toàn không được bảo vệ hữu hiệu, Những kẻ với mưu đồ xấu có nhiều cách để đọc được các thông tin quan trọng lưu chuyển trên đường truyền tín hiệu.
Thứ hai Internet chính thức không quản lý bởi bất cứ có một cơ quan hay tổ chức nào (trừ địa chỉ được quản lý bởi InterNic), do đó từ hạ tầng mạng cho đến phần mềm sử dụng trên Internet và thông tin trên đó hoàn toàn không bảo đảm được tính trật tự và đồng nhất. Chính vì vậy nhiều tổ chức lớn có nhiều chi nhánh trên toàn cầu đã xây dựng một mạng riêng của mình theo mô hình và các tiêu chuẩn của Internet. Những mạng này có thể hoàn toàn không nối với Internet hay được ngăn cách với Internet bởi một “bức tường lửa” (fire wall) bảo đảm an ninh xây dựng bởi phần cứng hoặc phần mềm hay thông thường hơn - tổ hợp của cả hai. Những mạng như vậy được gọi là Intranet. Intranet là một mạng TCP/IP sở hữu bởi một tổ chức, được xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Internet.
1.2. Các dịch vụ Internet
Internet là công nghệ thông tin liên lạc mới, nó tác động sâu sắc vào xã hội, vào cuộc sống ở mức độ khá bao quát. Nó đưa chúng ta vào một thế giới có tầm nhìn rộng lớn và chúng ta có thể làm mọi thứ như: viết thư, đọc báo, xem bản tin, giải trí, tra cứu và hiện nay các công ty có thể kinh doanh thông qua Internet, dịch vụ thương mại điện tử hiện nay đang phát triển khá mạnh mẽ, dưới đây chỉ là một số dịch vụ trên Internet:
Một trong các lý do làm nên sự thành công rực rỡ của Internet là các dịch vụ hữu ích của nó. Dịch vụ nổi tiếng nhất, và cũng phổ biến nhất hiện nay của Internet là Web, tuy Internet ra đời và trở nên phổ biến trước Web rất lâu.
Dưới đây là một vài dịch vụ quan trọng của Internet (ngày nay những dịch vụ vẫn được sử dụng và Web đã thay thế được chức năng của một vài dịch vụ trong số đó ).
1.2.1. Dịch vụ thư điện tử
Thư điện tử (E-mail): Dịch vụ E-mail có thể dùng để trao đổi thông tin giữa các cá nhân với nhau, các cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau. Dịch vụ này còn cho phép tự động gửi nội dung thông tin đến từng địa chỉ hoặc tự động gửi đến tất cả các địa chỉ cần gửi theo danh sách địa chỉ cho trước (gọi là mailing list). Nội dung thông tin gửi đi dùng trong thư điện tử không chỉ có văn bản (text) mà còn có thể ghép thêm (attack) các văn bản đã được định dạng, graphic, sound, video. Các dạng thông tin này có thể hoà trộn, kết hợp với nhau thành một tài liệu phức tạp. Lợi ích chính dịch vụ thư điện tử là thông tin gửi đi nhanh và rẻ.
1.2.2. Dịch vụ Mailling List
Là cách tốt nhất cung cấp thông tin tới tay nhiều người cùng một lúc. Một "Mailling List" là một danh sách các địa chỉ điện thư của những người dùng trong nhóm. Khi có một bức thư được gửi cho nhóm thì mọi người trong nhóm đều nhận được. Qua dịch vụ "Mailling List" người ta có thể tạo ra các nhóm thảo luận. Khi một người trong nhóm đưa ra ý kiến của mình thì mọi người trong nhóm đều nhận được ý kiến đó. Hiện nay có một số chương trình dùng để quản lý những "Mailling List" lớn như Majordomo, ListSer...
1.2.3. Dịch vụ Telnet
Telnet ( Terminal Login) là dịch vụ cho phép một người sử dụng có thể truy cập vào một hệ thống mạng bằng một thiết bị đầu cuối (Terminal). Đây là dịch vụ có ở hầu hết các hệ điều hành Unix, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi mặc dù rất sơ sài. Thực chất dịch vụ này chỉ là quá trình chuyển và nhận ký tự.
Khi dùng dịch vụ Telnet để đăng nhập (Login) vào một hệ thống ở xa, người sử dụng không những truy nhập được các tài nguyên về đĩa và các tệp trên hệ thống mà còn tận dụng được tài nguyên về bộ nhớ và khả năng về bộ vi xử lý trên hệ thống đó.
Dùng dịch vụ Telnet để đăng nhập vào một hệ thống ở xa, người sử dụng sẽ được hỏi về tên và mật khẩu để kiểm tra quyền truy nhập hệ thống của họ. Như vậy để đăng nhập vào một hệ thống thì người sử dụng phải có tài khoản (Account) trong hệ thống. Hệ thống đó sẽ khởi tạo phiên làm việc (Session) cho người sử dụng mọi khi họ đăng nhập. Sau đó người sử dụng có thể làm việc, sử dụng các tài nguyên ở xa. Khi người sử dụng thoát khỏi (Logout) hệ thống thì hệ thống sẽ tự động kết thúc phiên bản làm việc đó.
1.2.4. Dịch vụ Truyền tệp (FTP)
FTP là một điển hình của hệ thống Client/Server trong đó người sử dụng chương trình trên máy tính của mình (Client) để liên kết với chương trình chạy trên máy tính ở xa (Server) cho phép Client truy cập lấy tệp tin từ Server về hay truyền tệp tin tới Server. Trên Internet có rất nhiều FTP Server (tất nhiên trên đó chạy chương trình FTP) và Client muốn truy cập lấy tệp tin từ FTP Server ở đâu đó trên Internet cần phải đăng ký quyền sử dụng (nghĩa là có Login Account trên FTP Server). FTP Server sẽ quyết định cho phép Client được quyền lấy những tệp tin nào.
Đặc biệt có một loại FTP Server gọi là FTP Server nặc danh (Anonymous). Nó kết nối với máy tính chủ ở xa và thực hiện việc tải tệp về mà không cần phải đăng ký quyền sử dụng trên máy đó. Tuy nhiên người sử dụng cần lấy tài nguyên thông tin vẫn phải đăng ký trên các FTP Server nặc danh. FTP Server nặc danh là một trong những phương tiện chính để phân phát phần mềm và các nguồn tài nguyên thông tin có trên mạng Internet. Có một số lớn các phần mềm đủ loại khác và cho nhiều chủng loại hệ thống máy tính khác nhau lưu trữ trên các FTP Server nặc danh và những phần mềm đó thường được cấp cho người sử dụng miễn phí.
FTP cung cấp tất cả các dạng tệp, trên thực tế nó không quan tâm tới dạng tệp cho dù đó là tệp ASCII hay tệp nhị phân (binary)... Sự khác biệt giữa các tệp ASCII text và tệp nhị phân ở chỗ đối với tệp ASCII khi truyền, đòi hỏi bên gửi và bên nhận phải chú ý tới các cặp ký tự CR-LF còn với tệp nhị phân thì được chuyển thành một dòng các bít liên tục.
FTP cũng có một số nhược điểm. Điểm chính là việc truy nhập vào từng thư mục để tìm tệp là một quá trình chậm chạp. Kỹ thuật truyền thống mà một quản trị mạng dùng để giúp người sử dụng tìm tệp là cung cấp một danh sách đệ quy các điều mà điều này không phải là không rắc rối.
1.2.5. Dịch vụ Gopher
Tra cứu thông tin theo thực đơn (Gopher) dịch vụ này cho phép tìm kiếm thông tin theo chủ đề dựa trên hệ thống thực đơn (Menu). Dịch vụ Gopher hoạt động theo mô hình Khách/Chủ (Client/Server). ở phía khách hàng, người sử dụng dùng một phần mềm gọi là "Gopher Client" để tuy nhập và tra cứu thông tin trên máy phục vụ gọi là "Gopher Server”.
Khi người sử dụng có một yêu cầu đối với Gopher Server, thì Gopher Server sẽ trả cho người sử dụng một danh sách các chủ đề thông tin được tổ chức dưới dạng một thực đơn. Trong chủ đề thông tin có thể bao gồm nhiều dạng chủ đề thông tin nhỏ nữa...Người sử dụng có thể chọn một mục thông tin bất kỳ để xem hoặc duyệt qua lại giữa các đề mục thông tin bất kỳ để chọn đề mục thích hợp.
1.2.6. Dịch vụ WWW
WWW là một dịch vụ của Internet dùng để truyền dữ liệu theo mô hình Client/Server .Mô hình này gồm 3 thành phần :Client, Server và mạng Network.
Hình 1.1Mô hình Client- Server và mạng Network
Đây là mô hình thường được sử dụng trong thời gian gần đây. Trong mô hình này thì có một tập các tiến trình Server và một tập các tiến trình Client. Mỗi tiến trình Server hoạt động như một đơn vị quản lý tài nguyên và nó quản lý một nhóm các tài nguyên thuộc một loại cụ thể. Mỗi tiến trình Client thực hiện các tác vụ bằng cách truy nhập đến một vài tài nguyên dùng chung: phần cứng hoặc phần mềm theo cách gởi yêu cầu đến các Server, nếu yêu cầu hợp lệ thì Server thực hiện công việc được yêu cầu và gởi trả lời về cho Client. Bản thân các đơn vị quản lý tài nguyên (hay nói cách khác là các tiến trình Server) cũng cần đến các tài nguyên dùng chung được quản lý bởi các tiến trình Server khác nên một vài tiến trình vừa là tiến trình Client, vừa là tiến trình Server.Các tiến trình ở đây được hiểu theo nghĩa là một chương trình chạy, nó bao gồm cả môi trường để thực hiện tiến trình và cả các sự điều khiển tối thiểu.
Chúng ta nói đến mô hình này trong Web đó là các bộ duyệt lấy các thông tin từ Server, mà từ đó để hiện các thông tin lên cho người dùng xem. Còn các Server dùng các dịch vụ truyền thông của Internet để cung cấp các yêu cầu của Client.
Ngày nay, World Wide Web (WWW hay Web) và Internet đã trở thành những khái niệm quen thuộc trên thế giới. Trong các quảng cáo trên các chương trình TV và trong các báo, tạp chí của chúng ta đã bắt đầu xuất hiện cả địa chỉ các trang Web (địa chỉ này được gọi là các URL-Uniform Resource Locators).
ĩ Web là gì ?
Để hiểu được Web, trước hết phải hiểu qua về Hypertext. Hypertext là những dữ liệu gồm những phần liên kết với các dữ liệu khác. Từng phần có thể liên kết bất cứ nơi nào, trong một tài liệu hầu như không kết thúc. Trong ngôn ngữ của Web, một tài liệu của Hypertext gồm phần dữ liệu và phần có thể liên kếtvới những tài liệu khác. Chương trình dùng để đọc một tài liệu Hypertext gọi là Browser.
Như vậy Web là một sự cố gắng tổ chức tất cả các thông tin trên Internet bằng việc cài đặt các tài liệu ở dạng Hypertext.
ĩ Sự ra đời và phát triển của Web
Web đã được phát triển tại Thuỵ sỹ, tại trung tâm nghiên cứu CERN. Tư tưởng này được đưa ra nhằm giúp các nhà vật lý học của CERN chia sẻ công việc của họ và dùng chung những thông tin trong nhóm. Chẳng bao lâu sau, tư tưởng của Web đã được mở rộng và áp dụng vào Internet như một kỹ xảo của việc truy cập thông tin và các dịch vụ của Internet.
Dịch vụ World Wide Web (Gọi tắt là dịch vụ Web) là một dịch vụ mới nhất trên Internet nhưng đã khẳng định được tầm quan trọng cũng như khả năng lớn mạnh của nó. Web được xây dựng theo mô hình Khách/Chủ. Trong đó người sử dụng có thể truy cập tra cứu thông tin ở nhiều dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh... khả năng trình bày của Web rất linh động đẹp mắt. Đặc biệt Web cho phép liên kết các tài nguyên khác nhau trên mạng cũng như khả năng tích hợp nhiều các dịch vụ khác nhau như FTP, WIAS, Gopher... trên cùng một dịch vụ. Web hoạt động dựa trên ngôn ngữ đánh dấu các siêu văn bản.
Web có các đặc tính ưu việt hơn hẳn và đồng thời khắc phục được các nhược điểm của các dịch vụ thông tin khác nên được rất nhiều người sử dụng. Đây là dịch vụ được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.
1.3. Cấu trúc và mô hình hoạt động của dịch vụ WWW :
Web được xây dựng và hoạt động theo mô hình Khách/Chủ (Client/Server).
Request URL
Máy trạm
Web Browser
Web Server
Response(html)
Máy Web server
Hình 1.2 Mô tả hoạt động của Web
Các Web khách hàng (Web Client) gửi yêu cầu tới máy phục vụ (Web Server) để lấy một tư liệu hay thông tin nào đó trên máy phục vụ. Máy phục vụ sau khi nhận yêu cầu đó, phân tích và tìm kiếm thông tin. Nếu thấy sẽ gửi thông tin đó cho khách hàng (thực chất khách hàng đó dùng phần mềm Web Browser để truy cập thông tin và máy phục vụ dùng một phần mềm gọi là Web Server).
1.3.1. Web Browser
Web browser (trình duyệt Web) là công cụ truy xuất dữ liệu trên Internet/Intranet, là phần mềm giao diện trực tiếp với người sử dụng. Nó có khả năng thực hiện yêu cầu của người sử dụng. Sau đó Web browser sẽ đợi thông tin từ Web server, từ những máy phục vụ (Servers) của các dịch vụ được gọi tới, hoặc từ các Web browser khác rồi trả lại kết quả cho người đã yêu cầu.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các Web Browser khác nhau (rất nhiều trong số đó là miễn phí). Hai Browser mạnh nhất hiện nay là Netscape Navigator của hãng Netscape và Internet Explorer của hãng Microsoft. Tính năng của hai trình duyệt này tương đương nhau.
1.3.1.1. Netscape Navigator :
Là sản phẩm của Netscape Communication Corporation ra đời vào năm 1994. Netscape Navigator là một phần mềm với đầy đủ tính năng cần thiết. Nó hỗ trợ HTTP, Email, Gopher, FTP, Telnet, WAIS, và Usenet news. Netscape có thể sử dụng FTP để nhận các File Server ở xa, có thể truy tìm cơ sở dữ liệu trên WAIS, hỗ trợ các tính năng Gopher chuẩn và thậm chí có thể chạy các phiên Telnet từ các trạm nối với Internet.
Netscape không thể thay thế cho một số tiện ích chuẩn như WS-FTP (một phần mềm FTP thông dụng). Nhưng nó có khả năng tạo cho người sử dụng cảm nhận các dịch vụ này là trong suốt. Tương tự như các trình duyệt Web khác, Netscape hỗ trợ phần mềm Viewer từ bên ngoài để xử lý các dạng dữ liệu mà bản thân nó không xử lý được. Các phần mềm này bao gồm khả năng xem các tệp Video số hoá và âm thanh số.
Đặc tính quan trọng nhất của Netscspe so với các phần mềm khác là nó đưa ra các chuẩn mở rộng cho ngôn gnữ HTML. Các mở rộng này tạo ra tính không tương thích giữa văn bản định dạng theo kiểu Netscape và văn bản HTML thông dụng. Tuy nhiên các mở rộng này lại được sử dụng rộng rãi.
1.3.1.2. Internet Explorer :
Sau sáu tháng tập trung nỗ lực nhằm đưa các khả năng của Internet vào thế giới PC, vào khoảng giữa năm 1995, Microsoft đã đưa ra thị trường phần mềm mới Internet Explorer và lập tức nó được chấp nhận sử dụng. Tại Mỹ, có trên 15 triệu người kết nối Internet sử dụng trình duyệt Internet Explorer.
Internet Explorer được xây dựng có nhiều tính năng giống với Netscape Navigator. Nó cũng hỗ trợ chuẩn HTML và SSL (Secure Sockets Layer - chuẩn về an toàn bảo mật thông tin trên Internet), quản lý được nhiều loại tệp tin, cài đặt trình trợ giúp (helper) để hiển thị và trình bày dữ liệu, có giao diện tiện dụng, dễ hiểu và dễ cài đặt. Để cạnh tranh với Netscape, các phiên bản của Internet Explorer được phát hành miễn phí kèm theo Windows.
1.3.2. Web Server
Web browser
FTP Server
Web server
Gateway
Other Server
Gopher Server
Gopher
HTTP
FTP
Hình 1.3 Qua trình xử lý yêu cầu
Web Server là phần mềm đóng vai trò phục vụ (Server). Khi thực hiện, nó nạp vào bộ nhớ và đợi các requests từ nơi có yêu cầu. Requests có thể xuất phát từ các Web Browser hoặc có thể để từ các Web Server khác. Trong cả hai trường hợp trên, ta quy ước đối tượng gửi yêu cầu là khách hàng (client). Yêu cầu gửi tới Server thường là đòi hỏi về tư liệu, thông tin nào đó mà ta gọi chung là tài nguyên. Khi nhận được yêu cầu, Web Server phân tích yêu cầu để xác định xem dữ liệu mà client muốn là gì (quá trình xử lý yêu cầu). Sau đó sẽ xử lý và trả kết quả cho khách hàng. Như trên hình vẽ ta thấy Web Server có thể gọi các gateway và coi đó như cổng ra vào nguồn thông tin trong hệ thống hay trên mạng Internet.
Web Server cũng như các Server khác đều trên máy tính kết nối với mạng. Điều này đòi hỏi máy phải được cài đặt phần mềm giao tiếp mạng và phần cứng thích hợp. Hầu hết các giao thức hệ thống thông tin, bao gồm HTTP, FTP, Wais, NNTP, đều chạy trên nền bộ giao thức TCP/IP.
1.3.2.1. Hoạt động của Web Server
Web Server thực chất là phần mềm được cài đặt trên máy chủ nhằm để xử lý và đáp ứng yêu cầu gửi đến từ máy trạm. Kết quả trả về được thể hiện dưới hình thức là những trang Web. Khi thực hiện, đầu tiên Web Server thực hiện phân tích tham số dòng lệnh (command line) để xác định cổng truyền thông, nơi đặt tệp cấu hình của Server. Nếu tham số dòng lệnh không có, Web Server sẽ coi cổng ngầm định là cổng được khai báo trong tệp cấu hình httpd.conf và coi như tệp cấu hình nằm trong thư mục ngầm định conf. Sau đó nó tiến hành đọc và phân tích các tệp cấu hình (configuration files) để xác định các thông số cấu hình sẽ được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động. Các thông số này bao gồm số hiệu cổng truyền thông(ServerPort), định danh của người dùng, định danh nhóm(UserID và GroupID), thư mục gốc của Web Server (ServerRoot)cũng như thư mục gốc nơi đặt tất cả tài liệu HTML (Document Root ), tên của tệp “homepage”. Các thông số thu được sau khi đọc và phân tích trong file cấu hình sẽ được lưu trong bộ nhớ máy tính, sau đó Web Server ở trạng thái đợi các yêu cầu gửi đến từ khách hàng tại cổng đã chỉ định. Phần mềm Web Browser sẽ thiết lập một phiên làm việc theo giao thức TCP/IP với Web Server trên máy tính có tên Hirs0506 với số hiệu cổng làm việc là 8080. Khi Web Server nhận được Requests này, nó phân tích Requests để xác định dữ liệu máy khách đòi hỏi. Trong ví dụ này, máy khách yêu cầu Web Server tài liệu Test.html. Như ta đã biết tất cả tài liệu đều phải được đặt tại thư mục tài liệu gốc (DocumentRoot). Vì vậy ta phải có chiến lược sắp xếp dữ liệu một cách hợp lý trong thư mục tài liệu gốc. Tuy nhiên, với mỗi W
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Website dulichAngco-82.DOC