Khi xây dựng một nhà máy, một thành phố, một khu kinh tế, trước tiên phải xây dựng một hệ thống cung cấp điện cho các nhà máy, xí nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Hệ thống cung cấp điện là một hệ thống bao gồm các khu sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng tới các nơi tiêu thụ nhờ các đường dây truyền tải điện. Việc cung cấp điện năng thực tế luôn luôn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Đất nước ta đang trong đà hội nhập và phát triển, chính vì vậy việc phát triển các nhà máy luôn được đặt lên hàng đầu, đáp ứng mục tiêu của đất nước là "công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Để có thể hoạch định được qui mô sản xuất cũng như có được những phương án cung cấp điện hợp lí đòi hỏi những người kĩ sư thiết kế không chỉ nắm được kiến thức cơ bản mà còn biết cách vận dụng tốt trong thực tế để có thể đề ra được những giải pháp tối ưu nhất.
Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với những kiến thức mà em có được trong quá trình học tập, nghiên cứu ở trường, em đã nhận đồ án tốt nghiệp với nội dung là Đề tài tốt nghiệp: "Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy Xích Líp - Đông Anh - Hà Nội ”.
Qua hơn 02 tháng làm đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Võ Thanh Hà cùng các thầy cô giáo khác trong bộ môn đến nay đồ án của em đã hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi có những sai sót, khiếm khuyết, nhất là bản thân chưa qua thực tập thực tế về nhà máy cơ khí để hiểu được về mạng cung cấp điện của nhà máy, em mong được sự góp ý của các thầy cô để bản đồ án được hoàn thiện hơn, đạt được yêu cầu thiết kế và giúp em nắm hiểu rõ hơn các kiến thực học được để áp dụng khi ra trường phục vụ đất nước.
86 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy Xích Líp - Đông Anh - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Khi xây dựng một nhà máy, một thành phố, một khu kinh tế, trước tiên phải xây dựng một hệ thống cung cấp điện cho các nhà máy, xí nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Hệ thống cung cấp điện là một hệ thống bao gồm các khu sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng tới các nơi tiêu thụ nhờ các đường dây truyền tải điện. Việc cung cấp điện năng thực tế luôn luôn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Đất nước ta đang trong đà hội nhập và phát triển, chính vì vậy việc phát triển các nhà máy luôn được đặt lên hàng đầu, đáp ứng mục tiêu của đất nước là "công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Để có thể hoạch định được qui mô sản xuất cũng như có được những phương án cung cấp điện hợp lí đòi hỏi những người kĩ sư thiết kế không chỉ nắm được kiến thức cơ bản mà còn biết cách vận dụng tốt trong thực tế để có thể đề ra được những giải pháp tối ưu nhất.
Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với những kiến thức mà em có được trong quá trình học tập, nghiên cứu ở trường, em đã nhận đồ án tốt nghiệp với nội dung là Đề tài tốt nghiệp: "Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy Xích Líp - Đông Anh - Hà Nội ”.
Qua hơn 02 tháng làm đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Võ Thanh Hà cùng các thầy cô giáo khác trong bộ môn đến nay đồ án của em đã hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi có những sai sót, khiếm khuyết, nhất là bản thân chưa qua thực tập thực tế về nhà máy cơ khí để hiểu được về mạng cung cấp điện của nhà máy, em mong được sự góp ý của các thầy cô để bản đồ án được hoàn thiện hơn, đạt được yêu cầu thiết kế và giúp em nắm hiểu rõ hơn các kiến thực học được để áp dụng khi ra trường phục vụ đất nước.
PHẦN I
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN NHÀ MÁY
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XÍCH LÍP ĐÔNG ANH
Hiện nay, xu hướng phát triển đi lại, giao thông vận tải là vấn đề luôn được ưu tiên hang đầu. Vì vậy nhu cầu về các thiết bị, phụ tùng cho ô tô, xe máy là rất lớn. Việc mở rộng nhà máy Xích Líp - Đông Anh - Hà Nội cũng không nằm ngoài dự tính chung đó. Ngoài ra việc mở rộng thêm các nhà máy, khu chế xuất còn đóng góp tích cực vào việc tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
I. LOẠI NGÀNH NGHỀ, QUI MÔ CÔNG TY
1.1 Loại ngành nghề
Nhà máy thuộc Công ty cổ phần xích Líp - Đông Anh - Hà Nội địa chỉ số 11 tổ 47 thôn Dục Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Dự kiến sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại: xích líp, đùi đĩa xe đạp, xích xe máy, xích công nghiệp, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, khoá bi và các sản phẩm cơ kim khí khác, mạ niken - crom, mạ kẽm các loại sản phẩm.
Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc, phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
Kinh doanh thương mại tổng hợp, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ cho thuê bến bãi đỗ xe, văn phòng, cửa hàng, siêu thị, nhà ở, trung tâm thương mại.
1.2 Quy mô nhà máy
Nhà máy có tổng diện tích 3,4 km2 bao gồm 3 xưởng sản xuất là i) xưởng phụ tùng xe máy, ii) xưởng lắp ráp và iii) xưởng phụ tùng ô tô. Ngoài ra còn có kho vật tư, kho thành phẩm, khu tập kết phế liệu, nhà thường trực và công trình phụ trợ sản xuất. Vì nhà máy vẫn đang trong giai đoạn dự án khả thi nên đứng về phía cung cấp điện, việc thiết kế phải đảm bảo sự gia tăng phụ tải trong tương lai về mặt kĩ thuật và kinh tế, vì vậy chúng ta phải đề ra các phương án cung cấp cho phù hợp, tránh gây quá tải sau vài năm sản xuất và tránh để dư thừa sau vài năm sản xuất mà vẫn không khai thác được hết dung lượng công suất dự trữ gây lãng phí.
II. GIỚI THIỆU PHỤ TẢI ĐIỆN CỦA TOÀN NHÀ MÁY
2.1 Các đặc điểm của phụ tải điện
Phụ tải điện trong xí nghiệp công nghiệp có thể phân ra làm hai loại phụ tải:
+ Phụ tải động lực
+ Phụ tải chiếu sáng
Phụ tải động lực thường có chế độ làm việc dài hạn, điện áp yêu cầu trực tiếp đến thiết bị với độ lệch điện áp cho phép DUCf = ± 5% Uđm. Công suất của chúng nằm trong dải từ một đến hàng chục kw, và được cấp bởi tần số f=50Hz.
Phụ tải chiếu sáng thường là phụ tải một pha, công suất không lớn. Phụ tải chiếu sáng bằng phẳng, ít thay đổi và thường dùng dòng điện tần số f = 50Hz. Độ lệch điện áp trong mạng điện chiếu sáng DUCf = ±2,5%.
2.2 Các yêu cầu về cung cấp điện cho nhà máy
Các yêu cầu cung cấp điện phải dựa vào phạm vi và mức độ quan trọng của các thiết bị để từ đó vạch ra phương thức cấp điện cho từng thiết bị cũng như cho các phân xưởng trong xí nhiệp, đánh giá tổng thể toàn xí nghiệp cơ khí ta thấy tỷ lệ (%) của phụ tải loại I là 76%. Phụ tải loại I lớn gấp 2 lần phụ tải loại III, do đó xí nghiệp được đánh giá là hộ phụ tải loại I, vì vậy yêu cầu cung cấp điện phải được đảm bảo liên tục.
2.3 Phạm vi đề tài.
- Đây là một đề tài thiết kế tốt nghiệp, nhưng do thời gian có hạn nên việc tính toán chính xác và tỷ mỉ cho công trình là một khối lượng lớn, đòi hỏi phải có thời gian dài, do đó ta chỉ tính toán chọn cho những hạng mục quan trọng của công trình.
- Sau đây là những nội dung chính mà bản thiết kế sẽ đề cập đến:
+ Xác định phụ tải tính toán cho các phân xưởng.
+ Thiết kế chiếu sáng cho các hạng mục gồm chiếu sáng phân xưởng, chiếu sáng các phòng làm việc của khối phụ trợ văn phòng.
+ Thiết kế hệ thống chiếu sáng toàn nhà máy;
+ Thiết kế mạng hạ áp cho từng hạng mục.
+ Thiết kế trạm biến áp cấp điện cho toàn nhà máy và nối đất bảo vệ máy biến áp.
+ Tính toán chống sét nối đất cho các hạng mục.
+ Thiết kế hệ thống camera giám sát đường đi lại trong nhà máy.
2.4 Danh sách các phân xưởng của toàn nhà máy:
STT
Tên phân xưởng
Diện tích (m2)
1
Xưởng sản xuất phụ tùng ô tô
3900
2
Xưởng lắp ráp
1950
3
Xưởng sản xuất phụ tùng xe máy
2795
4
Kho vật tư.
1000
5
Kho bán thành phầm-thành phẩm
1000
6
Công trình phụ trợ sản xuất
1025
7
Khu tập kết phế liệu
775
8
Nhà thường trực
116
Hình 1.1: Sơ đồ mặt bằng nhà máy
CHƯƠNG II
THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG VÀ TÍNH TOÁN
PHỤ TẢI ĐIỆN CHO CÁC HẠNG MỤC
I. THIẾT KẾ CHO CÁC HẠNG MỤC CÁC PHÂN XƯỞNG VÀ NHÀ KHO
1.2 Thiết kế chiếu sáng cho các phân xưởng, nhà kho
1.2.1 Lựa chọn phương pháp chiếu sáng
Hạng mục cần chiếu sáng là nhà xưởng của nhà máy, có diện tích rộng và chiều cao các xưởng có sự chênh lệc tương đối lớn. Hơn nữa trong nhà xưởng thường có hệ thống cần trục qua lại, vì vậy độ cao treo đèn giữa các xưởng không đồng đều.
Các xưởng sản xuất luôn có yêu cầu chiếu sáng đủ độ rọi và ánh sáng phải phù hợp cho quá trình làm việc. Do vậy trong quá trình thiết kế chiếu sáng phân xưởng, ta cần tính toán sao cho đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên, điều này chi phối tới cách lựa chọn phương pháp tính toán công suất chiếu sáng và lựa chọn nguồn sáng cho bộ đèn.
Từ những lí do trên ta sẽ thiết kế chiếu sáng phân xưởng theo phương pháp hệ số sử dụng. Trình tự tính toán theo phương pháp này như sau:
a) Chọn nguồn sáng:
Ngày nay đối với các xưởng cơ khí, để thiết kế chiếu sáng người ta thường sử dụng các loại đèn phóng điện như thủy ngân cao áp, halogen kim loại (Metal halite) hay bóng đèn sodium thay cho việc sử dụng bóng đèn sợi đốt như trước kia.
Nguyên nhân trước tiên là bởi các bóng đèn phóng điện có tuổi thọ sử dụng cao hơn hẳn đèn sợi đốt và thích hợp cho những nơi cần chiếu sáng lâu dài như nhà xưởng hay đường giao thông, khu công cộng. Đèn phóng điện cũng có cường độ quang thông trên một đơn vị công suất cao hơn, do đó tiết kiệm được chi phí điện năng khi sử dụng.
Các yêu cầu chung cần lưu ý khi thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng:
+ Không gây lòa mắt cho công nhân.
+ Không tạo ra những khoảng tối bởi những vật bị che khuất.
+ Không bị lóa do phản xạ.
+ Phải có độ rọi đồng đều.
+ Phải tạo được ánh sáng càng gần so với tự nhiên càng tốt.
b) Bố trí đèn:
Chiếu sáng chung sẻ phải dùng nhiều đèn vấn đề đặt ra là phải xác định vị trí hợp lý của các đèn và khoảg cách giữa đèn, trần nhà và mặt bằng công tác
+ Xác định độ cao treo đèn H = h – hc – hlv
b
L
Cách bố trí đèn
hlv
hc
H
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát về bố trí đèn
+ H là khoảng cách từ đèn đến bề mặt công tác.
+ hc là khoảng cách từ đèn đến trần.
+ hlv là độ cao của mặt công tác so với nền nhà.
+ h là độ cao từ trần đến sàn nhà.
Sau khi xác định được độ cao treo đèn, sẽ xác định khoảng cách giữa 2 đèn kề nhau theo tỉ số L/H. Tỉ số này phụ thuộc và bộ đèn mà ta định sử dụng cho nguồn sáng. Tỉ số L/H có thể tra trong sổ tay thiết kế chiếu sáng.
c) Tính toán chọn đèn:
Ta cần biết được hệ số Ksd của đèn, hệ số này phụ thuộc vào chỉ số phản xạ của tường, của trần, và chỉ số kích thước của phòng cần chiếu sáng:
j = với a, b là chiều dài và chiều rộng của phòng
Ta sử dụng phương pháp hệ số sử dụng phương pháp này dùng để tính toán chiếu sáng chung. Ta có công thức sau:
F =
Trong đó:
+ F:Là quang thông tổng của mỗi đèn (lm)
+ E:Độ rọi, lx
+ S:Diện tích cần chiếu sáng, m2
+ d:Hệ số bù quang thông của đèn.
+ n: Số bóng đèn
+ ksd hệ số sử dụng của đèn, phụ thuộc vào loại đèn, kích thước và điều kiện phản xạ do nhà chế tạo và thiết kế lắp đặt qui định (Tra trong sổ tay).
1.2.2 Thiết kế chi tiết đối với các phân xưởng.
1.2.2.1 Phân xưởng sản xuất phụ tùng ô tô:
- Chiều dài: a = 65(m).
- Chiều rộng: b = 60(m).
- Diện tích của xưởng S = a×b = 3900(m2)
- Độ rọi yêu cầu E = 300(lx)
Đối với các phân xưởng công nghiệp, ta chọn độ rọi E=300lx.
a) xác định độ cao treo đèn:
Xưởng sản xuất phụ tùng ô tô là xưởng làm việc với các thiết bị máy móc cơ khí.yêu cầu chiếu sáng phục vụ lao động là vô cùng cần thiết. Khi chiếu sáng đòi hỏi ánh sáng phải phù hợp về độ rọi và màu sắc tiện nghi cho quá trình làm việc. Xưởng có hệ thống cầu trục làm việc nên cần lưu ý khi thiết kế độ cao cho đèn chiếu sáng.
Xưởng sản xuất phụ tùng ô tô có chiều cao tính tới mặt dưới vì kèo là 9m, để chiếu sáng đều ta nên treo đèn ở độ cao trên 8,5 m với bộ đèn phân bố ánh sáng bán rộng thích hợp dùng cho nhà xưởng. Để tiện lợi và tránh va chạm với cầu trục ta sẽ dự định sẽ thiết kế bộ đèn đặt ngay dưới vì kèo.
hc là khoảng cách từ trần đến đèn.
Hlv là độ cao bàn làm việc.
Vậy ta có H = h - hc - hlv = 9 – 0 - 0,85 = 8,15 (m).
hc là khoảng cách từ vì kèo đến đèn.
Hlv là độ cao bàn làm việc.
Chọn bộ đèn pha cấp D hiệu suất 0,71. Đèn Metal halide.
b) Xác định cách bố trí đèn:
Ta xác định được khoảng cách L giữa các đèn:
L = 1,2 × 8,15 = 9,78 (m) (với bộ đèn cấp D)
Với L = 9,78m là khoảng cách lớn nhất giữa 2 đèn để cho ánh sáng đều. Ta có thể dùng phương án đó là treo đèn trên các thanh sắt mắc từ mái, tuy nhiên vì dọc theo chiều dài của phân xưởng khi thiết kế sẽ có 9 khung vì kèo, để tiện lợi ta sẽ đặt đèn thiết kế ngay dưới vì kèo, với khoảng cách mỗi đèn là 6,5m, vậy sẽ được một dãy 9 đèn, mỗi đèn cách nhau 6,5m và cách tường 6,5m.
Trên thực tế với các xưởng sản xuất công nghiệp, mức độ sáng sẽ tập trung vào phía trung tâm, còn phía viền cạnh cửa chủ yếu chiếu sáng đi lại, nên yêu cầu không cần cao. Do vậy phương án đặt đèn trên vì kèo cách tường 6,5m là phù hợp.
Căn cứ bề rộng phân xưởng là 60m ta chọn L = 9 (m). Đèn sẽ được bố trí làm 7 dãy cách nhau 9m, cách tường 3m. Mỗi dãy có 9 bóng.
Tổng số bộ đèn là: n = 7×9=63 bộ.
Xác định chỉ số phòng: == = 3,8
Hệ số phản xạ của trần là 50% của tường là 50%.
Tỉ số treo đèn: J = 0
c) Lựa chọn công suất đèn:
Với j=0, =3,9, cấp D hệ số sử phản xạ tường là 50% trần là 50% ta có: Ksd=0,94
Diện tích phân xưởng S = 3900 (m2) ta có tổng quang thông cần thiết:
F===2629607 (lm)
Quang thông của một bóng đèn: F0 = 2278993/63 = 36174(lm).
Theo catalog, chọn đèn Metal halite 400W có quang thông 36000lm
1.1.2.2 Thiết kế chiếu sáng xưởng sản xuất phụ tùng xe máy:
Đối với phân xưởng sản xuất cơ khí ta chọn độ rọi E=300LX
Phân xưởng xe máy:
- Chiều dài: a = 65(m).
- Chiều rộng: b = 43(m).
- Diện tích của xưởng S = a×b = 2.795 (m2).
- Độ rọi yêu cầu E = 300 (lx)
a) Xác định độ cao treo đèn:
Với chiều cao của phân xưởng sản xuất phụ tùng xe máy xác định từ mặt bằng xưởng, để chiếu sáng đều ta nên treo đèn ở độ cao 6m và dự định sẽ treo ngay trên mặt dưới thanh vì kèo sau khi thi công xưởng.
Ta có H = h - hc - hlv. = 6 - 0,85 = 5,15 (m).
Chọn bộ đèn pha cấp D hiệu suất 0,71.Đèn Metal halide.
b) Xác định cách bố trí đèn:
Với bộ đèn cấp D đã chọn ta có công thức: L = 1,2 × 5,15 = 6,18 (m)
Chiều dài của phân xưởng là 65m, ta sẽ treo đèn trên các thanh sắt đặt vào mái và độ cao tính từ đèn tới mặt đất là 6m. Chọn L = 6 mỗi dãy sẽ có 10 đèn, mỗi đèn cách nhau 6m và cách tường 5,5m.
Căn cứ bề rộng phân xưởng là 43m ta chọn L = 6(m). Đèn sẽ được bố trí làm 7 dãy cách nhau 6m, cách tường 3,5m. Mỗi dãy có 9 bóng.
Tổng số bộ đèn là: N = 7×10 = 70 bộ.
Xác định chỉ số phòng: = = = 5
Hệ số phản xạ của trần là 50% của tường là 50%.
Tỉ số treo đèn: J =0.
c) Lựa chọn công suất đèn:
Với j = 0, cấp D hệ số sử phản xạ tường là 50% trần là 50% ta có:
Ksd=0,96
Tổng quang thông:
Diện tích phân xưởng S = 2.795 (m2) ta có tổng quang thông cần thiết:
F= = = 1845290 (lm)
Quang thông của một bóng đèn: F0=1845290/70=26361(lm).
Theo catalog, chọn đèn Metal Halide HQI-TS 250W, quang thông 25000 lm.
Tổng công suất các đèn: Pcs = 250×70 = 17500W = 17,5 KW
1.1.2.3 Thiết kế chiếu sáng xưởng lắp ráp:
Phân xưởng lắp ráp:
- Chiều dài: a = 65 (m).
- Chiều rộng: b = 30 (m).
- Diện tích của xưởng: S = a×b = 1950 (m2)
- Độ rọi yêu cầu E = 300(lx)
a) Xác định độ cao treo đèn:
Để chiếu sáng đều ta nên treo đèn ở độ cao 9m.
Vậy ta có: H = h-hc-hlv.= 9 - 0,85 = 8,15 (m).
Chọn bộ đèn pha mở rộng hiệu suất 0,71.Đèn Metal halide.
b) Xác định cách bố trí đèn:
Ta xác định được khoảng cách L giữa các đèn.
Với bộ đèn cấp D đã chọn ta có công thức: L=1,2×8,15=9,78(m)
Dọc theo chiều dài của phân xưởng có 9 khung vì kèo, ta sẽ đặt đèn thiết kế ngay dưới khung vì kèo, với khoảng cách mỗi đèn là 6,5m, vậy sẽ được một dãy 9 đèn, mỗi đèn cách nhau 6,5m và cách tưởng 6,5m.
Trên thực tế với các xưởng sản xuất công nghiệp, mức độ sáng sẽ tập trung vào phía trung tâm, còn phía viền cạnh cửa chủ yêu chiếu sang đi lại, nên yêu cầu không cần cao. Do vậy phương án đặt đèn ngay dưới vì kèo cách tường 6,5m là phù hợp. Căn cứ bề rộng phân xưởng là 30m ta chọn L=8(m). Đèn sẽ được bố trí làm 4 dãy cách nhau 8m, cách tường 3m. Mỗi dãy có 9 bóng. Tổng số bộ đèn là: 9 × 4 = 36 bộ.
Xác định chỉ số phòng: == =2,5
Hệ số phản xạ của trần là 50% của tường là 50%.
Tỉ số treo đèn: J=0
c) Lựa chọn công suất đèn:
Tính chọn hệ số Ksd
Với j=0, =2,5, cấp D hệ số sử phản xạ tường là 50% trần là 50% ta có: Ksd=0,87
Tổng quang thông:
Diện tích phân xưởng S=1.950 (m2) ta có tổng quang thông cần thiết:
F===1420592 (lm)
Với d là hệ số bù quang thông, với đèn phóng điện ta chọn bằng 1,5
Quang thông của một bóng đèn: F0=1420592/36=39460(lm).
Theo catalog, chọn đèn Metal halite công suất 400W có quang thông 40000 lm.
Tổng công suất các đèn: Pcs= 400×36 = 144.000 W.
1.1.2.4 Thiết kế chiếu sáng kho thành phẩm-kho phế liệu:
- Chiều dài: a = 40(m).
- Chiều rộng: b = 25(m).
- Diện tích của xưởng: S = a×b = 1000 (m2)
a) Xác định độ cao treo đèn.
Ta có H=h-hc-hlv.=6-0,85=5,15 (m).
+Với hc là khoảng cách từ trần đến đèn.
+hlv là độ cao bàn làm việc.
Chọn bộ đèn pha mở rộng bằng tôn sơn trắng cấp D hiệu suất 0,71.
b) Xác định cách bố trí đèn.
Ta xác định được khoảng cách L giữa các đèn:
L=1,2×5,15=6,18(m)
Chiều dài của phân xưởng là 40m, ta sẽ treo đèn dưới các thanh sắt mắc vào mái. Chọn L= 6m mỗi dãy sẽ có 7 đèn, mỗi đèn cách nhau 6m và cách tường 2m.
Căn cứ bề rộng phân xưởng là 25m ta chọn L = 5 (m). Đèn sẽ được bố trí làm 5 dãy cách nhau 5m, cách tường 2,5m. Mỗi dãy có 7 bóng.
Tổng số bộ đèn là: 75=35 bộ
Xác định chỉ số phòng: == =2
Hệ số phản xạ của trần là 50% của tường là 50%.
Tỉ số treo đèn: J=0
c) Lựa chọn công suất đèn:
Tính chọn hệ số Ksd
Với j=0, =2;cấp D hệ số sử phản xạ tường là 50% trần là 50% ta có:
Ksd=0,83
Tổng quang thông:
Diện tích phân xưởng S = 1950 (m2) ta có tổng quang thông cần thiết:
F= = = 254539 (lm)
Quang thông của một bóng đèn: F0= 254539/35 = 7273 (lm).
Theo catalog, chọn đèn Metal Halite công suất 100W có quang thông 8100lm
Tổng công suất các đèn: Pcs= 100×35 = 3.500W.
Ta có bảng sau liệt kê các bộ đèn sử dụng cho từng phân xưởng:
Bảng thống kê các bộ đèn cho từng nhà xưởng, nhà phụ trợ sản xuất
TT
Tên xưởng
Diện tích
(m2)
Độ rọi
(lx)
Nguồn sáng
(W)
Quang thông đèn
(lm)
Số bóng đèn
(cái)
1
Xưởng sản xuất phụ tùng ô tô
3900
300
Metal halite
(400W)
36000
63
2
Xưởng lắp ráp
2795
300
Metal halite
(400W)
40000
36
3
Xưởng sản xuất phụ tùng xe máy
1950
300
Metal halite
(250W)
25000
56
4
Kho vật tư
1000
100
Metal halite
(100W)
8100
28
5
Kho thành phẩm
1000
100
Metal halite
(100W)
8100
28
1.2 xác định phụ tải điện cho các xưởng, nhà kho
Có nhiều phương pháp để tính phụ tải tính toán, phụ tải điện cho các hạng mục, tuy nhiên, tùy theo mực độ thông tin mà ta có được cũng như qui mô, giai đoạn của khu vực cần thiết kế mà ta sẽ có những phương pháp tính toán riêng. Nhà máy Xích Lip – Đông Anh - Hà Nội là một dự án mở rộng. Trong giai đoạn mà ta đi vào thiết kế, các xưởng, các công trình thực tế vẫn chưa đi vào xây dựng. Thông tin duy nhất mà ta có được chỉ là diện tích và mặt bằng phân xưởng, mọi thiết bị làm việc hay cách bố trí, số lượng ta đều chưa có, việc tính toán phụ tải điện chủ yếu để chuẩn bị nguồn điện, thiết kế và xây dựng đường dây cao áp và trạm biến áp phân phối cấp điện cho toàn bộ nhà máy.
Từ những lí lẽ trên, ta sẽ xác định phụ tải điện cho nhà máy căn cứ vào diện tích theo công thức tính:
Stt=S0×S.
Trong đó:
S0 là suất phụ tải trên 1 đơn vị diện tích sản xuất kVA/S.
S là diện tích sản xuất (m2/ha) tức là diện tích dung để đặt máy sản xuất.
Giá trị S0 ta tra được trong các sổ tay.
Từ bảng trên, ứng với các phân xưởng mà ta đang có, sẽ chọn suất phụ tải S0 cho mỗi phân xưởng là 600 kVA/ha.
Vậy đối với xưởng sản xuất phụ tùng ô tô:
Stt=S0×S = 600 × 3900 / 10000 = 234 (kVA).
Đối với xưởng lắp ráp:
Stt=S0×S = 600 × 1950 / 10000 = 117 (kVA).
Đối với xưởng sản xuất phụ tùng xe máy:
Stt=S0×S = 600 × 2750 / 10000 = 165 (kVA).
Đối với 2 xưởng kho thành phẩm và kho vật tư ta lấy suất phụ tải S0 là 200VA/m2:
Stt=S0×S = 200 × 1000 / 10000 = 20 (kVA).
II. THIẾT KẾ CHO HẠNG MỤC KHU PHỤ TRỢ SẢN XUẤT VÀ NHÀ BẢO VỆ
2.1 Thiết kế chiếu sáng cho khu phụ trợ sản xuất và nhà bảo vệ
2.1.1 Các bước tiến hành tính toán chiếu sáng:
Khu phụ trợ sản xuất,nhà bảo vệ là khu nhà hành chính văn phòng, chính vì vậy việc thiết kế chiếu sáng phục vụ sinh hoạt và làm việc là vô cùng cần thiết. Loại đèn được chủ yếu sử dụng để chiếu sáng là đèn tuýp. Để tiến hành lựa chọn và lắp đặt chiếu sáng chính xác theo một độ rọi qui định ta tiến hành theo các bước sau:
B1: Đối với khu nhà này ta sẽ thiết kế theo tiêu chuẩn về độ rọi đối với từng đối tượng riêng biệt:
600lx cho các phòng làm việc,phòng họp,phòng giám đốc,kế toán.
400lx cho các phòng thường trực,phòng bảo vệ
500lx cho phòng trưng bày
200lx cho phòng kho kế toán
150lx cho khu vực hành lang,sảnh
B2: Từ công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta sẽ xác định được quang thông tổng của một gian phòng.
B3: Sau khi có được quang thông tổng,ta tiến hành chọn đèn. Đối với các phòng làm việc hiện nay, thường sử dụng loại đèn tuýp ba (mỗi bộ đèn 3 máng). Và phòng vệ sinh cho khu hành chính ta sẽ lắp đặt các bóng Compaq loại 15W. Biết được quang thông mỗi bộ đèn (f), ta sẽ tính được số bộ đèn cần lắp đặt bằng cách lấy tổng quang thông chia cho quang thông mỗi bộ: n=F/f với n là số bộ đèn, f là quang thông mỗi bộ.
2.1.2 Áp dụng thiết kế chiếu sáng cho các phòng:
Trong phần trình bày tính toán này ta có sự áp dụng tương đương giữa các phòng có cũng độ rọi và diện tích.
2.1.2.1 Áp dụng thiết kế chiếu sáng cho phòng làm việc 1 và phòng họp:
Theo trị số độ rọi quy định ở Pháp, với phòng làm việc có giá trị là 600(lx). Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe, dài 1,2m do Công ty Rạng Đông sản suất, công suất 3×36 (W), quang thông mỗi bóng 3200 (lm).
- Với mỗi đèn tuýp ba sẽ có quang thông là: 3200 ×3 = 9600 (lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F = E×S = 600×114,93 = 68958(lm)
Số đèn tuýp 3 phải sử dụng: n = 68958/9600=7,18.
Vậy ta sẽ dùng 8 đèn tuýp 3 cho phòng làm việc số 1.
(* Đối với phòng họp ta sẽ có sự lựa chọn tương tự phòng làm việc việc số1)
2.1.2.2 Thiết kế chiếu sáng cho phòng làm việc 2:
Lấy E= 600(lx). Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe, dài 1,2m do Công ty Rạng Đông sản suất, công suất 3×40 (W), quang thông mỗi bóng 3200(lm)
Với mỗi bộ đèn tuýp ba sẽ có quang thông là: 3200 ×3 = 9600 (lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F=E×S=600×89,544=53726,4(lm)
Số đèn tuýp 3 phải sử dụng: n=53726,4/9600=5,6.
Vậy ta sẽ dùng khoảng 6 bộ đèn tuýp 3 cho phòng làm việc số 2.
(* Đối với các phòng làm việc số 5, phòng làm việc số 7, phòng giám đốc ta sẽ có sự lựa chọn tương tự phòng làm việc việc số 2).
2.1.2.3 Thiết kế chiếu sáng cho phòng làm việc 3, phòng kế toán và phòng phó giám đốc 1:
Lấy E = 600 (lx). Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe, dài 1,2m do công ty Rạng Đông sản suất, công suất 3×40(W), quang thông mỗi bóng 3200(lm)
Với mỗi bộ đèn tuýp ba sẽ có quang thông là: 3200×3 = 9600 (lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F=E×S=600×59,616=35769,6(lm)
Số đèn tuýp 3 phải sử dụng: n =35769,6/9600 = 3,73.
Vậy ta sẽ dùng khoảng 4 đèn tuýp 3 cho phòng làm việc số 3.
(* Đối với các phòng kế toán và phòng phó giám đốc 1 ta sẽ có sự lựa chọn tương tự phòng làm việc việc số 3).
2.1.2.4 Thiết kế chiếu sáng cho phòng làm việc số 4:
Lấy E = 600(lx). Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe, dài 1,2m do công ty Rạng Đông sản suất, công suất 3×40(W), quang thông mỗi bóng 3200(lm).
Với mỗi bộ đèn tuýp ba sẽ có quang thông là: 3200 ×3 = 9600 (lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F=E×S=600×45,36= 27216 lm)
Số đèn tuýp 3 phải sử dụng: n=27216/9600= 2,835.
Vậy ta sẽ dùng 4 bộ đèn tuýp 3 cho phòng làm việc số 4.
2.1.2.5 Thiết kế chiếu sáng cho phòng làm việc số 6:
Lấy E = 600 (lx). Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe ,dài 1,2m do công ty Rạng Đông sản suất, công suất 3×40(W), quang thông mỗi bóng 3200(lm)
Với mỗi bộ đèn tuýp ba sẽ có quang thông là: 3200 3= 9600(lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F=E×S= 600×101,52 = 60912 (lm)
Số đèn tuýp 3 phải sử dụng: n= 60912/9600 = 6,4.
Vậy ta sẽ dùng 8 đèn tuýp 3 cho phòng làm việc số 6.
2.1.2.6 Thiết kế chiếu sáng cho phòng phó giám đốc số 2:
Lấy E = 600(lx). Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe ,dài 1,2m do công ty Rạng Đông sản suất, công suất 3×36(W), quang thông mỗi bóng 3200(lm).
Với mỗi bộ đèn tuýp ba sẽ có quang thông là: 3200 ×3 = 9600 (lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F=E×S= 600×74,74= 44844(lm)
Số đèn tuýp 3 phải sử dụng: n= 4844/9600= 4,7.
Vậy ta sẽ dùng khoảng 6 bộ đèn tuýp 3 cho phòng làm việc số 2.
2.1.2.7 Thiết kế chiếu sáng và cho phòng trực:
Ta lấy độ rọi là 400(lx), chọn đèn tuýp đôi. Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe ,dài 1,2m công suất 2×40(W) do công ty Rạng Đông sản suất, quang thông mỗi bóng 3200(lm).
Với mỗi đèn tuýp đôi sẽ có quang thông là: 3200 ×2 = 6400 (lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F=E×S= 400×28,8 = 11520 (lm)
Số đèn tuýp đôi phải sử dụng: n=11520/6400=1,8
Vậy ta sẽ dùng 2 bộ đèn tuýp đôi cho phòng thường trực
2.1.2.8 Thiết kế chiếu sáng cho phòng trưng bày sản phẩm:
Lấy độ rọi là 500LX. Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe ,dài 1,2m công suất 3×40(W) do công ty Rạng Đông sản suất, quang thông mỗi bóng 3200(lm) .
Với mỗi đèn tuýp ba sẽ có quang thông là: 3200×3= 9600(lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F=E×S=500×145,704=72850(lm)
Số đèn tuýp 3 phải sử dụng: n= 72850/9600 = 7,6.
Vậy ta thiết kế 8 bộ đèn tuýp ba cho nhà trưng bày.
2.1.2.9 Thiết kế chiếu sáng cho nhà vệ sinh:
Nhà vệ sinh mỗi tầng gồm 2 phòng, ta sẽ sử dụng đèn ốp trần 1 bóng Compaq 15W loại LSE19/N của Công ty cổ phần công nghiệp và thiết bị chiếu sang Duhal. Ta thiết kế mỗi phòng 3 bóng .
2.1.10 Thiết kế chiếu sáng cho nhà kho kế toán:
Ta lấy độ rọi là 200(lx), chọn đèn tuýp đôi. Ta chọn đèn huỳnh quang T8 - Deluxe, dài 1,2m công suất 2×40(W) do công ty Rạng Đông sản suất, quang thông mỗi bóng 3200(lm)
Với mỗi đèn tuýp đôi sẽ có quang thông là: 3200 ×2=6400(lm).
Theo công thức tính quang thông: F=E×S với S là diện tích chiếu sáng, E là độ rọi. Ta có: F=E×S=400×