Chè là một loại nước uống được ưa dùng trên thế giới. Uống chè không chỉ để giải khát, mà nó còn chứa đựng tính văn hoá của nhiều dân hàng nghìn năm trước người ta đã biết đến chè như là một loại dược liệu có tác dụng tốt với con người. Ngày nay được sự chứng nhận của những nghiên cứu y học hiện đại, chè được nhắc đến bởi khả năng giúp con người chống lại những tác dụng của phóng xạ, giải độc chống sự mệt mỏi của cơ, phục hồi sức hoạt động của bộ não từ những giá trị quý báu đó mà chè được coi như là một loại thực phẩm thuốc tiện dùng, cần thiết đối với con người.
Trong thời đại ngày nay, khi mối đe doạ về tính an toàn thực phẩm tăng cao thì những loại thực phẩm nước uống phi tự nhiên đang mất dần chỗ đứng, nhường chỗ cho những loại nước uống tự nhiên ngon lành (không độc). Chè là một loại nước uống tự nhiên như thế nên sản phẩm chè đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày của nhân đân ở nhiều nước. Hiện nay trên thế giới sản phẩm chè rất đa dạng trong đó nhiều nước vẫn là chè đen và chè đen đã trở thành loại hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Do đó phát triển trồng và chế biến chè đã và đang trở thành mũi nhọn kinh tế đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm tới để ngành chè nước ta có thể đừng vững ổn định và phát triển thì ngoài những điều kiện thuận lợi về khí hậu và đất đai, với kinh nghiệm sản xuất và lực lượng lao động dồi dào ngày càng nâng cao về trình độ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó cần phải được tổ chức sản xuất hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý, làm ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, rất thích hợp cho cây chè phát triển, đặc biệt là vùng trung du và miền núi. Người dân Việt Nam đã có kinh nghiệm làm chè từ lâu đời, đây là một lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực cho nền sản xuất chè ở Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh thực tế hiện nay tôi được giao nhiệm vụ thiết kế định hình một nhà máy chế biến chè đen với năng suất 13 tấn/ngày áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
111 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế định hình một nhà máy chế biến chè đen với năng suất 13 tấn/ngày áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Chè là một loại nước uống được ưa dùng trên thế giới. Uống chè không chỉ để giải khát, mà nó còn chứa đựng tính văn hoá của nhiều dân hàng nghìn năm trước người ta đã biết đến chè như là một loại dược liệu có tác dụng tốt với con người. Ngày nay được sự chứng nhận của những nghiên cứu y học hiện đại, chè được nhắc đến bởi khả năng giúp con người chống lại những tác dụng của phóng xạ, giải độc chống sự mệt mỏi của cơ, phục hồi sức hoạt động của bộ não… từ những giá trị quý báu đó mà chè được coi như là một loại thực phẩm thuốc tiện dùng, cần thiết đối với con người.
Trong thời đại ngày nay, khi mối đe doạ về tính an toàn thực phẩm tăng cao thì những loại thực phẩm nước uống phi tự nhiên đang mất dần chỗ đứng, nhường chỗ cho những loại nước uống tự nhiên ngon lành (không độc). Chè là một loại nước uống tự nhiên như thế nên sản phẩm chè đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày của nhân đân ở nhiều nước. Hiện nay trên thế giới sản phẩm chè rất đa dạng trong đó nhiều nước vẫn là chè đen và chè đen đã trở thành loại hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Do đó phát triển trồng và chế biến chè đã và đang trở thành mũi nhọn kinh tế đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm tới để ngành chè nước ta có thể đừng vững ổn định và phát triển thì ngoài những điều kiện thuận lợi về khí hậu và đất đai, với kinh nghiệm sản xuất và lực lượng lao động dồi dào ngày càng nâng cao về trình độ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó cần phải được tổ chức sản xuất hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý, làm ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, rất thích hợp cho cây chè phát triển, đặc biệt là vùng trung du và miền núi. Người dân Việt Nam đã có kinh nghiệm làm chè từ lâu đời, đây là một lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực cho nền sản xuất chè ở Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh thực tế hiện nay tôi được giao nhiệm vụ thiết kế định hình một nhà máy chế biến chè đen với năng suất 13 tấn/ngày áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Phần I:
Giới thiệu tổng quan về cây chè và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
I. cây chè:
Cây chè đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, và là một trong những vùng chè cổ xưa nhất trên thế giới. Cây chè sống xanh tươi quanh năm và chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ôn đới và có 3 giống chính:
Giống Trung Quốc (Thea Simeis).
Giống ấn Độ (Thea Assamica).
Giống Việt Nam(Thea Shan).
Do các đặc điểm cây chè dễ lai chéo, tính di truyền bền vững nên phát huy khả năng lai vô tính, các giống lai tạo mang tính địa phương. ở nước ta hiện nay có các giống chè:
Trung du: nguồn gốc từ Trung Quốc đã được thuần hoá, chất lượng kém, và bị thoái hoá. Chiếm 70% diện tích chè hiện nay.
Shan: chất lượng tốt, thích hợp với vùng cao.
PH1: giống chọn lọc tự nhiên, năng suất cao, khả năng chống sâu bệnh tốt, chống hạn nhưng chất lượng kém.
LDP1, LDP2: Năng suất khá cao chất lượng khá tốt.
Các giống chè có chất lượng cao: Bát tiên, Kim tuyên, Ô long thanh tâm, Ngọc thuý có mùi thơm đặc trưng, vị chè đượm.
II. Tình hình phát triển cây chè:
1. Trên thế giới:
Chè lúc đầu được người Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc uống sau đó lan rộng ra các nước xung quanh như: ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Nga. Diện tích trồng chè trên thế giới ngày càng tăng, năm 1971 đạt 1,4 triệu ha, năm 1979 đạt 2,1 triệu ha, năm 1987 tăng lên 2,6 triệu ha. Ngày nay đã có tới 40 nước trồng chè tập trung ở Châu á, chiếm khoảng 80 đến 90% diện tích trồng chè trên thế giới. Các nước xuất khẩu chè chủ yếu năm 2002 là Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Kenya và Srilanka, các nước này chiếm khoảng 85% sản lượng chè của thế giới. Bên cạnh đó sự xuất khẩu sẽ tăng nhanh ở một số nước như Băng la đet, Malaixia, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabue. Riêng Châu Phi tăng 2,8% năm 2005 đạt khoảng 40 ngàn tấn.
Theo nhận định của FAO, sản lượng chè thế giới tăng 2 – 3% trong những năm tới và sẽ đạt khoảng 3,5 triệu tấn vào năm 2010. Trong đó chủ yếu là sự tăng năng suất sản lượng của một số nước như: Kenya, ấn Độ, Srilanka, 3 nước này sẽ chiếm 70% sản lượng chè thế giới vào năm 2010 so với tỷ trọng 63% năm 2002.
2. Tình hình nước ta:
Quá trình phát triển chè ở nước ta có nhiều biến động:
+ Từ năm 1939 đến 1954 trồng chè phân tán thâm canh lạc hậu, năng suất thấp, tổng sản lượng cao nhất năm 1939 là: 10.900 tấn.
+ Từ năm 1945 đến 1954 do việc quản lý chăm sóc kém cho nên diện tích chè bị giảm dần.
+ Từ 1954 đến nay Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển mạnh mẽ cây chè ở Trung du, miền núi đưa diện tích chè tăng lên nhanh. Đến năm 1975 cây chè đã được phát triển ở cả hai miền Nam – Bắc. Năm 1985 tổng diện tích chè cả nước đạt: 54.381 ha với sản lượng 127.360 tấn tươi, tập trung chủ yếu ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng và một số tỉnh khác. Năm 1993 diện tích chè cả nước đạt: 63.400 ha với sản lượng 169.700 tấn tươi. Đến năm 1997 chè Việt Nam đứng thứ 11 trong số các nước sản xuất chè với 38.500 tấn khô trên diện tích 70.500 ha.
ở Việt Nam có 5 vùng chè sau:
- Vùng chè Thượng du miền núi phía Bắc; cây chè được trồng ở một số tỉnh như: Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái. Đất đai ở đây chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên và có độ cao trên 2000 m so với mặt nước biển.
- Vùng chè Trung du: Chè được trồng ở một số huyện ở các tỉnh như: Phú Thọ, Tuyên Quang. Đất đai vùng này có độ cao 25s00 m. So với mặt nước biển chiếm 1/10 diện tích cả nước.
- Vùng chè Khu 4 cũ: Chè được trồng ở một số huyện của các tỉnh như: Hậu Lộc, Đông Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia và một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh như: Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Anh Sơn.
-Vùng chè Gia Lai – Kon Tun: Đất đai ở đây rất phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. ở vùng Cao nguyên Lâm Đồng chè được trồng ở một số huyện như: Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng, có độ cao 800 m so với mặt nước biển.
III. Giá trị của cây chè:
- Từ lâu đời sản phẩm chè được công nhận là loại thực phẩm chức năng. Là loại nước giải khát rất tốt cho con người .
- Uống chè ở mức độ vừa phải có tác dụng rất tốt đối với cơ thể con người, làm cho tinh thần sảng khoái, thần kinh được minh mẫn, tăng cường hoạt động cơ bắp, nâng cao năng lực làm việc.
- Ngoài ra uống chè còn có khả năng chống được một số bệnh như: tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn, chống xơ vữa động mạch, phòng chống ung thư, phòng chống nhiễm phóng xạ, hạn chế sự phát triển của vi rut HIV,...
- Chè còn được sử dụng để chế biến các loại thuốc như trợ tim, cầm máu, lợi tiểu,...
- Về mặt kinh tế: chè là một loại cây công nghiệp lâu năm, có tác dụng thiết thực trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống rửa trôi xói mòn ở những miền đất dốc.
- Hiện nay cây chè không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào trung du và miền núi mà thực sự đã giúp cho nhiều hộ gia đình trở nên giàu có.
* Sản phẩm chế biến từ búp chè đang được tiêu thụ rộng rãi trong nước và đang là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Phát triển sản xuất chè giúp cho xã hội giải quyết được công ăn việc làm nhất là các vùng xa xôi hẻo lánh...
IV. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000:
1. Tổng quan về chất lượng:
1.1. Định nghĩa:
Chất lượng là một khái niệm khá quen thuộc của loài người ngay từ thời cổ đại. nhau. Do con người và các nền văn hoá trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và quản lý chất lượng cũng khác nhau. Có thể định nghĩa chất lượng như sau:
Chất lượng là thuộc tính cơ bản của sản phẩm, đó là sự tổng hợp về kinh tế – kỹ thuật – xã hội, chất lượng được tạo nên từ các yếu tố có liên quan đến quá trình “sống” của sản phẩm, nó được hình thành ngay từ khâu thiết kế, xây dựng, phương án sản xuất sản phẩm.
Quy trình sản xuất là khâu quan trọng nhất tạo nên chất lượng sản phẩm (CLSP), sau đó đến quá trình lưu thông phân phối và sử dụng sản phẩm được đánh giá đầy đủ nhất và cũng là khâu quan trọng nhất trong quá trình “sống” của sản phẩm. Nói như vậy không có nghĩa chất lượng chỉ là giá trị của sản phẩm đó mới chỉ là điều kiện cần mặc dù chất lượng sản phẩm thay đổi.
“Chất lượng sản phẩm” chính là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, nhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng, trong những điều kiện kinh tế – khoa học – xã hội nhất định.
* Kết luận: Sự nhận thức về chất lượng sản phẩm là kết quả của một sự cân bằng tinh tế tạo ra giữa người sản xuất với mong muốn thoả mãn yêu cầu của khách hàng để dễ bán và người tiêu thụ. Sự cân bằng đó phải dựa trên tất cả các yếu tố chất lượng được nêu ra. Chính vì vậy chất lượng tổng thể của một sản phẩm thực phẩm không phải là một khái niệm cố định, ngược lại nó luôn luôn biến đổi, phát triển theo yêu cầu của cuộc sống, sản xuất và tiêu thụ.
1.2. Vị trí của chất lượng trong nền kinh tế hiện nay:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt từ những năm 1970 các quốc gia và các công ty trên thế giới phát triển mạnh mẽ và càng quan tâm nhiều hơn về chất lượng. Muốn tồn tại và phát triển họ phải chấp nhận cuộc cạnh tranh, phải chấp nhận nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố then chốt là chất lượng.
Các thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và đảm bảo chất lượng. Để thu hút khách hàng các doanh nghiệp cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay hầu hết các khách hàng, hầu hết là những công ty lớn đều mong đợi người cung ứng cung cấp các sản phẩm có chất lượng, thoả mãn và vượt sự mong đợi của họ. Các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổi lại sản phẩm không đạt yêu cầu được coi là chuẩn mực của một thời nay cũng không đáp ứng yêu cầu. Vì điều kiện này chỉ có thể là chất lượng sản phẩm không được ổn định, sự chưa đảm bảo vẫm chứa đựng trong sản phẩm chúng mới đảm bảo sẽ được sửa chữa.
Sửa chữa hay đổi lại sản phẩm đều đem lại tổn thất nào đó không ít thì nhiều cho người sử dụng. Một doanh nghiệp luôn cung cấp những sản phẩm như vậy chắc chắn sẽ không có sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Nếu như trong những năm trước đây các nước còn dựa vào hàng rào thức quan, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Thì thời nay trong bối cảnh quốc tế hoá mạnh mẽ của thời đại công nghiệp, với sự ra đời của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thoả ước hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) mọi nguồn lực và sản phẩm ngày càng vượt biên giới quốc gia.
Sự phát triển mang tính toàn cầu được đặc trưng bởi các điểm sau đây:
+ Hình thành thị trường tự do khu vực và quốc tế.
+ Phát triển mạnh mẽ các phương tiện chuyên chở với giá rẻ, đáp ứng nhanh.
+ Các doanh nghiệp và các nhà quản lý năng động hơn.
+ Hệ thống thông tin đồng thời và rộng khắp.
+ Sự bão hoà của nhiều thị trường chủ yếu.
+ Đòi hỏi chất lượng cao trong sự suy thoái kinh tế là phổ biến.
+ Phân hoá khách hàng lẻ và khách hàng công nghiệp.
Các đặc điểm trên đã khiến chất lượng trở thành một yếu tố cạnh tranh. Các doanh nghiệp đã chuyển vốn và sản xuất vào những quốc gia có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn. Sản phẩm có thể được thiết kế tại một quốc gia, sản xuất tại một quốc gia khác và thị trường là toàn cầu, các nhà sản xuất và phân phối khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp từ mọi nơi trên thế giới, cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở nên mạnh mẽ với quy mô và phạm vi ngày càng lớn. Sự phát triển của khoa học – công nghệ ngày nay đã cho phép các nhà sản xuất nhạy bén có khả năng đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Đối với các nước đang phát triển và cả những nước công nghiệp các nguồn lực tự nhiên không còn là chìa khoá để đem lại sự phồn vinh, thông tin kiến thức và một khối lượng đông đảo nhân viên có kỹ năng, có văn hoá, có tác phong làm việc công nghiệp mới là những nguồn lực thực sự đem lại sức cạnh tranh. Nhiều quốc gia không có nguồn tài nguyên dồi dào đã được bù đắp lại bằng lực lượng lao động có trình độ cao, đào tạo huấn luyện kỹ năng tốt. Lịch sử hiện đại đã chứng minh một quốc gia không có lợi thế về tài nguyên đều có thể trở thành những quốc gia hàng đầu về công nghiệp.
Như vậy có thể nói hơn bao giờ hết và hầu hết các doanh nghiệp trong mọi quốc gia thuộc mọi loại hình đều quan tâm đến chất lượng và có những nhận thức mới đúng đắn về chất lượng. Cuộc chạy đua về chất lượng đang sôi nổi hơn lúc nào hết, sự thắng bại trong cuộc chạy đua đường dài về chất lượng còn đang ở phía trước, phần thắng chắc chắn thuộc về những quốc gia, những công ty có chiến lược kinh doanh đúng, trong đó có chiến lược vì chất lượng, cũng có thể khẳng định là sự thắng bại mang tính tạm thời. Vai trò tiên phong của chất lượng chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, điều này được đo bằng sự thành công trên thị trường và sự cống hiến trong các lĩnh vực lý luận, nền tảng quản lý của chất lượng. Trong những thập kỷ tới các nhà quản lý sẽ tham gia nhiều hơn vào các vấn đề chất lượng và sự hoà nhập của chất lượng vào các yếu tố của doanh nghiệp, từ hoạt động quản lý đến tác nghiệp sẽ là điều phổ biến.
1.3. Lịch sử phát triển của chất lượng:
Tuỳ theo quan điểm, cách nhìn nhận mà các chuyên gia sắp xếp sự phát triển của chất lượng thành các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Kiểm tra chất lượng:
Kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, trong một thời gian dài người ta lấy sản phẩm làm thước đo chất lượng, do đó họ chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng và đề ra biện pháp khắc phục nếu có sai sót. Biện pháp này không giải quyết được tận gốc về vấn đề, sản phẩm sẽ không thể có chất lượng ổn định.
* Giai đoạn2: Kiểm soát con người.
+ Kiểm soát phương pháp và quá trình.
+ Kiểm soát nhà cung ứng.
+ Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra, thử nghiệm.
+ Kiểm soát thông tin.
* Giai đoạn 3: “ Đảm bảo chất lượng”:
Khái niệm bảo đảm chất lượng đã được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ từ những năm 50. Khi đề cập đến chất lượng, hàm ý sâu xa của nó hướng tới sự thoả mãn của khách hàng, một trong những yếu tố thu hút được khách hàng đó là niềm tin của khách hàng đối với nhà sản xuất. Khách hàng luôn mong muốn tìm hiểu xem nhà sản xuất có ổn định về mặt kinh doanh, tài chính, uy tín xã hội và có đủ độ tin cậy không? Các yếu tố đó chính là cơ sở để tạo ra niềm tin cho khách hàng, khách hàng có thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất một khi biết rằng họ sẽ bảo đảm chất lượng.
* Giai đoạn 4: Kiểm soát chất lượng toàn diện: (TQC)
Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng mà còn phải tính toán đến hiệu quả kinh tế nhằm có được giá thành rẻ nhất. Khái niệm quản lý chất lượng ra đời liên quan đến việc tối ưu hoá các chi phí hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của QLCL là đề ra các chính sách thích hợp để có thể tiết kiệm được đến mức tối đa mà vẫn bảo đảm được sản xuất và dịch vụ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn. Quản lý chặt chẽ sẽ giảm tới mức tối thiểu những chi phí không cần thiết.
* Giai đoạn 5: “Quản lý chất lượng toàn diện” (TQM):
TQM là phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên trong công ty, nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng, lợi ích của mọi thành viên trong công ty đó và của cả xã hội.
TQM được hình thành ở Nhật Bản từ khi Tiến sĩ DEMING truyền bá chất lượng cho người Nhật vào những năm 50, hiện nay khái niệm này đã được phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Ngoài các biện pháp như kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo QLCL, mục tiêu của TQM còn bao gồm nhiều biện pháp khác để cải tiến chất lượng sản phẩm thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép các định hướng của TQM hiện nay tại các công ty có thể tóm tắt như sau:
+ Chất lượng định hướng bởi khách hàng.
+ Vai trò của lãnh đạo công ty.
+ Cải tiến chất lượng liên tục.
+ Tính nhất thể hệ thống.
+ Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận nhân viên.
- Sự khác biệt về mặt chiến lược giữa các giai đoạn là:
+ Kiểm tra chất lượng: Phân loại sản phẩm tốt, xấu.
+ Kiểm soát chất lượng: Tạo ra sản phẩm thoả mãn khách hàng bằng cách kiểm soát các quá trình 4M và 1I.
(*) 4M: Men (con người), Machine (máy móc), Materia (nguyên vật liệu), Method (phương pháp).
(*) 1I: Infor mation (thông tin).
+ Đảm bảo chất lượng: Tiến từ sản phẩm thoả mãn khách hàng đến tạo niềm tin cho khách hàng.
+ TQC: Đạt được chất lượng và hợp lý hoá chi phí.
+ QLCL toàn diện (TQC): Lấy con người làm trung tâm để tạo ra chất lượng.
2. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:
2.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO:
Trong những năm gần đây các nhà quản lý và nghiên cứu chất lượng đã quan tâm rất nhiều đến việc xây dựng các mô hình quản lý chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu khác nhau. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành đầu năm 1987 nhằm đưa ra một mô hình được chấp nhận ở mức độ quốc tế, về hệ thống bảo đảm chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
2.2. Mục đích, yêu cầu và vai trò của hệ thống quản lý chất luợng:
2.2.1. Mục đích:
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO tạo khả năng cho nhà sản xuất thực phẩm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cho công ty, nhân viên trong công ty và của cả xã hội.
* Đối với công ty:
+ Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, ít bị loại bỏ hơn, chi phí cho sản xuất hiệu quả hơn.
+ Tiến độ do không bị động trong việc xử lý sản phẩm không phù hợp do kiểm soát người cung ứng.
+ Có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu vì được khách hàng tin tưởng.
+ Thuận lợi hơn khi nhận hợp đồng từ những khách hàng có hệ thống chất lượng đã được chứng nhận ISO 9000.
+ Được khách hàng trung thành do sự đảm bảo thoả mãn nhu cầu của họ.
+ Có vị thế trên thị trường vì có thể sử dụng ISO 9000 trong Makettinh.
* Đối với nhân viên:
+ Hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong công ty.
+ Biết rõ mục tiêu yêu cầu công việc của mình, nên chủ động hơn và giảm căng thẳng hơn trong công việc.
+ Xây dựng một nề nếp, không khí làm việc tốt, một nền văn hoá chất lượng giảm được trách cứ lẫn nhau.
+ Nhân viên được đào tạo huấn luyện tốt hơn.
2.2.2. Yêu cầu:
Để có thị trường lâu dài và bền vững vẫn đề đặt ra là làm ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của từng nước về thời gian, chất lượng, số lượng và giá cả. Đối với ngành chè nói riêng hiệp hội cùng với các nhà sản xuất kinh doanh chè phải phối hợp xây dựng một lộ trình toàn diện về nông nghiệp, công nghiệp, xuất khẩu và các mặt quản lý khác của ngành chè Việt Nam tiến tới hội nhập với thị trường chè thế giới. Chè việt nam phải đạt được chất lượng và giá trị ngang tầm với các nước.
Trong quá trình sản xuất cần rà soát, sắp xếp hệ thống quản lý, sửa chữa bổ xung hoàn thành nhà xưởng, trang thiết bị, bổ xung thêm công nhân (nếu thiếu)… đảm bảo an toàn lao động, chế biến ra các mặt hàng chất lượng cao. Tổ chức điều tiết thị trường có đại diện của Bộ thương mại, các đơn vị, doanh nghiệp lớn giúp Chính phủ, các địa phương và người làm chè phát triển sản xuất đảm bảo nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:
1. Chất lượng.
2. Tổ chức.
3. Kiểm soát thiết kế.
4. Kiểm soát tài liệu tuyển dụng.
5. Hướng dẫn, thủ tục và bản vẽ.
6. Kiểm soát tài liệu.
7. Kiểm soát nguyên liệu, thiết bị và dụng cụ mua vào.
8. Nhận biết và xác định nguồn gốc của sản phẩm.
9. Kiểm soát các quá trình đặc biệt.
10. Kiểm tra.
11. Kiểm soát hoạt động thử nghiệm.
12. Kiểm soát thiết bị, kiểm tra, thử nghiệm.
2.2.3. Vai trò của ISO 9000:
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 có vai trò rất quan trọng, nhằm thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả, sản xuất ra các mặt hàng đảm bảo yêu cầu chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xác định tầm quan trọng của hệ thống có quản lý chất lượng liên quan đến nhiều khâu từ nguyên liệu đầu vào, thành phần các công đoạn trong dây truyền sản xuất. Xác định các phương thức điều hành quản lý và kiểm tra trong từng khâu đồng thời đưa ra hành động khắc phục trong trường hợp các yếu tố có ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra hệ thống quản lý chất lượng theo ISO còn xác định nguồn gốc thiết bị, kiểm soát quá trình, kiểm soát thiết kế, kiểm tra và thử nghiệm.
2.3. Tình trạng quản lý chất lượng tại các nước đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một bài toán vừa là một cơ hội:
- Là cơ hội vì người tiêu dùng ngày nay trên mọi quốc gia càng quan tâm đến chất lượng hàng hoá và dịch vụ mà họ mua, hệ thống thông tin lại mang tính toàn cầu, nên các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn quãng đường mà người đi trước đã trải qua.
- Là một bài toán: Vì các doanh nghiệp trong các quốc gia phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt. Lấp được khoảng cách là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách suy nghĩ và cung cách quản lý đã hình thành lâu đời.
Nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm tại các quốc gia đang phát triển cũng chưa đầy đủ. Việc lựa chọn hàng hoá để mua thường dựa trên sự xem xét giá cả. Các tổ chức người tiêu dùng chưa có ảnh hưởng mạnh để hướng người tiêu dùng yêu cầu hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn. Nhiều nhà sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, chất lượng thấp.
Để bảo vệ nền công nghiệp non trẻ, hầu hết các Chính phủ đều áp dụng chính sách bảo hộ như hạn chế nhập khẩu và lập hàng rào thuế quan cao. Xét về sự lâu dài, sự thiếu cạnh tranh quốc tế đã đóng góp cho sự tự mãn, kém hiệu quả và ảnh hưởng đến việc xây dựng, phát triển nền văn hoá chất lượng.
Một đặc điểm của doanh nghiệp trong các nước đang phát triển chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động tác nghiệp quan trọng lại phụ thuộc vào kỹ năng, kiến thức của một số ít người. Những kỹ năng này thường không được chia xẻ, các xí nghiệp này lại thiếu một nề nếp quản lý công nghiệp, không có các hệ thống sản xuất tiêu chuẩn hoá, phạm vi những nguyên tắc tối thiểu cơ bản trong quản lý chất lượng. Ngay cả những doanh nghiệp lớn có sự tham gia của các doanh nghiệp đa quốc gia, được cung cấp các quy định, bản vẽ, hướng dẫn thao tác, kiểm tra, cũng không tuân thủ chặt chẽ các quy định này, chưa kể đến bản thân các quy định đó cũng thiếu tính hệ thống, nội dung chưa phù hợp với doanh nghiệp. Các xí nghiệp tại các quốc gia đang phát triển càng gặp nhiều khó khăn khác nhau như: Thiếu thông tin, năng lượng, phương tiện vận tải. Những yếu tố trên đã góp phần làm cho chất lượng sản phẩm, kể cả sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu thị trường.
3. Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000:
3.1. Giới thiệu chung:
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000:9002 được mô tả qua hình sau:
ISO 19011:2001
ISO 9001:2000
ISO 9004:2000
ISO 9000:2000
Cơ sở và Từ vựng
3.2. Đặc điểm của bộ tiêu chuẩn mới:
Những thay đổi chủ yếu của tiêu chuẩn trong cặp tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và ISO 9004 là:
- Cấu trúc được định hướng theo quá trình và dãy nội dung được sắp xếp logic hơn.
- Quá trình cải tiến liên tục được coi là một bước quan trọng để nâng cao hệ thống quản lý chất lượng.
- Nhấn mạnh hơn đến vai trò của lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả sự cam kết đối với việc xây dựng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, xem xét các yêu cầu chỉ định và pháp luật, lập luận các mục tiêu đo được tại các bộ phận chức năng và các cấp thích hợp.
- Giảm đáng kể số lượng thủ tục đòi hỏi.
- Thay đổi các thuật ngữ cho dễ hiểu hơn.
- Tương thích cao với hệ thống quản lý môi trường. (Bộ ISO 14000).
- áp dụng chặt chẽ các nguyên tắc của quản lý môi trường.
- Chú ý đến nhu cầu và quyền lợi của các môn quan tâm.
3.3. áp dụng ISO 9000 trên thế giới và Việt Nam:
Sau khi ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được các quốc gia hưởng ứng mạnh mẽ. Hiếm có tiêu chuẩn nào của ISO lại được áp dụng rộng rãi và thống nhất về nhiều phương diện như bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đến cuối năm 2001 dự kiến khoảng 450.000 doanh nghiệp thuộc 150 quốc gia được chứng nhận theo mô hình ISO 9000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có mặt tại Việt Nam từ năm 1990, tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chỉ sau Hội nghị chất lượng Việt Nam năm 1995, việc xây dựng và áp dụng ISO 9000 tại các doanh nghiệp mới trở thành một phong trào mạnh mẽ. Đến cuối năm 2001, hơn 600 doanh nghiệp tại Việt Nam được chứng nhận, bao gồm mọi hình thức sở hữu, quy mô và loại hình kinh doanh.
Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có những lợi ích cơ bản sau:
- Nâng cao và ổn định chất lượng, đáp ứng yêu cầu khách hàng và các bên quan tâm, từ đó đem lại lòng tin cho khách hàng.
- Giảm chi phí sản xuất.
- Tạo nề nếp, quy củ, tiến tới xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sua hoan chinh.doc
- NHA XUONG.dwg