Đất nước ta đang đi vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách mạnh mẽ, nhiều công trình xây dựng cơ bản, xây dựng dân dụng và công nghiệp,xây dựng cầu đường, nhiều nhà máy xí nghiệp liên tục được xây dựng, hình thành và phát triển không ngừng. Trước xu thế hội nhập và phát triển đó, cần phải có nhiều nguyên vật liệu với số lượng rất lớn đặc biệt là xi măng, mới có thể đáp ứng kịp với nhu cầu thị trường xây dựng đang nóng đó, nhất là khu vực phía Nam nước ta.
Nắm bắt được nhu cầu rất lớn của thị trường xây dựng trong hiện tại và tương lai, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long tại Quảng Ninh có nhà máy chính đặt ở đó đã quyết định xây dựng một trạm nghiền hiện đại đặt tại phía Nam nhằm cung cấp xi măng cho thị trường xây dựng đang thiếu nơi đây.
Trạm nghiền xi măng phía Nam của nhà máy xi măng Hạ Long tọa lạc tại số 25, lô C, khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý: Nhà máy cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20Km về phía Bắc. Nhà máy giáp sông Sài Gòn ở khu vực có độ sâu lớn, thuận lợi để vận chuyển nguyên vật liệu nhập bằng đường thủy và xuất xi măng cũng bằng đường thủy, chỉ có một phần nhỏ là vận chuyển bằng đường bộ.
Nhà máy có diện tích mặt bằng hơn 10ha, với mức đầu tư 2400 tỉ VND (150 triệu USD) công suất nhà máy ước tính đạt 1,25 triệu T/năm hiện nay đối với dây chuyền 1 (line 1). Sau khi dây chuyền 1 đưa vào hoạt động trong một thời gian thì nhà máy tiến hành xây dựng dây chuyền 2 (line 2).
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy được thiết kế bởi nhà thầu thiết kế có tên tuổi lớn là Tập đoàn FLSMIDTH (Đan Mạch). Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà với sự góp vốn của công ty Cổ phần dầu khí PETROLIMEX. Tổng thầu lắp đặt tất cả thiết bị dây chuyền nhà máy là Công ty cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà. Công trình được tư vấn và giám sát bởi Công ty Tư vấn Giám sát JURONG (Singapore) kết hợp Công ty Tư vấn và Xây dựng Bách Khoa Việt Nam lấy tên gọi: Jurong – Bách Khoa.
Các thiết bị máy móc của nhà máy phần lớn được nhập khẩu từ các nước như: Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, EU Phần còn lại được các nhà máy, xí nghiệp trong nước gia công chế tạo như: Xí nghiệp liên hợp Z751, xí nghiệp Hải quân X51, công ty Cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà, xưởng kết cấu thép Phượng Hoàng
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống sản xuất xi măng bao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TRẠM NGHIỀN XI MĂNG.
1.1. Giới thiệu trạm nghiền xi măng phía nam:
Đất nước ta đang đi vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách mạnh mẽ, nhiều công trình xây dựng cơ bản, xây dựng dân dụng và công nghiệp,xây dựng cầu đường, nhiều nhà máy xí nghiệp liên tục được xây dựng, hình thành và phát triển không ngừng. Trước xu thế hội nhập và phát triển đó, cần phải có nhiều nguyên vật liệu với số lượng rất lớn đặc biệt là xi măng, mới có thể đáp ứng kịp với nhu cầu thị trường xây dựng đang nóng đó, nhất là khu vực phía Nam nước ta.
Nắm bắt được nhu cầu rất lớn của thị trường xây dựng trong hiện tại và tương lai, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long tại Quảng Ninh có nhà máy chính đặt ở đó đã quyết định xây dựng một trạm nghiền hiện đại đặt tại phía Nam nhằm cung cấp xi măng cho thị trường xây dựng đang thiếu nơi đây.
Trạm nghiền xi măng phía Nam của nhà máy xi măng Hạ Long tọa lạc tại số 25, lô C, khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý: Nhà máy cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20Km về phía Bắc. Nhà máy giáp sông Sài Gòn ở khu vực có độ sâu lớn, thuận lợi để vận chuyển nguyên vật liệu nhập bằng đường thủy và xuất xi măng cũng bằng đường thủy, chỉ có một phần nhỏ là vận chuyển bằng đường bộ.
Nhà máy có diện tích mặt bằng hơn 10ha, với mức đầu tư 2400 tỉ VND (150 triệu USD) công suất nhà máy ước tính đạt 1,25 triệu T/năm hiện nay đối với dây chuyền 1 (line 1). Sau khi dây chuyền 1 đưa vào hoạt động trong một thời gian thì nhà máy tiến hành xây dựng dây chuyền 2 (line 2).
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy được thiết kế bởi nhà thầu thiết kế có tên tuổi lớn là Tập đoàn FLSMIDTH (Đan Mạch). Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà với sự góp vốn của công ty Cổ phần dầu khí PETROLIMEX. Tổng thầu lắp đặt tất cả thiết bị dây chuyền nhà máy là Công ty cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà. Công trình được tư vấn và giám sát bởi Công ty Tư vấn Giám sát JURONG (Singapore) kết hợp Công ty Tư vấn và Xây dựng Bách Khoa Việt Nam lấy tên gọi: Jurong – Bách Khoa.
Các thiết bị máy móc của nhà máy phần lớn được nhập khẩu từ các nước như: Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, EU… Phần còn lại được các nhà máy, xí nghiệp trong nước gia công chế tạo như: Xí nghiệp liên hợp Z751, xí nghiệp Hải quân X51, công ty Cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà, xưởng kết cấu thép Phượng Hoàng…
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí Trạm nghiền ximăng phía Nam.
Hình 1.2: Quang cảnh công trường Trạm nghiền ximăng phía Nam của
công ty cổ phần ximăng Hạ Long.
1.2. Cơ cấu tổ chức nhà máy:
Sơ đồ tổ chức nhà máy:
Giám đốc
Tổ điện
Tổ cung cấp thiết bị
Tổ xe máy
Tổ schữa, bảo dưỡng
Tổ
Vận hành
Phòng nghiệp vụ
Phòng KTCN
Phòng kế hoạch
Phógiámđốc
kĩ thuật
Phó giám đốc
sản xuất
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
a) Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ tình hình tài chính, sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.
Phó giám đốc sản xuất kinh doanh phụ trách và chịu trách nhiệm giải quyết các công tác kỹ thuật, sản xuất và sửa chữa.
Phó giám đốc hành chính phụ trách về công tác Đoàn thể và các phòng nghiệp vụ.
b) Phòng sản xuất chịu trách nhiệm lập kế hạch sản xuất cho từng tháng, quý, năm và có trách nhiệm tiếp thị nguồn hàng.
c) Phòng kinh tế cơ điện: giải quyết kịp thời các công việc về kinh tế, đảm bảo tiến độ sản xuất. Có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng tiết bị theo định kì. Tổ chức nghiên cứu các định mức kỹ thuật.
d) Phòng nghiệp vụ: là cơ quan tham mưu cho giám đốc xí nghiệp, chịu trách nhiệm về quá trình hoạch toán, theo dõi, ghi chép, và phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp, cung ứng thông tin kịp thời và đề xuất hướng giải quyết giúp giám đốc ra quyết định.
1.2.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận:
Tất cả các phòng ban trong bộ máy quản lí của xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau.
Phòng sản xuất trên cơ sở lấy số liệu hàng quý, hàng năm của phòng nghiệp vụ từ đó có kế hoạch dự trữ, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kì kế hoạch trên cơ sở lập kế hoạch của phòng sản xuất. Kỹ thuật cơ điện sẽ đề ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do phòng sản xuất cung cấp, phòng nghiệp vụ và sửa chữa xây dựng định mức vốn lưu động, nhu cầu tài chính, bảng cân đối thu chi tài chính, tổ chức phân tích hạch toán và tính doanh thu và thu nhập.
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG.
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng ở trạm nghiền phía Nam của công ty cổ phần xi măng Hạ Long tại khu công nghiệp Hiệp Phước, Nhà Bè được thiết kế và cung cấp bởi Tập đoàn FLSMIDTH (Đan Mạch).
2.1. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT:
2.1.1. Cảng nhập nguyên liệu:
Đây là con đường nhập nguyên liệu chính cho nhà máy xi măng. Các loại vật liệu như Clinker, thạch cao (Gypsum), phụ gia (Puzzolana) nhập chủ yếu từ Thái Lan được vận chuyển đến cảng nhập bằng sà lan. Tại cảng, một cần trục Kranbau cố định kiểu cột quay dẫn động toàn bộ bằng thủy lực sẽ bốc dỡ toàn bộ nguyên liệu nhập đổ vào phễu tiếp liệu của băng tải nhập. Băng tải sẽ vận chuyển nguyên liệu vào kho chứa liệu.
2.1.2. Kho chứa liệu:
Khi vận chuyển nguyên liệu vào các kho chứa ta sử dụng băng tải: Là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng do có năng suất khá cao, kết cấu gọn nhẹ, thuận tiện khi vận hành và bảo trì đặc biệt là giá thành rẻ. Ngoài ra nó còn có thể vận chuyển theo nhiều dạng chu tuyến khác nhau.
Kho là nơi chứa và dự trữ nguyên vật liệu cho nhà máy, tại đây có các khu vực chính như sau:
+ Silo chứa clinker (Clinker Silo).
+ Kho chứa thạch cao (Gypsum Strorage).
+ Kho chứa phụ gia (Puzzolana Strorage).
Nguyên liệu nhập nếu là thạch cao và phụ gia thì được chuyển tới băng tải của máy đánh đống (Stacker) đánh đống thạch cao và phụ gia trong kho chứa. Nguyên liệu nhập là clinker thì được băng tải vận chuyển lên đổ vào Silo chứa clinker.
Thạch cao và phụ gia được máy rút liệu (Scraper) cào vào băng tải để dẫn đến nhà nghiền đổ vào các silo định lượng.
2.1.3. Nhà nghiền:
Nhà nghiền là khu vực chính và quan trọng nhất của dây chuyền sản xuất xi măng vì nơi đây diễn ra quá trình nghiền hỗn hợp nguyên liệu và phân loại sản phẩm nghiền để cho ra xi măng thành phẩm.
Clinker, thạch cao, phụ gia từ các silo chứa sau khi định lượng với tỷ lệ nhất định sẽ qua một máng trượt khí động nạp vào phễu tiếp liệu của máy nghiền bi (Ball Mill).
Hỗn hợp vật liệu sau khi máy nghiền nghiền được một băng gầu (Bucket Elevator) đưa lên đổ vào máy phân ly (Air Separator). Máy phân ly tiến hành phân loại vật liệu có kích thước hạt đạt yêu cầu thì cho ra xi măng thành phẩm, còn những hạt vật liệu có kích thước không đạt thì quay trở về máy nghiền nghiền lại.
2.1.4. Silo xi măng (Cement Silo):
Là nơi chứa xi măng thành phẩm và Silo có các cửa để đưa xi măng vào nhà đóng bao.
2.1.5. Nhà đóng bao:
Nhà đóng bao bao gồm 3 dây chuyền đóng bao. Xi măng từ 2 silo xi măng qua máng trượt khí động dẫn vào nhà đóng bao đổ vào phễu tiếp liệu của 2 băng gầu. Xi măng được băng gầu đưa lên cao đổ vào sàng rung sau đó xi măng chia làm 2 đường, một nhánh đến máy đóng bao để đóng bao, một nhánh vào silo chứa để đổ vào xe bồn xuất xi măng rời.
2.1.6. Cảng xuất xi măng:
Xi măng từ nhà đóng bao xuất ra cảng xuất xi măng nhờ hệ thống băng tải.
2.1.7. Cầu cân xi măng:
Cầu cân có 2 loại: một loại bàn thép 60 tấn đặt trong nhà đóng bao để cân xi măng rời trong xe bồn. Một loại cầu cân bàn bêtông đặt trên đường để cân xe chở xi măng bao.
2.1.8. Phòng khí nén.
2.1.9. Nhà điều khiển trung tâm.
2.1.10. Trạm biến thế.
2.1.11. Trạm bơm nước.
* Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ximăng:
a) Hệ thống nhập liệu:
b) Hệ thống nghiền:
c) Hệ thống đóng bao và xuất xi măng:
2.2. Mô tả quá trình sản xuất xi măng:
Nguyên vật liệu để sản xuất xi măng gồm có thạch cao (Gypsum), phụ gia (Puzzolana) và Clinker được sà lan vận chuyển đến và cần trục (212.CA012) tại cảng bốc vào phễu tiếp liệu của băng cào (Scraper) (212.FY050) vận chuyển đến đổ xuống băng tải (212.BC200). Sau đó, nguyên liệu qua cửa xả (212.DG300) đổ thạch cao và phụ gia xuống băng tải (Belt Conveyer) (212.BC350) và tới máy đánh đống (Stacker) gom lại thành đống; clinker cũng qua cửa xả trên và đổ vào băng tải (471.BC100) và qua băng tải (471.BC200) (có năng suất tối đa 720T/h) vận chuyển clinker lên đổ vào Silo clinker (481.SI100). Khi vật liệu được vận chuyển qua các băng tải và băng cào thì phần bụi vật liệu được vận chuyển bởi dòng khí mang đến các máy lọc bụi (Air Filter)(212.BF250, 212.BF400); sau khi lọc, khí sạch được thải ra môi trường còn vật liệu quay trở lại băng tải hoặc băng cào để vận chuyển tiếp. Thạch cao và phụ gia tiếp tục được băng tải (232.BC400) (năng suất 200T/h) vận chuyển tới đổ vào băng tải (232.BC410). Phần bụi của vật liệu qua máy lọc bụi (232.BF420) cũng đổ xuống băng tải (232.BC410. Từ đây, thạch cao và phụ gia được băng tải đưa lên cao đổ tiếp vào băng tải (232.BC440) rồi vận chuyển thạch cao đổ vào bồn chứa thạch cao (511.BI200), vận chuyển phụ gia đổ vào bồn chứa phụ gia (511.BI300). Phần bụi của thạch cao và phụ gia sau khi qua máy lọc bụi (232.BF460) cũng đổ xuống băng tải (232.BC440) và đi vào bồn chứa.
Clinker từ Silo clinker qua 7 cửa van tháo liệu (481.SE) đến 3 băng tải (481.BC500, 481.BC505, 481.BC 510) đổ vào băng tải (481.BC600) (công suất 300T/h). Bụi clinker sau khi qua các máy lọc (481.BF) cũng đổ vào băng tải (481.BC600). Băng tải này sẽ vận chuyển clinker đổ vào phễu tiếp liệu của gầu tải (Bucket Elevator) (481.BE650) (công suất 350T/h) và được vận chuyển lên cao đổ vào băng tải (481.BC700). Bụi clinker sau khi qua máy lọc bụi (481.BF660) cũng đổ vào băng tải (481.BC700). Băng tải này vận chuyển clinker đổ vào bồn chứa (511.BI100).
Clinker từ bồn chứa (511.BI100) qua cửa van đến băng cào định lượng (511.WF150) (công suất 253T/h) đổ xuống băng tải (511.BC600) (công suất 309T/h); đồng thời khi đó thạch cao và phụ gia cũng qua cửa van xuống băng tải định lượng (511.WF250, 511.WF350) (công suất lần lượt 23T/h và 89T/h) đổ xuống băng tải (511.BC600). Băng tải này vận chuyển hỗn hợp gồm clinker, thạch cao, phụ gia (nhiệt độ 300C, độ ẩm 2,8%) vào máy nghiền bi (Ball mill) (531.BM100). Sau khi máy nghiền nghiền hỗn hợp thành bột siêu mịn và được dòng khí vận chuyển ra ngoài qua cửa ra. Từ đây, thành phẩm bột nghiền chia ra làm 2 phần: 1 phần rơi xuống máng trượt khí động (531.AS210) vận chuyển tới đổ vào gầu tải (531.BE220) (công suất 600T/h) rồi qua các máng trượt (531.AS230) đi vào máy phân ly (531.SR300), phần còn lại là bụi được dòng khí vận chuyển lên máy lọc bụi (531.BF360) và sau khi lọc, bột siêu mịn đó là xi măng (Cement) thành phẩp được vít tải (Screw Conveyer) (531.SC470) vận chuyển đổ vào máng trượt khí động (541.AS030).
Máy phân ly (Air Separator Sepax) sẽ tiến hành phân ly bột nghiền thành 2 phần: Phần hạt có kích thước siêu mịn là xi măng thành phẩm được đổ vào máng trượt (541.AS030), phần còn lại có kích thước hạt không đạt yêu cầu thì đổ xuống máng trượt (531.AS400) quay trở lại máy nghiền nghiền tiếp. Máng trượt (541.AS030) vận chuyển xi măng thành phẩm đổ tiếp vào gầu tải (541.BE040) vận chuyển xi măng lên cao đổ vào máng trượt khí động (541.AS060). Từ đây, máng trượt sẽ vận chuyển xi măng đến đổ vào 2 Silo xi măng (Cement Silo) (611.SI010, 611.SI110).
Xi măng từ 2 Silo xi măng trên sẽ qua các cửa ra và đổ vào các máng trượt (611.AS400, 611.AS430) để đưa đến nhà đóng bao (Packing Plant) và được vô bao bởi các máy đóng bao (Packers). Các máy đóng bao nằm trong nhà đóng bao bao gồn có 3 lines giống nhau, các lines này đều có năng suất mỗi lines là 100 T/h. Các bao sau khi ra khỏi máy đóng bao thì qua thiết bị cân định lượng. Nếu không đạt trọng lượng thì sẽ quay trở lại máy đóng bao thông qua thiết bị xé bao – vít tải – gầu nâng.
Xi măng được xuất khỏi nhà máy gồm có 2 đường chính:
- Đường bộ gồm có loại xuất xi măng xá (xi măng rời) và xi măng bao. Ở đây người ta đã sử dụng thiết bị cân xi măng là cầu cân, gồm có cầu cân bàn bêtông và cầu cân bàn thép.
- Đường thuỷ là xuất xi măng bao xuống tàu, sà lan thông qua hệ thống băng tải.
Một số hình ảnh các loại thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất ximăng:
Hình 3.1: Hệ thống xuất ximăng bao và máy đóng bao
Hình 3.2: Hệ thống máy cắt bao và hồi liệu Hình 3.3: Máy đánh đống (Stacker).
.
CHƯƠNG 3
TỒNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐĨNG BAO
Quy Trình Đóng Bao và Xuất Bao Nhà Đóng Bao – Hạng Mục 641
Sơ đồ khối hệ thống đóng bao
Tổng thể nhà máy đóng bao
Xilo xi măng từ 2 silo xi măng 611 qua cửa xả đáy silo và được vận chuyển sang nhà đĩng bao 641 qua 4 máng trượt chia làm 2 đường đổ vào 2 gầu tải 641.010 trong nhà đĩng bao xi măng được 2 gầu tải 641.010 ( Q = 393 T/h ) đưa lên cao độ +26,5m đổ xi măng vào 2 sàn rung vơ hướng 641.020. Sàng rung cĩ nhiệm vụ sàng phân lọai những hạt vật liệu đã ván cục lại với nhau và thải nĩ qua đường ống dẩn tới 2 thùng chứa 641.030( reject collecting box ). Phần lớn xi măng lọt sàng N00080 qua các van phân phối vật liệu sau đĩ đổ vào 3 silo cho máy đĩng bao 641.040 ( Storage silo for rotary packer ) và 1 silo 641.500 để xuất xi măng xá thong qua các đường máng trượt khí động ( Fluxo slide ) 641.700
Nhà đĩng bao cĩ 3 đường xuất xi măng
-Xuất xi măng bao bằng đường bộ
- Xuất xi măng bao bằng đường thủy
- Xuất xi măng xá ( rời ) bằng đường bộ
A ) Xuất xi măng bao bằng đường bộ:
Xi măng từ 3 silo 641.040 qua van tiết lưu 641.050 ( Throtle valve ) van quay nạp liệu 641.060 ( rotary valve feeder ) nạp xi măng vào thùng chứa ( tank) của máy đĩng bao 641.080 ( Rotary packer )( Q= 150 T/h )
Máy đĩng bao sẽ đĩng gĩi xi măng vào bao và vận chuyển qua các băng tải 641.100,641.160,641.170, qua cân băng 641.170 ( belt weight ) nếu trọng lượng bao xi măng khơng đạt dung sai cho phép 50 kg±0,5kg thì bao xi măng được dẫn xuống máy cắt bao ( 641.170 )( Bag cutting unit ) để cắt bao, xi măng được thu hồi về gầu tải 641.010. Nếu trọng lượng bao xi măng đạt dung sai cho phép thì bao sẽ dẫn qua 3 đường băng tải 641.255 ( Belt conveyor ) ( Q = 150 T/h ), 3 đường băng tải 641.270, 641.300 dẩn tới 3 hệ thống xuất bao xi măng bao bằng đường bộ 641.420 ( Manual Truck for full bag )( Q = 150 T/h ). 3 hệ thống này sẽ xếp xi măng bao xuống thùng xe tải
B ) Hệ thống xuất xi măng bao bằng đường thủy
Xi măng bao qua 3 đường băng tải 641.255 và tới 3 đường băng tải 641.270 và được chuyển hướng qua 2 đường băng tải 651.010 và 61.020 thơng qua thiết ị chuyển hướng 2 băng tải 651.010 và 651.020 vận chuyển bao đến hệ thống xuất bao xi măng bằng đường thủy và xà lan
C ) Hệ thống xuất xi măng xá bằng đường bộ
Xi măng xá từ silo D4000 641.500 thơng qua hệ thống van và họng xả sẽ xả xi măng vào bồn của xe bồn xi măng. Xi măng sẽ được cân trực tiếp trên cầu cân 951.200 trong nhà đĩng bao. Cịn xi măng bao xuất đường bộ thì được cân định lượng tại cầu cân 951.100 bên ngồi nhà đĩng bao
Trong nhà đĩng bao cịn lắp đặt 2 monorail 641.240 (Q=2,5T) và 641.250(Q= 6,3 T) phục vụ việc vận chuyển bao rổng xuống máy đĩng bao và bảo dưỡng vận chuyển thiết bị trong nhà đĩng bao
Ngịai ra trong nhà đĩng bao cĩ 6 hệ thống lọc bụi túi ( 641.035, 641.037, 3 cái 641.210,641.430 ) để hút và lọc bụi từ các thiết bị làm việc
CHƯƠNG 4
CẤU TẠO - NGUYÊN TẮC HỌAT ĐỘNG HỆ THỐNG XUẤT XI MĂNG BAO
4.1. Cấu tạo
Một hệ thống xuất bao ximăng bao nhìn chung có 3 cụm cơ cấu chính:
- Băng tải nghiên tiếp nhận bao ximăng từ máy đóng bao.
- Băng tải ngang nhận bao từ băng tải nghiên và đưa bao tới vị trí cần đặt.
- Hệ thống nâng hạ băng tải ngang tới vị trí cần đặt bao.
Hình 1.19 Hệ thống xuất bao ximăng thực tế
1 : động cơ 8 : động cơ 15: gối đỡ
2: bánh xích 9: cơ cấu căng băng 16 : xi lanh thủy lực
3 : động cơ 10: con lăn đỡ lệch băng 17: giá đỡ thép chữ I
4 : thanh răng 11 : con lăn đỡ trên 18 : tang bị động
5 ; tang bị động 12: đai cao su
6 : cơ cấu căng băng 13 : tai liên kết
7 : tang chủï động 14 : khung nâng
4.2. Nguyên lý hoạt động :
Bao xi măng 50kg sẽ được hệ thống xuất xi măng bao tiếp nhận từ máng nhận vật liệu, và di chuyển lên băng tải nghiêng 12, băng tải vận chuyển bao xi măng nhờ một động cơ 8 và bộ truyền xích dẩn động làm tang chủ động quay, nhờ ma sát giữa đai cao su và tang chủ động làm đai cao su di chuyển làm bao xi măng di chuyển theo chiều quay của băng tải xuống băng tải ngang
Khi bao xi măng chuyển xuốâng băng tải ngang, băng tải ngang sẽ vận chuyển bao xi măng về phía trước theo chiều quay của tang chủ động, tang chủ động quay nhờ vào động cơ 1 và bộ truyền xích làm tang chủ động của băng tải ngang 18 quay dẫn động làm băng tải ngang quay và vận chuyển bao xi măng
Băng tải ngang di chuyển về phía trước và sau xếp bai xi măng theo thou tự thông qua động cơ 3 va2 bộ truyền xích làm đỉa xích 2 quay, đỉa xích 2 an khớp với thanh răng 4, thanh răng 4 được nối cứng với băng tải ngang làm di chuyển băng tải ngang
Để xếp bao xi măng theo chiều cao tăng dần hệ thống xuất bao xi măng sẽ được 1 xi lanh thủy lực 16 nâng hạ
Hình 1.20 Sơ đồ hệ thống xuất bao ximăng
1- Băng tải nằm nghiên
2- Băng tải ngang
3- Hệ thống nâng hạ
4.3. Tổng quan về băng tải :
Các băng tải thường được sử dụng để di chuyển các loại vật liệu đơn chiếc và vật liệu rời theo phương ngang và theo phương nghiêng. Trong các dây chuyền sản xuất, các thiết bị này được sử dụng rộng rãi như những phương tiện để vận chuyển các cấu kiện nhẹ, trong các xưởng luyện kim thì dùng để vận chuyển quặng, than đá, các loại xỉ lò, trên các trạm thủy điện thì dùng để vận chuyển các loại hàng bao kiện, vật liệu hạt hoặc một số sản phẩm khác, trên các công trường thì dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng, trong ngành lâm nghiệp và khai thác gỗ thì dùng để vận chuyển gỗ, vỏ bào, trong một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, hóa chất và một số ngành công nghiệp khác thì dùng để vận chuyển các sản phẩm đã hoàn thành và chưa hoàn thành giữa các công đoạn, các phân xưởng, đồng thời cũng để loại bỏ các sản phẩm không sử dụng được. . .
Băng tải được sử dụng khắp nhà máy, hoạt động liên tục mà không cần sự điều khiển trực tiếp của công nhân, với các băng có chiều dài lớn, số công nhân phục vụ cũng rất ít, nó giảm tối đa sức lao động và hoạt động chuyên chở. Băng tải có kết cấu và vận hành đơn giản, chiều dài vận chuyển lớn, năng suất cao, làm việc với độ tin cậy cao và rất thuận tiện.
Ngày nay người ta đã sản xuất những băng tải có độ bền cao, chiều rộng lớn, vận tốc băng di chuyển tới 4 m/s, có thể đạt năng suất hàng nghìn tấn trên giờ. Trên thực tế, chiều dài của băng tải không hạn chế do áp dụng hệ thống gồm nhiều đoạn liên kết với nhau. Những hệ thống như vậy được sử dụng rộng rãi trong ngành khai thác quặng, ngành xây dựng. Nó có khả năng cạnh tranh với cả việc vận chuyển bằng ôtô.
Một ưu điểm khác của băng tải là nó dễ dàng phù hợp với các chu tuyến vận chuyển.
Trong nhà máy sản xuất xi măng, băng tải được dùng một cách rất linh hoạt vào các mục đích khác nhau:
Vận chuyển nguyên liệu từ cảng vào nhà kho
Vận chuyển nguyên liệu vào các xylô phối liệu, lên trạm nghiền
Đưa sản phẩm đến các xylô chứa sản phẩm
Đưa đến hệ thống đóng bao bì
Đưa sản phẩm đóng bao ngược ra cảng để xếp lên tàu.
Đưa ximăng lên các trạm trộn bêtông.
Những bộ phận chính của băng tải đai:
Băng đai mềm khép kín ( có thể là băng vải, cao su, hay băng được phủ bằng các loại vật liệu khác, băng thép hoặc băng có lõi thép. . .).
Hệ thống con lăn đỡ.
Trạm dẫn động, trạm kéo căng, bộ phận chuyển hướng, bộ phận nạp liệu và dỡ liệu, khung hoặc cột dỡ thiết bị.
Nhiều loại băng tải đai có thêm bộ phận định tâm băng, thiết bị làm sạch được đặt ở tang dỡ tải để quét đi các vật liệu còn dính lên bề mặt băng. Nhiều loại băng còn sử dụng các thiết bị an toàn tự động như:
Tự động dừng các băng nghiêng mang tải khi tắt động cơ.
Tự động tắt động cơ khi băng trượt trên tang do quá tải hay không đủ độ căng cần thiết.
Tự động dừng khi nhiệt độ băng tăng quá cao.
Tự động bắt giữ băng khi băng bị đứt.
Trong băng tải đai thường thì vật liệu được vận chuyển ở nhánh trên của băng, còn nhánh dưới là nhánh không tải đi theo hướng ngược lại. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì cả nhánh dưới cũng được sử dụng để vận chuyển vật liệu theo hướng ngược lại. Để vận chuyển vật liệu đơn chiếc, hàng bao kiện và đối với các băng tải đai trong dây chuyền công nghệ thì sử dụng các loại băng tựa trên các con lăn thẳng. Còn với vật liệu rời, các vật liệu cỡ cục thường được sử dụng các loại băng tựa trên các cụm con lăn chuyên dùng hoặc có hình lòng máng, đôi khi là băng phẳng.
Nhánh không tải theo hướng ngược lại luôn có dạng phẳng, nhánh thường được tựa trên các con lăn thẳng hoặc trên các mặt trượt.
Dựa vào kết cấu băng tải đai được phân thành loại cố định, loại di động dễ dàng trên các bánh xe. Đôi khi người ta còn sử dụng băng tải như những cụm thành phần trong một tổ hợp máy phức tạp (các cầu chuyển, tổ hợp gầu ngoạm guồng tải. . .)
Dựa vào công năng, các băng tải đai cũng được chia thành loại vạn năng và loại chuyên dùng.
Dựa vào hình dáng đường chuyển có thể chia ra loại băng chuyển theo hướng phương ngang, băng chuyển theo phương nghiêng và loại tổng hợp. Để các loại băng nghiêng với bề mặt phẳng làm việc tin cậy thì góc nghiêng lớn nhất nhỏ hơn góc ma sát giữa vật liệu và băng từ 70100 do tính đến độ võng của băng. . .
Với vật liệu vận chuyển dạng bao , ta sử dụng loại băng phẳng, con lăn thẳng, bộ phận kéo căng bằng vít.
Hình 2.21 Một hệ thống băng tải
- Phân loại băng tải theo kết cấu :
a/ b/
Hình 2.22 Phân loại băng tải đai theo kết cấu
a/ Loại cố định b/ Loại di động
- Theo công năng :
a/ b/
Hình 2.23 Phân loại băng tải đai theo công năng
a/ Loại vạn năng b/ Loại chuyên dùng
- Phân loại băng tải đai theo hình dáng chuyển :
a/ b/
c/
Hình 2.24 Băng tải đai theo hình dáng chuyển
a/ Băng chuyển theo phương ngang
b/ Băng chuyển theo phương nghiên
c/